Thương V

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

THƯƠNG VỢ

1.Tác giả
+ Trần Tế Xương (1870 – 1907), cuộc đời ngắn ngủi (chỉ sống 37 năm), nhiều
gian truân (chỉ đỗ tú tài) nhưng sự nghiệp thơ ca của ông đã trở thành bất tử.
+ Thơ trào phúng và trữ tình của ông đều xuất phát từ tấm lòng gắn bó sâu nặng
với dân tộc, đất nước; có cống hiến quan trọng về phương diện nghệ thuật cho
thơ ca dân tộc.
2.Tác phẩm
Đề tài
- Thơ xưa viết về người vợ đã ít, mà viết về người vợ khi đang còn sống càng
hiếm hoi hơn. Thơ Trần Tế Xương lại khác. Trong sáng tác của ông, có hẳn một
đề tài về bà Tú bao gồm cả thơ, văn tế, câu đối.
- Thương vợ là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất của Tế Xương
viết về bà Tú.
Bố cục
+ Sáu câu thơ đầu: Hình ảnh của bà Tú
+ Hai câu thơ cuối: Nỗi lòng của tác giả
Nội dung
- “Thương vợ” là bài thơ cảm động nhất trong những bài thơ trữ tình của Tú
Xương. Nó là một bài thơ tâm sự, đồng thời cũng là một bài thơ thế sự. Bài thơ
chứa chan tình thương yêu nồng hậu của nhà thơ đối với người vợ hiền thảo.
Giá trị nghệ thuật
- Bài thơ “Thương vợ” được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú.
- Ngôn ngữ thơ bình dị như lời ăn tiếng nói thường ngày.
- Các chi tiết nghệ thuật chọn lọc vừa cá thể (bà Tú với “năm con, một chồng”)
vừa khái quát sâu sắc (người phụ nữ ngày xưa).
- Hình tượng thơ hàm súc, gợi cảm
Hình ảnh thơ độc đáo, sáng tạo:
Thân cò: lam lũ, vất vả, chịu thương, có phần xót xa, tội nghiệp xuất hiện trong
cái rợn ngợp của cả không gian và thời gian.
- Trong ca dao hình ảnh con cò thường dùng để chỉ người phụ nữ trong xã hội
cũ. Ở đây Tú Xương đã sử dụng hình ảnh ẩn dụ để chỉ sự lam lũ cực nhọc của bà
Tú.
Hai câu thơ cuối là tiếng chửi:
+ Chửi thói đời đen bạc (nếp chung của xã hội, của người đời).
+ Tự chửi mình (tự nhận lỗi về mình).
- Tiếng chửi làm nên nhân cách cao đẹp của Tú Xương.

You might also like