Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

Do búp phát bị xé thành nhiều búp nhỏ theo phương thẳng đứng, song

song với mặt biển theo phương nằm ngang (ứng với θ = 0o) trường điện từ
có giá trị bằng không như vậy các mục tiêu nhỏ có độ cao thấp là là mặt
nước sẽ không có năng lượng của sóng truyền tới và sẽ không thể có ảnh
trên màn hình.
Thực tế mặt biển không hoàn toàn phẳng, vào thời điểm sóng radar phản
xạ trên đỉnh con sóng biển truyền tới mục tiêu thì tại mục tiêu trường điện từ
bị giao thoa với sóng truyền thẳng nên bị triệt tiêu và ảnh của mục tiêu nằm
là là mặt biển sẽ không hiện lên trên màn hình. Sóng biển luôn chuyển động
nên tồn tại nhiều khoảng thời gian sóng radar phản xạ từ sóng biển không
tới được mục tiêu, trường điện từ của sóng truyền thẳng không bị sóng phản
xạ từ mặt biển triệt tiêu nên từ mục tiêu sẽ có sóng phản xạ trở về anten và
ảnh của mục tiêu có thể được hiện lên trên màn hình. Hiện tượng này tạo
nên sự nhấp nháy của ảnh mục tiêu nhỏ độ cao thấp trên màn hình.
Để mục tiêu luôn hiện ảnh trên màn hình thì mục tiêu cần có đủ độ cao
để ít nhất cũng với tới búp phát thấp nhất θ1.
 
1  p.  (1.29)
4h1 4h1
Từ công thức 1.29 ta thấy nếu tăng chiều cao anten h1 và giảm bước
sóng  thì số lượng búp phát trong mặt phẳng thẳng đứng sẽ tăng lên nhưng
búp thấp nhất có xu hướng rà sát mặt biển. Do vậy các mục tiêu nhỏ có độ
cao thấp có thêm nhiều khả năng hiện ảnh liên tục trên màn hình.
Như vậy tăng chiều cao anten sẽ tăng khả năng phát hiện mục tiêu và
nếu sử dụng radar dải sóng ngắn sẽ đảm bảo phát hiện các mục tiêu nhỏ sát
mặt nước như phao nổi, xuồng nhỏ, bờ biển thấp… tốt hơn.

1.8. Các hạn chế hiện ảnh mục tiêu

1.8.1 Vùng chết


Là vùng xung quanh tàu mà radar không có khả năng phát hiện mục tiêu.
Vùng chết chính là vùng xung quanh tàu nằm trong vòng tròn có bán kính
Dmin.
Để xác định bán kính của vùng chết (Dmin) trong thực tế người ta tiến
hành như sau:
- Chuẩn bị xuồng, người điều khiển xuồng và phục vụ công việc trên
boong.
68
- Bật radar và chờ cho radar hoạt động ổn định
- Đặt thang tầm xa gần nhất
- Điều chỉnh máy thu radar sao cho có thể phát hiện được các mục tiêu
nhỏ
- Thả xuồng và cho xuồng chạy ra xa tàu cho tới khi ảnh của xuồng được
hiện rõ trên màn hình
- Dùng dây kéo xuồng vào gần tàu thẳng hướng về anten radar
- Khi ảnh của xuồng trên màn hình bị mất đi thì báo đo độ dài dây kéo
xuồng còn lại
Bán kính vùng chết (Dmin) chính là độ dài dây kéo xuồng còn lại cộng
thêm khoảng cách từ nơi kéo xuồng tới anten theo phương nằm ngang.

1.8.2. Vùng râm (quạt mù)


Có nhiều kết cấu khá cao trên tàu ví dụ như ống khói của tàu, cột mũi,
thiết bị cẩu…, tùy theo kích thước và độ cao của chúng so với anten radar
chúng sẽ chắn một phần hoặc toàn bộ sóng điện từ của anten radar phát ra.
Khoảng không gian phía sau các chướng ngại che khuất sóng radar đó năng
lượng của sóng bị suy giảm tạo thành
vùng râm còn gọi là quạt mù
(shadow) hoặc góc khuất (blind) trên
màn ảnh. Cơ cấu hình thành được
minh họa ở hình vẽ 1.54.
Góc khuất
Mục tiêu nhỏ nằm trong các rẻ
quạt mù đó do năng lượng của sóng
phát bị suy giảm nên sẽ khó hiện ảnh Vật cản Vùng râm
trên màn hình. Đặc biệt trong góc (Ống khói)
khuất nếu mục tiêu có độ cao thấp và
nằm ở khoảng cách đủ gần tàu thì
không thể hiện ảnh trên màn hình.
Anten Góc khuất
Tuy nhiên, trên màn ảnh radar,
rất khó phân biệt ranh giới giữa góc Hình 1.54
khuất và vùng râm mà thường chỉ thấy được trong một góc nào đó trên màn
ảnh về phía sau chướng ngại vật mà trong góc đó radar khó phát hiện được
các mục tiêu, và ở khoảng cách gần tàu hơn mục tiêu sẽ không thể phát hiện
được. Rẻ quạt mù có thể nhìn thấy khá rõ trên nền nhiễu biển ở xung quanh

69
tàu ta, đặc biệt là khi nhiễu biển có cường độ mạnh và bán kính khá lớn tính
từ tâm quét.
Người sử dụng radar phải làm quen và nhận 359o 001o
325o 035o
biết được các hạn chế này của radar trên tàu mình, 322o 038o
nhận biết được rẻ quạt mù thường xuất hiện trên
các phương vị hay góc rẻ quạt nào do ảnh hưởng
của các kết cấu trên tàu như ống khói, cột tàu…
Xem 1.5.5, ảnh ảo do vật phản xạ thứ cấp nằm
trên tàu thì vùng râm trên màn ảnh chính là nơi các
ảnh ảo hiện lên. Như vậy tại các rẻ quạt này ảnh
hiện lên trên màn hình thì chưa chắc là ảnh thật của 185o 175o
mục tiêu nhưng có mục tiêu ở khu vực đó ngoài Hình 1.55
thực địa thì chưa chắc đã có ảnh trên màn hình.
Trong các quyển Nhật ký radar trên buồng lái, cần phải chỉ rõ rẻ quạt mù
này đối với từng thiết bị radar trên tàu. Hình 1.55 biểu thị rẻ quạt mù này
của từng radar được vẽ trong quyển Nhật ký của radar tương ứng và cũng có
thể được dán trên vách của buồng lái phía trước vị trí của các radar và coi
như là một phần của các Niêm yết buồng lái (Wheelhouse Posters).

1.8.3 Góc chết


Các mục tiêu lớn ở ngoài tàu ta, ví dụ như một dải bờ nhô cao, đồi núi
trên bờ, đảo… khi sóng radar tới bề mặt chúng sẽ bị phản xạ toàn bộ năng
lượng vì vậy phía sau các mục tiêu này ở độ cao thấp hơn mục tiêu sẽ không
có sóng của radar truyền tới. Các mục tiêu khác có độ cao thấp hơn nằm ở
phía sau sẽ bị che khuất do đó chúng không có khả năng tạo ảnh trên màn
hình (hình 1.56). Vùng phía sau các mục tiêu cao đó được gọi là góc chết.

Đảo cao hơn dải bờ


Tàu nhỏ

Dải bờ thấp

Vùng ảnh dải bờ và chiếc tàu nhỏ bị mất do góc chết của hòn đảo
Hình 1.56

70
Góc chết luôn xảy ra ở phía sau tất cả các mục tiêu, vì vậy chỉ có mặt
trước của các mục tiêu mới tạo ảnh trên màn hình và các mục tiêu khác có
độ cao thấp hơn cũng sẽ không có ảnh.
Góc chết làm ảnh trên màn hình sẽ khác với hình ảnh tương ứng trên hải
đồ nên dễ gây nên nhầm lẫn khi nhận dạng mục tiêu, cần phải phân tích, đối
chiếu để nhận dạng phần mục tiêu hiện ảnh.
Mặt khác radar không phát hiện được các mục tiêu nhỏ nằm trong các
góc chết nói trên nên có thể đột ngột xuất hiện các mục tiêu mà trước đó
radar không phát hiện được, cần phải hết sức thận trọng, cảnh giới thích
đáng và kịp thời tránh va nếu cần thiết.

71

You might also like