Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

THUYẾT MINH - CHIẾC ÁO DÀI:

“Phụ nữ toàn cầu, không sánh nét.


Thuyền quyên thế giới, khó tranh tài
Riêng tôi cứ mãi tôn vinh vậy
Đẹp lắm Việt Nam… chiếc áo dài.” – Áo dài ơi (Hương Trâm).
Nếu ở đất nước của xứ hoa anh đào có bộ trang phục kimono là một truyền thống biểu tượng cho Nhật Bản, ở
lục địa Trung Hoa có bộ sườn xám tạo nên nên sự khác biệt giữa các nước khác và “thổi” nên điểm nhấn riêng cho
đất nước thì áo dài lại là một điều diệu kì được “trưng bày” cho sự lựa chọn tuyệt vời và hoàn hảo để trở thành quốc
phục uy nga tượng trưng cho đất nước Việt Nam và cũng là tôn lên vẻ đẹp duyên dáng, thùy mị, thướt tha, lịch thiệp
của người con gái Việt. Áo dài cùng với những lịch sử đã huy hoàng tiến vào ca dao, dân ca và mãi hiên ngang tạo
nên văn hóa tinh thần lâu đời của Việt Nam.
Áo dài là trang phục được cách tân theo hướng Tây hóa từ Áo ngũ thân lập lĩnh. Chính vì thế, áo dài còn gọi
là áo tân thời (sau này còn được chiết eo). Chúa Nguyễn Phúc Khoát là người được xem là có công sáng chế chiếc
áo ngũ thân - tiền thân của áo dài. Chiếc áo dài đầu tiên được thiết kế bởi nhà thiết kế thời trang tài năng Cát Tường
và được gọi là áo "Le Mur" , đây chính là cách dịch sang tiếng Pháp của "Cát Tường" mà nguyên bản chiếc áo là cải
cách quan trọng trên chiếc áo tứ thân để biến nó chỉ còn lại hai vạt trước và sau mà thôi. Sau này, theo xu hướng, có
nhiều lần cải cách diễn ra để được chiếc áo dài như ngày hôm nay như áo dài Lê Phổ, áo dài Trần Lệ Xuân, áo dài
với tay Raglan… Từ đó, chúng ta có thể thấy được nguồn gốc ra đời và quá trình hình thành của chiếc áo dài phải
trải qua một khoảng thời gian khá dài và thay đổi kết cấu nhiều lần để có thể tạo nên chiếc áo dài hoàn mỹ như ngày
hôm nay mà con người chúng ta vẫn thường thấy.
Trải qua bao năm tháng thăng trầm, qua bao lần thay đổi thì áo dài vẫn cứ như thế mà thực hiện sứ mệnh của
mình nhằm tôn lên vẻ đẹp duyên dáng của người con gái Việt. Áo dài thường có một hệ thống cấu tạo chung. Áo dài
được may sát kích cỡ cơ thể, cổ cao với hai tà áo dài đến đầu gối hoặc xuống gần mắt cá chân. Cổ áo cổ điển được
may theo hình chữ V, cao khoảng 4 đến 5 cm. Khoét cổ áo theo dạng hình chữ V dung dị nhưng lại tôn lên vẻ đẹp
của người phụ nữ, khiến cho người nhìn cảm thấy được rằng cổ của người phụ nữ sẽ cao hơn. Ngày nay, để cho tiện
lợi, nhiều chiếc áo dài được thiết kế có khóa ở dọc phần hông hoặc phần sau lưng, và kiểu cổ áo dài được biến tấu
khá đa dạng như kiểu cổ trái tim, cổ tròn, cổ chữ U, trên cổ áo thường được đính ngọc. Thân áo được tính từ cổ
xuống phần eo. Cúc áo dài thường từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông.
Áo dài có hai tà: tà trước và tà sau cách tân từ chiếc áo tứ thân ngày trước. Ngày xưa tà trước bằng tà sau
nhưng ngày nay đã có nhiều loại áo tà trước ngắn hơn tà sau. Trên tà áo trước thường được thêu những hoa văn hay
những bài thơ. Tay áo thuôn dài tính từ vai xuống cánh tay rồi đến dài qua cổ tay, ôm sát nách.  Thân áo được may
ép sát vào cơ thể của người phụ nữ nhằm tôn lên dáng đẹp của họ.
Ở phần eo thông thường sẽ khít chặt hơn một chút với ý đồ làm lộ rõ vòng eo thon gọn của người con gái. Ở
phần trên của thân áo, ngay phần cổ áo thường có khuy cài áo. Khuy cài áo thường được dùng là kiểu nút bấm, bắt
đầu từ phần dưới cổ áo qua vai rồi xuống phần eo. Từ phần eo trở đi được các nhà thiết kế xẻ thành hai tà áo gồm tà
trước và tà sau dài tới đầu gối nhưng thông thường là dài xuống tới mắt cá chân người. Tay áo được may liền với vai
áo, ôm sát cánh tay và thường dài tới mắt cá tay. Ở phần rìa của mỗi cánh tay áo, để tạo nên điểm nhấn riêng, người
thiết kế có thể may thêm một đường viền vào cổ tay áo.
Chiếc áo dài được mặc với quần lụa. Quần dài được may với ống quần rộng, dài chấm gót chân. Màu sắc
thông dụng nhất là màu trắng hoặc đen. Quần áo dài được may chấm gót chân, ống quần rộng. Quần áo dài khi xưa
may bằng vải cứng cáp, nay thường được may với vải mềm, rũ. Màu sắc thông dụng nhất là màu trắng. Nhưng ngày
nay còn được cách tân phối cùng chiếc chân váy dài tạo vẻ dịu dàng, thanh lịch. Nhưng xu thế thời trang hiện nay thì
chiếc quần của áo dài có màu đi tông hợp với màu của áo. Thời trang càng phát triển, chiếc áo dài càng được cách
tân với nhiều kiểu dáng mới mẻ, màu sắc để lộ ra sự thanh lịch khác nhau nhưng nó vẫn luôn giữ được nét đẹp
truyền thống vốn có của nó đó là tôn lên vẻ đẹp hình thể cho người mặc. Đặc biệt, áo dài không phải là trang phục
dành riêng cho nữ mà có cả áo dài nam cũng có kiểu dáng gần giống.
Một điểm khác với chiếc áo là quần áo dài được may rộng thêm một phần so với kích cỡ của đôi chân, ống
quần rộng. Ngày nay, tiêu chí để lựa chọn một chiếc áo dài đẹp và phù hợp với người mặc được kĩ càng tính từ chất
liệu, màu sắc đến cả những họa tiết từ thân áo dọc xuống hai tà trước và sau nhưng được sử dụng nhiều nhất là hình
ảnh bông hoa với những cánh hoa bay tung tóe. Ngoài ra, áo dài còn được thiết kế với nhiều loại như áo chấm bi, áo
dài cắt xé để lộ lưng trần hoặc áo dài được may vải mỏng có thể nhìn thấy bên trong ở phần cổ hoặc tay áo,…nhưng
đẹp nhất vẫn là áo dài học sinh. Áo dài học sinh được may màu trắng. Trên vải có những họa tiết trông như đang
lặng lẽ ẩn náu, lúc bị ánh nắng chiếu vào thì lấp lánh, nhấp nháy vô cùng bắt mắt, rực rỡ và dễ thương.
Ngày nay, tuy nhiều loại trang phục du nhập, thoải mái và sang trọng hơn, phù hợp với môi trường làm việc
hơn nhưng vào những ngày lễ, ngày hội hay cưới hỏi, những dịp quan trọng, tà áo dài vẫn không thể thiếu vì tà áo
dài vừa thanh lịch lại vừa truyền thống nhất là nó tôn lên vẻ đẹp dịu dàng, duyên dáng của người phụ nữ Việt. Thậm
chí nhiều trường trung học còn lấy áo dài để quy định đồng phục bắt buộc để khuyến khích thế hệ trẻ biết gìn giữ
văn hóa cổ truyền dân tộc.
Để có thể tạo nên chiếc áo dài đòi hỏi người thợ may phải công phu, khéo léo. Trước tiên phải lấy số đo thật
chuẩn, sau đó kì công trong từng đường kim, mũi chỉ mới may được một chiếc áo dài đẹp, khi may xong phải qua
một lần mặc thử để sửa nhỏ nữa mới hoàn thiện. Vì vậy, muốn sở hữu một chiếc áo dài có thể tôn lên vẻ đẹp của
mình thì phải may đúng số đo bản thân. Nhiều nhà may đã gắn liền tên tuổi của mình với chiếc áo dài nhưng áo dài
được may ở Huế vẫn là đẹp nhất. Với người mặc thì khi sử dụng áo dài, họ nên giặt áo bằng tay để tránh làm nhăn
áo. Phơi áo ngoài nắng tránh quá lâu để áo không bị bạc màu. Không để áo ở những nơi bụi bẩn. Treo áo bằng móc.
Ủi áo ở nhiệt độ vừa phải, tránh làm hỏng áo. cần phải giặt áo dài bằng tay, phơi nắng nhẹ và là ủi để áo dài không
có những nếp nhăn.
Trong thơ văn: Hình ảnh phụ nữ Việt Nam với chiếc áo dài đã được nhiều nhà nghệ sĩ ghi lại, nổi bật nhất là
trong thơ và nhạc. Bài thơ nổi tiếng về chiếc áo dài có thể kể là "Áo lụa Hà Đông" của Nguyên Sa, bài này được phổ
nhạc thành một bài hát nổi tiếng và là cảm hứng cho một bộ phim điện ảnh cùng tên. Trong thơ Bùi Giáng, màu áo
dài của ký ức được nâng lên thành huyền thoại. Hay vô cùng gợi cảm trong bài thơ Chiếc áo dài Việt Nam của nhà
thơ Đinh Vũ Ngọc ở Quảng Nam. Và trong những vần thơ rất dung dị của Huy Cận cũng có hình bóng của chiếc áo
dài trắng nữ sinh.
Còn trong lĩnh vực âm nhạc: Chiếc áo dài cũng phảng phất, thành công hay xuất hiện nhiều trong các ca khúc
Việt Nam. Trong nhạc Trịnh Công Sơn có thể nhìn thấy khá nhiều. Theo hồi ký, chính những bước chân hoàng cung
của những nữ sinh áo tím Huế đã làm cho nhạc sĩ họ Trịnh viết nên bài "Diễm xưa" nổi tiếng. Hay trong bài "Hạ
trắng", hình ảnh áo dài cũng chập chờn trong ánh nắng: “Gọi nắng trên vai em gầy đường xa áo bay...”.
Ngoài ra áo dài còn xuất hiện phong phú trong lĩnh vực hội họa: Bức tranh "Thiếu nữ bên hoa huệ" của họa
sĩ Tô Ngọc Vân sáng tác năm 1943, là một trong những tác phẩm hội họa hiện đại Việt Nam đầu tiên và nổi tiếng
bậc nhất, miêu tả một cô gái mặc áo dài tân thời ngồi bên một bình hoa huệ tây(hoa loa kèn). Và trình diễn thời trang
áo dài cũng đã đóng góp trong rất nhiều cuộc thi thiết kế và trình diễn áo dài được tổ chức tại Việt Nam cũng như ở
nước ngoài.
“Áo xinh xắn tròn ôm dáng ngọc
Tà thướt tha tạo vóc diễm kiều
Thân hình nhẹ mỏng đáng yêu
Sắc tươi rực thắm thêm nhiều bóng xuân.” – Sen Nguyễn.
Áo dài đã gắn liền với tâm hồn người Việt từ nghìn đời nay: “dù ở đâu, Pa-ri, Luân-đôn hay những miền xa.
Thoáng thấy áo dài bay trên đường phố. Sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó…”. Dù công nghệ kĩ thuật có phát triển,
dù tay nghề và trí sáng tạo của con người ngày càng mở rộng để tạo nhiều trang phục đẹp hơn, thoải mái hơn thì áo
dài vẫn trường tồn với thời gian với vai trò là bộ quốc phục của đất nước ta, của người con gái thanh tao xứ Việt.

You might also like