Bai Giang 6 Mô Đoule 6 Da

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 16

HỌC VIỆN QUÂN Y

MODULE DA CƠ XƯƠNG KHỚP

BÀI LÝ THUYẾT

RỐI LOẠN CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG DA

Module: Da cơ xương khớp


Mã Module: M5
Bài giảng: Bài lý thuyết số 6
Đối tượng: Học viên đào tạo bác sỹ y khoa

Người biên soạn: Thiếu tá, Thạc sĩ Nguyễn Thùy Linh


Bộ môn Giải phẫu bệnh

Hà Nội – 2022

1
KẾ HOẠCH GIẢNG BÀI

1. Thông tin chung


̵ Tên bài giảng: Rối loạn cấu trúc và chức năng da
̵ Bài giảng: Bài lý thuyết số 6
̵ Thời gian bài giảng: 90 phút (04 tiết)
̵ Module: Da cơ xương khớp (M5)
̵ Đối tượng: Học viên đào tạo bác sỹ y khoa
̵ Người biên soạn: Đại tá, TS. Trần Ngọc Dũng
̵ Bộ môn: Giải phẫu bệnh
2. Mục tiêu bài giảng:
̵ Trình bày được quá trình liền vết thương kỳ đầu và kỳ 2.
̵ Trình bày được hình ảnh mô bệnh học u nhú và ung thư biểu mô gai ở da.
̵ Vận dụng vào thực tiễn lâm sàng các kiến thức về rối loạn cấu trúc và
chức năng da.
3. Kỹ thuật tiến hành:
̵ Loại bài giảng: Lý thuyết.
̵ Phương pháp dạy học: Thuyết trình, diễn giảng, nêu vấn đề và thảo luận.
̵ Hình thức tổ chức dạy học: Tập trung tại giảng đường.
̵ Phương tiện dạy học: Bảng, phấn, máy tính, máy chiếu.
4. Cấu trúc bài giảng:
Nội dung Thời gian Phương Phương Hoạt động
(phút) pháp dạy tiện dạy của học
học học viên
Phần 1 : Tổ chức lớp và kiểm
3
tra bài cũ
Phần 2 : Giới thiệu mục tiêu
2
học tập và tài liệu tham khảo
Phần 3 : Nội dung giảng bài 45
1. Quá trình liền vết thương Thuyết trình, Máy Nghe, ghi
1.1. Quá trình liền vết thương kỳ diễn giảng, chiếu, chép, trả lời
đầu (first intention) nêu vấn đề bảng, câu hỏi,
1.2. Quá trình liền vết thương kỳ 20 thảo luận. phấn. tham gia
hai (secondary intention) thảo luận
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến
liền vết thương.

2
Nội dung Thời gian Phương Phương Hoạt động
(phút) pháp dạy tiện dạy của học
học học viên
2. Mô bệnh học các loại tổn Thuyết trình, Máy Nghe, ghi
thương da diễn giảng, chiếu, chép, trả lời
2.1. Mô bệnh học u nhú 20 nêu vấn đề bảng, câu hỏi,
2.2. Mô bệnh học ung thư biểu thảo luận. phấn. tham gia
mô gai ở da thảo luận.
3. Các thuốc điều trị bệnh Thuyết trình, Máy Nghe, ghi
diễn giảng, chiếu, chép, trả lời
40 nêu vấn đề bảng, câu hỏi,
thảo luận. phấn. tham gia
thảo luận.
Phần 4 : Tổng kết bài giảng,
hướng dẫn tự học, nhận xét, 05
rút kinh nghiệm

Ngày 4 tháng 4 năm 2020


Chủ nhiệm Bộ môn Người biên soạn

Đại tá Thiếu tá
TS. Trần Ngọc Dũng Nguyễn Thùy Linh

Trưởng Module

Đại tá
PGS.TS. Trần Ngọc Anh

3
HỌC VIỆN QUÂN Y
MODULE DA CƠ XƯƠNG KHỚP

PHÊ DUYỆT
Ngày tháng năm 2020
TRƯỞNG MODULE

Đại tá
PGS.TS. Trần Ngọc Anh

BÀI LÝ THUYẾT

RỐI LOẠN CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG DA

Module: Da cơ xương khớp


Mã Module: M5
Bài giảng: Bài lý thuyết số 6
Đối tượng: Học viên đào tạo bác sỹ y khoa

Người biên soạn: Đại tá, TS. Trần Ngọc Dũng


Bộ môn Giải phẫu bệnh

Hà Nội – 2020

4
RỐI LOẠN CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG DA
1. Quá trình liền vết thương (wound healing)
- Vết thương khỏi tuỳ thuộc vào việc mất tổ chức nhiều hay ít và vị trí giải
phẫu của vết thương. Để thấy được quá trình khỏi của ổ viêm chúng ta có thể
hiểu chúng rõ hơn khi xem xét quá trình khỏi của một vết thương, cụ thể là quá
trình khỏi ở vết mổ (vết rạch: incision) của da hay ở vết thương mất tổ chức
nhiều vì các quá trình hồi phục này thường cũng tương tự như trong viêm nhẹ và
viêm nặng (tổ chức hoại tử nhiều). Trước khi xem xét quá trình liền vết thương,
chúng ta cần phải nắm được vai trò của một số tế bào trong quá trình này.
* Các tế bào tham gia trong quá trình liền vết thương
Tế bào quan trọng nhất đến quá trình liền vết thương là bạch cầu đa nhân,
đại thực bào, các tế bào tổ chức liên kết và các tế bào biểu mô.
+ Bạch cầu đa nhân trung tính có mặt ngay đầu tiên, chúng có mặt trong
thời gian ngắn và có vai trò trong việc dọn dẹp các tổn thương ban đầu ở vết
thương. Đại thực bào đóng vai trò quan trọng trong quá trình liền vết thương,
chúng có mặt trong suốt cả quá trình này. Đại thực bào sản xuất ra các cytokine,
các yếu tố phát triển (growth factors) và chất trung gian hóa học (mediator), các
chất này tác động lên các tế bào liên kết khác, trong đó đáng lưu ý là các tế bào
như nguyên bào xơ cơ, nguyên bào sợi và nguyên bào mạch máu.
+ Nguyên bào xơ cơ (myofibroblats) là tế bào lai tạo (hybrid) giữa hai loại
tế bào: tế bào cơ trơn (smooth muscle) và nguyên bào sợi. Chúng có khả năng co
như tế bào cơ trơn và chế tiết các chất căn bản như nguyên bào sợi. Sự co của
các nguyên bào xơ cơ trong một số ngày đầu làm cho mép của vết thương gần
nhau hơn. Điều này còn giúp cho tế bào biểu mô tăng sản và che phủ bề mặt
thiếu hụt và hồi phục tính toàn vẹn của lớp biểu mô phủ.
+ Nguyên bào mạch máu (angioblast) là những tế bào sinh mạch máu,
chúng tăng sản như những nụ chồi từ một vài mạch máu nhỏ ở bờ của vết
thương, chúng xuất hiện ngày thứ 2 đến ngày thứ 3 sau vết mổ, đến ngày thứ 5
hoặc thứ 6 thì toàn bộ vết thương tràn ngập mạng lưới mạch máu và được gọi là

5
mạch máu tân tạo. Các mạch máu này có hai chức năng, đó là: đưa các tế bào
viêm đến dọn dẹp các vảy (scab) của vết mổ khi khâu và mảnh tổ chức, đồng
thời cung cấp ô xy và chất dinh dưỡng cho tổ chức.
+ Nguyên bào sợi (fibroblast) là loại tế bào phổ biến nhất trong mô liên kết,
có dạng hình sao với nhiều nhánh bào tương, nguyên bào sợi trưởng thành gọi là
tế bào sợi (fibrocyte). Chúng tham gia vào quá trình hình thành sẹo và hàn gắn
vết thương bằng việc sản xuất nhiều chất căn bản cho tổ chức ngoài tế bào (mô
đệm), trong đó quan trọng nhất là fibronectin và collagen.
Fibronectin có nhiều chức năng trong quá trình liền vết thương, chức năng
quan trọng nhất của nó là tạo ra bộ khung (scaffold) làm tăng sức căng của tổ
chức hạt và tạo ra như là chất kết dính các chất căn bản khác với tế bào.
Collagen là các sợi tạo keo được hình thành trong mô đệm, bình thường có
ít nhất là 13 loại sợi collgen khác nhau, chúng đã được phân lập và có các đặc
tính khác nhau. Ở tổ chức hạt, lúc đầu các nguyên bào sợi tổng hợp chủ yếu sợi
collagen típ III gọi là loại collagen non hay chưa trưởng thành (immature) là tổ
chức liên kết tạm thời, ở giai đoạn muộn hơn loại sợi collagen này được thay thế
bởi loại sợi típ I là loại thường có trong cơ thể trưởng thành, các sợi collagen típ
I làm cho tất cả các tổ chức có hình dáng và sức căng nhất định. Quá trình chế
tiết collagen là một quá trình phức tạp đòi hỏi một vài thành phần cần thiết như
kẽm, vitamin C. Collagen được tạo ra chủ yếu từ nguyên bào sợi (fibroblast)
ngoài ra còn được tạo từ nguyên bào sụn (chondroblast), nguyên bào xương
(osteoblast), nguyên bào răng (odontoblast) và nhiều loại tế bào khác.
1.1. Quá trình liền vết thương kỳ đầu (first intention)
- Quá trình liền vết thương kỳ đầu thường ở các vết mổ ngoại khoa vô
khuẩn hay ở các vết thương nhỏ sạch được khâu ngay. Ở đường rạch đã được
khâu lại bằng chỉ khâu, hai bờ vết thương được áp sát vào nhau, tuy nhiên trong
khe giữa hai bờ có một lớp máu đông và các vảy trên bề mặt được tạo ra do chỉ
khâu. Các vảy và tế bào bị tổn thương trong quá trình cắt rạch được các bạch
cầu đa nhân xâm nhập và dọn dẹp trong vòng từ 2 ngày đến 4 ngày. Sau đó,

6
chúng được thay thế bằng các đại thực bào, các tế bào này tiết ra các cytokine và
yếu tố phát triển, các chất này làm tăng sự sinh sản của nguyên bào xơ cơ,
nguyên bào mạch để tạo ra mạch máu tân tạo và nguyên bào sợi. Lúc này tổ
chức liên kết ở đây có sự tạo thành các mạch máu mới và có nhiều các nguyên
bào xơ cơ, nguyên bào mạch, nguyên bào sợi, tổ chức này được gọi là tổ chức
hạt (granulation tissue).
- Tổ chức hạt là tổ chức tạm thời có cấu trúc thay đổi theo thời gian, lúc đầu
chúng chứa nhiều nguyên bào xơ cơ để co nhỏ hay khép vết thương lại, sau đó
chúng biến mất. Các đại thực bào cũng ít đi và mạch máu cũng xẹp dần.
- Nếu tiến triển thuận lợi, phản ứng viêm cấp ở đây sẽ giảm đi, sang tuần
thứ 2 sẹo sẽ có màu tái xanh. Khoảng giữa hai mép vết thương lúc đầu chứa đầy
máu và dịch phù sẽ thay thế bằng các chất căn bản, lúc đầu là fibronectin và
fibrin sau đó là collagen típ III.
- Các biến đổi trong chân bì thường kết hợp cùng với sự tái tạo của các tế
bào biểu mô phát triển từ bờ mép của vết thương. Các tế bào này sẽ che phủ chỗ
thiếu hụt trong khoảng từ 3 ngày đến 7 ngày. Trong trường hợp lý tưởng, biểu
mô da lấp đầy tổ chức hạt và vết thương thành sẹo trong khoảng thời gian từ 3
tuần đến 6 tuần, sẹo còn tiếp tục được sửa đổi ngay sau đó, lúc đầu các sợi tạo
keo xắp sếp mất trật tự, sợi collagen típ III được thay thế bởi các sợi tạo keo típ I
có cấu trúc mà không thể phân biệt với sợi tạo keo bình thường của da. Diễn
biến của quá trình lành của vết mổ đã được khâu như sau:
- Ngày 1: Bạch cầu đa nhân trung tính xuất hiện ở bờ vết mổ, trong khoảng
hẹp giữa hai mép vết mổ có biểu hiện của phản ứng viêm cấp tính dẫn đến sưng,
nóng, đỏ và đau ở vết thương. Các tế bào biểu mô của bờ vết thương phân chia
và bắt đầu di chuyển vào vết thương.
- Ngày 2: Các đại thực bào bắt đầu xâm nhiễm và phá huỷ các sợi tơ huyết,
các tế bào biểu mô tiếp tục tăng sinh sản và tái lập một lớp mỏng trên vết
thương.

7
- Ngày 3: Các tế bào của tổ chức hạt như nguyên bào xơ cơ, nguyên bào
mạch và nguyên bào sợi bắt đầu xâm lấn vào tổ chức tổn thương, lớp biểu mô bề
mặt tiếp tục được tăng cường bởi lớp biểu mô dày hơn.
- Ngày 5: Trong khoảng giữa 2 mép vết thương lúc này chứa đầy mạch máu
của tổ chức hạt, các sợi collagen được tổng hợp và lắng đọng. Lớp biểu mô đạt
được cấu trúc bình thường. Phản ứng viêm cấp tính ở vết thương bắt đầu giảm,
biểu hiện các triệu chứng sưng, nóng, đỏ và đau ở vết thương dần mất đi.
- Ngày 7: Lúc này chỉ khâu thường được lấy đi từ da của vết thương. Vết
thương đạt được gần 10% sức căng của da bình thường.
- Ngày 10: Các nguyên bào sợi tiếp tục tăng sinh sản và có sự lắng đọng
collagen trong tổ chức hạt để tăng cường cho sức căng của vết thương.
- Ngày 15: Collagen lắng đọng tạo thành các dải sợi tạo keo. Tổ chức hạt
giảm các mạch máu nhưng vẫn còn màu hồng hơn so với tổ chức bên cạnh.
- Ngày 30: Vết thương đạt được 50% sức căng của da bình thường.
- Sau 3 tháng: Vết thương đạt được 80% sức căng của da bình thường. Màu
tái xanh của sẹo sau vài tháng mới hết.
1.2. Quá trình liền vết thương kỳ hai (secondary intention)
- Trái với liền kỳ đầu của vết mổ vô trùng, đối với các vết thương nhiễm
trùng và mất tổ chức nhiều phải qua quá trình liền kỳ 2. Do mất tổ chức nhiều,
các nguyên bào xơ cơ không thể co để tạo thành cầu nối làm cho bờ vết thương
gần nhau hơn và các thủ thuật ngoại khoa cũng vậy. Hơn nữa, tổ chức hạt luôn
luôn chịu tác động của môi trường bên ngoài, cho nên vết thương liền kỳ 2
thường kéo dài và có những vết thương không bao giờ khỏi hoàn toàn.
- Trong quá trình liền kỳ 2, tổ chức hạt được nhìn thấy rõ hơn. Chúng là tổ
chức màu hồng, nổi hạt lăn tăn ở đáy một vết thương đang lành. Tổ chức này là
tổ chức liên kết non gồm các nguyên bào xơ cơ, nguyên bào mạch và nguyên
bào sợi. Tổ chức hạt này sẽ phát triển dần từ dưới lên.
- Một vết thương bao giờ cũng được phủ đầy thành phần của dịch rỉ viêm
mà chủ yếu là huyết tương đã đông lại và hệ thống sợi tơ huyết dày đặc.

8
- Lúc đầu các nguyên bào mạch phát triển thành những mầm nội mô xuyên
vào khối huyết tương và sợi tơ huyết, các mầm nội mô nối với nhau và tạo thành
hệ thống mao mạch mới, các mạch máu này nằm thẳng góc với bề mặt vết
thương và gọi là mạch máu tân tạo. Cùng lúc này các nguyên bào sợi cũng tăng
sinh và nằm hướng song song với các mạch máu tân tạo. Khi mạch máu tân tạo
được hình thành, các bạch cầu mà chủ yếu là bạch cầu đa nhân sẽ di chuyển,
xuyên mạch và tiến lên bề mặt tổ chức hạt. Tại đây chúng giữ vai trò quan trọng
trong việc ngăn chặn vi khuẩn phát triển. Như vậy, tổ chức hạt khi được hình
thành chúng có vai trò quan trọng là một lớp bảo vệ không cho các độc tố và vi
khuẩn xâm nhập sâu xuống các tổ chức bên dưới.
- Tổ chức hạt cứ như thế phát triển, mọc đầy cho tới một lúc nào đó các
nguyên bào sợi ở sâu bên dưới sẽ xắp sếp lại nằm song song với bề mặt vết
thương. Khi tổ chức hạt được hình thành, nó có tác dụng làm nền để cho các tế
bào biểu mô phát triển từ các bờ vết thương vào để che phủ lên trên tổ chức hạt,
lúc đầu chúng là lớp biểu mô mỏng sau đó đầy dần và các tế bào được biệt hoá
thành lớp gai, lớp sừng. Lúc này các mao mạch cũng ngừng phát triển, cung cấp
máu sẽ giảm đi, các sợi collagen thay đổi cuối cùng là collagen típ I, các tế bào
còn lại chủ yếu là tế bào lympho và tương bào, lúc này ta gọi là sẹo.
Biểu mô phủ trên sẹo thường mỏng hơn da bình thường, các nhú chân bì
thường không có, nếu các thành phần phụ của da bị phá huỷ hoàn toàn thì không
thể tái tạo lại được.

9
Hình 1. Quá trình khỏi vết thương kỳ đầu và kỳ hai.
Vết thương kỳ đầu mất ít tổ chức nên sẹo nhỏ, Vết thương kỳ hai mất tổ
chức nhiều nên sẹo to
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến liền vết thương
Vết thương chậm khỏi (delayed wound healing) thường do tác động tại chỗ
hoặc tình trạng toàn thân. Một vết thương khỏi phụ thuộc vào nhiều yếu tố quan
trọng, bao gồm:
+ Vị trí vết thương: vết thương da khỏi nhanh và hoàn toàn.
+ Yếu tố cơ học: vết thương khỏi nhanh nếu như bờ, mép vết thương gần
nhau hơn hoặc có thể do tác dụng của phẫu thuật và giữ cho chúng cố định
không di chuyển. Nếu như da bị căng khi co kéo chúng lại sẽ là nguyên nhân
cản trở quá trình liền của vết thương. Vận động nhiều làm chậm liền vết thương.
Chính vì vậy, bệnh nhân sau mổ cần phải bất động trên giường một thời gian.
Các dị vật cũng là một trở ngại cho quá trình liền vết thương.
+ Kích thước của vết thương: vết thương nhỏ khỏi nhanh hơn vết thương
rộng.

10
+ Tình trạng nhiễm trùng: vết thương nhiễm khuẩn khỏi lâu hơn vết thương
vô khuẩn. Thật không may, nhiễm trùng là điều khó tránh khỏi, ngay tại bệnh
viện sau mổ cũng có khoảng gần 5% vết mổ nhiễm khuẩn, cho nên dùng kháng
sinh cho tất cả các bệnh nhân sau mổ để chống nhiễm khuẩn là cần thiết, nhất là
trong điều kiện môi trường không đảm bảo vô trùng.
+ Tình trạng tuần hoàn: tình trạng tuần hoàn đóng vai trò rất quan trọng.
Nếu thiếu máu, vết thương khó liền như trong bệnh đái tháo đường, tổn thương
các mạch máu nhỏ dẫn đến thiếu máu mạn tính thường làm cho các vết thương
lâu liền.
+ Yếu tố nuôi dưỡng và chuyển hoá: nếu nuôi dưỡng tốt vết thương chóng
khỏi, protein rất cần thiết cho quá trình liền vết thương. Thiếu nuôi dưỡng, thiếu
vitamin C, thiếu kẽm..., rối loạn chuyển hoá như trong đái tháo đường, thừa quá
mức corticosteroid do tăng chế tiết hoặc do uống cũng làm ảnh hưởng hình
thành sẹo.
+ Tuổi: vết thương ở trẻ em khỏi nhanh hơn ở người già.
Kết luận: Viêm là đáp ứng sinh học có tính qui luật của cơ thể với tác nhân
gây viêm. Viêm là quá trình phối hợp giữa điều hòa và phản ứng với sự tham gia
của cả hệ thống thần kinh thể dịch. Các phản ứng trong viêm có mối lên quan
chặt chẽ với nhau, xảy ra đồng thời với nhau cho nên khi xem xét về viêm chúng
ta phải xem xét nó trong mối quan hệ tổng thể để thấy được tác dụng bảo vệ của
nó và có thái độ xử trí đúng đắn với viêm.
2. Mô bệnh học các loại tổn thương da
2.1. Mô bệnh học u nhú ( papilloma )
U nhú là một u biểu mô lành tính của các tế bào Biểu mô phủ hay gặp ở
biểu mô lát tầng của ở da, lưỡi. âm đạo..., trong đó các tế bào tăng sản phủ lên
trên những đoạn tổ chức liên kết đã phát triển lồi lên cao .
Đại thể: U nhú lát tầng hay gặp ở da, nhưng cũng có thể ở miệng, thanh
quản và các hốc rỗng nào phủ bởi biểu mô lát tầng cổ tử cung .

11
Tổn thương có thể dạng cục sùi (hạt cơm) đơn độc hoặc nhiều cục, chân
của nó có thể rộng hoặc hẹp.
Ngày nay u nhú được cho là do virus human papilloma virus (HPV) với
nhiều loại gây ra ở bàn chân, da vùng sinh dục, trực tràng âm hộ.
Vi thể: thấy biểu mô gai tăng sản tạo thành các nhú, tổ chức liên kết chân bì
phát triển theo các nhú tạo thành trục liên kết - mạch máu. Lớp tế bào gai tăng
sản và lấn sâu vào chân bì gọi là mào thượng bì. Tổ chức liên kết chân bì phát
triển dầy lên và xâm nhiễm các tế bào viêm mạn tính. Thường kết hợp hai loại
tổn thương:
+ Tăng gai (acanthosis) áp dụng cho trường hợp tăng sinh các tế bào lớp
Malpighi làm cho chóng dày hơn, có nhiều mào thượng bì (chân biểu bì) lấn sâu
vào chân bì. Tăng gai thường trong bệnh eczema , viêm loét mạn tính .
+ Tăng sừng (hyperkeratosis) là để chỉ trường hợp lớp sừng dầy lên. Do sự
tăng scleroprotein tạo nên chất sừng. Tăng sừng thường xuất hiện ở dạng mảng
trắng (bạch sản - leucoplasia) ở niêm mạc miệng, cổ tử cung .

Hình 1: đại thể và vi thể của u nhú lát tầng (papilloma)


2.2. Mô bệnh học ung thư biểu mô gai ở da (squamous cell carcinoma)
Vị trí: ở bất cứ nơi nào có biểu mô gai nhất là ở da, miệng, lưỡi, thanh quản,
cổ tử cung và bàng quang. Ung thư biểu mô gai có thể thấy ở biểu mô đường hô
hấp, tiêu hoá, túi mật (dị sản gai). Phần lớn các ung thư biểu mô da là ở mặt, cổ,
môi dưới. Chúng phát triển ở những nơi thường xuyên bị kích thích mạn tính

12
(nứt nẻ, loét vết sẹo cũ, vết bỏng rộng, ở da lỗ rò viêm xương tuỷ xương mạn
tính). Ở gian đoạn này, bệnh dễ chữa khỏi. Ung thư biểu mô gai lan tỏa bằng
đường bạch huyết, do đó các hạch lân cận bị xâm lấn và to lên, lan tỏa theo
đường máu không hay sảy ra.
Hình ảnh đại thể: thường là một ổ loét không lành, bờ dầy lên và cứng lại
màu đỏ nâu.
Hình ảnh vi thể: các cột tế bào biểu mô phát triển sâu xuống dưới chân bì.
Như vậy là biểu mô phát triển ngược chiều so với trường hợp u nhú. Do có
những lát cát tiêu bản chéo mà thường thấy có những phần dưới cùng của cột
biểu mô nằm thành những đám riêng rẽ. Ở trung tâm những đám này cũng xảy
ra quá trình sừng hóa như ở trên mặt da bình thường. Trong bào tương xuất hiện
những hạt, rồi tế bào biến thành một đám chất sừng thuần nhất, không có kiến
trúc, bắt màu eosin mạnh, không khác gì chất sừng bình thường trên mặt da.
Hình ảnh như vậy là điển hình cho một ung thư biểu mô gai (có người còn gọi là
ung thư dạng biểu bì). Các đám sừng hóa gọi là cầu sừng. Các tế bào quanh
đám sừng hóa thường sắp xếp quây lấy nhau kiểu đồng tâm. Những tế bào
không bị sừng hóa là những tế bào có gai nối. Trong những khối u phát triển
nhanh, không có các cầu sừng vì các cầu sừng này là một dấu hiệu biệt hóa.
Các cầu sừng thấy rõ nhất trong ung thư da, đôi khi thấy trong ung thư lưỡi và
ung thư thực quản nhưng hiếm khi gặp chúng trong ung thư bàng quang hoặc
ung thu cổ tử cung. Quanh các cột tế bào ung thư, thường có những tế bào
limpho.
Ngày nay người ta chia cấu trúc vi thể của ung thư biểu mô gai thành các
mức độ biệt hoá .
+ Biệt hoá cao (rõ) gồm các tế bào đa diện có gai nối có hiện tượng sừng
hoá rõ rệt với hình ảnh cầu sừng.
+ Biệt hoá vừa gồm các tế bào lớn, bào tương rõ, nhân to, nhiều nhân chia
và không có cầu sừng.
+ Biệt hoá kém gồm các tế bào nhỏ, không có hình dáng nhất định.

13
Di căn: 10% ung thư biểu mô gai di căn tới hạch, có thể di căn muộn đến
phổi và xương.

Hình 2: hình ảnh vi thể của ung thư biểu mô gai và các độ biệt hóa

Câu hỏi ôn tập:


1) Nhớ
Câu 1 Tăng sinh tế bào của tổ chức liên kết để liền vết thương là hiện
tượng
A) Sửa chữa
B) Tái tạo
C) Tăng sản
D) U
Đáp án A
Câu 2 Tổ chức liên kết sợi non gồm các nguyên bào sợi, xơ cơ, mạch gọi

A) Tổ chức apxe
B) Tổ chức hạt
C) Tổ chức hoại tử
14
D) Tổ chức viêm hạt
Đáp án B
Câu 03 U nhú biểu mô vảy không có đặc điểm sau
Tăng sản tế bào gai thành nhiều hàng phủ lên các trục liên kết huyết
A)
quản
Các tế bào biểu mô gai có nhân nhỏ, đều, giữa các tế bào có gai nối,
B)
có nơi các tế bào tạo thành hình ảnh “cầu sừng”
C) Nhú chân bì tăng sinh và xâm nhiễm nhiều tế bào viêm đơn nhân
Tăng sinh biểu mô lát tầng bề mặt và các ống tuyến trong lớp hạ
D)
niêm mạc
Đáp án B
Hình ảnh vi thể của u nhú biểu mô vảy không có đặc điểm nào
Câu 04
sau:
A) Nút sừng
B) Cầu sừng
C) Có trục liên kết huyết quản
D) Tăng sinh các nhú chân bì
Đáp án B
Hình ảnh vi thể của ung thư biểu mô vảy không có đặc điểm nào
Câu 05
sau:
A) Nút sừng
B) Cầu sừng
C) Có trục liên kết huyết quản
D) Tăng sinh các nhú chân bì
Đáp án A
2) Hiểu
Phân độ biệt hóa ung thư biểu mô tế bào vảy không dựa vào
Câu 1
đặc điểm nào
A) Gai nối
B) Mức độ nhân chia
C) Mức độ hoại tử
D) Mức độ di căn
Đáp án D
Câu 02 Tế bào nào không tham gia quá trình sửa chữa tái tạo liền vết
thương
A) Bạch cầu đa nhân trung tính, đại thực bào
B) Nguyên bào xơ cơ (myofibroblats)

15
C) Nguyên bào mạch máu (angioblast), nguyên bào sợi (fibroblast)
D) Hồng cầu
Đáp án D
Câu 03 Tổ chức hạt xấu ở vết thương liền kỳ hai có hình ảnh:
A) Hạt màu đỏ tươi trên bề mặt vết thương
B) Chạm vào dễ chảy máu.
C) Không có mủ và giả mạc phủ bên trên.
D) Màu nhợt nhạt, có giả mạc.
Đáp án D
3) Vận dụng
Trên tiêu bản ung thư biểu mô vảy thấy các tế bào hình đa diện
còn rõ các gai nối giữa tế bào, nhân tế bào không đều, hạt nhân
Câu 1
rõ, tỷ lệ nhân/bào tương tăng, không có hoại tử u. Độ biệt hóa
của khối u này là:
A) Độ I
B) Độ II
C) Độ III
D) Không biệt hóa
Đáp án A

Ngày tháng năm 2020


Người biên soạn

Đại tá. TS. Trần Ngọc Dũng

16

You might also like