Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 17

BÀI TẬP RÈN LUYỆN – SỐ 1

Câu 1: Hỗn hợp khí X gồm etylamin và hai hiđrocacbon là đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 100
ml hỗn hợp X bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 550 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi nước. Nếu cho Y
đi qua dung dịch axit sunfuric đặc (dư) thì còn lại 250 ml khí (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều
kiện). Công thức của hai hiđrocacbon là:
A. CH4 và C2H6 B. C2H4 và C3H6 C. C2H6 và C3H8 D. C3H6 và C4H8
Câu 2: Hỗn hợp X chứa etan, đimetylamin, metyl axetat và alanin. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol X cần
dùng 0,5475 mol O2, thu được CO2, H2O và x mol N2. Giá trị của x là
A. 0,035. B. 0,025. C. 0,030. D. 0,045.
Câu 3: Hỗn hợp X chứa butan, đietylamin, etyl propionat và Val. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol X cần
dùng 0,9925 mol O2, thu được CO2, N2 và H2O. Biết trong X oxi chiếm 22,615% về khối lượng. Cho toàn
bộ lượng X trên vào dung dịch NaOH dư thấy có a mol NaOH tham gia phản ứng. Giá trị của a là?
A. 0,10. B. 0,15. C. 0,20. D. 0,25.
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X chứa trimetylamin và hexametylenđiamin cần dùng 0,715
mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2. Mặt khác cho 24,54 gam X trên tác dụng với dung dịch
HCl loãng dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là.
A. 39,14 gam B. 33,30 gam C. 31,84 gam D. 39,87 gam
Câu 5: Hỗn hợp X chứa một amin đơn chức, mạch hở (có một liên kết đôi C=C trong phân tử) và một
ankan. Đốt cháy hoàn toàn 0,14 mol hỗn hợp X, sản phẩm cháy thu được có 15,84 gam CO2 và 8,28 gam
H2O. Phần trăm khối lượng của ankan có trong X là:
A. 24,6% B. 30,4% C. 18,8% D. 28,3%
Câu 6: Cho m gam hỗn hợp X chứa metylamin, đimetylamin, trimetylamin tác dụng với dung dịch HNO3
loãng dư, cô cạn dung dịch sau phản ứng, lấy phần muối khan đem đốt cháy hoàn toàn cần dùng 0,35 mol
O2, thu được 1,2 mol hỗn hợp khí và hơi gồm CO2, H2O và N2. Giá trị m là
A. 8,16 gam. B. 7,60 gam. C. 7,88 gam. D. 8,44 gam.
Câu 7: Cho hỗn hợp X chứa ba amin đều thuộc dãy đồng đẳng của metylamin tác dụng với dung dịch
HNO3 loãng dư, cô cạn dung dịch sau phản ứng, lấy phần muối khan đem đốt cháy hoàn toàn cần dùng
0,1 mol O2, thu được 0,28 mol hỗn hợp khí và hơi gồm a mol CO2, b mol H2O và c mol N2. Giá trị của a
là?
A. 0,04. B. 0,06. C. 0,08. D. 0,09.
Câu 8: Hỗn hợp X chứa đimetylamin, metyl axetat và alanin. Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol X cần dùng
0,4425 mol O2, thu được CO2, H2O và x mol N2. Giá trị của x là.
A. 0,035. B. 0,025. C. 0,030. D. 0,045.
Câu 9: Hỗn hợp X chứa một amin no đơn chức, mạch hở và một ankin. Đốt cháy hoàn toàn 0,23 mol hỗn
hợp X, sản phẩm cháy thu được có 31,68 gam CO2 và 14,67 gam H2O. Xác định khối lượng của hỗn hợp
X ứng với 0,23 mol:
A. 10,68 B. 12,09 C. 11,06 D. 13,08
Câu 10: Hỗn hợp X chứa một amin đơn chức, mạch hở (có hai liên kết đôi C=C trong phân tử) và một
anken. Đốt cháy hoàn toàn 0,28 mol hỗn hợp X, dẫn sản phẩm qua bình đựng Ca(OH) dư, thu được 107
gam kết tủa, khối lượng bình giảm 42,73 gam. Khối lượng của 0,28 mol X là?
A. 18,59 B. 19,08 C. 17,97 D. 16,85
Câu 11: Hỗn hợp X chứa metylamin, axit axetic và Gly. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X cần dùng 0,215
mol O2, thu được CO2, H2O và x mol N2. Giá trị của x là.
A. 0,035. B. 0,025. C. 0,030. D. 0,040.
Câu 12: Hỗn hợp X chứa butan, đietylamin, etyl propionat và Val. Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol X cần
dùng 1,655 mol O2, thu được CO2, N2 và x gam H2O. Giá trị của x là?
A. 23,58. B. 28,25. C. 31,27. D. 20,24.
Câu 13: Hỗn hợp X chứa butan, đietylamin, etyl propionat và Val. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol X cần
dùng 1,99 mol O2, thu được CO2, N2 và H2O. Biết trong X oxi chiếm 22,378% về khối lượng. Khối lượng
ứng với 0,15 mol X là?
A. 28,6. B. 14,3. C. 32,2. D. 16,1.
Câu 14: Hỗn hợp X chứa một amin no đơn chức, mạch hở và một anken. Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn
hợp X, sản phẩm cháy thu được có 33,6 lít CO2 ở (đktc) và 35,1 gam H2O. Cho toàn bộ lượng amin có
trong 0,4 mol X tác dụng vừa đủ với HCl khối lượng muối thu được là. Biết số C trong amin lớn hơn số C
trong anken.
A. 28,92 B. 32,85 C. 48,63 D. 52,58
Câu 15: Hỗn hợp X chứa hai amin no, đơn chức, mạch hở thuộc đồng đẳng liên tiếp (Y và Z trong đó MY
< MZ và nY < nZ) và một ancol no, hai chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 10,02 gam hỗn hợp X cần dùng
vừa đủ a mol O2. Toàn bộ sản phẩm cháy thu được cho qua bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thấy
có 1,12 lít khí N2 thoát ra ở đktc đồng thời trong bình xuất hiện 40 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng
ancol có trong X gần nhất với:
A. 62% B. 48% C. 61% D. 50%
Câu 16: Hỗn hợp X chứa etylamin, etyl fomat và alanin. Đốt cháy hoàn toàn 0,24 mol X cần dùng 0,875
mol O2, thu được CO2, H2O và x mol N2. Giá trị của x là
A. 0,07. B. 0,05. C. 0,06. D. 0,03.
Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm metylamin, metyl fomat và glyxin cần dùng 0,43
mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua bình đựng dung dịch H2SO4 đặc, thấy khối
lượng bình tăng m gam; khí thoát ra khỏi bình gồm CO2 và N2. Giá trị của m là
A. 8,64 gam. B. 7,92 gam. C. 8,28 gam. D. 7,20 gam.
Câu 18: Hỗn hợp X chứa butan, đietylamin, etyl propionat và Val. Đốt cháy hoàn toàn 0,18 mol X cần
dùng 1,2 mol O2, sản phẩm cháy thu được gồm CO2, N2 và H2O được dẫn qua bình dựng dung dịch
H2SO4 đặc, thấy khối lượng bình tăng m gam; khí thoát ra khỏi bình gồm CO2 và N2. Giá trị của m là
A. 17,28 gam. B. 19,01 gam. C. 21,42 gam. D. 24,29 gam.
Câu 19: Cho m gam hỗn hợp X chứa ba amin đều thuộc dãy đồng đẳng của metylamin tác dụng với dung
dịch HNO3 loãng dư, cô cạn dung dịch sau phản ứng, lấy phần muối khan đem đốt cháy hoàn toàn cần
dùng 0,4 mol O2, thu được 0,9 mol hỗn hợp khí và hơi gồm CO2, H2O và N2. Giá trị m là?
A. 6,1 gam. B. 5,9 gam. C. 7,4 gam. D. 8,2 gam.
Câu 20: Hỗn hợp X chứa hai amin không no, đơn chức, mạch hở thuộc đồng đẳng liên tiếp có một nối
đôi C=C (Y và Z trong đó MY < MZ và nY < nZ) và một ancol no, hai chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn
9,47 gam hỗn hợp X thu được 16,72 gam CO2 và 0,56 lít N2. Xác định phân tử khối của Z:
A. 57 B. 71 C. 68 D. 85
BẢNG ĐÁP ÁN – 1
01.B 02.D 03.A 04.D 05.D 06.B 07.C 08.D 09.B 10.C
11.C 12.A 13.B 14.B 15.C 16.A 17.C 18.A 19.B 20.B

BÀI TẬP RÈN LUYỆN – SỐ 2


Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm hai amin đơn chức, mạch hở (là đồng đẳng) và hai anken
cần vừa đủ 0,845 mol O2, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 34,74 gam. Giá trị lớn nhất của m
là:
A. 10,22. B. 9,66. C. 9,94. D. 9,38.
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm hai amin đơn chức, mạch hở (là đồng đẳng) và hai anken
cần vừa đủ 0,56 mol O2, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 23,04 gam và a mol N2. Giá trị lớn
nhất của a là:
A. 0,05 B. 0,04 C. 0,06 D. 0,03
Câu 3: Cho hỗn hợp X chứa ba amin đều thuộc dãy đồng đẳng của metylamin tác dụng với dung dịch
HNO3 loãng dư, cô cạn dung dịch sau phản ứng, lấy phần muối khan đem đốt cháy hoàn toàn cần dùng
0,43 mol O2, thu được 1,05 mol hỗn hợp khí và hơi gồm CO2, H2O và N2. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy
vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Khối lượng kết tủa thu được là?
A. 33 gam. B. 37 gam. C. 41 gam. D. 45 gam.
Câu 4: Cho hỗn hợp X chứa ba amin đều thuộc dãy đồng đẳng của metylamin tác dụng với dung dịch
HNO3 loãng dư, cô cạn dung dịch sau phản ứng, lấy phần muối khan đem đốt cháy hoàn toàn cần dùng
0,43 mol O2, thu được 1,05 mol hỗn hợp khí và hơi gồm x mol CO2, y mol H2O và z mol N2. Giá trị của y
là?
A. 0,72. B. 0,59. C. 0,63. D. 0,78.
Câu 5: Cho hỗn hợp X chứa ba amin đều thuộc dãy đồng đẳng của metylamin tác dụng với dung dịch
HNO3 loãng dư, cô cạn dung dịch sau phản ứng, lấy phần muối khan đem đốt cháy hoàn toàn cần dùng
0,43 mol O2, thu được 1,05 mol hỗn hợp khí và hơi gồm x mol H2O, b mol CO2 và c mol N2. Giá trị của c
là?
A. 0,11. B. 0,12. C. 0,13. D. 0,14.
Câu 6: Cho hỗn hợp X chứa ba amin đều thuộc dãy đồng đẳng của metylamin tác dụng với dung dịch
HNO3 loãng dư, cô cạn dung dịch sau phản ứng, lấy phần muối khan đem đốt cháy hoàn toàn cần dùng
0,1 mol O2, thu được 0,28 mol hỗn hợp khí và hơi gồm a mol CO2, b mol H2O và c mol N2. Giá trị của b
là?
A. 0,20. B. 0,18. C. 0,16. D. 0,14.
Câu 7: Hỗn hợp X chứa butan, đietylamin, etyl propionat và Val. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X cần dùng
0,6675 mol O2, thu được CO2, N2 và H2O. Biết trong X oxi chiếm 17,68% về khối lượng. Phần trăm khối
lượng của N có trong X là?
A. 7,73%. B. 8,32%. C. 9,12%. D. 10,83%.
Câu 8: Hỗn hợp X chứa butan, đietylamin, etyl propionat và Val. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X cần dùng
0,665 mol O2, sản phẩm cháy thu được gồm CO2, N2 và H2O (trong đó tổng khối lượng của N2 và CO2 là
21,52 gam). Khối lượng X ứng với 0,1 mol là?
A. 7,24. B. 8,22. C. 8,93. D. 9,78.
Câu 9: Hỗn hợp X chứa butan, đietylamin, etyl propionat và Val. Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol X cần
dùng 0,7925 mol O2, sản phẩm cháy thu được gồm CO2, N2 và H2O (trong đó tổng khối lượng của N2 và
CO2 là 24,02 gam). Phần trăm khối lượng oxi trong X là?
A. 16,15%. B. 17,31%. C. 18,01%. D. 19,32%.
Câu 10: Hỗn hợp X chứa butan, đietylamin, etyl propionat và Val. Đốt cháy hoàn toàn 0,18 mol X cần
dùng 1,2 mol O2, sản phẩm cháy thu được gồm CO2, N2 và H2O (trong đó tổng khối lượng của H2O và
CO2 là 59,92 gam). Phần trăm khối lượng oxi trong X là?
A. 17,78%. B. 19,01%. C. 22,12%. D. 24,34%.
Câu 11: Hỗn hợp X gồm alanin, axit glutamic, lysin và metyl acrylat. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần
0,965 mol O2, thu được hỗn hợp gồm CO2; 0,73 mol H2O và 0,05 mol N2. Hidro hóa hoàn toàn 0,2 mol X
cần dùng a mol khí H2 (xúc tác Ni, t0). Giá trị của a là?
A. 0,08 B. 0,06 C. 0,12 D. 0,10
Câu 12: Hỗn hợp X chứa một số este đơn chức, một số aminoaxit và một số hidrocacbon (đều mạch hở).
Đốt cháy hoàn toàn 0,26 mol hỗn hợp X cần vừa đủ 1,2 mol O2 thu được hỗn hợp gồm CO2; 0,8 mol H2O
và 0,04 mol N2. Hidro hóa hoàn toàn 0,2 mol X cần dùng a mol khí N2 (xúc tác Ni, t0). Giá trị của a là?
A. 0,38 B. 0,26 C. 0,22 D. 0,30
Câu 13: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, valin, axit glutamic, lysin, tripanmitin, tristearin, metan, etan,
metylamin và etylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,42 mol X cần dùng vừa đủ a mol O2, thu được hỗn hợp
gồm CO2; 59,76 gam H2O và 0,12 mol N2. Giá trị của a là?
A. 3,32 B. 3,87 C. 4,12 D. 4,44
Câu 14: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, valin, axit glutamic, lysin, tripanmitin, tristearin, metan, etan,
metylamin và etylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,35 mol X cần dùng vừa đủ a mol O2, thu được hỗn hợp
gồm CO2; 56,25 gam H2O và 0,085 mol N2. Giá trị của gần nhất với a là?
A. 3,00 B. 3,15 C. 3,85 D. 4,25
Câu 15: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, valin, axit glutamic, lysin, tripanmitin, tristearin, triolein, metan,
etan, metylamin và etylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,39 mol X cần dùng vừa đủ 7,4525 mol O2, thu được
hỗn hợp gồm m gam CO2; 93,69 gam H2O và 0,085 mol N2 (Biết triolein chiếm 38,573% về khối lượng
trong X). Giá trị của m là?
A. 234,08 B. 214,32 C. 221,13 D. 206,45
Câu 16: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, valin, axit glutamic, lysin, tripanmitin, tristearin, triolein, metan,
etan, metylamin và etylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,34 mol X cần dùng vừa đủ 5,605 mol O2, thu được
hỗn hợp gồm m gam CO2; 71,46 gam H2O và 0,07 mol N2 (Biết triolein chiếm 26,224% về khối lượng
trong X). Giá trị của m là?
A. 112,34 B. 134,54 C. 157,78 D. 173,36
Câu 17: Hỗn hợp X chứa một số este đơn chức, một số aminoaxit (đều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn
0,11 mol hỗn hợp X cần vừa đủ 0,625 mol O2 thu được hỗn hợp gồm CO2; 0,45 mol H2O và 0,04 mol N2.
Hidro hóa hoàn toàn 0,2 mol X cần dùng a mol khí H2 (xúc tác Ni, t0). Giá trị của a là?
A. 0,08 B. 0,06 C. 0,12 D. 0,10
Câu 18: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic. Hỗn hợp Y gồm tristearin và tripanmitin. Đốt
cháy hoàn toàn 0,13 mol hỗn hợp Z gồm [X (trong đó axit glutamic có 0,04 mol) và Y] cần dùng 2,76
mol O2, sản phẩm cháy gồm N2, CO2 và 35,28 gam H2O. Phần trăm khối lượng của axit glutamic có trong
Z là?
A. 14,23% B. 15,98% C. 17,43% D. 18,43%
Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn 0,11 mol hỗn hợp Z gồm tripanmitin, glyxin, alanin và axit glutamic (0,04
mol). Cần dùng 1,13 mol O2, sản phẩm cháy gồm N2, CO2 và 36,16 gam H2O. Phần trăm khối lượng của
tripanmitin có trong Z là?
A. 44,23% B. 68,99% C. 57,43% D. 78,43%
Câu 20: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic. Hỗn hợp Y gồm tristearin, triolein và
tripanmitin. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp Z gồm [X (trong đó axit glutamic có 0,05 mol) và Y]
cần dùng 8,15 mol O2, sản phẩm cháy gồm N2, CO2 và 99,63 gam H2O. Mặt khác, cho toàn bộ lượng Z
trên vào dung dịch nước Br2 dư thấy có 0,12 mol Br2 tham gia phản ứng. Phần trăm khối lượng của
triolein có trong Z là?
A. 32,12% B. 36,48% C. 41,34% D. 43,22%
BẢNG ĐÁP ÁN – 2
01.B 02.B 03.A 04.B 05.C 06.C 07.D 08.A 09.A 10.A
11.C 12.D 13.D 14.D 15.A 16.D 17.D 18.B 19.B 20.B
BÀI TẬP RÈN LUYỆN – SỐ 3
Câu 1: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, valin, axit glutmic, lysin, tripanmitin, tristearin, metan, etan,
metylamin và etylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,34 mol X cần dùng vừa đủ 4,16 mol O2, thu được hỗn hợp
gồm CO2; m gam H2O và 0,12 mol N2. Giá trị của m là?
A. 48,32 B. 43,38 C. 55,44 D. 51,52
Câu 2: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, valin, axit glutmic, lysin, tripanmitin, tristearin, triolein, metan,
etan, metylamin và etylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,38 mol X cần dùng vừa đủ 8,865 mol O2, thu được
hỗn hợp gồm CO2; 111,06 gam H2O và 0,07 mol N2 (Biết triolein chiếm 17,162% về khối lượng trong X).
Nếu cho toàn bộ lượng X trên vào dung dịch KOH dư thì số mol KOH tham gia phản ứng là?
A. 0,32 B. 0,38 C. 0,44 D. 0,52
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp Z gồm tristeain, glyxin, alanin và axit glutamic (0,02 mol)
cần dùng 1,93 mol O2, sản phẩm cháy gồm N2, CO2 và 24,84 gam H2O. Phần trăm khối lượng của
tristearin có trong Z là?
A. 43,33%. B. 56,32%. C. 60,23%. D. 68,99%
Câu 4: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic. Hỗn hợp Y gồm tristearin, triolein và tripanmitin.
Đốt cháy hoàn toàn 0,16 mol hỗn hợp Z gồm [X (trong đó axit glutamic có 0,05 mol) và Y] cần dùng 5,1
mol O2, sản phẩm cháy gồm N2, CO2 và 63 gam H2O. Mặt khác, cho toàn bộ lượng Z trên vào dung dịch
nước Br2 dư thấy có 0,06 mol Br2 tham gia phản ứng. Phần trăm khối lượng của axit glutamic có trong Z
là?
A. 10,12% B. 11,64% C. 14,33% D. 15,57%
Câu 5: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic. Hỗn hợp Y gồm tristearin, trilinolein và
tripanmitin. Đốt cháy hoàn toàn 0,14 mol hỗn hợp Z gồm [X (trong đó axit glutamic có 0,04 mol) và Y]
cần dùng 4,2625 mol O2, sản phẩm cháy gồm N2, CO2 và 51,21 gam H2O. Mặt khác, cho toàn bộ lượng Z
trên vào dung dịch nước Br2 dư thấy có 0,18 mol Br2 tham gia phản ứng. Phần trăm khối lượng của axit
glutamic có trong Z là?
A. 11,02% B. 13,44% C. 13,67% D. 14,56%
Câu 6: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic. Hỗn hợp Y gồm tristearin, trilinolein và
tripanmitin. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp Z gồm [X (trong đó axit glutamic có 0,04 mol) và Y]
cần dùng 8,195 mol O2, sản phẩm cháy gồm N2, CO2 và 97,02 gam H2O. Mặt khác, cho toàn bộ lượng Z
trên vào dung dịch nước Br2 dư thấy có 0,36 mol Br2 tham gia phản ứng. Phần trăm khối lượng của
trilinolein có trong Z là?
A. 34,42% B. 42,45% C. 54,01% D. 54,34%
Câu 7: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic. Hỗn hợp Y gồm ba chất béo. Đốt cháy hoàn toàn
0,2 mol hỗn hợp Z gồm X và Y (biết axit glutamic chiếm 3,6585% về khối lượng) cần dùng 6,69 mol O2,
sản phẩm cháy gồm N2, m gam CO2 và 82,44 gam H2O. Mặt khác, cho toàn bộ lượng Z trên vào dung
dịch nước Br2 dư thấy có 0,08 mol Br2 tham gia phản ứng. Giá trị gần đúng của m là?
A. 189 B. 193 C. 205 D. 210
Câu 8: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic. Hỗn hợp Y gồm ba chất béo. Đốt cháy hoàn toàn
0,28 mol hỗn hợp Z gồm X và Y (biết axit glutamic chiếm 15,957% về khối lượng) cần dùng 7,11 mol
O2, sản phẩm cháy gồm N2, m gam CO2 và 88,92 gam H2O. Mặt khác, cho toàn bộ lượng Z trên vào dung
dịch nước Br2 dư thấy có 0,08 mol Br2 tham gia phản ứng.
A. 46,06 B. 47,23 C. 46,55 D. 47,32
Câu 9: [BGD-2018] Hỗn hợp X gồm alanin, axit glutamic và axit acrylic. Hỗn hợp Y gồm propen và
trimetylamin. Đốt cháy hoàn toàn a mol X và b mol Y thì tổng số mol oxi cần dùng vừa đủ là 1,14 mol,
thu được H2O; 0,1 mol N2 và 0,91 mol CO2. Mặt khác, khi cho a mol X tác dụng với dung dịch KOH dư
thì lượng KOH phản ứng là m gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 11,2. B. 16,8. C. 10,0. D. 14,0.
Câu 10: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, axit glutamic, metylmetacrylic và axit acrylic. Hỗn hợp Y gồm
propen, buten và etylamin. Đốt cháy hoàn toàn x mol X và y mol Y thì tổng số mol oxi cần dùng vừa đủ
là 1,08 mol, thu được H2O; 0,08 mol N2 và 0,84 mol CO2. Mặt khác, khi cho a mol X tác dụng với dung
dịch KOH dư thì lượng KOH phản ứng là m gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là?
A. 11,2. B. 16,8. C. 10,0. D. 14,0
Câu 11: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, axit glutamic, metylmetacrylic và axit acrylic. Hỗn hợp Y gồm
propen, buten và etylamin. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp Z chứa x mol X và y mol Y thì tổng số
mol oxi cần dùng vừa đủ là 1,47 mol, thu được H2O; 0,08 mol N2 và 1,1 mol CO2. Giá trị của m là?
A. 11,23. B. 18,43. C. 21,34. D. 24,12.
Câu 12: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, axit glutamic, metylmetacrylic và axit acrylic. Hỗn hợp Y gồm
propen, buten và etylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,32 mol hỗn hợp Z chứa X và Y thì tổng số mol oxi cần
dùng vừa đủ là 1,425 mol, thu được CO2, 19,62 gam H2O; 0,07 mol N2. Mặt khác, đun nóng toàn bộ
lượng Z trên trong H2 dư (Ni) thấy có a mol H2 tham gia phản ứng. Giá trị của a là?
A. 0,12. B. 0,14. C. 0,16. D. 0,18.
Câu 13: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, axit glutamic, metylmetacrylic và axit acrylic. Hỗn hợp Y gồm
propen, buten và etylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,44 mol hỗn hợp Z chứa X và Y thì tổng số mol oxi cần
dùng vừa đủ là 1,845 mol, thu được CO2, 26,1 gam H2O; 0,11 mol N2. Mặt khác, đun nóng toàn bộ lượng
Z trên trong H2 dư (Ni) thấy có a mol H2 tham gia phản ứng. Giá trị của a là?
A. 0,22. B. 0,34. C. 0,42. D. 0,52.
Câu 14: Hỗn hợp X gồm Gly, Lys (tỷ lệ mol 2:1) và một amin đơn chức, hở, có một liên kết đôi C=c
trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 11,48 gam X cần vừa đủ 0,88 mol O2. Toàn bộ sản phẩm cháy cho qua
dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 37,4 gam (xem N2 hoàn toàn không bị hấp thụ). Kết
luận nào sau đây là đúng:
A. Công thức phân tử của amin trong X là C2H5N.
B. Công thức phân tử của amin trong X là C3H7N.
C. Công thức phân tử của amin trong X là C4H9N.
D. Số mol amin trong X là 0,05 mol.
Câu 15: Hỗn hợp X chứa hai amin kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng của metylamin. Hỗn hợp Y chứa alanin
và lysin. Đốt cháy hoàn toàn 0,26 mol hỗn hợp Z (gồm X và Y) cần vừa đủ 1,285 mol O2, thu được 20,34
gam H2O; 20,832 lít (đktc) hỗn hợp CO2 và N2. Phần trăm khối lượng của amin có khối lượng phân tử lớn
hơn trong Z là:
A. 34,56%. B. 58,01%. C. 46,22%. D. 57,33%.
Câu 16: Hỗn hợp X chứa hai amin kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng của metylamin. Hỗn hợp Y chứa axit
glutamic và lysin. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp Z (gồm X và Y) cần vừa đủ 1,525 mol O2, thu
được 23,94 gam H2O; 26,656 lít (đktc) hỗn hợp CO2 và N2. Phần trăm khối lượng của amin có khối lượng
phân tử lớn hơn trong Z là:
A. 17,04%. B. 18,23%. C. 19,05%. D. 20,33%.
Câu 17: Hỗn hợp X chứa hai amin kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng của metylamin. Hỗn hợp Y chứa axit
glutamic và lysin. Đốt cháy hoàn toàn 0,28 mol hỗn hợp Z (gồm X và Y) cần vừa đủ 1,82 mol O2, thu
được 27,36 gam H2O; 34,048 lít (đktc) hỗn hợp CO2 và N2. Phần trăm khối lượng của amin có khối lượng
phân tử nhỏ hơn trong Z là:
A. 7,13%. B. 8,34%. C. 8,66%. D. 9,12%.
Câu 18: Hỗn hợp X chứa một amin no đơn chức và một aminoaxit (thuộc dãy đồng đẳng của Gly). Đốt
cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp X, sản phẩm cháy thu được có 35,1 gam H2O và 33,6 lít CO2 ở (đktc).
Xác định phần trăm khối lượng của amin có trong hỗn hợp X?
A. 30,65% B. 39,56% C. 42,26% D. 46,87%
Câu 19: Hỗn hợp X chứa hai amin thuộc dãy đồng đẳng của metylamin. Hỗn hợp Y chứa hai α-amino
axit thuộc dãy đồng đẳng của glyxin. Đốt cháy 0,28 mol hỗn hợp của Z gồm X và Y thu được 30,36 gam
CO2. Mặt khác 0,28 mol Z tác dụng vừa đủ với 200 ml NaOH 1M, các chất sau phản ứng tác dụng hết với
240 ml HCl 2M. Tìm khối lượng muối sau phản ứng.
A. 30,25 gam B. 32,45 gam C. 28,75 gam D. 27,05 gam
Câu 20: Hỗn hợp X chứa hai amin thuộc dãy đồng đẳng của metylamin. Hỗn hợp Y chứa hai α-amino
axit thuộc dãy đồng đẳng của glyxin. Đốt cháy 0,36 mol hỗn hợp của Z gồm X và Y thu được 44,88 gam
CO2. Mặt khác 0,36 mol Z tác dụng vừa đủ với 270 ml KOH 1M, các chất sau phản ứng tác dụng hết với
420 ml HCl 1,5M. Tìm khối lượng muối sau phản ứng.
A. 68,986 gam B. 56,689 gam C. 76,786 gam D. 61,755 gam
BẢNG ĐÁP ÁN – 3
01.C 02.C 03.D 04.B 05.A 06.D 07.D 08.A 09.D 10.A
11.D 12.D 13.A 14.C 15.B 16.C 17.A 18.A 19.B 20.D
BÀI TẬP RÈN LUYỆN – SỐ 4
Câu 1: Hỗn hợp Z gồm, X là α-aminoaxit no chứa (1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH) và tetrapeptit Y
tạo bởi α-aminoaxit X. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol Z thu được 96,8 gam CO2 và 4,928 lít N2 ở (đktc).
Tìm khối lượng của Z ứng với 0,35 mol.
A. 47,16 gam. B. 72,56 gam. C. 82,53 gam. D. 69,28 gam
Câu 2: Hỗn hợp Z gồm, X là α-aminoaxit no chứa (1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH) và pentapeptit Y
tạo bởi α-aminoaxit X. Đốt cháy hoàn toàn 0,22 mol Z thu được 61,6 gam CO2 và 7,84 lít N2 ở (đktc).
Tìm thể tích O2 cần đốt cháy Y.
A. 7,84 lít B. 5,6 lít C. 6,72 lít D. 8,4 lít
Câu 3: Hỗn hợp Z gồm, X là α-aminoaxit no chứa (1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH) và tripeptit Y tạo
bởi α-aminoaxit X. Đốt cháy hoàn toàn 0,27 mol Z thu được 75,24 gam CO2 và 6,384 lít N2 ở (đktc). Mặt
khác cho Z tác dụng với KOH dư, xác định khối lượng muối thu được.
A. 58,98 gam B. 72,39 gam C. 63,45 gam D. 81,12 gam
Câu 4: X chứa một amin no đơn chức biết (trong X có C lớn hơn 2), mạch hở. Y chứa hai α-amino axit
đồng đẳng kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng của glyxin. Đốt cháy hết 0,47 mol hỗn hợp Z chứa X, Y bằng
lượng oxi vừa đủ, thu được 60,72 gam CO2. Xác định công thức phân tử của α-amino axit có phân tử khối
lớn hơn. Biết Z tác dụng vừa đủ với 70 ml NaOH 1M.
A. C2H5NO2. B. C3H7NO2. C. C4H9NO2. D. C5H11NO2.
Câu 5: Hỗn hợp X chứa hai amin thuộc dãy đồng đẳng của metylamin. Hỗn hợp Y chứa hai α-amino axit
thuộc dãy đồng đẳng của glyxin. Đốt cháy hết 0,12 mol hỗn hợp Z chứa X, Y bằng lượng oxi vừa đủ, sản
phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua bình đựng H2SO4 đặc dư, thấy khối lượng bình tăng 8,28
gam; khí thoát ra khỏi bình có thể tích là 8,96 lít (đktc). Nếu cho 21,5 gam hỗn hợp Z trên tác dụng với
dung dịch HCl loãng dư, thu được lượng muối là.
A. 30,25 gam B. 32,45 gam C. 28,75 gam D. 27,05 gam
Câu 6: Hỗn hợp X chứa hai amin no đơn chức. Hỗn hợp Y chứa hai α-amino axit thuộc dãy đồng đẳng
của glyxin. Đốt cháy hết 0,26 mol hỗn hợp Z chứa X, Y bằng lượng oxi vừa đủ, sản phẩm cháy gồm CO2,
H2O và N2 được dẫn qua bình đựng H2SO4 đặc dư, thấy khối lượng bình tăng 20,16 gam; khí thoát ra
khỏi bình có thể tích là 23,296 lít (đktc). Nếu cho 33,84 gam hỗn hợp Z trên tác dụng với 270 ml dung
dịch KOH 1M, sau đó cho tác dụng với HCl dư thu được lượng muối là.
A. 63,87 gam B. 56,28 gam C. 59,67 gam D. 68,19 gam
Câu 7: Hỗn hợp X chứa hai amin thuộc dãy đồng đẳng của metylamin. Y chứa α-amino axit thuộc dãy
đồng đẳng của glyxin. Đốt cháy hết 17,5 gam hỗn hợp Z chứa X, Y bằng lượng oxi vừa đủ, sản phẩm
cháy thu được cho vào bình đựng Ca(OH)2 dư thu được 57 gam kết tủa và thấy thoát ra 2,24 lít N2 ở
(đktc). Xác định phần trăm khối lượng của α-amino axit có trong Z gần nhất.
A. 30,25 gam B. 32,45 gam C. 28,75 gam D. 27,05 gam
Câu 8: Cho a gam hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và valin phản ứng với 200 ml dung dịch HCl 0,1M, thu
được dung dịch Y. Để phản ứng hết với các chất trong dung dịch Y cần 100ml dung dịch KOH 0,55M.
Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp X, thu được hỗn hợp Z gồm CO2, H2O và N2. Cho Z vào bình đựng
dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng 7,445 gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị
của a là
A. 3,255. B. 2,135. C. 2,695. D. 2,765.
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp X gồm một amino axit Y (có một nhóm amino) và một axit
cacboxylic no, đơn chức, mạch hở Z, thu được 26,88 lít CO2 (đktc) và 23,4 gam H2O. Mặt khác, 0,45 mol
X phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa m gam HCl. Giá trị của m là
A. 10,95. B. 6,39. C. 6,57. D. 4,38.
Câu 10: Hỗn hợp X gồm 2 amino axit no (chỉ có nhóm chức –COOH và –NH2 trong phân tử), trong đó tỉ
lệ mO : mN = 80 : 21. Để tác dụng vừa đủ với 3,83 gam hỗn hợp X cần 30 ml dung dịch HCl 1M. Mặt
khác, đốt cháy hoàn toàn 3,83 gam hỗn hợp X cần 3,192 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (CO2,
H2O và N2) vào nước vôi trong dư thì khối lượng kết tủa thu được là:
A. 13 gam. B. 15 gam. C. 10 gam. D. 20 gam.
Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp G gồm 2 amino axit: no, mạch hở, hơn kém nhau 2 nguyên
tử C (1 –NH2; 1 –COOH) bằng 8,4 lít O2 (vừa đủ, ở đktc) thu được hỗn hợp sản phẩm X. Cho X lội từ từ
qua dung dịch NaOH dư nhận thấy khối lượng dung dịch tăng lên 19,5 gam. Giá trị gần đúng nhất của
%khối lượng amino axit lớn trong G là.
A. 50%. B. 54,5%. C. 56,7%. D. 44,5%.
Câu 12: Cho hỗn hợp M gồm hai axit cacboxylic X, Y (cùng dãy đồng đẳng, có số mol bằng nhau MX <
MY) và một amino axit Z (phân tử có một nhóm –NH2). Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp M thu được
khí N2; 14,56 lít CO2 (ở đktc) và 12,6 gam H2O. Cho 0,3 mol M phản ứng vừa đủ với dung dịch x mol
HCl. Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Giá trị của x là 0,075.
B. X có phản ứng tráng bạc.
C. Phần trăm số mol của Y trong M là 50%.
D. Phần trăm khối lượng của Z trong M là 32,05%.
Câu 13: Hợp chất X được tạo ra từ ancol đơn chức và amino axit chứa một chức axit và một chức amin.
X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Để đốt cháy hoàn toàn 0,89 gam X cần vừa đủ
1,2 gam O2 và tạo ra 1,32 gam CO2, 0,63 gam H2O. Khi cho 0,89 gam X tác dụng với 200 ml dung dịch
NaOH 1M rồi cô cạn thì khối lượng chất rắn khan thu được là:
A. 1,37 gam B. 8,57 gam C. 8,75 gam D. 0,97 gam
Câu 14: Hỗn hợp E gồm amin X có công thức dạng CnH2n+3N và aminoaxit Y có công thức dạng
CnH2n+1O2N (trong đó số mol X gấp 1,5 lần số mol Y). Cho 14,2 gam hỗn hợp E tác dụng hoàn toàn với
dung dịch HCl dư, thu được 21,5 gam hỗn hợp muối. Mặt khác, cho 14,2 gam hỗn hợp E tác dụng với
một lượng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 11,64 B. 13,32. C. 7,76. D. 8,88.
Câu 15: Hỗn hợp X gồm các amino axit no, mạch hở (trong phân tử chỉ có nhóm chức –COOH và –NH2)
có tỉ lệ mol nO : nN = 2 : 1. Để tác dụng vừa đủ với 35,85 gam hỗn hợp X cần 300 ml dung dịch HCl
1,5M. Đốt cháy hoàn toàn 11,95 gam hỗn hợp X cần vừa đủ 9,24 lít khí O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm
cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 25,00. B. 33,00. C. 20,00. D. 35,00.
Câu 16: Cinchophene (X) là hợp chất hữu cơ dùng bào chế ra thuốc giảm đau (Atophan). Khi đốt cháy
hoàn toàn 4,02gam X thì thu được sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào
bình nước vôi trong dư thấy sinh ra 24 gam kết tủa và khối lượng bình tăng thêm 12,54 gam. Khí thoát ra
khỏi bình có thể tích 224 ml (đktc). Biết X có công thức đơn giản nhất trùng với công thức phân tử. Tổng
số các nguyên tử trong phân tử cinchophene là:
A. 26 B. 24 C. 22 D. 20
Câu 17: Cho a gam hỗn hợp X gồm hai α-aminoaxit no, hở chứa một nhóm amino, một nhóm cacboxyl
tác dụng với 40,15 gam dung dịch HCl 20% thu được dung dịch A. Để tác dụng hết các chất trong dung
dịch A cần 140 ml dung dịch KOH 3M. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp X thu được sản phẩm cháy
gồm CO2, H2O, N2 được dẫn qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 32,8 gam.
Biết tỷ lệ khối lượng phân tử của chúng là 1,56. Aminoaxit có phân tử khối lớn là :
A. Valin B. Tyrosin C. Lysin D. Alanin
Câu 18: X là tetrapeptit Lys – Glu – Ala – Gly mạch hở. Cho m gam X tác dụng với dung dịch HCl (lấy
dư 10% so với lượng phản ứng) thu được dung dịch Y chứa 95,925 gam hỗn hợp muối. Cho toàn bộ Y tác
dụng với dung dịch NaOH vừa đủ được dung dịch Z. Khối lượng muối có trong Z gần nhất với giá trị nào
sau đây
A. 133 B. 136 C. 127 D. 142
Câu 19: Hỗn hợp X gồm Gly, Lys (tỷ lệ mol 2:1) và một amin đơn chức, hở, có một liên kết đôi C=C
trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 11,48 gam X cần vừa đủ 0,88 mol O2. Toàn bộ sản phẩm cháy cho qua
dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 37,4 gam (xem N2 hoàn toàn không bị hấp thụ). Kết
luận nào sau đây là đúng:
A. Công thức phân tử của amin trong X là C2H5N.
B. Công thức phân tử của amin trong X là C3H7N.
C. Công thức phân tử của amin trong X là C4H9N.
D. Số mol amin trong X là 0,05 mol.
Câu 20: Hỗn hợp M gồm amin X, amino axit Y (X, Y đều no, mạch hở) và peptit Z (mạch hở tạo ra từ
các α –amino axit no, mạch hở). Cho 0,2 mol hỗn hợp M tác dụng vừa đủ với 0,9 mol HCl hoặc 0,8 mol
NaOH. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp M, sau phản ứng hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào
dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 150 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm m gam. Giá trị của m gần
nhất với?
A. 60 B. 65 C. 58 D. 55
BẢNG ĐÁP ÁN – 4
01.C 02.D 03.B 04.B 05.B 06.D 07.B 08.A 09.C 10.A
11.C 12.C 13.B 14.D 15.D 16.A 17.A 18.A 19.C 20.A

BÀI TẬP RÈN LUYỆN – SỐ 5


Câu 1: Thủy phân hoàn toàn 20,3 gam chất hữu cơ có CTPT là C9H17O4N bằng lượng vừa đủ dung dịch
NaOH thu được một chất hữu cơ X và m gam ancol Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam Y th được 17,6 gam
CO2 và 10,8 gam H2O. Công thức phân tử của X là:
A. C5H7O4NNa2 B. C3H6O4N C. C5H9O4N D. C4H5O4NNa2
Câu 2: Hỗn hợp X chứa Ala-Ala-Gly; Ala-Gly-Glu; Gly-Ala-Val. Thủy phân hoàn toàn m gam X trong
NaOH dư, sản phẩm thu được có chứa 12,61 gam muối của Gly, 16,65 gam muối của Ala. Đốt cháy hoàn
toàn lượng X trên rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy qua nước vôi trong dư thấy xuất hiện a gam kết tủa. Giá
trị của a là:
A. 124 B. 126 C. 118 D. 135
Câu 3: Hỗn hợp X chứa hai amin no, hở, đơn chức, liên tiếp. Hỗn hợp Y chứa valin và lysin. Đốt cháy
hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp Z chứa X, Y cần dùng 1,445 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2
được dẫn qua bình đựng dung dịch H2SO4 đặc dư, thấy khối lượng bình tăng 23,22 gam; khí thoát ra khỏi
bình có thể tích là 24,416 lít (đktc). Phần trăm khối lượng của amin có khối lượng phân tử nhỏ là.
A. 11,32%. B. 9,46%. C. 17,81%. D. 22,03%.
Câu 4: Hỗn hợp X chứa hai amin kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng của metylamin. Hỗn hợp Y chứa glyxin và
lysin. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp Z chứa X, Y cần dùng 1,035 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2,
H2O và N2 được dẫn qua bình đựng dung dịch H2SO4 đặc dư, thấy khối lượng bình tăng 16,38 gam; khí
thoát ra khỏi bình có thể tích là 18,144 lít (đktc). Phần trăm khối lượng của amin có khối lượng phân tử
nhỏ là.
A. 21,05% B. 16,05% C. 14,03% D. 10,70%
Câu 5: Hỗn hợp X gồm tristearin, axit glutamic, glyxin và Gly-Gly; trong đó tỉ lệ về khối lượng của nitơ
và oxi tương ứng là 35 : 96. Lấy m gam X tác dụng vừa đủ vứi dung dịch chứa 0,2 mol HCl. Nếu đốt
cháy hoàn toàn m gam X cần dùng 1,385 mol O2, thu được 2,26 mol hỗn hợp gồm CO2, H2O và N2. Giá
trị của m là
A. 24,1. B. 25,5. C. 25,7. D. 24,3.
Câu 6: Hỗn hợp X gồm Gly, Lys (tỷ lệ mol 2 : 1) và một amin đơn chức, hở, có một liên kết đôi C=C
trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 15,28 gam X cần vừa đủ 0,78 mol O2. Toàn bộ sản phẩm cháy cho qua
dung dịch Ca(OH)2 dư thấy xuất hiện 56 gam kết tủa. Kết luận nào sau đây là đúng:
A. Phần trăm khối lượng của amin trong X là 22,513%.
B. Số mol amin trong X là 0,06 mol.
C. Khối lượng amin có trong X là 3,42 gam.
D. Tất cả các kết luận trên đều không đúng.
Câu 7: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và valin. Cho m gam X vào dung dịch NaOH dư thấy có 0,07 mol
NaOH phản ứng. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X, thu được hỗn hợp Z gồm CO2, H2O và N2.
Cho Z vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng 16,13 gam và toàn bộ N2 thoát ra
khỏi bình. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 8,75. B. 4,35. C. 7,65. D. 6,79.
Câu 8: Hỗn hợp X gồm một α-amino axit Y thuộc dãy đồng đẳng của glyxin và một este Z đơn chức,
mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X cần dùng 0,4425 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2
được dẫn qua dung dịch H2SO4 đặc, dư thấy khối lượng bình tăng 6,57 gam; đồng thời thoát ra 8,848 lít
hỗn hợp khí. Công thức cấu tạo của Y là
A. H2N-CH2-COOH. B. CH3-CH(NH2)COOH.
C. CH3-CH2-CH(NH2)COOH. D. (CH3)2CH-CH(NH2)COOH.
Câu 9: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, lysin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với dung
dịch chứa 0,24 mol HCl hoặc dung dịch chứa 0,22 mol NaOH. Nếu đốt cháy m gam X cần dùng 0,9 mol
O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua nước vôi trong lấy dư, thu được 70 gam kết tủa.
Giá trị của m là
A. 21,22 gam. B. 22,32 gam. C. 20,48 gam. D. 21,20 gam.
Câu 10: Hỗn hợp X gồm trimetylamin, đimetylamin và một α-aminoaxit Y có dạng H2N-CnH2n-COOH.
Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần dùng 0,915 mol O2, thu được 1,51 mol hỗn hợp gồm CO2, H2O và N2.
Công thức cấu tạo của (Y) là.
A. H2N-CH2-COOH. B. CH3-CH(NH2)-COOH.
C. (CH3)2CH-CH(NH2)-COOH. D. CH3-CH2-CH(NH2)-COOH.
Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp Y gồm glyxin, alanin và etyl aminoaxetat bằng lượng oxi
vừa đủ, thu được N2; 11,2 lít khí CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O. Giá trị của m là:
A. 12,4. B. 13,2. C. 14,8. D. 16,4.
Câu 12: Đốt cháy hết 7,88 gam hỗn hợp X chứa hợp chất hữu cơ thuộc dãy đồng đẳng của metylamin cần
dùng 0,63 mol O2, thu được CO2, H2O và N2. Nếu cho 0,3 mol X trên vào dung dịch HNO3 dư, thu được
m gam muối. Giá trị m là:
A. 22,77 gam B. 30,42 gam. C. 22,47 gam D. 30,72 gam.
Câu 13: Hỗn hợp X chứa hai amin thuộc dãy đồng đẳng của metylamin. Hỗn hợp Y chứa hai α-amino
axit thuộc dãy đồng đẳng của glyxin. Đốt cháy hết 0,12 mol hỗn hợp Z dạng khí và hơi chứa X, Y bằng
lượng oxi vừa đủ, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua bình đựng H2SO4 đặc dư, thấy khối
lượng bình tăng 8,28 gam; khí thoát ra khỏi bình có thể tích là 8,96 lít (đktc). Nếu cho 21,5 gam hỗn hợp
Z trên tác dụng với dung dịch HCl loãng dư, thu được lượng muối là.
A. 30,25 gam B. 32,45 gam C. 28,75 gam D. 27,05 gam
Câu 14: Hỗn hợp X chứa một amin đơn chức, mạch hở (có một liên kết đôi C=C trong phân tử) và một
ankan. Đốt cháy hoàn toàn 0,14 mol hỗn hợp X, sản phẩm cháy thu được có 15,84 gam CO2 và 8,28 gam
H2O. Phần trăm khối lượng của ankan có trong X là:
A. 24,6%. B. 30,4%. C. 18,8%. D. 28,3%.
Câu 15: Đun nóng hỗn hợp E chứa hai este X, Y (MX < MY) đều no, đơn chức, mạch hở với dung dịch
NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp F chứa 2 ancol đồng đẳng kế tiếp và hỗn hợp muối. Đun nóng toàn bộ F
với H2SO4 đặc ở 1400C (hiệu suất ete hóa mỗi ancol đều bằng 75%) thu được 7,8825 gam hỗn hợp 3 ete.
Đốt cháy hỗn hợp muối cần dùng 0,395 mol O2, thu được CO2, H2O và 13,25 gam Na2CO3. Phần trăm
khối lượng của Y trong hỗn hợp E là.
A. 53,14% B. 56,12% C. 46,86% D. 41,84%
Câu 16: Hỗn hợp E chứa các hợp chất hữu cơ đều mạch hở gồm amin X (CmH2m+3N), amino axit Y
(CnH2n+1O2N) và este của Y với ancol no, đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol E cần dùng 0,4275 mol
O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua dung dịch KOH đặc, dư thấy khối lượng dung
dịch bình tăng 19,71 gam. Mặt khác, lấy 0,15 mol E trên tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, cô cạn
dung dịch sau phản ứng thu được 4,07 gam phần hơi gồm 2 hợp chất hữu cơ có cùng số nguyên tử cacbon
và phần rắn có khối lượng m gam. Giá trị của m là:
A. 7,42 B. 6,46 C. 6,10 D. 7,06
Câu 17: Hỗn hợp E chứa các hợp chất hữu cơ đều mạch hở gồm amin X (CmH2m+3N), amino axit Y
(CnH2n+1O2N) và este của Y với ancol no, đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn 0,14 mol E cần dùng 0,345 mol
O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua dung dịch KOH đặc, dư thấy khối lượng dung
dịch bình tăng 15,46 gam. Mặt khác, lấy 0,14 mol E trên tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, cô cạn
dung dịch sau phản ứng thu được 3,74 gam phần hơi gồm 2 hợp chất hữu cơ có cùng số nguyên tử
cacbon. Phần trăm khối lượng của X trong E gần nhất với?
A. 23,51% B. 26,46% C. 36,12% D. 48,59%
Câu 18: Dùng 19,04 lít không khí ở đktc (O2 chiếm 20% và N2 chiếm 80% thể tích) để đốt cháy hoàn
toàn 3,21 gam hỗn hợp A gồm hai aminoaxit (thuộc dãy đồng đẳng của glyxin, liên tiếp). Hỗn hợp thu
được sau phản ứng đem làm khô (hỗn hợp B) rồi dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư thu 9,50 gam kết
tủa. Nếu cho B vào bình dung tích 2 lít, nhiệt độ 1270C thì áp suất trong bình lúc này là P(atm). Biết
amoni axit khi cháy sinh khí N2. Giá trị của P gần nhất với?
A. 13,0 B. 14,0 C. 15,0 D. 16,0
Câu 19: Hỗn hợp E chứa một amin no, đơn chức, mạch hở và hai aminoaxit thuộc dãy đồng đẳng của
glyxin. Đốt cháy hoàn toàn 6,38 gam hỗn hợp E cần dùng vừa đủ 0,345 mol O2. Toàn bộ sản phẩm cháy
cho qua bình đựng H2SO4 (đặc, dư) thấy khối lượng bình tăng 6,66 gam, đồng thời có 0,27 mol hỗn hợp
khí thoát ra. Phần trăm khối lượng của amin có trong E gần nhất với?
A. 48,6% B. 50,2% C. 45,8% D. 42,2%
Câu 20: Hỗn hợp E chứa một amin no, đơn chức, mạch hở và 3 aminoaxit thuộc dãy đồng đẳng của
glyxin. Đốt cháy hoàn toàn 8,72 gam hỗn hợp E cần dùng vừa đủ 0,48 mol O2. Toàn bộ sản phẩm cháy
cho qua bình đựng H2SO4 (đặc, dư) thấy khối lượng bình tăng 8,64 gam, đồng thời có 0,38 mol hỗn hợp
khí thoát ra. Nếu cho toàn bộ E tác dụng với dung dịch NaOH (vừa đủ) thu được m gam muối. Giá trị của
m là?
A. 7,32 B. 6,94 C. 6,42 D. 7,86
BẢNG ĐÁP ÁN – 5
01.A 02.B 03.A 04.B 05.C 06.A 07.D 08.B 09.C 10.D
11.D 12.D 13.B 14.D 15.C 16.D 17.D 18.B 19.A 20.B

BÀI TẬP RÈN LUYỆN – SỐ 6


Câu 1: Hỗn hợp X chứa một amin no, mạch hở, đơn chức, một ankan và một anken. Đốt cháy hoàn toàn
0,4 mol X cần dùng vừa đủ 1,03 mol O2. Sản phẩm cháy thu được có chứa 0,56 mol CO2 và 0,06 mol N2.
Phần trăm khối lượng của anken có trong X gần nhất với:
A. 35,5% B. 30,3% C. 28,2% D. 32,7%
Câu 2: Hỗn hợp X gồm Glu, lys, Val, Ala và Gly. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X cần 0,5625 mol
O2 thu được H2O, N2 và 0,43 mol CO2. Mặt khác, 0,1 mol X phản ứng vừa đủ với 0,13 mol HCl thu được
dung dịch Y. Dung dịch Y phản ứng vừa đủ với a mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng được m
gam muối khan. Giá trị của m gần nhất với?
A. 13,5 B. 14,0 C. 16,5 D. 21,5
Câu 3: Hỗn hợp X gồm Glu, lys, Val, Ala và Gly. Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol hỗn hợp X cần 0,7125
mol O2 thu được H2O, N2 và 0,58 mol CO2. Mặt khác, 0,12 mol X phản ứng vừa đủ với 0,15 mol HCl thu
được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m gần nhất với?
A. 21 B. 19 C. 22 D. 24
Câu 4: Hỗn hợp X gồm Glu, lys, Val, Ala và Gly. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp X cần 0,825 mol
O2 thu được H2O, 0,09 mol N2 và 0,67 mol CO2. Phần trăm khối lượng của Glu có trong X gần nhất với?
A. 35 B. 40 C. 30 D. 25
Câu 5: X chứa một amin no đơn chức biết (trong X có C lớn hơn 1), mạch hở. Y chứa hai α-amino axit
thuộc dãy đồng đẳng của glyxin. Đốt cháy hết 0,35 mol hỗn hợp Z chứa X, Y bằng lượng oxi vừa đủ, thu
được 32,12 gam CO2. Xác định khối lượng phân tử của X. Biết Z tác dụng vừa đủ với 1,95 gam K.
A. 87. B. 59. C. 73. D. 45.
Câu 6: Hỗn hợp X chứa hai amin thuộc dãy đồng đẳng của metylamin. Hỗn hợp y chứa hai α-amino axit
thuộc dãy đồng đẳng của glyxin. Đốt cháy hết 0,12 mol hỗn hợp Z chứa X, Y bằng lượng oxi vừa đủ, sản
phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua bình đựng H2SO4 đặc dư, thấy khối lượng bình tăng 8,28
gam; khí thoát ra khỏi bình có thể tích là 8,96 lít (đktc). Nếu cho 21,5 gam hỗn hợp Z trên tác dụng với
dung dịch HCl loãng dư, thu được lượng muối là.
A. 30,25 gam B. 32,45 gam C. 28,75 gam D. 27,05 gam
Câu 7: Hỗn hợp X chứa hai amin thuộc dãy đồng đẳng của metylamin. Y chứa một α-amino axit thuộc
dãy đồng đẳng của glyxin. Đốt cháy hết 0,28 mol hỗn hợp Z chứa X, Y bằng lượng oxi vừa đủ, sản phẩm
cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua bình đựng H2SO4 đặc dư, thấy khối lượng bình tăng 18,18 gam;
khí thoát ra khỏi bình có thể tích là 20,832 lít (đktc). Nếu cho 32,73 gam hỗn hợp Z trên tác dụng với
dung dịch HCl loãng dư, thu được lượng muối là.
A. 48,06 gam B. 51,16 gam C. 56,78 gam D. 46,84 gam
Câu 8: Hỗn hợp X chứa hai amin no, đơn chức, mạch hở thuộc đồng đẳng liên tiếp và một α-amino axit
đồng đẳng của gly. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thu được 29,04 gam CO2 và 2,24 lít N2 ở
(đktc). Mặt khác, X tác dụng vừ đủ với 120 ml NaOH 1M. Giá trị của m là?
A. 15,78 B. 17,34 C. 16,24 D. 18,26
Câu 9: Hỗn hợp X chứa hai amin không no, đơn chức, mạch hở thuộc đồng đẳng liên tiếp (Y và Z trong
đó MY < MZ và nY < nZ), có một nối đôi C=C và một α-amino axit đồng đẳng của gly. Đốt cháy hoàn toàn
23,52 gam hỗn hợp X thu được 47,52 gam CO2 và 2,688 lít N2 ở (đktc). Mặt khác cho X tác dụng với 150
ml NaOH 1M sau đó cho HCl dư vào thu được dung dịch T chứa các muối (biết amino axit trên có C lớn
hơn bốn và amin có C lớn hơn hai). Phần trăm khối lượng muối của aminoaxit có trong T là?
A. 38,98% B. 45,89% C. 49,67% D. 55,59%
Câu 10: Hỗn hợp X chứa hai amin không no, đơn chức, mạch hở thuộc đồng đẳng liên tiếp (Y và Z trong
đó MY < MZ và nY < nZ) và một α-amino axit đồng đẳng của Gly. Đốt cháy hoàn toàn 40,18 gam hỗn hợp
X dẫn sản phẩm qua bình đựng Ba(OH)2 dư, thu được 319,14 gam và thấy thoát ra 5,6 lít N2 ở (đktc). Mặt
khác cho X tác dụng với Na thu được 0,15 mol H2 (Biết α-amino axit trên có C lớn hơn 2). Phần trăm
khối lượng amino axit có trong X gần nhât với.
A. 48% B. 52% C. 60% D. 66%
Câu 11: Hỗn hợp E chứa HCOOH 3a mol, HCOOC2H5 a mol, lysin và hexametylenđiamin. Đốt cháy
hoàn toàn b mol hỗn hợp E cần vừa đủ 1,29 mol O2. Sản phẩm cháy thu được chứa 0,12 mol N2, c mol
CO2 và (c + b – 0,04) mol H2O. Phần trăm khối lượng của HCOOH trong E gần nhất với?
A. 19% B. 15% C. 23% D. 27%
Câu 12: Hỗn hợp E chứa một amin no, đơn chức bậc 3; một ankan và một este tạo bởi axit thuộc dãy
đồng đẳng của axit acrylic và ancol thuộc dãy đồng đẳng của ancol metylic. Đốt cháy hoàn toàn 8,12 gam
E thu được 0,4 mol CO2. Hóa hơi toàn bộ lượng E trên thì thu được hỗn hợp 2,688 lít khí (đktc). Biết tỷ lệ
mol giữa amin và ankan là 2:1. Phần trăm khối lượng của ankan trong E?
A. 9,24% B. 7,39% C. 12,42% D. 15,92%
Câu 13: Hỗn hợp M gồm một este no, đơn chức, mạch hở và hai amin no, đơn chức, mạch hở X và Y là
đồng đẳng kế tiếp (MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn một lượng M thu được N2; 5,04 gam H2O và 3,584 lít
CO2 (đktc). Khối lượng phân tử của chất X là
A. 59. B. 31. C. 45. D. 73.
Câu 14: Hỗn hợp X gồm Gly, Ala, Val, metylamin và etylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,18 mol hỗn hợp X
cần dùng vừa đủ 0,705 mol O2. Toàn bộ sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua dung dịch
Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 32,38 gam đồng thời có m gam kết tủa xuất hiện. Giá trị của m
gần nhất với:
A. 30,06 B. 44,82 C. 45,26 D. 47,02
Câu 15: Hỗn hợp X gồm Gly, Ala, Val, metylamin và etylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,16 mol hỗn hợp X
cần dùng vừa đủ 0,57 mol O2. Sản phẩm cháy gồ CO2, H2O và N2 (trong đó số mol CO2 là 0,37 mol). Cho
lượng X trên vào dung dịch KOH dư thấy có a mol KOH tham gia phản ứng. Giá trị của a là:
A. 0,07 B. 0,06 C. 0,08 D. 0,09
Câu 16: Hỗn hợp X chứa một amin no, đơn chức, mạch hở và một aminoaxit no, mạch hở có một nhóm
NH2 và một nhóm COOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần dùng vừa đủ a mol O2 thu được 19,8 gam
CO2 và 0,8 ml hỗn hợp khí và hơi (gồm N2, H2O). Giá trị của a là:
A. 0,65 B. 0,70 C. 0,75 D. 0,80
Câu 17: Hỗn hợp X gồm Glu, lys, Val, Ala và Gly. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp X cần 0,825
mol O2 thu được H2O, 0,09 mol N2 và 0,67 mol CO2. Phần trăm khối lượng của Glu có trong X gần nhất
với?
A. 35 B. 40 C. 30 D. 25
Câu 18: Hỗn hợp X gồm alanin, axit glutamic và hai amin thuộc dãy đồng đẳng của metylamin. Đốt cháy
hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X, thu được 1,58 mol hỗn hợp Y gồm CO2, H2O và N2. Dẫn Y qua bình đựng
dung dịch H2SO4 đặc dư, thấy khối lượng bình tăng 14,76 gam. Nếu cho 29,47 gam hỗn hợp X trên tác
dụng với dung dịch HCl loãng dư, thu được m gam muối. Giá trị gần nhất của m là.
A. 40 B. 48 C. 42 D. 46
Câu 19: Hỗn hợp X chứa một amin no, đơn chức, mạch hở và một aminoaxit no, mạch hở có một nhóm
NH2 và một nhóm COOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol X cần dùng vừa đủ a mol O2 thu được 30,8 gam
CO2 và 1,1 mol hỗn hợp khí và hơi (gồm N2, H2O). Giá trị của a là:
A. 0,695 B. 0,975 C. 0,775 D. 0,85
Câu 20: Hỗn hợp X chứa một amin no, đơn chức, mạch hở và một aminoaxit no, mạch hở có một nhóm
NH2 và một nhóm COOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol X cần dùng vừa đủ a gam O2 thu được 11,2 lít
CO2 (đktc) và 0,85 mol hỗn hợp khí và hơi (gồm N2, H2O). Giá trị của a là:
A. 20,8 B. 22,8 C. 16,8 D. 24

BẢNG ĐÁP ÁN – 6

You might also like