Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

CĐ3: HIĐRO CLORUA – AXIT CLOHIĐRIC VÀ MUỐI CLORUA

KIẾN THỨC CẦN NHỚ


1. Tính chất của hiđroclorua và axit clohiđric
- Hiđro clorua là chất khí không màu, mùi xốc, nặng hơn không khí, tan nhiều trong nước →
dung dịch axit clohiđric.
- Axit clohiđric có tính axit và tính khử:
(a) Tính axit
 Đổi màu quì tím → đỏ.
 Tác dụng với kim loại → Muối (KL hóa trị thấp) + H2.
 Tác dụng với oxit bazơ, bazơ → Muối + H2O.
 Tác dụng với muối → muối mới + axit mới.
(b) Tính khử: Tác dụng với các chất oxi hóa mạnh: MnO2, KMnO4, KClO3, K2Cr2O7 …
o
MnO2 + 4HClđặc  t
 MnO2 + Cl2 + 2H2O
2KMnO4 + 16HClđặc → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
K2Cr2O7 + 14HClđặc → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O
2. Điều chế axit clohiđric
- Trong PTN: PP sunfat: NaCl rắn + H2SO4 đặc  to
 Na2SO4 + HCl.
o
- Trong CN: H2 + Cl2  t
 2HCl hoặc PP sunfat như trong PTN.
3. Muối halogenua và nhận biết
- Đặc điểm của muối bạc halogenua:
Chất AgF AgCl AgBr AgI
Tính Tan Kết tủa trắng Kết tủa vàng Kết tủa vàng
tan nhạt đậm
- Các bước làm bài tập nhận biết dung dịch:
Bước 1: Dùng qùi tím (hoặc phenolphtalein) chia thành 3 nhóm:
▪ Dung dịch có môi trường axit (làm qùi tím hóa đỏ).
▪ Dung dịch có môi trường bazơ (làm qùi tím hóa xanh).
▪ Dung dịch có môi trường trung tính (không đổi màu qùi tím).
Bước 2: Dùng thuốc thử thích hợp (tạo kết tủa, hợp chất có màu hoặc chất khí để nhận biết ra
các ion trong từng nhóm (tham khảo phụ lục).
 BÀI TẬP TỰ LUẬN
Câu 1: Hoàn thành chuỗi phản ứng:
KMnO4 
(1)
 Cl2 
(2)
 HCl 
(3) 
(4)
 FeCl2   FeCl3 

(6)
 AgCl
(5)

(1) ………………………………………………………..…..
(2) ………………………………………………………..…..
(3) ………………………………………………………..…..
(4) ………………………………………………………..…..
(5) ………………………………………………………..…..
(6) ………………………………………………………..…..
Câu 2: Nhận biết các dung dịch mất nhãn sau:
(a) H2SO4, KOH, NaCl, Ca(OH)2.
H2SO4 KOH NaCl Ca(OH)2

PTHH: …………………………………………………………………….
(b) HCl, KOH, NaI, NaCl, NaNO3.
HCl KOH NaI NaCl NaNO3

PTHH: (1) …………………………………………………………………….


(2) …………………………………………………………………….
(c) NaCl, NaBr, KI, HCl, HNO3, KOH.
NaCl NaBr KI HCl HNO3 KOH

PTHH: (1) …………………………………………………………………….


(2) …………………………………………………………………….
(3) …………………………………………………………………….
(d) MgCl2, AlCl3, FeCl2, FeCl3, CuCl2, NaCl (chỉ sử dụng thêm một thuốc thử).
MgCl2 AlCl3 FeCl2 FeCl3 CuCl2 NaCl

PTHH: (1) …………………………………………………………………….


(2) …………………………………………………………………….
(3) …………………………………………………………………….
(4) …………………………………………………………………….
(5) …………………………………………………………………….
(e) NaCl, H2SO4, CuSO4, BaCl2, NaOH (không sử dụng thêm thuốc thử).
NaCl H2SO4 CuSO4 BaCl2 NaOH
NaCl
H2SO4
CuSO4
BaCl2
NaOH

Kết luận: ......................................................................................................................


......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................

Câu 3: Nhận biết các khí sau:


(a) HCl, NH3, H2, N2.
HCl NH3 H2 N2

(b) Cl2, HCl, O2, H2, N2.


Cl2 HCl O2 H2 N2

BÀI TẬP-KIM LOẠI VÀ OXIT KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI AXIT CLOHIĐRIC

 Kim loại + HCl → Muối + H2  Oxit bazơ + HCl → Muối + H2O


(trước H) (KL hóa trị thấp) (tất cả)
Ta có: Ta có:
nCl  n HCl  2nH2  mmuèi  mKL  mCl nCl  2nO(oxit)  4nO2  mmuèi  mKL  mCl
BTKL: mkim loại + mHCl = mmuối + m H2 BTKL: moxit + mHCl = mmuối + m H2O

Câu 4. Hòa tan hoàn toàn 8,3 gam hỗn hợp Al và Fe bằng lượng dư dung dịch HCl, sau phản ứng
thu được 5,6 lít khí H2 (ở đktc) và dung dịch X.
(a) Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
(b) Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Tính m.

Câu 5. Hòa tan hoàn toàn 3,42 gam hỗn hợp X gồm Cu, Mg và Al bằng m gam dung dịch
HCl 10 % vừa đủ thu được 1,568 lít khí H2 (ở đktc), dung dịch Z và 1,92 gam chất rắn Y.
(a) Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
(b) Tính m?

Câu 6. Hòa tan hoàn toàn 10,7 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Mg vào dung dịch HCl dư thu được
dung dịch Y và 7,84 lít H2 (đktc). Khi cô cạn Y thu được bao nhiêu gam muối khan?

Câu 7. Hòa tan hoàn toàn một lượng kim loại M (hóa trị II) bằng dung dịch HCl 14,6 % vừa đủ
thu được dung dịch muối có nồng độ 24,15 %. Xác định M.

Câu 8. Cho 4,64 gam hỗn hợp A chứa FeO, Fe3O4, Fe2O3 trong đó số mol FeO bằng số mol
Fe2O3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1 M thu được dung dịch X.
(a) Tính thể tích dung dịch HCl cần dùng cho phản ứng trên.
(b) Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Tính m?
Câu 9. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm FeO; Fe2O3; Fe3O4 bằng dung dịch HCl dư.
Dung dịch sau phản ứng được chia là 2 phần bằng nhau. Phần 1 đem cô cạn thu được 74,15 gam
chất rắn khan. Phần 2, sục khí Cl2 dư vào rồi đem cô cạn thu được 81,25 gam chất rắn khan. Tính
giá trị của m?
Câu 10. (A.08): Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng
hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch
HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là
A. 57 ml. B. 50 ml. C. 75 ml. D. 90 ml.

Câu 11. Cho 30,7 gam hỗn hợp X gồm Na, K, Na2O, K2O tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ
thu được 2,464 lít H2 (đktc), dung dịch chứa 22,23 gam NaCl và x gam KCl. Giá trị của x là
A. 32,78 B. 31,29 C. 35,76 D. 34,27

Câu 12. Hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Ca và CaO. Hòa tan 21,44 gam X vào dung dịch HCl vừa
đủ thu được 6,496 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Trong Y có 24,7 gam MgCl2 và m gam CaCl2.
Giá trị m là
A. 31,08. B. 33,3. C. 39,96. D. 26,64.

 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM


1. Mức độ nhận biết (rất dễ và dễ)
Câu 1. Số oxi hóa của clo trong hợp chất HCl là
A. +1. B. -1. C. 0. D. +2.
Câu 2. Khí hiđro clorua có công thức hóa học là
A. HCl. B. HClO2. C. KCl. D. NaClO.
Câu 3. Khí HCl khô khi gặp quỳ tím thì làm quỳ tím
A. chuyển sang màu đỏ. B. chuyển sang màu
xanh.
C. không chuyển màu. D. chuyển sang không
màu.
Câu 4. Khí HCl khi tan trong nước tạo thành dung dịch axit clohiđric. Axit clohiđric khi
tiếp xúc với quỳ tím làm quỳ tím
A. chuyển sang màu đỏ. B. chuyển sang màu xanh.
C. không chuyển màu. D. chuyển sang không màu.
Câu 5. Chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch HCl?
A. Al. B. KMnO4. C. Cu(OH)2. D. Cu.
Câu 6. [QG.19 – 201] Kim loại nào sau đây không tan được trong dung dịch HCl?
A. Al. B. Ag. C. Zn. D. Mg.
Câu 7. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào sai?
A. Zn + 2HCl  ZnCl2 + H2. B. Cu + 2HCl  CuCl2 + H2.
C. CuO + 2HCl  CuCl2 + H2O. D. AgNO3 + HCl  AgCl + HNO3.
Câu 8. Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl là
A. Cu, Fe, Al. B. Fe, Mg, Al. C. Cu, Pb, Ag. D. Fe, Au, Cr.
Câu 9. Thuốc thử của axit clohiđric và muối clorua là dung dịch
A. AgNO3. B. Na2CO3.
C. NaOH. D. phenolphthalein.
Câu 10. Trong phòng thí nghiệm người ta thường điều chế khí HCl bằng cách
A. clo hoá các hợp chất hữu cơ. B. cho clo tác dụng với hiđro.
C. đun nóng dung dịch HCl đặc. D. cho NaCl rắn tác dụng với H2SO4 đặc.
Câu 11. Phản ứng nào sau đây được dùng để điều chế khí hiđro clorua trong phòng thí nghiệm?
o
A. H2 + Cl2  t
 2HCl

B. Cl2 + H2O   HCl + HClO

C. Cl2 + SO2 + 2H2O  2HCl + H2SO4
o
D. NaClrắn + H2SO4 đặc 
t
 NaHSO4 + HCl
Câu 12. X là một loại muối clorua, là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp hóa chất để
điều chế Cl2, H2, NaOH, nước Gia-ven,.. đặc biệt quan trọng trong bảo quản thực phẩm và làm
gia vị thức ăn. X là
A. ZnCl2 B. AlCl3 C. NaCl D. KCl
2. Mức độ thông hiểu (trung bình)
Câu 13. Nhận xét nào sau đây về hiđro clorua là không đúng?
A. Có tính axit. B. Là chất khí ở điều kiện thường.
C. Mùi xốc. D. Tan tốt trong nước.
Câu 14. Phản ứng nào sau đây xảy ra không tạo muối FeCl2?
A. Fe + HCl. B. Fe3O4 + HCl. C. Fe + Cl2. D. Fe + FeCl3.
Câu 15. [MH3.2017] Oxit nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl sinh ra hỗn hợp muối?
A. Al2O3. B. Fe3O4. C. CaO. D. Na2O.
Câu 16. Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl loãng và khí Cl2 cho cùng một muối
clorua?
A. Fe. B. Zn. C. Cu. D. Ag.
Câu 17. Phản ứng nào sau đây HCl thể hiện tính khử?
A. HCl + NaOH → NaCl + H2O. B. 2HCl + CaCO3 → CaCl2 + CO2 + H2O.
C. 2HCl + Mg → MgCl2 + H2. D. 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + H2O.
Câu 18. Phản ứng nào sau đây HCl thể hiện tính oxi hóa?
A. CuO + 2HCl ⟶ CuCl2 + H2O. B. Fe + 2HCl ⟶ FeCl2 + H2.
C. Fe(OH)2 + 2HCl ⟶ FeCl2 + H2O. D. KClO3 + 6HCl ⟶ KCl + 3Cl2 + 3H2O.
Câu 19. Trong các dãy chất dưới đây, dãy nào gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch
HCl?
A. Fe2O3, KMnO4, Cu. B. Fe, CuO, Ba(OH)2.
C. CaCO3, H2SO4, Mg(OH)2. D. AgNO3, MgCO3, BaSO4.
Câu 20. Axit clohiđric có thể tham gia phản ứng oxi hóa khử với vai trò
A. chất khử. B. chất oxi hóa.
C. môi trường. D. tất cả đều đúng.
Câu 21. Cho kim loại M tác dụng với Cl2 được muối X; cho kim loại M tác dụng với dung dịch
HCl được muối Y. Nếu cho kim loại M tác dụng với dung dịch muối X ta cũng được muối Y.
Kim loại M có thể là
A. Al. B. Zn. C. Cu. D. Fe.
Câu 22. Dãy các chất nào sau đây đều tác dụng với axit clohidric?
A. Fe2O3, KMnO4, Cu, Fe, AgNO3. B. Fe2O3, KMnO4 ¸Fe, CuO, AgNO3.
C. Fe, CuO, H2SO4, Ag, Mg(OH)2. D. KMnO4, Cu, Fe, H2SO4, Mg(OH)2.
Câu 23. Cho các chất sau: KOH (1), Zn (2), Ag (3), Al(OH)3 (4), KMnO4 (5), K2SO4 (6). Axit
HCl tác dụng được với các chất:
A. (1), (2), (4), (5). B. (3), (4), (5), (6).
C. (1), (2), (3), (4). D. (1), (2), (3), (5).
3. Mức độ vận dụng (khá)
Câu 24. Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ. Khí A trong bình có thể là khí nào dưới đây?

A. H2S B. NH3 C. SO2 D. HCl


Câu 25. [Chu Văn An HN - Lần 1/2019] Trong phòng thí nghiệm, khí X được điều chế và thu
theo hình vẽ bên. Phản ứng nào sau đây không áp dụng được với cách thu khí này?
A. NaCl(r) + H2SO4(đặc)   HCl(k) + NaHSO4.
0
t

B. CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2.


C. 2KClO3   2KCl + 3O2.
0
t

D. Fe + HCl → FeCl2 + H2↑


Câu 26. Quan sát mô hình thí nghiệm thực hành dưới đây với các dung dịch loãng cùng nồng
độ:

Hãy cho biết hiện tượng xảy ra trong từng ống nghiệm
A. ống 1 không thấy hiện tượng gì, ống 2 cho kết tủa trắng, ống 3 cho kết tủa vàng nhạt, ống 4
cho kết tủa vàng đậm
B. ống 1,2 cho kết tủa trắng, ống 3 cho kết tủa vàng nhạt, ống 4 cho kết tủa vàng đậm
C. ống 1, 2 cho kết tủa trắng, ống 3, 4 cho kết tủa vàng đậm
D. ống 1 không thấy hiện tượng gì, ống 2 cho kết tủa trắng xanh, ống 3, 4 cho kết tủa vàng
nhạt.
Câu 27. Cho phản ứng: KMnO4 + HCl (đặc) 
0
t
 KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
Hệ số cân bằng phản ứng là các số tối giản. Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử là:
A. 16. B. 5. C. 10. D. 8.
Câu 28. (A.10): Trong phản ứng: K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + Cl2 + KCl + H2O
Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng. Giá
trị của k là
A. 3/14. B. 4/7. C. 1/7. D. 3/7.
Câu 29. Có các hóa chất sau đựng riêng biệt trong các lọ mất nhãn: KCl, MgCl2, FeCl2, FeCl3,
AlCl3, NH4Cl, (NH4)2SO4. Thuốc thử có thể dùng để nhận biết các hóa chất trên là
A. NaOH. B. Ba(OH)2. C. Ba(NO3)2. D. AgNO3.
Câu 30. (B.09): Cho các phản ứng sau:
(a) 4HCl + PbO2 → PbCl2 + Cl2 + 2H2O.
(b) HCl + NH4HCO3 → NH4Cl + CO2 + H2O.
(c) 2HCl + 2HNO3 → 2NO2 + Cl2 + 2H2O.
(d) 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2.
Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 31. (A.08): Cho các phản ứng sau:
4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O.
2HCl + Fe → FeCl2 + H2.
14HCl + K2Cr2O7 → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O.
6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2.
16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.
Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa là
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 32. Cho các phản ứng sau:
o
t
4HCl + MnO2   MnCl2 + Cl2 + 2H2O
o
t
14HCl + K2Cr2O7   2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O
o
t
16HCl + 2KMnO4  2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
2HCl + Fe   FeCl2 + H2
6HCl + 2Al   2AlCl3 + 3H2
Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 33. (QG.19 - 204). Hòa tan hoàn toàn 2,8 gam Fe trong dung dịch HCl dư, thu được V lít
khí H2 (ở đktc). Giá trị của V là
A. 3,36. B. 1,12. C. 6,72. D. 4,48.
Câu 34. Hòa tan hoàn toàn 8,4 gam Fe vào dung dịch HCl dư, thu được dung dịch X và khí Y.
Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 24,375. B. 19,05. C. 12,70. D. 16,25.
Câu 35 (Q.15): Cho 0,5 gam một kim loại hoá trị II phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được
0,28 lít H2 (đktc). Kim loại đó là
A. Ca. B. Ba. C. Sr. D. Mg.
Câu 36. Hòa tan hoàn toàn 3,2 gam một oxit kim loại (hóa trị II) cần vừa đủ 40 ml dung dịch HCl
2M. Công thức của oxit là
A. MgO. B. FeO. C. CuO. D. ZnO.
Câu 37. (201 – Q.17). Cho 1,5 gam hỗn hợp X gồm Al và Mg phản ứng hết với dung dịch HCl
dư, thu được 1,68 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Mg trong X là
A. 0,60 gam. B. 0,90 gam. C. 0,42 gam. D. 0,48 gam.
Câu 38. Cho 15 gam hỗn hợp bột kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng
xảy ra hoàn toàn thu được 4,48 lít khí H2 và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là:
A. 6,4. B. 8,5. C. 2,2. D. 2,0.
Câu 39. Hòa tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp X gồm Al và Mg trong dung dịch HCl dư thu được
8,96 lít khí H2 (đktc) và dung dịch chức m gam muối. Giá trị của m là
A. 22,4. B. 28,4. C. 36,2. D. 22,0
Câu 40. (A.12): Hòa tan hoàn toàn 2,43 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn vào một lượng vừa đủ dung
dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được 1,12 lít H2 (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối
trong dung dịch X là
A. 4,83 gam. B. 5,83 gam. C. 7,33 gam. D. 7,23 gam.
Câu 41. Hoà tan hoàn toàn 9,14 gam hỗn hợp kim loại gồm Cu, Mg, Al bằng dung dịch HCl dư
thu được 7,84 lít khí X (đktc), dung dịch Y và 2,54 gam chất rắn Z. Cô cạn dung dịch Y thì thu
được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 27,39. B. 36,53. C. 33,99. D. 31,45.
Câu 42. Cho một lượng hỗn hợp CuO và Fe2O3 tan hết trong dung dịch HCl thu được 2 muối có
tỷ lệ mol là 1: 1. Phần trăm khối lượng của CuO và Fe2O3 trong hỗn hợp lần lượt là
A. 30 và 70. B. 40 và 60. C. 50 và 50. D. 60 và 40.
Câu 43. Cho 37,6 gam hỗn hợp gồm CaO, CuO và Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 0,6 lít dung dịch
HCl 2M, rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì số gam muối khan thu được là
A. 70,6. B. 61,0. C. 80,2. D. 49,3
Câu 44. (A.09): Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch
HCl 10%, thu được 2,24 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là
A. 101,68 gam. B. 88,20 gam. C. 76,48 gam. D. 97,80 gam.
Câu 45. (C.07): Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng một lượng vừa đủ dung dịch
HCl 20%, thu được dung dịch Y. Nồng độ của FeCl2 trong dung dịch Y là 15,76%. Nồng độ phần
trăm của MgCl2 trong dung dịch Y là
A. 24,24%. B. 11,79%. C. 28,21%. D. 15,76%.
Câu 46. (C.09): Cho m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 vào một lượng vừa đủ dung dịch
HCl 2M, thu được dung dịch Y có tỉ lệ số mol Fe2+ và Fe3+ là 1: 2. Chia Y thành hai phần bằng
nhau. Cô cạn phần một thu được m1 gam muối khan. Sục khí clo (dư) vào phần hai, cô cạn dung
dịch sau phản ứng thu được m2 gam muối khan. Biết m2 – m1 = 0,71. Thể tích dung dịch HCl đã
dùng là
A. 240 ml. B. 80 ml. C. 320 ml. D. 160 ml.
Câu 47. (C.09): Nung nóng 16,8 gam hỗn hợp Au, Ag, Cu, Fe, Zn với một lượng dư khí O2, đến
khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 23,2 gam chất rắn X. Thể tích dung dịch HCl 2M
vừa đủ để phản ứng với chất rắn X là
A. 600 ml. B. 200 ml. C. 800 ml. D. 400 ml.
Câu 48. (QG.16): Đốt cháy 2,15 gam hỗn hợp gồm Zn, Al, Mg trong khí oxi dư, thu được 3,43
gam hỗn hợp X. Toàn bộ X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 0,5M. Biết các phản ứng
xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
A. 160. B. 240. C. 480. D. 320.

You might also like