Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.

HCM
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG
----------

NHÓM 4

ĐỀ TÀI: HIỆU
ỨNG NHÀ KÍNH

BÀI TẬP NHÓM CUỐI KỲ MÔN:VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG

GVGD: Trang Huỳnh Đăng Khoa


TKB Lớp: Thứ 5 , tiết 1
CÁC THÀNH VIÊN:
1. Nguyễn Trí Bảo - 2002217051
2. Trần Minh Thuận - 2002217270
3. Hoàng Văn Chung - 2002217059
4. Đoàn Minh Quân - 2002217214
5. Nguyễn Hoàng Chiến -2002217056

TP. HCM, NĂM 2022

iii
Cá nhân GV
Nhóm
Công việc đảm tự đánh đánh
STT Họ và tên đánh giá
nhận giá kết
kết quả giá
quả
- Thực hiện
- Tìm kiếm tài liệu
tốt nội dung
- Thực hiện yêu cầu,
Hoàn
Đoàn Minh được giao,
1 chủ đề 1 thành tốt,
Quân - Nhiệt tình
- Kiểm dò nội dung đúng hạn
tương tác
và tổng hợp
với nhóm
- Thực hiện
- Tìm kiếm tài liệu
tốt nội dung
- Thực hiện yêu cầu, Hoàn
được giao,
2 Trần Minh chủ đề 2 thành tốt,
- Nhiệt tình
Thuận - Kiểm dò nội dung đúng hạn
tương tác
và tổng hợp
với nhóm
- Thực hiện
- Tìm kiếm tài liệu
tốt nội dung
Nguyễn Trí - Thực hiện yêu cầu, Hoàn
được giao,
3 Bảo chủ đề 3 thành tốt,
- Nhiệt tình
- Kiểm dò nội dung đúng hạn
tương tác
và tổng hợp
với nhóm
- Thực hiện
- Tìm kiếm tài liệu
tốt nội dung
Hoàng Văn - Thực hiện yêu cầu, Hoàn
được giao,
4 Chung chủ đề 4 thành tốt,
- Nhiệt tình
- Kiểm dò nội dung đúng hạn
tương tác
và tổng hợp
với nhóm
- Thực hiện
tốt nội dung
Hoàn
Nguyễn được giao,
5 -Làm word thành tốt,
Hoàng Chiến - Nhiệt tình
đúng hạn
tương tác
với nhóm
BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC NHÓM

iii
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình Nội dung


1.1 Hình ảnh về Hiệu Ứng Nhà Kính.

1.2 Hình ảnh về biến đổi khí hậu Trái Đất.


1.3 Hình ảnh băng tan.

1.4 Hình ảnh cháy rừng

1.5 Hình ảnh về mùa khô hạn hán

1.6 HÌnh ảnh khí thải thả ra từ nhà má

2.1 Khí CO2

3.1 Hình ảnh Trái Đất nóng lên toàn cầu

4.1 Giảm hiệu ứng nhà kính là trách nhiệm của toàn nhân loại

iii
MỤC LỤC

BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC NHÓM...................................................i

DANH MỤC CÁC HÌNH..............................................................................................................ii


MỤC LỤC...............................................................................................iii
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
CHỦ ĐỀ 1.......................................................................................................................... 1
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH................................................1
1.Các khái niệm cơ bản về hiệu ứng nhà kính?.....................................................................1
1.1Hiệu ứng nhà kính là gì?.................................................................................................. 1
1.2 Một số hiện tượng hiệu ứng nhà kính điển hình.............................................................2
CHỦ ĐỀ 2................................................................................................4
CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY RA HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH....................4
CHỦ ĐỀ 3..............................................................................................8
CÁC ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC VÀ TIÊU CỰC CỦA HIỆN TƯỢNG NÀY TỚI
TRÁI ĐẤT VÀ ĐỜI SỐNG........................................................................8
1 Ảnh hưởng tích cực:............................................................................................... 8
2 Ảnh hưởng tiêu cực:............................................................................................... 8
CHỦ ĐỀ 4........................................................................................11
GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC...................................................................11
1. Bảo vệ rừng, trồng nhiều cây xanh................................................................................11
2. Sử dụng năng lượng đúng cách....................................................................................11
3. Sử dụng năng lượng sạch.............................................................................................11
4. Cải tạo nâng cấp hạ tầng.............................................................................................. 11
5. Sử dụng phương tiện giao thông công cộng..................................................................11
6. Tái sử dụng và tái chế................................................................................................... 12
7. Đầu tư công nghệ sạch vào sản xuất.............................................................................12
8. Tuyên truyền, nâng cao ý thức......................................................................................12
9. Ưu tiên dùng hàng Việt Nam chất lượng cao................................................................12
10. Tiết kiệm giấy............................................................................................................... 12
KẾT LUẬN.......................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................13

iii
MỞ ĐẦU
Trái Đất là cái nôi tồn tại của con người. Trong những năm gần đây, nhiều trận
thiên tai như lũ lụt, hạn hán,sóng thần xảy ra thường xuyên trên khắp hành tinh của
chúng ta. Bên cạnh đó là hiện tượng khí hậu biến đổi, thời tiết thay đổi, nhiệt độ
tăng cao. Mục đích của việc nghiên cứu là nhằm cung cấp một cách có hệ thống về
hiện tượng hiệu ứng nhà kính cho bạn đọc về các ảnh hưởng tích cực và tiêu cực
của hiện tượng này tới trái đất và sự sống. Sau đây là các khái niệm về hiện tượng
này và một số giải pháp để khắc phục.
CHỦ ĐỀ 1
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH
1.Các khái niệm cơ bản về hiệu ứng nhà kính?
1.1Hiệu ứng nhà kính là gì?
Hiệu ứng nhà kình tiếng anh còn được gọi là Greenhouse Effect.Đây là
hiệu ứng làm cho không khí của Trái Đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt
Trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất, mặt đất hấp thu nóng lên
lại bức xạ sóng dài vào khí quyển CO2 hấp thụ làm cho không khí nóng lên.
để hiểu hơn, bạn có thể hình dung đến những ngôi nhà kính. Theo đó, khi ánh mặt
trời xuyên qua những tấm kính, năng lượng hấp thụ và tỏa ra nhiệt lớn khiến toàn
bộ không gian trong nhà kính nóng lên.
Hiện tượng hiệu ứng nhà kính để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng và ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống con người.

Hình 1.1 Hình ảnh về Hiệu Ứng Nhà Kính.

1
1.2 Một số hiện tượng hiệu ứng nhà kính điển hình
Dưới đây là một số hiện tượng nhà kính điển hình nhất hiện nay:
Biến đổi khí hậu Trái Đất

Hình 1.2 Hình ảnh về biến đổi khí hậu Trái Đất.
Những tác động tạo ra sự gia tăng chất khí nhà kính là nguyên nhân hàng
đầu khiến khí hậu trái đất bị biến đổi. Tùy theo mức độ tồn đọng của chất khí mà nó
có thể ảnh hưởng đến một phần hoặc toàn cầu.
Hiện tượng băng tan

Hình 1.2 Hình ảnh băng tan.


Băng tan cũng là một trong những hiện tượng hiệu ứng nhà kính nổi bật
nhất hiện nay. Khi trái đất nóng dần lên, thể tích nước sẽ giãn nở và băng ở hai cực
sẽ tan dần, khiến mực nước biển dâng cao.

2
Hiện tượng cháy rừng tự phát
Theo các tổ chức môi trường thế giới, khi điều kiện khí hậu khắc nghiệt,
thời tiết khô nóng, hiệu ứng nhà kính tăng cao sẽ khiến tình trạng cháy rừng tăng
cao, đặc biệt là vào mùa khô.

Hình 1.3 Hình ảnh cháy rừng


Hiện tượng hạn hán hoặc ngập lụt
Các chất khí từ hiện tượng hiệu ứng nhà kính cũng khiến cho hệ sinh thái
trên trái đất bị biến đổi khiến nhiều khu vực xảy ra hiện tượng hạn hán kéo dài. Một
số vùng thấp lại xảy ra lũ luạt, sạt lở, ngập úng,….

Hình 1.4 Hình ảnh về mùa khô hạn hán


Lượng khí gây hiệu ứng nhà kính lên mức kỷ lục mới. Theo các thông
tin cập nhật từ Tổ chức Khí tượng thế giới, trong năm 2018 lượng khí CO2 trong
khí quyển đạt mức 407,8 ppm cao hơn nhiều lần so với năm trước. Đặc biệt, đây
cũng là mức tăng lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.
Khi lượng khí gây hiệu ứng nhà kính tăng cao đồng nghĩa với việc con
người ở thế hệ tương lai phải gánh chịu nhiều hệ quả nghiêm trọng. Có thể kể đến

3
như: thiên tai lũ lụt thường xuyên, nhiệt độ tăng cao, nước biển dân, hệ sinh thái bị
ảnh hưởng, nguồn nước ngọt cạn kiệt,…..

Hình 1.5 Hình ảnh khí thải thả ra từ nhà máy


CHỦ ĐỀ 2
CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY RA HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH
Khí nhà kính hay CO2
Khi hấp thụ bức xạ Mặt Trời xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống
mặt đất. Mặt đất nóng lên và bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu
khiến nhiệt độ không khí tăng.
Theo nghiên cứu, CO2 trong khí quyển đóng vai trò như một tấm
kính dày bao phủ Trái đất. Làm cho hành tinh chúng ta không khác gì một
nhà kính lớn.
Nếu  không có lớp khí quyển, nhiệt độ trung bình ở bề mặt Trái Đất
là -23 độ C. Nhưng nhiệt độ trung bình thực tế là 15 độ C. Đồng nghĩa là hiệu
ứngnhà kính đã làm cho Trái đất nóng lên 38 độ C.
Tuy nhiên ngày nay, khi mà các hoạt động sinh hoạt, kinh doanh, sản
xuất, khai thác phát triển cực mạnh mẽ của con người tăng. Điều đó cũng hiểu

4
được rằng khí CO2 từ đó cũng tăng theo. Điều này làm hiện tượng hiệu ứng
nhà kính tăng từng ngày. Nhiệt độ không khí cũng sẽ bị cao lên.
Theo ước tính của các nhà khoa học trên thế giới. Đến nửa thế kỉ sau thì
nhiệt độ của trái đất sẽ tăng lên khoảng 1,5 – 4,5°C.

Hình 2.1 Khí CO2


Khí nhà kính CO2 là nguyên nhân chính gây hiện tượng nóng lên
toàn cầu
CFC(cloro fluoro cacbon).
Chiếm 20% trong cơ cấu các khí gây hiệu ứng nhà kính. Là những
hóa chất do con người tổng hợp để sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp và
từ đó xâm nhập vào khí quyển.
CFC được dùng trong các máy điều hòa nhiệt độ trong xe và nhà
cửa, dùng trong hệ thống làm lạnh của tủ lạnh, trong việc chế tạo sản phẩm
bằng chất plastic xốp (ly, khay ăn, lớp cản nhiệt), một số thuốc xịt, trong các
quy trình làm sạch các thiết bị điện tử và là sản phẩm phụ của một số quá
trình hóa học.
Các khí này trơ về mặt hóa học, không cháy, không mùi nên có thời
gian lưu rất dài. Khi thải ra không khí các chất này bay lên tầng khí quyển cao

5
và có khả năng xói mòn lớp ozon bao quanh trái đất và làm cho các tia cực
tím từ mặt trời đến mặt đất nhiều hơn, làm tăng nhanh hiệu ứng nhà kính.
Hằng năm các khí CFC tăng 4%(1992). Tính đến năm 2050 các chất
CFC có thể là 9 tỷ tấn CO tương đương, ước khoảng 45% tồng lượng thải
CO2 ảnh hưởng xấu đến khí hậu toàn cầu.
CH4(metan).
Chiếm 13% trong cơ cấu các khí gây hiệu ứng nhà kính.Mỗi phân tử
CH4 bắt giữ năng lượng nhiệt gấp 21 lần phân tử CO2.
Hiện nay, khí này phát thải vào khí quyển ngày càng nhiều do các hoạt
động của con người. Nguyên nhân phát thải CH4 là:
 Sự phân hủy các chất hữu cơ trong các bãi rác thải rắn.
 Được sinh ra từ các quá trình sinh học, như sự men hóa đường ruột
của các loài động vật, sự phân giải kị khí ở đất ngập nước, ruộng lúa.
 Việc sử dụng và đốt nhiên liệu hóa thạch. Các  hồ chứa nước thủy
điện do đầu
ống dẫn nước vào các tuabin đặt sau dưới đáy hồ, ở điều kiện áp suất cao,
khí CH4 trong nước dễ dàng thoát ra bên ngoài, gây tổn hại cho môi trường.
O3(ozon).
 Chiếm 8% trong cơ cấu các khí gây hiệu ứng nhà kính.Là
thành phần chính của tầng bình lưu, khoảng 90% ozon tập trung ở độ cao 19-
23km so với mặt đất. Có chức năng bảo vệ sinh quyển do khả năng hấp thụ
bức xạ tử ngoại và tỏa nhiệt của phân tử ozon.
 Người ta ước tính trong thời gian vừa qua, mức suy giảm tầng
ozon trung bình toàn cầu là 5% và số lượng suy giảm ngày càng tăng do
phân hủy ozon vượt quá khả năng tái tạo lại.
 Hầu hết phân tử ozon bị phân hủy do 4 tác nhân cơ bản: các
nguyên tử oxy, các gốc hydroxyl hoạt động, các oxit nito và quan trọng là
các hợp chất clo.

6
 Tầng ozon bị phá hủy làm tăng lượng mưa axit tạo thành khói
quang hóa gây hiệu ứng nhà kính…
 N2O (oxit nito).
 Chiếm 5% trong cơ cấu các khí gây hiệu ứng nhà kính. Mỗi
phân tử N2O bắt giữ năng lượng nhiệt gấp 270 lần phân tử CO2.
Nguyên nhân:
 Khí thải từ ô tô, xe máy ( chủ yếu là oxit carbon, hidrocarbon, oxit
nitro)
 Quá trình đốt cháy các rác thải rắn và nguyên liệu.
 Một lượng nhỏ N2O  xâm  nhập vào khí quyển  do kết quả  của quá
trình nitrat hóa các loại phân bón hữu cơ và vô cơ hay các quá trình xử lí nước thải
 Quá trình sản xuất nông nghiệp và các hoạt động công nghiệp
Hợp chất này khi phản ứng với nguyên tử oxy năng lượng cao sẽ tạo
thành hợp chất nitric oxit (NO), là tác nhân làm suy yếu tầng ozon.
Hàm lượng của nó đang tăng dần trong phạm vi toàn cầu, hằng năm
khoảng 0.2 đến 3%. Mỗi năm có khảng 10 triệu tấn N2O được thải ra môi trường.
Ngoài ra còn có các khi khác như:
 Hơi nước
 SO2
 SF CF3
Như chúng ta biết, tất cả loại khí đều có khả năng giữ nhiệt cho Trái Đất.
Tầng ôzôn ngoài chức năng trên còn có vai trò là ngăn cản phần lớn các tia cực tím
từ Mặt Trời có thể gây hại cho sinh vật trên Trái Đất. Hoạt động sản xuất của con
người đã thải khí CFC. Làm phá vỡ kết cấu tầng này, làm giảm nồng độ khí ôzôn.
Tăng lượng tia cực tím khiến nhiều loài sinh vật bị tiêu diệt, phá vỡ các chuỗi thức
ăn. Dẫn đến mất cân bằng sinh thái ảnh hưởng gián tiếp đến hiệu ứng nhà kính của
Trái Đất.

7
Với sự phát triển kinh tế và dân số nhanh tác động tiêu cực. Trực tiếp
tới nhiệt độ trái đất ở nhiều khía cạnh. Đặc biệt khí CFC gây thủng tầng ozon
mạnh. Làm hiện tượng ấy càng nghiêm trọng hơn

CHỦ ĐỀ 3
CÁC ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC VÀ TIÊU CỰC CỦA HIỆN TƯỢNG
NÀY TỚI TRÁI ĐẤT VÀ ĐỜI SỐNG

1 Ảnh hưởng tích cực:


Hiệu ứng nhà kính giúp cân bằng nhiệt độ của Trái Đất khi lượng khí vừa
đủ. Tuy nhiên khi lượng khí quá cao, sẽ gây hại cho sức khoẻ con người. Và khiến
cho trái đất nóng lên nhanh chống.
Khi có hiệu ứng nhà kính, thì con người mới có thể tồn tại được. Bởi nếu
không có hiệu ứng nhà kính nhiệt độ Trái Đất sẽ hạ xuống còn -180C.
2 Ảnh hưởng tiêu cực:
Khi nhiệt độ trái đất tăng lên hiện tượng băng tan ở hai cực sẽ xảy ra. Đây
không chỉ là hiểm họa với các loài sinh vật sống trong môi trường khí hậu lạnh mà
còn là hiểm họa tiềm tàng cho con người.

8
Hình 3.1 Hình ảnh Trái Đất nóng lên toàn cầu
Việc tăng nồng độ các khí nhà kính do con người gây ra, hiệu ứng nhà
kính nhân loại, sẽ làm tăng nhiệt độ trên toàn cầu (sự nóng lên của khí hậu toàn cầu)
và như vậy sẽ làm thay đổi khí hậu trong các thập kỷ và thập niên kế đến hệ sinh
thái
Hậu quả của hiệu ứng nhà kính rất nghiêm trọng. Trước hết là làm cho
sinh thái biến đổi lớn. Sa mạc càng mở rộng, đất đai càng bị xói mòn, rừng càng lùi
thêm về vùng cực, hạn hán rất nặng, lượng mưa tăng thêm 7-11%. Mùa đông càng
ẩm, mùa hè càng khô.
Về nguồn nước:
Chất lượng và số lượng của nước uống, nước tưới tiêu, nước cho kỹ nghệ
và cho các máy phát điện, và sức khỏe của các loài thủy sản có thể bị ảnh hưởng
nghiêm trọng bởi sự thay đổi của các trận mưa rào và bởi sự tăng khí bốc hơi.
Mưa tăng có thể gây lụt lội thường xuyên hơn. Khí hậu thay đổi có thể
làm đầy các lòng chảo nối với sông ngòi trên thế giới.
Tài nguyên và sự sống gần biển:
Vì nhiệt độ tăng lên, những tảng băng ở vùng cực sẽ tan chảy làm cho mặt
biển tăng cao hơn 1m. Có nhà khoa học cho rằng, vì nhiệt độ tăng lên sẽ làm cho
thể tích nước dãn nở, mặt nước biển sẽ dâng cao 0,2-1,4m.

9
Hiện nay có 1/3 dân số thế giới sống ở vùng ven biển, vùng này cũng là
nơi phát triển công nông nghiệp, nếu mặt biển dâng cao sẽ tràn ngập nhiều thành
phố và bến cảng.
Chỉ tại riêng Hoa Kỳ, mực nước biển dự đoán tăng 50cm vào năm 2100,
có thể làm mất đi 5.000 dặm vuông đất khô ráo và 4.000 dặm vuông đất ướt.
Sinh vật:
Sự nóng lên của trái đất làm thay đổi điều kiện sống bình thường của các
sinh vật trên trái đất. Một số loài sinh vật thích nghi với điều kiện mới sẽ thuận lợi
phát triển. Trong khi đó nhiều loài bị thu hẹp về diện tích hoặc bị tiêu diệt.
Sức khỏe:
Nhiều loại bệnh tật mới đối với con người xuất hiện, các loại dịch bệnh
lan tràn, sức khoẻ của con người bị suy giảm. Số người chết vì nóng có thể tăng do
nhiệt độ cao trong những chu kì dài hơn trước. Sự thay đổi lượng mưa và nhiệt độ
có thể đẩy mạnh các bệnh truyền nhiễm.
Cháy rừng:
Nhiệt độ ngày càng tăng cao tạo điều kiện cho nạn cháy rừng dễ xảy ra
hơn.
Nhiều loại bệnh tật mới đối với con người xuất hiện, các loại dịch bệnh
lan tràn, sức khoẻ của con người bị suy giảm. Số người chết vì nóng có thể tăng do
nhiệt độ cao trong những chu kì dài hơn trước. Sự thay đổi lượng mưa và nhiệt độ
có thể đẩy mạnh các bệnh truyền nhiễm.
Gây ra thảm họa thiên tai:
Hiệu ứng nhà kính sẽ khiến cho khu vực ven biển bị thiên tai đe dọa
khủng khiếp.
Ngoài ra, nhiệt độ ấm hơn tăng nhu cầu làm lạnh và giảm nhu cầu làm
nóng. Sẽ có ít sự hư hại do vận chuyển trong mùa đông hơn, nhưng vận chuyển
đường thủy có thể bị ảnh hưởng bởi số trận lụt tăng hay bởi sự giảm mực nước
sông.

10
Xa hơn nữa nếu nhiệt độ cao thì có thể làm tan nhanh băng tuyết ở Bắc
Cực và Nam Cực và do đó mực nước biển sẽ tăng quá cao, có thể dẫn đến nạn hồng
thủy.
CHỦ ĐỀ 4
GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

1. Bảo vệ rừng, trồng nhiều cây xanh


Trồng nhiều cây, nhất là những cây có thể hấp thụ lượng lớn CO2 sẽ giúp
bầu khí quyển trong lành hơn, từ đó giảm hiệu ứng nhà kính.
2. Sử dụng năng lượng đúng cách
Sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm trong quá trình sinh hoạt và sản
xuất sẽ góp phần giảm thiểu được hiệu ứng nhà kính.
3. Sử dụng năng lượng sạch
Sử dụng các nguồn năng lượng như năng lượng mặt trời, năng lượng gió,
địa nhiệt, thủy triều,… là một biện pháp khắc phục hiệu ứng nhà kính hữu hiệu.
4. Cải tạo nâng cấp hạ tầng
Xây dựng hạ tầng thân thiện với môi trường sẽ hạn chế chất thải khí nhà
kính. Bên cạnh đó, hạ tầng giao thông cũng nên được tối ưu để làm giảm nhiên liệu
tiêu thụ cho phương tiện đi lại.
5. Sử dụng phương tiện giao thông công cộng
Đi bộ thay vì đi xe máy nếu chỉ đi một quãng đường gần. Hoặc sử dụng
các phương tiện ít nhiên liệu như xe máy, sử dụng xe buýt,… để giảm thiểu khí thải
ra môi trường.

11
6. Tái sử dụng và tái chế

Hình 4.1 Giảm hiệu ứng nhà kính là trách nhiệm của toàn nhân loại
Biện pháp khắc phục hiệu ứng nhà kính là tái sử dụng và tái chế chất thải.
Có thể tái chế nhựa, giấy, thủy tinh,… để giảm lượng rác thải.
7. Đầu tư công nghệ sạch vào sản xuất
Từ việc lựa chọn nguyên liệu cho đến tiêu thụ và sử dụng sản phẩm.
Nghiên cứu và ứng dụng những sản phẩm, công nghệ, kỹ thuật thích nghi với sự
biến đổi khí hậu vào thực tế.
8. Tuyên truyền, nâng cao ý thức
Tuyên truyền và giáo dục là hoạt động hiệu quả giúp con người nhận thức
về biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính… Từ đó, có ý thức trong việc bảo vệ môi
trường.
9. Ưu tiên dùng hàng Việt Nam chất lượng cao
Thúc đẩy sử dụng hàng hóa, sản phẩm nội địa cùng là một biện pháp khắc
phục hiệu ứng nhà kính hay.
10. Tiết kiệm giấy
Sử dụng giấy tiết kiệm như sử dụng giấy cũ để làm nháp, in giấy 2 mặt…
cũng phần nào giúp giảm khí CO2 trong quá trình sinh hoạt, sản xuất.
KẾT LUẬN
Hiệu ứng nhà kính của Trái Đất đã có từ lâu, không có hiệu ứng nhà kính
sẽ không có sự sống. Con người không có khá năng tạo ra hiệu ứng nhà kính của

12
Trái Đất mà chỉ có khả năng làm tăng thêm hiệu ứng nhà kính gây ra sự biến đổi khí
hậu. Đồi với hiện tượng tăng lên của nhiệt độ bề mặt Trái Đất, trước hết cần hiểu rõ
và phổ biến đúng kiến thức về hiệu ứng nhà kính cho mọi người để họ sống có trách
nhiệm với tự nhiên hơn, Đây là một trong những vấn đề lớn của nhân loại, giải pháp
phải thực hiện đồng bộ và tiến hành ở tất cả quốc gia, lãnh thổ.

13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. https://aqualife.com.vn/bien-phap-khac-phuc-hieu-ung-nha-kinh/?
fbclid=IwAR1rwgvfjmPz3k8N0Xrhiq6BYSAO2k27wrpdY6MvsXRgBwgWkS8Y
GHGp0_4
2. https://xulychatthai.com.vn/hieu-ung-nha-kinh-la-gi-nguyen-nhan-
gay-hieu-ung-nha-kinh/?
fbclid=IwAR0znubuJ1gGFNOAw4GhbwhqkyTjNsFF85ENoy7BEWBm8tqw6IOQ
RNBSmcQ
3. https://ben.com.vn/tin-tuc/hieu-ung-nha-kinh/

4. https://moitruong.net.vn/nhung-tac-dong-do-hieu-ung-nha-
kinh-gay-ra/

5. https://thonghutbephottaivinhphuc.com/hieu-ung-nha-kinh-la-
gi/?fbclid=IwAR3tAlcNSsqYWeb2M-
s4RTKdiSArTShGKed2kUlb57EffgnJHI3fmpdxIn0

13

You might also like