Download as rtf, pdf, or txt
Download as rtf, pdf, or txt
You are on page 1of 84

Trong nền kinh tế hiện đại, cùng với tiến trình hội nhập diễn ra mạnh mẽ,

quá trình tự do hóa tài chính liên tục, các luồng tài chính dòng vốn được giao lưu
tự do và xuyên suốt từ quốc gia này sang quốc gia khác. Trong bối cảnh đó nền
kinh tế mỗi quốc gia càng gắn liền với tình hình biến động kinh tế chính trị diễn ra
trong toàn cầu, Việt Nam chúng ta đã gia nhập WTO, cũng chịu sự tác động to lớn
trong xu thế đó. Một nền kinh tế phát triển ổn định bền vững, tự chủ về tài chính sẽ
giúp nền kinh tế đất nước có sức đề kháng trước những cú sốc kinh tế bên ngoài
nhất là các cuộc khủng hoảng kinh tế. “Chẩn đoán” ra các căn bệnh của nền kinh tế
và tìm cách “chữa trị” nó là cách hữu hiệu để đứng vững trên con đường hội nhập,
trong đó vấn đề đặt ra đối với hệ thống tài chính cũng như nền kinh tế hiện nay là
tình hình “đôla hóa” mà theo các chuyên gia “đôla hóa Việt Nam đang ở mức báo
động” có thể ảnh hưởng rất sâu sắc đối với nền kinh tế Việt Nam.
Hiện tượng đôla hóa bắt nguồn từ cơ chế tiền tệ thế giới hiện đại, trong đó
tiền tệ của một số quốc gia phát triển, đặc biệt là đôla Mỹ, được sử dụng trong giao
lưu quốc tế làm vai trò của "tiền tệ thế giới". Cho nên người ta thường gọi hiện
tượng ngoại tệ hóa là "đôla hóa". Trong phạm vi đề tài này, chúng ta giả định chỉ
nghiên cứu nền kinh tế bị đôla hóa bằng đồng USD mà cụ thể là nÒn kinh tế Việt
Nam trong giai đoạn từ sau cải cách kinh tế đến nay.

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ


HIỆN TƯỢNG ĐÔ LA HÓA
1 Khái niệm

Đôla hóa (tiếng Anh: dollarization) là một hiện tượng phổ biến ở khá nhiều
nước trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ Latinh. Quan điểm chung cho rằng, Đô la hóa
là việc sử dụng một ngoại tệ (thường là các ngoại tệ mạnh và có khả năng tự do
chuyển đổi) thay thế đồng nội tệ để thực hiện một số chức năng của tiền tệ (lưu
thông, thanh toán hay cất trữ).
Bất kỳ một ngoại tệ nào (như đôla Mỹ, Euro, Yên Nhật) có khả năng thay
thế đồng nội tệ cũng dẫn đến hiện tượng “Đô la hóa”. Tuy nhiên trong tình hình
hiện nay, nói đến Đô la hóa, người ta chỉ nghĩ đến một đồng tiền duy nhất đó là Đô
la Mỹ (USD). Mặc dù hiệp ước Bretton Wood đã phá sản nhưng từ lâu USD đã trở
thành phương tiện thanh toán quốc tế mà không có đồng tiền nào có thể thay thế
được. Mặt khác, Mỹ luôn lợi dụng sự lớn mạnh của nền kinh tế đã gây sức ép với
nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó hệ thống tiền tệ vốn chưa “hoàn thiện”, và
còn rất “nhạy cảm” ở các nước đang phát triển.
Theo tiêu chí của IMF đưa ra, một nền kinh tế được coi là có tình trạng đô la
hóa cao khi mà tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm từ 30% trở lên trong tổng
khối tiền tệ mở rộng (M2); bao gồm: tiền mặt trong lưu thông, tiền gửi không kỳ
hạn, tiền gửi có kỳ hạn, và tiền gửi ngoại tệ.
2 Phân loại

1.2.1 Căn cứ vào hình thức: Đô la hóa được thể hiện dưới 3 hình thức sau:
3 Đô la hóa thay thế tài sản: Thể hiện qua tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ trên tổng
phương tiện thanh toán (FCD/M2). Theo IMF, khi tỷ lệ này trên 30% thì nền kinh
tế đó được cho là có tình trạng đô la hóa cao, tạo ra các lệch lạc trong điều hành tài
chính tiền tệ vĩ mô. Nhìn chung đối với các nền kinh tế chuyển đổi, tỷ lệ đô la hóa
hiện nay bình quân là 29%.
4 Đô la hóa phương tiện thanh toán: Là mức độ sử dụng ngoại tệ trong thanh
toán. Các giao dịch thanh toán bất hợp pháp bằng ngoại tệ rất khó đánh giá nhất là
đối với những nền kinh tế tiền mặt như Việt Nam.
5 Đô la hóa định giá, niêm yết giá: Là việc niêm yết, quảng cáo, định giá bằng
ngoại tệ.
1.2.2 Căn cứ vào phạm vi:
Tùy theo mức độ sử dụng rộng rãi đồng USD trong nền kinh tế và thái độ
của quốc gia đó đối với việc thừa nhận hay không thừa nhận đồng Đô la mà Đô la
hóa được chia làm 3 mức độ:
6 Đô la hóa không chính thức (unofficial dollarization) là trường hợp đồng đô
la được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế, mặc dù không được quốc gia đó chính
thức thừa nhận. Đô la hóa không chính thức có thể bao gồm các loại sau:
• Các trái phiếu ngoại tệ và các tài sản phi tiền tệ ở nước ngoài.
• Tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài.
• Tiền gửi ngoại tệ ở các ngân hàng trong nước.
• Trái phiếu hay các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ cất trong túi.
7 Đô la hóa bán chính thức (đôla hóa từng phần) (semiofficial dollarization)
là những nước có hệ thống lưu hành chính thức hai đồng tiền: đồng ngoại tệ và
đồng tiền bản tệ. Chính phủ các nước này không chính thức công nhận đôla hóa
bằng việc dùng đôla Mỹ (hoặc một ngoại tệ mạnh khác) thay cho bản tệ, nhưng
cho phép khu vực kinh tế bị đôla hóa tồn tại song song với khu vực kinh tế sử dụng
bản tệ. Biểu hiện của nó là việc dân chúng có thể gửi tiền ở ngân hàng bằng ngoại
tệ hoặc cất trữ Đô la tiền mặt nhưng vẫn tiếp tục ưa thích nắm giữ và thanh toán
bằng đôla trong lĩnh vực mua bán hàng ngày. Đó như là một hành động thay thế tài
sản vì dân chúng luôn muốn đảm bảo an toàn cho tài sản của mình nhất là trong
tình trạng hệ thống tiền tệ chưa ổn định, lạm phát dễ xảy ra với đồng nội tệ. Lúc
này dân chúng có thể cất trữ tài sản của mình dưới nhiều hình thức: chứng khóan
nước ngoài hoặc bất cứ tài sản nào của nước ngoài, tiền gửi ngoại tệ ở nước ngoài,
tiền gửi ngoại tệ tại các ngân hàng trong nước hay ngoại tệ mặt (foreign bank
note). Hành động gửi tiền bằng ngoại tệ vào ngân hàng là một dạng đôla hóa nền
kinh tế (đôla hóa tiền gửi ở các ngân hàng trong nước).
Đồng ngoại tệ là đồng tiền lưu hành hợp pháp, và thậm chí có thể chiếm ưu
thế trong các khoản tiền gửi ngân hàng, nhưng đóng vai trò thứ cấp trong việc trả
lương, thuế và những chi tiêu hàng ngày. Các nước này vẫn duy trì một ngân hàng
trung ương để thực hiện chính sách tiền tệ của họ.
Việt Nam được xếp vào nhóm những nước Đô la hóa không chính thức.
8 Đô la hóa chính thức (hay còn gọi là đô la hóa hoàn toàn) (official
dollarization) xẩy ra khi đồng ngoại tệ là đồng tiền hợp pháp duy nhất được lưu
hành. Nếu một quốc gia thực hiện đôla hóa chính thức có nghĩa là quốc gia đó đơn
phương lấy đôla Mỹ (hoặc một ngoại tệ mạnh nào đó) làm phương tiện thanh toán,
tích trữ tài sản, và đơn vị tính toán thay cho bản tệ (đồng tiền riêng của nước đó).
Nghĩa là đồng ngoại tệ không chỉ được sử dụng hợp pháp trong các hợp đồng giữa
các bên tư nhân, mà còn hợp pháp trong các khoản thanh toán của Chính phủ. Theo
đó, toàn bộ tài sản Có, tài sản Nợ, các hợp đồng giao dịch, giá cả hàng hóa và dịch
vụ, tiền lương sẽ, hoàn toàn (hoặc một phần), được niêm yết bằng (hoặc gán theo)
đôla một cách công khai hoặc ngầm định. Thông thường các nước chỉ áp dụng đô
la hóa chính thức sau khi đã thất bại trong việc thực thi các chương trình ổn định
kinh tế và thường chỉ chọn 1 ngoại tệ làm đồng tiền hợp pháp.
9 Nguyên nhân

10 Trước hết, đôla hóa là hiện tượng phổ biến xảy ra ở nhiều nước, đặc biệt là
ở các nước chậm phát triển. Một nguyên nhân chính được nhiều người công nhận
là do nhu cầu phòng chống rủi ro các loại, trong đó có rủi ro do lạm phát và bản tệ
bị mất giá so với ngoại tệ, rủi ro sụp đổ một thể chế tiền tệ, rủi ro gắn với sự yếu
kém của các cơ quan chức năng của chính phủ mà vì đó, chính phủ không thể đưa
ra những cam kết về ổn định và an toàn của hệ thống và thể chế kinh tế. Đô la hóa
thường gặp khi một nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát cao, đồng nội tệ bị mất giá thì
người dân phải tìm các công cụ dự trữ giá trị khác, trong đó có các đồng ngoại tệ
có uy tín. Với chức năng ban đầu làm phương tiện cất giữ giá trị, dần dần đồng
ngoại tệ sẽ cạnh tranh với đồng nội tệ trong chức năng làm phương tiện thanh toán
hay làm thước đo giá trị.
11 Thứ hai, đô la hóa bắt nguồn từ cơ chế tiền tệ thế giới hiện đại, trong đó tiền
tệ của một số quốc gia phát triển, đặc biệt là đô la Mỹ, được sử dụng trong giao lưu
quốc tế làm vai trò của "tiền tệ thế giới". Nói cách khác, đô la Mỹ là một loại tiền
mạnh, được tự do chuyển đổi đã được lưu hành khắp thế giới và từ đầu thế kỷ XX
đã dần thay thế vàng, thực hiện vai trò tiền tệ thế giới.
Ngoài đồng đô la Mỹ, còn có một số đồng tiền của các quốc gia khác cũng
được quốc tế hóa như: bảng Anh, mác Đức, yên Nhật, Franc Thụy Sỹ, euro của
EU... nhưng vị thế của các đồng tiền này trong giao lưu quốc tế không lớn; chỉ có
đô la Mỹ là chiếm tỷ trọng cao nhất (khoảng 70% kim ngạch giao dịch thương mại
thế giới). Cho nên người ta thường gọi hiện tượng ngoại tệ hóa là "đô la hóa".
Trong điều kiện của thế giới ngày nay, hầu hết các nước đều thực thi cơ chế
kinh tế thị trường mở cửa; quá trình quốc tế hóa giao lưu thương mại, đầu tư và
hợp tác kinh tế ngày càng tác động trực tiếp vào nền kinh tế và tiền tệ của mỗi
nước, nên trong từng nước xuất hiện nhu cầu khách quan sử dụng đơn vị tiền tệ thế
giới để thực hiện một số chức năng của tiền tệ. Đô la hóa ở đây có khi là nhu cầu,
trở thành thói quen thông lệ ở các nước.
12 Thứ ba, một quốc gia có trình độ phát triển nền kinh tế, trình độ dân trí và
tâm lý người dân, trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng, chính sách tiền tệ và
cơ chế quản lý ngoại hối, khả năng chuyển đổi của đồng tiền quốc gia thấp thì
quốc gia đó sẽ có mức độ đô la hóa càng cao.
13 Tác động của Đô la hóa

Tình trạng "đô la hóa" nền kinh tế có tác động tích cực và tác động tiêu cực.
1.4.1. Những tác động tích cực:
14 Tạo một cái van giảm áp lực đối với nền kinh tế trong những thời kỳ lạm
phát cao, bị mất cân đối và các điều kiện kinh tế vĩ mô không ổn định. Do có một
lượng lớn ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng, sẽ là một công cụ tự bảo vệ chống
lại lạm phát và là phương tiện để mua hàng hóa ở thị trường phi chính thức.
Ở các nước đô la hóa chính thức, bằng việc sử dụng đồng ngoại tệ, họ sẽ duy
trì được tỷ lệ lạm phát gần với mức lạm phát thấp làm tăng sự an toàn đối với tài
sản tư nhân, khuyến khích tiết kiệm và cho vay dài hạn. Hơn nữa, ở những nước
này ngân hàng trung ương sẽ không còn khả năng phát hành nhiều tiền và gây ra
lạm phát, đồng thời ngân sách nhà nước sẽ không thể trông chờ vào nguồn phát
hành này để trang trải thâm hụt ngân sách, kỷ luật về tiền tệ và ngân sách được thắt
chặt. Do vậy, các chương trình ngân sách sẽ mang tính tích cực hơn.
15 Đôla hóa cũng được cho là có tác dụng thúc đẩy phát triển ngành Ngân hàng
và nâng cao vai trò của nó trong nền kinh tế, phản ánh dưới góc độ tỷ trọng tiền
gửi trong hệ thống ngân hàng trong GDP (thuật ngữ chuyên môn gọi là “độ sâu tài
chính”) tăng lên khi có đôla hóa. Điều này có được là do người gửi tiền thay vì
chuyển tài sản của mình bằng ngoại tệ ra nước ngoài trong bối cảnh rủi ro lạm phát
cao nay được phép, và có thể yên tâm, gửi tài sản (bằng ngoại tệ) của mình vào hệ
thống ngân hàng trong nước và hưởng lãi tính theo ngoại tệ mà không phải bận tâm
đến lạm phát của bản tệ. Nói cách khác, đôla hóa giúp cung cấp “dinh dưỡng” nuôi
sống hệ thống ngân hàng trong nước.
Tăng cường khả năng cho vay ngọai tệ của ngân hàng. Với một lượng lớn
ngoại tệ thu được từ tiền gửi tại ngân hàng, các ngân hàng sẽ có điều kiện cho vay
nền kinh tế bằng ngoại tệ, qua đó hạn chế việc phải vay nợ nước ngoài. Đồng thời,
các ngân hàng sẽ có điều kiện mở rộng các hoạt động đối ngoại, thúc đẩy quá trình
hội nhập của thị trường trong nước với thị trường quốc tế.
16 Hạ thấp chi phí giao dịch. Ở những nước đô la hóa chính thức, các chi phí
như chênh lệch giữa tỷ giá mua và bán khi chuyển từ đồng tiền này sang đồng tiền
khác được xoá bỏ. Các chi phí dự phòng cho rủi ro tỷ giá cũng không cần thiết, các
ngân hàng có thể hạ thấp lượng dự trữ, vì thế giảm được chi phí kinh doanh.
17 Thúc đẩy thương mại và đầu tư. Các nước thực hiện đô la hóa chính thức có
thể loại bỏ rủi ro cán cân thanh toán và những kiểm soát mua ngoại tệ, khuyến
khích tự do thương mại và đầu tư quốc tế. Các nền kinh tế đôla hóa có thể được,
chênh lệch lãi suất đối với vay nợ nước ngoài thấp hơn, chi ngân sách giảm xuống
và thúc đẩy tăng trưởng và đầu tư.
Đô la hóa có thể giúp người ta dự đoán tỷ giá hối đoái dễ dàng hơn. Đối với
những nước áp dụng cơ chế tỷ giá thả nổi thuộc khu vực sử dụng đồng Đô la sẽ
giúp cho họ giảm được những bất ổn trong mua bán và đầu tư quốc tế nảy sinh do
biến động tỷ giá giữa đồng nội tệ và các đồng tiền ngoài khu vực, làm giảm rủi ro
tỷ giá (người ta không còn phải lo đến việc bản tệ bị mất giá hay lên giá nữa), và
do đó, thúc đẩy thương mại quốc tế; điều này lại góp phần thúc đẩy tăng trưởng
Đô la hóa cũng là một trong những giải pháp giúp giảm lạm phát, từ đó có
thể giảm lạm phát, từ đó có thể giảm lãi suất thực nền kinh tế và kích thích đầu tư,
và do đó sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
18 Thu hẹp chênh lệch tỷ giá trên hai thị trường chính thức và phí chính thức.
Tỷ giá chính thức càng sát với thị trường phi chính thức, tạo ra động cơ để chuyển
các hoạt động từ thị trường phi chính thức (bất hợp pháp) sang thị trường chính
thức (thị trường hợp pháp).
19 Ngoài ra Đô la hóa cũng giúp cho đồng tiền có khả năng tự do chuyển đổi
hoàn toàn ở những nước mà tiền tệ chưa có khả năng chuyển đổi.
1.4.2. Những tác động tiêu cực:
Khi bị đôla hóa, nền kinh tế trong nước phụ thuộc rất lớn vào đồng đôla, đặc
biệt là hệ thống tài chính. Sự ổn định của hê thống tài chính cột chặt vào đồng đô
la. Điều này dẫn tới, một cuộc khủng hoảng kinh tế bên ngoài có thể ảnh hưởng
nặng nề tới hệ thống tài chính của nước có hệ thống tài chính dựa trên hai đồng
tiền. Đôla hóa sẽ làm cho các nước rất khó phản ứng thành công với các bất ổn,
biến động từ bên ngoài (vì đã mất đi một công cụ hữu hiệu chống sốc là chính sách
tiền tệ). Điều này làm cho các nền kinh tế đôla hóa dễ bị tổn thương bởi các cú sốc
ngoại lai và thậm chí còn làm giảm tăng trưởng.
20 Làm giảm hiệu quả điều hành của chính sách tiền tệ. Chính sách tiền tệ của
ngân hàng trung ương không phát huy được hiệu quả, bị mất tính độc lập và chịu
nhiều ảnh hưởng từ diễn biến kinh tế quốc tế, nhất là khi xảy ra các cuộc khủng
hoảng kinh tế, cụ thể:
 Gây khó khăn trong việc dự đoán diễn biến tổng phương tiện thanh
toán, do đó dẫn đến việc đưa ra các quyết định về việc tăng hoặc giảm lượng
tiền trong lưu thông kém chính xác và kịp thời.
Ở trong các nước đô la hóa không chính thức, nhu cầu về nội tệ không
ổn định. Trong trường hợp có biến động, mọi người bất ngờ chuyển sang
ngoại tệ có thể làm cho đồng nội tệ mất giá và bắt đầu một chu kỳ lạm phát.
Khi người dân giữ một khối lượng lớn tiền gửi bằng ngoại tệ, những thay đổi
về lãi suất trong nước hay nước ngoài có thể gây ra sự chuyển dịch lớn từ
đồng tiền này sang đồng tiền khác (hoạt động đầu cơ tỷ giá). Những thay đổi
này sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trung ương trong việc đặt mục tiêu cung
tiền trong nước và có thể gây ra những bất ổn định trong hệ thống ngân
hàng.
Trường hợp tiền gửi của dân cư bằng ngoại tệ cao, nếu khi có biến
động làm cho người dân đổ xô đi rút ngoại tệ, trong khi số ngoại tệ này đã
được ngân hàng cho vay, đặc biệt là cho vay dài hạn, khi đó ngân hàng nhà
nước của nước bị đô la hóa cũng không thể hỗ trợ được vì không có chức
năng phát hành đô la Mỹ.
 Làm cho đồng nội tệ nhậy cảm hơn đối với các thay đổi từ bên ngoài,
do đó những cố gắng của chính sách tiền tệ nhằm tác động đến tổng cầu nền
kinh tế thông qua việc điều chỉnh lãi suất cho vay trở nên kém hiệu quả.
 Tác động đến việc hoạch định và thực thi chính sách tỷ giá. Đô la hóa
có thể làm cho cầu tiền trong nước không ổn định, do người dân có xu
hướng chuyển từ đồng nội tệ sang đô la Mỹ, làm cho cầu của đồng đô la Mỹ
tăng mạnh gây sức ép đến tỷ giá.
Khi các đối thủ cạnh tranh trên thị trường thế giới thực hiện phá giá
đồng tiền, thì quốc gia bị đô  la hóa sẽ không còn khả năng để bảo vệ sức
cạnh tranh của khu vực xuất khẩu thông qua việc điều chỉnh lại tỷ giá hối
đoái. Ngân hàng không có sức đề kháng trước những biến động về tỷ giá có
thể dẫn đến khủng hoảng hệ thống ngân hàng.
21 Đôla hóa chính thức sẽ làm mất đi chức năng của ngân hàng trung ương là
người cho vay cuối cùng. Trong các nước đang phát triển chưa bị đôla hóa hoàn
toàn, mặc dù các ngân hàng có vốn tự có thấp, song công chúng vẫn tin tưởng vào
sự an toàn đối với các khoản tiền gửi của họ tại các ngân hàng. Nguyên nhân là do
có sự bảo lãnh ngầm của Nhà nước đối với các khoản tiền này. Điều này chỉ có thể
làm được đối với đồng tiền nội tệ, chứ không thể áp dụng được đối với đô la Mỹ.
Đối với vác nước đô la hóa hoàn toàn, khu vực ngân hàng sẽ trở nên bất ổn hơn
trong trường hợp ngân hàng thương mại bị phá sản và sẽ phải đóng cửa khi chức
năng người cho vay cuối cùng của ngân hàng trung ương đã bị mất.
22 Chính sách tiền tệ bị phụ thuộc nặng nề vào nước Mỹ. Trong trường hợp đô
la hóa chính thức, chính sách tiền tệ và chính sách lãi suất của đồng tiền khi đó sẽ
do nước Mỹ quyết định. Trong khi các nước đang phát triển và một nước phát triển
như Mỹ không có chu kỳ tăng trưởng kinh tế giống nhau, sự khác biệt về chu kỳ
tăng trưởng kinh tế tại hai khu vực kinh tế khác nhau đòi hỏi phải có những chính
sách tiền tệ khác nhau.
23 Hệ thống ngân hàng bị đôla hóa được coi là nguyên nhân của những cuộc
khủng hoảng tài chính trong 2 thập kỷ qua. Một hệ thống như thế này sẽ có rủi ro
cao về thanh khoản và khả năng chi trả. Rủi ro về khả năng chi trả phát sinh bởi sự
khác biệt về đồng tiền huy động và cho vay. Các ngân hàng với một lượng vốn lớn
bằng ngoại tệ có được từ huy động tiền gửi ngoại tệ của công chúng trong nước
buộc phải tìm cách cho vay một phần trong số này cho các đối tượng trong nước,
và như vậy là đã chuyển giao rủi ro tiền tệ sang khách hàng không có biện pháp
phòng hộ rủi ro này, đồng thời vẫn còn giữ lại rủi ro về tín dụng cho mình. Khi bản
tệ bị phá giá, các con nợ của ngân hàng dễ bị mất khả năng thanh toán vì các khoản
thu của họ phần lớn bằng bản tệ, trong khi họ đi vay ngân hàng bằng ngoại tệ,
những khoản vay này nay đã “phình to” ra nếu tính theo bản tệ bị mất giá. Đối với
người gửi ngoại tệ vào ngân hàng, nếu họ lo ngại rằng ngân hàng mà họ gửi tiền
đang có vấn đề với những khoản cho vay mất khả năng thu hồi của nó, họ sẽ thi
nhau rút tiền của mình ra khỏi ngân hàng. Để đáp ứng được sự rút ồ ạt đó, ngân
hàng buộc phải có một nguồn tài sản ngoại tệ có tính thanh khoản cao đủ lớn hoặc
đi vay của ngân hàng trung ương và các ngân hàng khác. Nhưng những nguồn trên
đều có hạn, nhất là vào thời điểm mà các ngân hàng khác cũng bị rơi vào tình trạng
này. Kết cục là sự sụp đổ của cả một hệ thống ngân hàng.
TÓM LẠI
Như vậy, ta có thể kết luận rằng đôla hóa không phải là một hiện tượng tốt,
nhưng cũng không phải là một hiện tượng hoàn toàn xấu (hay không có lợi), và cần
phải tránh bằng mọi cách, tùy theo cách nhìn nhận, lựa chọn, cũng như năng lực
thực thi của mỗi quốc gia, những mục tiêu ưu tiên, trong từng thời kỳ cụ thể. Và
thực tế là, dù muốn hay không, gửi ngoại tệ vào ngân hàng là một trong những lựa
chọn hấp dẫn đối với nhà đầu tư ở mọi nơi và trở thành phổ biến, không thể thiếu
(hoặc cấm đoán được) cùng với quá trình toàn cầu hóa.

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG ĐÔ LA HÓA TẠI VIỆT


NAM
24 Tổng quan:
Đôla hóa có thể là một giải pháp hiệu quả đối với các nền kinh tế mở, khá
nhỏ và có mối quan hệ thương mại cũng như tài chính chặt chẽ đối với quốc gia
cung cấp đồng tiền thay thế. Việt Nam rõ ràng không phải là ứng cử viên được
hưởng lợi từ đô-la hóa do khác biệt lớn so với Mỹ về sự giàu có, cơ cấu kinh tế và
sự hội nhập thấp về thị trường vốn, lao động. Ngoài ra, mặc dù đô-la là đồng tiền
quốc tế chủ yếu, được ưu tiên trong cán cân của Việt Nam, chứ không phải là đồng
euro hay yen Nhật, nhưng Việt Nam lại có quan hệ thương mại đa dạng với các
nước khác trên thế giới. Mặc dù buôn bán với Mỹ đang tăng nhanh song buôn bán
với các nước châu Á, đặc biệt là Nhật Bản và châu Âu cũng chiếm một tỷ trọng
đáng kể.
Bức tranh tổng quát về tình hình đôla hóa ở Việt Nam qua các năm được
biểu hiện cụ thể qua số liệu sau:
Biểu 2.1
Tỷ lệ Đô la hóa (FCD/M2)
35
29.6 30
30 26.1
24.6 23.2
25 21.9 21.3 22.3
20
%

15
10
5
0
1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Nguồn: VNEconomy.
Hiện tượng nền kinh tế Việt Nam sử dụng rộng rãi đồng đô la Mỹ trong giao
dịch buôn bán... bắt đầu được chú ý đến từ năm 1988 khi các ngân hàng được phép
nhận tiền gửi bằng đồng đô la. Đến năm 1992, tình trạng đô la hóa đã tăng lên
mạnh với hơn 41% lượng tiền gửi vào các ngân hàng là bằng đô la Mỹ. Trước tình
trạng này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cố gắng đảo ngược quá trình đô la
hóa nền kinh tế và đã khá thành công khi giảm mạnh mức tiền gửi bằng đô la Mỹ
vào các ngân hàng xuống còn 20% vào năm 1996. Nhưng tiếp theo đó cuộc khủng
hoảng tài chính châu Á đã khiến cho đồng tiền Việt Nam giảm giá trị, và Việt Nam
lại tiếp tục chịu sức ép của tình trạng đô la hóa. Đến cuối năm 2001, tỷ lệ đồng đô
la Mỹ được gửi vào các ngân hàng tăng lên đến 31,7%. Tỷ lệ này có xu hướng
giảm đáng kể trong những năm tiếp theo, đến năm 2003 còn 23,6% và 9 tháng đầu
năm 2004 là 22%. Đây là xu hướng tích cực, cho thấy tình trạng đô la hóa tài sản
nợ trong hệ thống ngân hàng thương mại đang được kiềm chế một cách có hiệu
quả. Người dân đã có niềm tin vào đồng tiền nội địa nhiều hơn. Tuy nhiên về số
tiền gửi tuyệt đối bằng đô la thì không ngừng tăng lên, cuối năm 2005 con số này
khoảng 8 tỷ USD, một mặt cho thấy tiềm lực nguồn vốn nhàn rỗi trong dân mà hệ
thống ngân hàng có thể huy động được cho đầu tư phát triển kinh tế, những mặt
khác cũng đáng quan tâm ở góc độ đô la hóa.
Nếu căn cứ theo số liệu trên, theo phân loại của IMF, Việt Nam thuộc diện
có hiện tượng đôla hóa không chính thức tương tự như Nga, một số nước Đông Âu
khác và hầu hết các nước thuộc Mỹ Latinh, còn sắp xếp theo mức độ đôla hóa nền
kinh tế, Việt Nam thuộc diện những nền kinh tế có hiện tượng đôla hóa vừa phải.
Tuy nhiên ở các nước không phải là nền kinh tế tiền mặt thì mức độ đôla hóa thể
hiện qua tỷ lệ FCD/M2 trên là khá chính xác. Còn ở Việt Nam, bên cạnh đôla hóa
thay thế tài sản còn có đôla hóa phương tiện thanh tóan và đôla hóa niêm yết, chưa
kể đến một số lượng ngoại tệ dưới hình thức cất trữ trong dân chúng chưa đưa vào
lưu thông, do đó theo nhận định của các chuyên gia tình hình đô la hóa ở Việt Nam
khá trầm trọng.
Một nền kinh tế bị đôla hóa thì trước hết nền kinh tế phải có nguồn
đôla, hiện nay các kênh ngoại tệ được chuyển vào Việt Nam như:
Thứ nhất là nguồn kiều hối (chưa kể kiều hối chuyển lậu, ngoại tệ người Việt
Nam nhập cảnh không khai báo,..) chuyển về Việt Nam mỗi năm một tăng với mức
tăng bình quân trên 10% mỗi năm, cụ thể:

Bảng 2.1:
Năm Kiều hối (Triệu USD)
1991 31
1995 285
1999 1.200
2000 1.757
2001 1.820
2002 2.154
2003 2.700
2004 3.200
2005 4.000
Nguồn: Tổng cục thống kê.

Các khoản kiều hối sau khi đi qua hệ thống ngân hàng nếu không được
khuyến khích chuyển thành nội tệ sẽ phát tán trong dân cư dưới hình thức ngoại tệ
và làm tăng khả năng đô la hóa nền kinh tế.

Thứ hai là, số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng
nhanh. Khách du lịch mang theo ngoại tệ và chi tiêu bằng ngoại tệ tiền mặt rất lớn
tại các cở sở kinh doanh tư nhân. Khách du lịch cũng có hoạt động đổi tiền tại các
quầy đổi tiền nhưng thông thường chi tiêu đến đâu họ đổi tiền đến đó và khi việc
đổi tiền không mấy thuận lợi do địa bàn, đường xá, họ thỏa thuận với người bán để
thanh toán bằng đô la Mỹ.
Bảng 2.2:
200 2010
Năm 1996 2000 2004 2005
3 (dự đoán)
Số lượng (triệu lượt 1,6 2,1 2,4 2,9 3,4 5,0
người)
Nguồn: Tổng cục thống kê.
Thứ ba là, tiền lương và thu nhập của người Việt Nam làm việc trong các dự
án liên doanh, dự án 100% vốn nước ngoài, dự án quốc tế, cơ quan nước ngoài ở
Việt Nam, được trả bằng ngoại tệ. 

Thứ tư là, số lượng người nước ngoài đến Việt Nam làm việc, sinh sống, làm
ăn, học tập... ngày càng tăng, chi tiêu ngoại tệ tiền mặt rất lớn, nhất là tiền thuê nhà
của các hộ gia đình người Việt Nam và chi trả các dịch vụ khác. 

Thứ năm là, tiền viện trợ không hoàn lại, tiền của các tổ chức tài chính vi
mô, tổ chức từ thiện quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài... Bên cạnh đó là
nguồn vốn tài trợ của các tổ chức tài chính - tiền tệ quốc tế, Chính phủ các nước.
Năm 2005 số vốn cam kết tài trợ (ODA) lên tới 3,44 tỷ USD, so với 2,7 tỷ USD
năm 2003. 

Thứ sáu là, ngoại tệ từ các hoạt động buôn lậu và một số nguồn ngoại tệ qua
các hoạt động kinh tế ngầm khác. Đây là kênh ngoại tệ chuyển vào nước ta mà nhà
nước không thể kiểm soát được, có thể gây lũng đoạn nền kinh tế, đó là chưa kể tới
nền kinh tế nước ta là nền kinh tế tiền mặt, các tổ chức phi pháp nước ngoài có thể
bơm đôla vào nền kinh tế Việt Nam cho các hoạt động rửa tiền.

Thứ bảy là, hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục tăng trưởng
khá, cũng thu hút một lượng ngoại tệ lớn vào nền kinh tế.

Bảng 2.3:
Năm 1992 1995 2000 2005
FDI/GDP (%) 2% 6.3 12.7% 15%
%
Nguồn: Bộ Kế hoạch Đầu tư.
Thứ tám là, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cũng ngày càng tăng nhanh,
đánh dấu sự lớn mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam trên con đường công nghiệp
hóa hiện đại hóa.
Bảng 2.4:
Năm 2001 2002 2003 2004 2005
Kim ngạch XK
15 16.4 20 26 32.2
(Tỷ USD)

Nguồn: Tổng cục thống kê.


25 Nguyên nhân:
26 Bất cứ một nền kinh tế nào bị đôla hóa đều có căn nguyên từ phát từ người
dân mất lòng tin vào chính sách tiền tệ do tỷ lệ lạm phát không ổn định trong một
thời gian dài và đồng nội tệ bị mất giá, điều này làm gia tăng phí bảo hiểm rủi ro
đối với tài sản danh nghĩa bằng đồng nội tệ.
Người dân mất lòng tin vào chính sách tiền tệ do tỷ lệ lạm phát không ốn
định trong một thời gian dài, tỷ giá hối đoái giảm, làm gia tăng các chi phí bảo
hiểm rủi ro đối với tài sản danh nghĩa bằng đồng nội tệ. Do vậy, công chúng
chuyển các tài sản danh nghĩa sang một đồng tiền ổn định hơn hoặc các tài sản
thực. Tại Việt Nam là vàng và kể từ năm 1990 là đô la Mỹ.
Việc phá giá VND vào năm 1985 và những năm 1997 – 1998 đã làm cho
người giữ tiền đồng cảm thấy bị thiệt hại hơn so với giữ ngoại tệ.
Do nền kinh tế còn nằm trong tình trạng nghèo nàn lạc hậu gặp phải những
sai lầm trong cải tạo các thành phần kinh tế nhất là cải tạo giới công thương nghiệp
miền Nam để áp dụng cơ chế bao cấp giống như ở miền Bắc nên lạm phát tiếp tục
gia tăng, từ chỗ giá trị đồng tiền (đồng NHNN VN được đổi ngày 2/5/1978) sát với
sức mua của đô la Mỹ (1,25đ/1USD) đã nhanh chóng bị dãn ra, đồng tiền NHNN
VN mất giá mạnh so với đồng USD, tháng 9/1985 tỷ giá giữa tiền đồng và USD là
150đ/USD.
Trước tình hình đó, 14/9/1985 Nhà nước tiến hành đổi tiền lần 4 theo tỷ lệ
10đ tiền NHNN cũ ăn 1đ tiền NHNN mới. Đây là cuộc cách mạng tiền tệ theo trật
tự ngược Tiền – Lương – Giá. Sau đổi tiền tình trạng lạm phát càng tăng cao, 1986
lạm phát đạt 774%. Tháng 3 năm 1989 Việt Nam duy trì một hệ thống tỷ giá hối
đoái có nhiều mức khác nhau đều có lợi cho nhập khẩu. Để hỗ trợ hoạt động xuất
khẩu (năm 1989 Việt Nam đẩy mạnh đổi mới nền kinh tế nhằm mở rộng tự do hóa
nền kinh tế và thay đổi sản xuất công nghiệp từ thay thế nhập khẩu sang định
hướng xuất khẩu), tỷ giá VND so với USD được phá giá cho các giao dịch thương
mại trong khuôn khổ các kế hoạch Trung ương. Biến động tỷ giá được thể hiện qua
bảng sau:
Bảng 2.5
Năm Tỷ giá cũ Tỷ giá mới
9/1988 225 900
1989 4.000
1992 11.500
1993 10.750
1995 10.800
1995 11.000
Chỉ số giá hàng tiêu dùng ở Việt Nam rất không ổn định. Tỷ lệ lạm phát năm
1998 là 7.8%, giảm dần trong một số năm tiếp theo thậm chí nền kinh tế nằm trong
tình trạng giảm phát trong năm 2000 (tỷ lệ lạm phát -1,7%), tăng đột biến đạt 9.5%
năm 2004.
Bảng 2.6: Chỉ số giá từ 1998 – 2005 tại Việt Nam
Năm 199 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
8
CPI (%) 7.8 4.1 -1.7 0.8 1.5 3 9.5 8.4
Nguồn: Tổng cục thống kê.
Ở Việt Nam, tuy lạm phát trong những năm qua đã duy trì ở mức thấp không
vượt quan 2 con số, tuy nhiên trong thời gian qua tình hình thế giới có nhiều biến
động, khủng hoảng khu vực, giá dầu leo thang, giá vàng nhiều biến động, điều này
dẫn đến tâm lý người dân bất an khi nắm giữ tài sản bằng VND. Năm 2005, 2006
giá vàng và các mặt hàng chủ yếu như xăng, điện, thép… đều tăng, giá lương thực
tiêu dùng trong nước cũng tăng đáng kể, tin nóng hổi nhất là ngành than cũng đang
dự kiến tăng giá kéo theo dự kiến tăng giá của ngành sản xuất xi măng..
Xét khía cạnh các doanh nghiệp, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong
nước - nguồn thu chi chủ yếu bằng ngoại tệ vẫn găm giữ ngoại tệ. Do rủi ro biến
động tỷ giá, các doanh nghiệp có nguồn thu bằng ngoại tệ thì giữ ngoại tệ e ngại tỷ
giá tăng hay phải dùng ngọai tệ nhập hàng trong tương lai hay các doanh nghiệp
nhập hàng về bán chi ngoại tệ thì vẫn thích có nguồn thu bằng ngoại tệ để tránh rủi
to tỷ giá. Bao quát hơn, ngay khi chính bản thân chính sách của mỗi quốc gia trong
khu vực cũng đang tự bảo vệ mình bằng một khối lượng dự trữ ngọai tệ khổng lồ
(Trung Quốc gần 1000 tỷ USD), thì ta thấy rằng đại bộ phận của nhiều tầng lớp
nhiều thành phần kinh tế trong nền kinh tế thì họ chuyển VND sang các hình thức
đầu tư cất trữ khác như ngoại tệ, bất động sản … là tất yếu.
27 Ngoài ra một nguyên nhân khác cũng rất quan trọng, nền kinh tế Việt Nam
là nền kinh tế tiền mặt, rất dễ dàng cho hoạt động mua bán sử dụng ngoại tệ công
khai. Hiện tượng niêm yết, quảng cáo sản phẩm bằng ngoại tệ vẫn còn phổ biến
công khai tuy NHNN đã có quy định cấm niêm yết quảng cáo bằng ngoại tệ đối
với các doanh nghiệp không có thu bằng ngoại tệ (Số 985/NHNN-QLNH). Trong
thời gian gần đây hoạt động niêm yết mua bán ngoại tệ tự do không còn công khai
nhưng hoạt động mua bán ngọai tệ ngầm vẫn tiếp diễn. Các quầy thu đổi chính
thức không kiếm chác được bao nhiêu nếu theo đúng nghĩa vụ với ngân hàng,do đó
họ làm theo kiểu thỏa thuận với nhau, họ đổi ngoại tệ cho cả những người lý ra
không được đổi, bán cho những người lẽ ra không được bán. Bên cạnh đó, tâm lý
người dân và các doanh nghiệp thích vẫn thích mua bán trên thị trường chợ đen, đã
làm cho một số lớn ngoại tệ chui vào túi tư nhân. Ngân hàng muốn thu mua ngoại
tệ mà không được vì ba lý do:
28 Tỷ giá hối đoái của VND/USD cố định và biên độ giao động thấp khoảng
0.25%, điều này tạo một khoảng cách giữa thị trường ngọai tệ tự do và tỷ giá
công bố của ngân hàng thương mại nên người dân có đôla thường đi đổi tại
các nơi đổi tiền của tư nhân có lợi hơn là ra ngân hàng.
Bảng 2.7: Tỷ giá giữa USD và VND năm 2005 (số liệu ngày cuối tháng)
Đvt: Đồng/USD
ờ Ngân hàng Ngoại thương Thị trường tự do Hà Nội
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Tháng 1 15788 15790 15790 15810
Tháng 2 15802 15804 15800 15820
Tháng 3 15822 15824 15810 15830
Tháng 4 15831 15833 15820 15850
Tháng 5 15850 15852 15840 15860
Tháng 6 15854 15856 15850 15870
Tháng 7 15861 15863 15870 15880
Tháng 8 15877 15879 15880 15890
Tháng 9 15894 15896 15880 15900
Tháng 10 15904 15906 15900 15900
Tháng 11 15909 15911 15940 15960
Tháng 12 15915 15917 15900 15930
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
29 Thứ hai là đổi tiền tại các địa điểm tư thường dễ dàng và nhanh chóng hơn
và không bị các thủ tục hành chánh rườm rà chi phối. Theo quy định hiện
nay của NHNN, ở các ngân hàng cá nhân doanh nghiệp khi mua ngoại tệ
phải có mục đích rõ ràng và có các chứng từ chứng minh cho mục đích hợp
pháp.
30 Thứ ba là Ngân hàng nhà nước hay những ngân hàng được phép kinh doanh
ngoại tệ thường không đủ đôla để cấp cho các doanh nghiệp có nhu cầu nhập
cảng hàng hóa hay dịch vụ nên các cơ sở này phải mua đôla của tư nhân.
31 Bên cạnh đó, ta phải nhận thức ra tâm lý thích sử dụng, cất trữ ngoại tệ đã
ngấm sâu vào tưu tưởng của một bộ phận tầng lớp dân cư. Có thể sử dụng ngoại tệ
tiện lợi, gọn gàng hơn so với VND. Thực tế, nếu trong một chuyến công cán, một
người cần chi tiêu khoảng 30 triệu đồng, thì người đó cần phải mang theo 60 tờ
500.000 hoặc 300 tờ 100.000. Nhưng nếu mang bằng USD chỉ cần khoảng 20 tờ
100 đô, nếu bằng EUR chỉ cần 3 tờ 500 EUR. Rất là tiện lợi, ở đâu cũng chấp
nhận, cũng có thể đổi được.
32 Tình trạng tham nhũng cũng góp phần tạo nên hiện tượng đôla hóa xã hội
nhất là khi đi phong bì bằng ngoại tệ vừa gọn vừa lịch sự. Đây chính là những nỗi
nhức nhối bức xúc là vấn đề nan giải đối với nhà nước nếu muốn hạn chế “đôla
hóa” xã hội.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÁC ĐỘNG


TIÊU CỰC CỦA ĐÔ LA HÓA

Quan điểm, chủ trương của Đảng, Chính phủ và ngân hàng Nhà nước trong
vấn đề đô la hóa là rất rõ ràng: xoá bỏ Đô la hóa trong nền kinh tế nước ta phải
được thực hiện từng bước, từng khâu thích ứng với từng giai đoạn đổi mới, phát
triển của đất nước, phải bằng nhiều giải pháp vừa kinh tế, vừa hành chính kết hợp
với giáo dục pháp luật, điều chỉnh tâm lý xã hội trong lộ trình thực thi nhiều cơ chế
kinh tế nghiệp vụ Ngân hàng cụ thể nói tiếp nhau, để nâng vị thế của đồng tiền Việt
Nam trong cá chức năng thuộc tính của tiền tệ.
Xoá bỏ đô la hóa không có nghĩa là xoá bỏ sạch trơn, phủ định tất cả. Trong
giai đoạn hiện nay, cần cố gắng khai thác mặt lợi, thu hút vốn đô la trong dân vào
hệ thống Ngân hàng, từ đó đầu tư cho các dự án phát triển kinh tế xã hội, thị
trường ngoại tệ và hoạt động kinh doanh tiền tệ vốn đang hội nhập với thị trường
tiền tệ quốc tế.
Nói như vậy, có nghĩa là chúng ta chấp nhận sự tồn tại của đô la hóa ở
những mặt tích cực khách quan. Điều quan trọng nhất là Nhà nước phải giữ vai trò
chủ động để điều chỉnh hiện tượng đô la hóa, nhất quyết phải có các giải pháp hành
chính – kinh tế - giáo dục đồng bộ để triệt tiêu các mặt tiêu cực của đô la hóa.
Một số nước đã cực đoan cấm đoán việc gửi ngoại tệ vào các ngân hàng
trong nước, tạo độc quyền cho bản tệ, ít nhất là trong các giao dịch tài chính trên
lãnh thổ quốc gia. Nhưng chính sách này sẽ rất có hại khi mà những nước này
không có khả năng ổn định hóa nền kinh tế vĩ mô của họ. Kết cục là các nhà đầu tư
trong nước bao giờ cũng và sẽ tìm được cách chuyển tài sản của mình để đầu tư ra
nước ngoài, nơi mà họ tin là không bị rủi ro nhiều như trong nước, và do đó, thị
trường tài chính trong nước sẽ không phát triển được. Việt Nam chúng ta đã từng
phạm phải sai lầm này. Chúng ta không thể sử dụng lại các biện pháp hành chính
đã từng áp dụng trong những thời gian trước đây: tăng tỷ lệ kết hối lên 100%,
không cho nhận kiều hối bằng ngoại tệ, hạ thấp lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ, chỉ
cho phép doanh nghiệp mở tài khoản tiền gửi tại một Ngân hàng … Những biện
pháp mà qua thực hiện đã chứng tỏ là gây khó khăn cho doanh nghiệp, không
khuyến khích nguồn kiều hối chuyển về nước, không phù hợp với xu hướng hội
nhập với khu vực và thế giới.
Như đã phân tích, ở Việt Nam - nơi mà tỷ lệ sử dụng tiền mặt vẫn còn rất
lớn, tỷ lệ FCD/M2 không phản ánh đầy đủ thực trạng đôla hóa trong toàn bộ nền
kinh tế. Nếu như ở các nước mà hầu hết các giao dịch thanh toán thực hiện qua hệ
thống ngân hàng thì giảm đôla hóa tương đương với việc kiềm chế lượng ngoại tệ
gửi vào ngân hàng. Nếu Việt Nam cũng thực hiện biện pháp như vậy kết hợp tâm
lý thích dùng tiền mặt vẫn ăn sâu trong dân chúng Việt Nam thì người dân có thể
sẽ cất trữ đôla tại nhà hoặc tạm thời chuyển qua gửi VND và sẵn sàng quay về cất
trữ ngoại tệ bất cứ khi nào thuận lợi. Do đó trước hết thiết nghĩ cần giảm đôla hóa
xã hội thu hút ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng đẩy mạnh hoạt động đầu tư hiệu
quả sau sau đó tiến tới giảm đôla hóa hệ thống ngân hàng. Việc này muốn thực
hiện được cần có sự kết hợp của các ban ngành chính phủ và toàn dân, có thể bao
quát ở các giải pháp sau:
1. Nâng cao vị thế của VND:
33 Tiếp tục cơ cấu tích cực mệnh giá đồng Việt Nam. Tăng cường, nâng cao
chất lượng dịch vụ, các tiện ích ngân hàng, đặc biệt là hệ thống thanh toán không
dùng tiền mặt. Đẩy mạnh tuyên truyền về sử dụng thẻ, kể cả thẻ tín dụng quốc tế.
34 Tỷ giá ngang giá nên gắn với 1 rổ tiền tệ bao gồm một số ngoại tệ mạnh thay
vì chỉ gắn với USD nhằm giảm bớt sự lệ thuộc của đồng Việt Nam vào Đô la Mỹ.
35 Sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ để tác động đến điều kiện thị
trường nhằm làm cho đồng Việt Nam hấp dẫn hơn đô la Mỹ, chính sách lãi suất
phải nhằm mục đích tạo ra và duy trì được một chênh lệch lãi suất dương giữa tiền
gửi VND và USD, qua đó hạn chế xu hướng chuyển đổi từ đồng Việt Nam sang đô
la Mỹ.
36 Thu hút tiền mặt ngoại tệ trong dân cư, thà chấp nhận đô la hóa tiền gửi và
dư nợ cho vay của hệ thống ngân hàng, Nhà nước còn quản lý chặt chẽ được, còn
hơn là để trôi nổi trong dân:
 Phát triển mạnh lưới các mạng lưới các quầy thu đổi ngoại tệ rộng
khắp.
 Từ năm 2003, chính phủ Việt Nam cũng đã bắt đầu huy động thu hút
nguồn vốn ngoại tệ trong xã hội bằng cách phát hành trái phiếu ngoại tệ
(Căn cứ vào Quyết định số 155 và 156/2003/QÐ-BTC của Bộ trưởng Bộ
Tài chính về việc phát hành trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ và đồng VN)
để tập trung phát triển các công trình trọng điểm quốc gia. Đây có thể là một
trong những phương pháp hữu hiệu nhất thu hút lượng ngoại tệ tiền mặt trôi
nổi không quản lý được trong dân cư, ngoài ra biện pháp này còn giúp nhà
nước giảm việc đi vay vốn nước ngoài, chịu rủi ro về tỷ giá, làm gia tăng
gánh nặng vay nợ nước ngoài của Việt Nam.
 Thực hiện cơ chế tỷ giá linh hoạt được xác định trên cơ sở cung cầu
ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, nhằm giảm bớt khoảng
cách tỷ giá giữa thị trường chính thức và thị trường “chợ đen”.
37 Nâng cao tính chuyển đổi của VND và hạn chế đôla hóa là hai công việc có
mối quan hệ hữu cơ, qua lại lẫn nhau. Đôla hóa làm mất chủ quyền về tiền tệ, làm
giảm vị thế độc tôn của đồng bản tệ, giảm khả năng chuyển đổi của đồng tiền.
Ngược lại một đồng tiền mạnh sẽ giúp đẩy lùi nạn đô la hóa.
Có thể nói nâng cao khả năng chuyển đổi của VND và khắc phục đôla hóa là
hai mặt của quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững trong điều kiện hội nhập.
Nâng cao tính chuyển đổi của VND ngay trong chính quốc gia để người dân,
doanh nghiệp có lòng tin vào VND. Đây cũng là quá trình tiến tới mục tiêu chỉ sử
dụng VND trên lãnh thổ Việt Nam, có thể đề xuất các giải pháp sau:
 Trước hết và quan trọng nhất, để người dân có niềm tin vào VND ở
tầm vĩ mô cần ổn định và phát triển kinh tế bền vững, tỷ lệ lạm phát thấp.
 Thu hẹp đối tượng được phép vay ngoại tệ so với hiện nay, trừ trường
hợp cho vay để nhập khẩu máy móc, công nghệ, nguyên liệu, bán thành
phẩm... phục vụ xuất khẩu. Hiện nay, việc cho vay ngoại tệ với những dự án
thực chất chỉ cần VND không chỉ làm tăng mức độ đôla hóa mà còn gây rủi
ro cho tổ chức tín dụng, ngân hàng.
 Khuyến khích các cá nhân tại Việt Nam nhận kiều hối bằng VND.
NHNN dự kiến tỷ lệ này dự kiến năm 2008 là 10% và năm 2010 là 30%.
 Kiểm soát chặt chẽ việc niêm yết quảng cáo bán hàng bằng ngoại tệ
và dần dần tiến tới cấm việc bán hàng và dịch vụ trong nước niêm yết giá và
thu bằng ngoại tệ đối với tất cả mọi đối tượng trong nền kinh tế. Điều này
muốn thực hiện được đòi hỏi phải có sự phối hợp tất cả các ban ngành từ
công an, bộ văn hóa thông tin đến ngân hàng nhà nước.
 Về lâu dài, cần nâng cao tỷ lệ dự trữ đối với tài khoản tiền gửi bằng
đô la, cũng như làm giảm hiện tượng đôla hóa dư nợ cho vay của tổ chức tín
dụng.
Bảng 3.1: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đang áp dụng

ạ Tiền gửi VND Tiền gửi ngoại tệ


Không kỳ Không kỳ
hạn và Từ 12-24 hạn và Từ 12-24
dưới 12 tháng dưới 12 tháng
tháng tháng
Các NHTM Nhà nước
(không bao gồm NHNo &
PTNT), NHTMCP đô thị,
chi nhánh ngân hàng nước 5% 2% 8% 2%
ngoài, ngân hàng liên doanh,
công ty tài chính, công ty
cho thuê tài chính
Ngân hàng Nông nghiệp và
4% 2% 8% 2%
Phát triển nông thôn
NHTMCP nông thôn, ngân 2% 2% 8% 2%
hàng hợp tác, Quỹ tín dụng
nhân dân Trung ương
TCTD có số dư tiền gửi phải
tính dự trữ bắt buộc dưới
500 triệu đồng, QTĐN cơ 0% 0% 0% 0%
sở, Ngân hàng Chính sách xã
hội
(Theo 796/QĐ-NHNN ngày 25/6/2004, áp dụng từ 01/07/2004)
Một khi đã thực hiện được nâng cao tính chuyển đổi của VND thì sẽ giảm
lượng ngoại tệ trong xã hội do người dân tin tưởng vào VND hơn. Nhưng để nâng
cao tính chuyển đổi của VND là việc làm không thể thực hiện một sớm một chiều.
Và nếu thu hút vốn ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng phát sinh mâu thuẫn đôla hóa
nguồn vốn huy động và đôla hóa nguồn vốn cho vay của ngân hàng, điều này tạo
ra rủi ro rất lớn trong hệ thống tài chính ngân hàng khi có biến động tỷ giá, lãi suất
khủng hoảng kinh tế xảy ra. Do đó ở tầm vĩ mô vấn đề đặt ra là làm sao có thể thu
hút tối đa vốn ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng , vừa tận dụng tối đa nguồn ngoại
tệ này để phát triển kinh tế.
Ở Việt Nam chưa hoàn toàn tự do hóa tài chính, do đó Việt Nam cần tận
dụng thời gian này để giảm đôla hóa xã hội, phát triển kinh tế và thiết lập dự trữ
ngoại hối đủ mạnh.
Với nguồn vốn ngọai tệ huy động được các tổ chức tài chính ngân hàng tiến
hành cho vay đầu tư có hiệu quả cho các dự án trọng điểm, quan trọng của quốc
gia, cũng như của các doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh xuất khẩu hiệu quả,
điều này sẽ tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế và tạo số đông việc làm
cho người lao động.
2. Tạo môi trường đầu tư trong nước có khả năng hấp thụ được số vốn
ngoại tệ hiện có trong dân:
38 Thúc đẩy phát triển môi trường kinh tế vĩ mô, tạo môi trường cạnh tranh
thực sự giữa các thành phần kinh tế trong cả sản xuất, thương mại, dịch vụ và kể cả
lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
39 Mở rộng các dự án đầu tư của Chính phủ: dầu khí, cầu đường, điện lực, thủy
điện, bưu chính viễn thông… khuyến khích sự tham gia đầu tư của các thành phần
kinh tế.
40 Phát triển các công cụ tài chính như cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, đa dạng
hóa các danh mục đầu tư trong nước.
41 Phát triển các công cụ tài chính phái sinh tạo điều kiện cho các tổ chức, cá
nhân tham gia thị trường ngoại tệ một cách công khai, dễ dàng nhằm dịch vụ hóa
cao độ các nghiệp vụ hối đoái, bình thường hóa vai trò ảnh hưởng của ngoại tệ. Vì
hiện nay việc kinh doanh phòng ngừa rủi ro tỷ giá vẫn chỉ thực hiện đối với các
doanh nghiệp còn đối với người dân việc kinh doanh ngoại tệ yêu cầu số tiền kinh
doanh khá lớn (100.000 USD) do đó thực sự chưa tạo nên kênh đầu tư hấp dẫn nhà
đầu tư. Việc phát triển các công cụ tài chính phái sinh không những tạo thêm kênh
đầu tư cho người dân và các doanh nghiệp, họ vừa vừa kinh doanh kiếm lợi nhuận
vừa có thể phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
3. Các giải pháp khác:
42 Cần nhất quán chủ trương quản lý lưu hành ngoại tệ theo hướng “trên đất
nước Việt Nam chỉ lưu hành tiền đồng Việt Nam”. Hạn chế tối đa việc lưu thông và
sử dụng đô la Mỹ, niêm yết giá bằng đô la Mỹ trên thị trường Việt Nam. Đây là
công việc không phải chỉ riêng của Ngân hàng nhà nước mà của của tất cả các ban
ngành, phải có sự phối hợp triệt để đồng bộ mới có thể hạn chế được đôla hóa.
43 Ngăn chặn và giảm dần các hoạt động kinh tế ngầm, kiểm soát chặt chẽ tình
trạng buôn lậu.
44 Chống tham nhũng.

Với sự mở cửa của khu vực tài chính trong những năm tới, việc kìm chế và
đẩy lùi tình trạng đô la hóa sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Muốn làm được cần phải có
thời gian và quyết tâm cao. Điều quan trọng là những mặt tích cực mang lại lợi ích
của hiện tượng đô la hóa không bị xoá bỏ, nó tồn tại đan xen trong cơ chế thị
trường mở cửa và hội nhập, được sử dụng như một giải pháp bổ sung trong chính
sách tiền tệ tích cực của đất nước trong giai đoạn mới, còn những mặt tiêu cực của
đô la hóa thì cần phải được kiềm chế, đẩy lùi và xoá bỏ. Và để hạn chế giảm tình
trạng đôla hóa không phải có thể thực hiện trong thời gian ngắn, tuy nhiên trong
bối cảnh tự do hóa tài chính và Việt Nam gia nhập WTO, thời gian này cần được
rút ngắn nếu không nền kinh tế không phải lâm vào tình hình đôla hóa hoàn toàn,
không còn khả năng bảo vệ trước những biến cố kinh tế kinh tế, khủng hoảng kinh
tế trong khu vực và thế giới.

Tình trạng đô la hoá ở Việt Nam và


những giải pháp khắc phục
Đô la hoá có thể hiểu một cách thông
thường là trong một nền kinh tế khi ngoại
tệ được sử dụng một cách rộng rãi thay
thế cho đồng bản tệ trong toàn bộ hoặc
một số chức năng tiền tệ, nền kinh tế đó
bị coi là đô la hoá toàn bộ hoặc một phần.
1. Khái niệm về đô la hoá
Theo tiêu chí của IMF đưa ra, một nền
kinh tế được coi là có tình trạng đô la hoá
cao khi mà tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ
chiếm từ 30% trở lên trong tổng khối tiền
tệ mở rộng (M2); bao gồm: tiền mặt trong
lưu thông, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi
có kỳ hạn, và tiền gửi ngoại tệ. Theo đánh
giá của IMF năm 1998 trường hợp đô la
hoá cao có 19 nước, trường hợp đô la hoá
cao vừa phải với tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/M2
khoảng 16,4% có 35 nước, trong số đó có
Việt Nam.
Đô la hoá được phân ra làm 3 loại: đô la
hoá không chính thức (unofficial
Dollarization), đô la hoá bán chính thức
(semiofficial dollarization), và đô la hoá
chính thức (official dollarization).
- Đô la hoá không chính thức là trường
hợp đồng đô la được sử dụng rộng rãi
trong nền kinh tế, mặc dù không được
quốc gia đó chính thức thừa nhận.
Đô la hoá không chính thức có thể bao
gồm các loại sau:
• Các trái phiếu ngoại tệ và các tài sản phi
tiền tệ ở nước ngoài.
• Tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài.
• Tiền gửi ngoại tệ ở các ngân hàng trong
nước.
• Trái phiếu hay các giấy tờ có giá bằng
ngoại tệ cất trong túi.
- Đô la hoá bán chính thức là những nước
có hệ thống lưu hành chính thức hai đồng
tiền. Ở những nước này, đồng ngoại tệ là
đồng tiền lưu hành hợp pháp, và thậm chí
có thể chiếm ưu thế trong các khoản tiền
gửi ngân hàng, nhưng đóng vai trò thứ
cấp trong việc trả lương, thuế và những
chi tiêu hàng ngày. Các nước này vẫn duy
trì một ngân hàng trung ương để thực
hiện chính sách tiền tệ của họ.
- Đô la hoá chính thức (hay còn gọi là đô
la hoá hoàn toàn) xẩy ra khi đồng ngoại tệ
là đồng tiền hợp pháp duy nhất được lưu
hành. Nghĩa là đồng ngoại tệ không chỉ
được sử dụng hợp pháp trong các hợp
đồng giữa các bên tư nhân, mà còn hợp
pháp trong các khoản thanh toán của
Chính phủ. Nếu đồng nội tệ còn tồn tại thì
nó chỉ có vai trò thứ yếu và thường chỉ là
những đồng tiền xu hay các đồng tiền
mệnh giá nhỏ. Thông thường các nước chỉ
áp dụng đô la hoá chính thức sau khi đã
thất bại trong việc thực thi các chương
trình ổn định kinh tế.
Đô la hoá chính thức không có nghĩa là
chỉ có một hoặc hai đồng ngoại tệ được
lưu hành hợp pháp. Tuy nhiên, các nước
đô la hoá chính thức thường chỉ chọn một
đồng ngoại tệ làm đồng tiền hợp pháp.
Theo đánh giá của IMF năm 1998, 19
nước có mức độ đô la hoá cao với tỷ lệ
tiền gửi ngoại tệ/M2 lớn hơn 30%, bao
gồm các nước: Argentina, Azerbaijian,
Belarus, Bolivia, Cambodia, Costa Rica,
Croatia, Georgia, Guinea - Bissau, Laos,
Latvia, Mozambique, Nicaragua, Peru,
Sao Tome, Principe, Tajikistan, Turkey và
Uruguay.
35 nước có mức độ đô la hoá vừa phải với
tỷ lệ tiền gửi/M2 khoảng 16,4%, bao gồm
các nước: Albania, Armenia, Bulgaria,
Cộng hoà Czech, Dominica, Honduras,
Hungary, Jamaica, Jordan, Lithuania,
Macedonia, Malawi, Mexico, Moldova,
Mongolia, Pakistan, Philippines, Poland,
Romania, Russia, Sierra Leone, Cộng hoà
Slovak, Trinidad, Tobago, Uganda,
Ukraine, Uzbekistan, Việt Nam, Yemen và
Zambia.
Theo nghiên cứu của Hệ thống dự trữ
Liên bang Mỹ, hiện tại người nước ngoài
nắm giữ từ 55 đến 70% tổng số đô la Mỹ
đang lưu hành trên thế giới.
2. Nguồn gốc của đô la hoá
Trước hết, đô la hoá là hiện tượng phổ
biến xẩy ra ở nhiều nước, đặc biệt là ở các
nước chậm phát triển . Đô la hoá thường
gặp khi một nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát
cao, sức mua của đồng bản tệ giảm sút thì
người dân phải tìm các công cụ dự trữ giá
trị khác, trong đó có các đồng ngoại tệ có
uy tín. Song song với chức năng làm
phương tiện cất giữ giá trị, dần dần đồng
ngoại tệ sẽ cạnh tranh với đồng nội tệ
trong chức năng làm phương tiện thanh
toán hay làm thước đo giá trị.
Tình trạng đô la hoá bao gồm cả ba chức
năng thuộc tính của tiền tệ, đó là:
• Chức năng làm phương tiện thước đo
giá trị.
• Chức năng làm phương tiện cất giữ.
• Chức năng làm phương tiện thanh toán.
Thứ hai, hiện tượng đô la hoá bắt nguồn
từ cơ chế tiền tệ thế giới hiện đại, trong đó
tiền tệ của một số quốc gia phát triển, đặc
biệt là đô la Mỹ, được sử dụng trong giao
lưu quốc tế làm vai trò của "tiền tệ thế
giới". Nói cách khác, đô la Mỹ là một loại
tiền mạnh, ổn định, được tự do chuyển
đổi đã được lứu hành khắp thế giới và từ
đầu thế kỷ XX đã dần thay thế vàng, thực
hiện vai trò tiền tệ thế giới.
Ngoài đồng đô la Mỹ, còn có một số đồng
tiền của các quốc gia khác cũng được
quốc tế hoá như: bảng Anh, mác Đức, yên
Nhật, Franc Thuỵ Sỹ, euro của EU...
nhưng vị thế của các đồng tiền này trong
giao lưu quốc tế không lớn; chỉ có đô la
Mỹ là chiếm tỷ trọng cao nhất (khoảng
70% kim ngạch giao dịch thương mại thế
giới). Cho nên người ta thường gọi hiện
tượng ngoại tệ hoá là "đô la hoá".
Thứ ba, trong điều kiện của thế giới ngày
nay, hầu hết các nước đều thực thi cơ chế
kinh tế thị trường mở cửa; quá trình quốc
tế hoá giao lưu thương mại, đầu tư và hợp
tác kinh tế ngày càng tác động trực tiếp
vào nền kinh tế và tiền tệ của mỗi nước,
nên trong từng nước xuất hiện nhu cầu
khách quan sử dụng đơn vị tiền tệ thế giới
để thực hiện một số chức năng của tiền tệ.
Đô la hoá ở đây có khi là nhu cầu, trở
thành thói quen thông lệ ở các nước.
Thứ tư, mức độ đô la hoá ở mỗi nước
khác nhau phụ thuộc vào trình độ phát
triển nền kinh tế, trình độ dân trí và tâm
lý người dân, trình độ phát triển của hệ
thống ngân hàng, chính sách tiền tệ và cơ
chế quản lý ngoại hối, khả năng chuyển
đổi của đồng tiền quốc gia. Những yếu tố
nói trên ở mức độ càng thấp thì quốc gia
đó sẽ có mức độ đô la hoá càng cao.
Đối với trường hợp Việt Nam ngoài các
yếu tố trên, chúng ta cần nhấn mạnh
thêm một số nguyên nhân sau đây của
hiện tượng đô la hoá:
- Tình trạng buôn lậu, nhất là buôn bán
qua biên giới và trên biển khá phát triển
và sự quản lý lỏng lẻo của chính quyền
các cấp. Tình trạng các doanh nghiệp, các
cửa hàng kinh doanh... bán hàng thu
bằng ngoại tệ còn tuỳ tiện và diễn ra phổ
biến.
- Thu nhập của các tầng lớp dân cư còn
thấp, đa số dân cư có tâm lý tiết kiệm để
dành, lo xa cho cuộc sống. Mối quan hệ
giữa lãi suất nội tệ và ngoại tệ, xu hướng
biến đổi của tỷ giá VNĐ/USD là nguyên
nhân quan trọng của xu hướng tích trữ và
gửi tiền bằng đô la. Trong các năm đầu
thời kỳ đổi mới 1989 - 1992, lạm phát ở
mức rất cao. Đồng tiền Việt Nam mất giá
mạnh so với đồng đô la Mỹ, vàng tăng giá
rất lớn. Do đó nhiều người lựa chọn đô la
để cất trưc và gửi ngân hàng. Trong các
năm 1999 - 2001, lãi suất đô la Mỹ trên
thị trường tiền tệ quốc tế tăng lên rất cao,
đỉnh diểm giữa năm 2000 lên tới
6,5%/năm. Các ngân hàng thương mại
trong nước tăng lãi suất huy động vốn đô
la lên tương ứng, đầu tư trên thị trường
tiền gửi quốc tế, đem lại lợi ích thu nhập
về lãi suất cho người dân và cho hệ thống
ngân hàng.
Cũng do tỷ giá ổn định, lãi suất vay vốn
đô la Mỹ bình quân chỉ có 3% - 4%/năm,
thấp chỉ bằng 1/3 lãi suất vay vốn Việt
Nam đồng, nên nhiều doanh nghiệp lựa
chọn vay đô la Mỹ, làm cho tỷ trọng và số
tuyệt đối dư nợ vốn vay đô la Mỹ tăng
lên.
Bên cạnh đó nhiều người có tâm lý do sợ
sự mất giá của Việt Nam đồng, nên họ lựa
chọn đô la Mỹ để gửi ngân hàng. Thực
trạng đó còn do nguyên nhân đồng tiền
Việt Nam mệnh giá còn nhỏ, cao nhất là
tờ 500.000 đồng mới được đưa ra lưu
thông vào cuối năm 2003, song tờ 100
USD lại tương ứng với gần 1,6 triệu đồng.
Bởi vậy việc sử dụng đồng đô la tiện lợi
trong các giao dịch lớn như: mua bán đất
đai, nhà cửa, ô tô... Các hoạt động kinh tế
ngầm vẫn diễn biến phức tạp, việc sử
dụng đô la Mỹ tiện lợi hơn nhiều đối với
họ.
- Thu nhập bằng đô la Mỹ trong các tầng
lớp dân cư ngày càng được mở rộng và
tăng lên. Đó là thu nhập của những người
Việt Nam làm việc cho các công ty nước
ngoài và các tổ chức quốc tế ở Việt Nam;
tiền cho người nước ngoài thuê nhà và
kinh doanh du lịch; khách quốc tế đến và
chi tiêu đô la bằng tiền mặt ở Việt Nam;
người nước ngoài sinh sống và làm việc ở
Việt Nam tiêu dùng; tiền của người Việt
Nam định cư ở nước ngoài gửi về; tiền
của những người đi xuất khẩu lao động,
đi học tập, hội thảo, làm việc ngắn ngày
mang về.
Số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước
cho thấy, lượng kiều hối chuyển về nước
ta các năm gần đây không ngừng tăng lên
như sau: năm 1991: 35 triệu USD; 1992:
136,6 triệu USD; 1993: 140,98 triệu USD;
1994: 249,47 triệu USD; 1995: 284,96
triệu USD; 1996: 468,99 triệu USD; 1997:
400 triệu USD; 1998: 950 triệu USD;
1999: 1.200 triệu USD; 2000: 1,757 triệu
USD; 2001: 1.820 triệu USD; 2002: 2.150
triệu USD; năm 2003: 2.580 triệu USD và
9 tháng đầu năm 2004 ước tính khoảng
2,1 tỷ USD. Đó là con số thống kê được
qua hệ thống ngân hàng, chưa kể ngoại
hối được chuyên ngoài luồng, ngoại tệ tiền
mặt người Việt Nam và Việt kiều mang
trực tiếp theo người khi nhập cảnh.
- Lượng khách quốc tế đến Việt Nam
cũng tăng nhanh, năm 1996 mới là 1,607
triệu lượt người; năm 1997 là 1,715
triệu;...; năm 2002 là 2,628 triệu;...; và
trong 9 tháng đầu năm 2004 đạt gần 2,9
triệu lượt người. Số lượng khách đó mang
theo một số lượng lớn ngoại tệ, và chi tiêu
bằng ngoại tệ tiền mặt tại các cơ sở tư
nhân.
3. Những tác động của đô la hoá
Tình trạng "đô la hoá" nền kinh tế có tác
động tích cực và tác động tiêu cực.
a. Những tác động tích cực:
- Tạo một cái van giảm áp lực đối với nền
kinh tế trong những thời kỳ lạm phát cao,
bị mất cân đối và các điều kiện kinh tế vĩ
mô không ổn định. Do có một lượng lớn
đô la Mỹ trong hệ thống ngân hàng, sẽ là
một công cụ tự bảo vệ chống lại lạm phát
và là phương tiện để mua hàng hoá ở thị
trường phi chính thức.
Ở các nước đô la hoá chính thức, bằng
việc sử dụng đồng ngoại tệ, họ sẽ duy trì
được tỷ lệ lạm phát gần với mức lạm phát
thấp làm tăng sự an toàn đối với tài sản
tư nhân, khuyến khích tiết kiệm và cho
vay dài hạn. Hơn nữa, ở những nước này
ngân hàng trung ương sẽ không còn khả
năng phát hành nhiều tiền và gây ra lạm
phát, đồng thời ngân sách nhà nước sẽ
không thể trông chờ vào nguồn phát hành
này để trang trải thâm hụt ngân sách, kỷ
luật về tiền tệ và ngân sách được thắt
chặt. Do vậy, các chương trình ngân sách
sẽ mang tính tích cực hơn.
- Tăng cường khả năng cho vay của ngân
hàng và khả năng hội nhập quốc tế. Với
một lượng lớn ngoại tệ thu được từ tiền
gửi tại ngân hàng, các ngân hàng sẽ có
điều kiện cho vay nền kinh tế bằng ngoại
tệ, qua đó hạn chế việc phải vay nợ nước
ngoài, và tăng cường khả năng kiểm soát
của ngân hàng trung ương đối với luồng
ngoại tệ. Đồng thời, các ngân hàng sẽ có
điều kiện mở rộng các hoạt động đối
ngoại, thúc đẩy quá trình hội nhập của thị
trường trong nước với thị trường quốc tế.
- Hạ thấp chi phí giao dịch. Ở những
nước đô la hoá chính thức, các chi phí
như chênh lệch giữa tỷ giá mua và bán
khi chuyển từ đồng tiền này sang đồng
tiền khác được xoá bỏ. Các chi phí dự
phòng cho rủi ro tỷ giá cũng không cần
thiết, các ngân hàng có thể hạ thấp lượng
dự trữ, vì thế giảm được chi phí kinh
doanh.
- Thúc đẩy thương mại và đầu tư. Các
nước thực hiện đô la hoá chính thức có
thể loại bỏ rủi ro cán cân thanh toán và
những kiểm soát mua ngoại tệ, khuyến
khích tự do thương mại và đầu tư quốc tế.
Các nền kinh tế đô la hoá có thể được,
chênh lệch lãi suất đối với vay nợ nước
ngoài thấp hơn, chi ngân sách tiảm xuống
và thúc đẩy tăng trưởng và đầu tư.
- Thu hẹp chênh lệch tỷ giá trên hai thị
trường chính thức và phí chính thức. Tỷ
giá chính thức càng sát với thị trường phi
chính thức, tạo ra động cơ để chuyển các
hoạt động từ thị trường phi chính thức
(bất hợp pháp) sang thị trường chính
thức (thị trường hợp pháp).
b. Những tác động tiêu cực:
- Ảnh hưởng đến việc hoạch định các
chính sách kinh tế vĩ mô. Trong một nền
kinh tế có tỷ trọng ngoại tệ lớn, việc
hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô,
đặc biệt là chính sách tiền tệ sẽ bị mất
tính độc lập mà chịu nhiều ảnh hưởng bởi
diễn biến kinh tế quốc tế, nhất là khi xẩy
ra các cuộc khủng hoảng kinh tế.
- Làm giảm hiệu quả điều hành của chính
sách tiền tệ :
• Gây khó khăn trong việc dự đoán diễn
biến tổng phương tiện thanh toán, do đó
dẫn đến việc đưa ra các quyết định về
việc tăng hoặc giảm lượng tiền trong lưu
thông kém chính xác và kịp thời.
• Làm cho đồng nội tệ nhậy cảm hơn đối
với các thay đổi từ bên ngoài, do đó
những cố gắng của chính sách tiền tệ
nhằm tác động đến tổng cầu nền kinh tế
thông qua việc điều chỉnh lãi suất cho vay
trở nên kém hiệu quả.
• Tác động đến việc hoạch định và thực
thi chính sách tỷ giá. Đô la hoá có thể
thực thi chính sách tỷ giá. Đô la hoá có
thể làm cho cầu tiền trong nước không ổn
định, do người dân có xu hướng chuyển
từ đồng nội tệ sang đô la Mỹ, làm cho cầu
của đồng đô la Mỹ tăng mạnh gây sức ép
đến tỷ giá.
Khi các đối thủ cạnh tranh trên thị
trường thế giới thực hiện phá giá đồng
tiền, thì quốc gia bị đô la hoá sẽ không
còn khả năng để bảo vệ sức cạnh tranh
của khu vực xuất khẩu thông qua việc
điều chỉnh lại tỷ giá hối đoái.
• Ở trong các nước đô la hoá không chính
thức, nhu cầu về nội tệ không ổn định.
Trong trường hợp có biến động, mọi
người bất ngờ chuyển sang ngoại tệ có thể
làm cho đồng nội tệ mất giá và bắt đầu
một chu kỳ lạm phát. Khi người dân giữ
một khối lượng lớn tiền gửi bằng ngoại tệ,
những thay đổi về lãi suất trong nước hay
nước ngoài có thể gây ra sự chuyển dịch
lớn từ đồng tiền này sang đồng tiền khác
(hoạt động đầu cơ tỷ giá). Những thay đổi
này sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trung
ương trong việc đặt mục tiêu cung tiền
trong nước và có thể gây ra những bất ổn
định trong hệ thống ngân hàng.
Trường hợp tiền gửi của dân cư bằng
ngoại tệ cao, nếu khi có biến động làm
cho người dân đổ xô đi rút ngoại tệ, trong
khi số ngoại tệ này đã được ngân hàng
cho vay, đặc biệt là cho vay dài hạn, khi
đó ngân hàng nhà nước của nước bị đô la
hoá cũng không thể hỗ trợ được vì không
có chức năng phát hành đô la Mỹ.
- Chính sách tiền tệ bị phụ thuộc nặng nề
vào nước Mỹ. Trong trường hợp đô la hoá
chính thức, chính sách tiền tệ và chính
sách lãi suất của đồng tiền khi đó sẽ do
nước Mỹ quyết định. Trong khi các nước
đang phát triển và một nước phát triển
như Mỹ không có chu kỳ tăng trưởng
kinh tế giống nhau, sự khác biệt về chu kỳ
tăng trưởng kinh tế tại hai khu vực kinh
tế khác nhau đòi hỏi phải có những chính
sách tiền tệ khác nhau.
- Đô la hoá chính thức sẽ làm mất đi chức
năng của ngân hàng trung ương là người
cho vay cuối cùng của các ngân hàng.
Trong các nước đang phát triển chưa bị
đô la hoá hoàn toàn, mặc dù các ngân
hàng có vốn tự có thấp, song công chúng
vẫn tin tưởng vào sự an toàn đối với các
khoản tiền gửi của họ tại các ngân hàng.
Nguyên nhân là do có sự bảo lãnh ngầm
của Nhà nước đối với các khoản tiền này.
Điều này chỉ có thể làm được đối với đồng
tiền nội tệ, chứ không thể áp dụng được
đối với đô la Mỹ. Đối với vác nước đô la
hoá hoàn toàn, khu vực ngân hàng sẽ trở
nên bất ổn hơn trong trường hợp ngân
hàng thương mại bị phá sản và sẽ phải
đóng cửa khi chức năng người cho vay
cuối cùng của ngân hàng trung ương đã
bị mất.
4. Thực trạng đô la hoá ở nước ta
Hiện tượng nền kinh tế Việt Nam sử dụng
rộng rãi đồng đô la Mỹ trong giao dịch
buôn bán... bắt đầu được chú ý đến từ
năm 1988 khi các ngân hàng được phép
nhận tiền gửi bằng đồng đô la. Đến năm
1992, tình trạng đô la hoá đã tăng lên
mạnh với hơn 41% lượng tiền gửi vào các
ngân hàng là bằng đô la USD. Trước tình
trạng này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
đã cố gắng đảo ngược quá trình đô la hoá
nền kinh tế và đã khá thành công khi
giảm mạnh mức tiền gửi bằng USD vào
các ngân hàng xuống còn 20% vào năm
1996. Nhưng tiếp theo đó cuộc khủng
hoảng tài chính châu Á đã khiến cho đồng
tiền Việt Nam giảm giá trị, và Việt Nam
lại tiếp tục chịu sức ép của tình trạng đô
la hoá. Đến cuối năm 2001, tỷ lệ đồng
USD được gửi vào các ngân hàng tăng lên
đến 31,7%. Tỷ lệ này có xu hướng giảm
đáng kể trong những năm tiếp theo, đến
năm 2003 còn 23,6% và 9 tháng đầu năm
2004 là 22%. Đây là xu hướng tích cực,
cho thấy tình trạng đô la hoá tài sản nợ
trong hệ thống ngân hàng thương mại
đang được kiềm chế một cách có hiệu
quả. Người dân đã có niềm tin vào đồng
tiền nội địa nhiều hơn. Tuy nhiên về số
tiền gửi tuyệt đối bằng đô la thì không
ngừng tăng lên, hiện nay đã đạt số 7 tỷ
USD. Con số này một mặt cho thấy tiềm
lực nguồn vốn nhàn rỗi trong dân mà hệ
thống ngân hàng có thể huy động được
cho đầu tư phát triển kinh tế, những mặt
khác cũng đáng quan tâm ở góc độ đô la
hoá.

Trái với xu hướng biến đổi của cơ cấu tiền


gửi, tỷ trọng dư nợ cho vay bằng đô la Mỹ
so với tổng dư nợ và đầu tư của hệ thống
ngân hàng thương mại lại có xu hướng
tăng lên, cao hơn cả tiền gửi đô la. Đặc
biệt là tại Thành phố Hồ Chí Minh, dư nợ
cho vay bằng đô la Mỹ cuối tháng 9 năm
2004 đã tăng gấp 2 lần số dư cuối năm
2002.
Thông qua việc quan sát niêm yết giá và
bán hàng hoá, dịch vụ thu ngoại tệ hiện
nay, quan sát giao dịch mua bán ngoại tệ
của dân cư tại nhiều cửa hàng vàng bạc
quy mô lớn ở Hà Nội, thông tin ghi nhận
được từ các giao dịch kinh tế ngầm... có
thể thấy mức độ sử dụng đô la Mỹ trong
xã hội nước ta rất đáng quan tâm. Có thể
nói Việt Nam là một nền kinh tế bị đô la
hoá một phần. Tuy vậy, mức độ chính xác
của đô la hoá là số liệu rất khó xác
định.Trong một số năm khi lãi suất tiền
gửi đồng đô la ở các ngân hàng nước
ngoài ở mức cao, để sử dụng những đồng
tiền đô la mà người dân đã gửi vào ngân
hàng, các ngân hàng trong nước đã đem
phần lớn nguồn đô la gửi ra các ngân
hàng nước ngoài, chủ yếu là ở Singapore
và Hồng Công, để kiếm lãi suất cao. Điều
này có tác động xấu bởi vì những đồng đô
la đó đã không được sử dụng để đầu tư
trong nước.
Đến năm 1992, lãi suất đồng đô la giảm
mạnh, các ngân hàng Việt Nam không
còn thu lời được từ các tài khoản ở nước
ngoài nên đành rút một lượng lớn tiền về,
con số đó khoảng từ 3 đến 4 tỷ USD.
Lượng tiền gửi ở nước ngoài giảm đi chỉ
còn một nửa tính đến thời điểm cuối năm
2003.
Sau khi rút tiền đô la từ ngân hàng nước
ngoài về, các ngân hàng Việt Nam bắt đầu
cho các doanh nghiệp trong nước vay
bằng đồng đô la để sinh lợi. Tính đến cuối
năm 2003, khoản tiền được các ngân hàng
cho vay bằng đô la đã chiếm quá nhiều
28%.
Nếu nhìn về hình thức bên ngoài thì điều
này có vè yên ổn đối với các ngân hàng,
bởi vì họ nhận tiền gửi và cho vay đều
bằng ngoại tệ nên có ít rủi ro. Nhưng nếu
xem xét kỹ, chúng ta nhận thấy các doanh
nghiệp đi vay sẽ gặp khó khăn khi đồng
tiền Việt Nam bị giảm giá. Các doanh
nghiệp này chủ yếu có doanh thu bằng
đồng Việt Nam, nhưng họ phải trả nợ
bằng đồng USD. Họ phải đứng trước các
rủi ro về thay đổi tỷ giá giữa đồng USD và
đồng tiền Việt Nam mà không có những
công cụ để phòng tránh rủi ro.
Nếu đồng đô la tăng giá, nhiều doanh
nghiệp Việt Nam sợ mất khả năng thanh
toán nợ. Khi đó các ngân hàng chắc chắn
sẽ bị ảnh hưởng và từ đó dẫn đến khủng
hoảng kinh tế.
Nhưng trong thời điểm hiện tại, đang diễn
ra tình trạng đồng đô la Nỹ bị sụt giá
nhanh chóng. Tỷ giá hối đoái của đô la
với Euro trong 4 năm qua đã sụt giảm
40%, riêng năm 2003 sụt giá 20%, các
nhà quan sát cho rằng đồng đô la Mỹ còn
tiếp tục sụt giá với mức độ nghiêm trọng
hơn trong thời gian tới vì các lý do sau:
nước Mỹ đang bị thâm hụt ngân sách
nặng nề (459 tỷ USD, bằng 3,8% tổng
GDP của cả nước); tổng số nợ của Chính
phủ Mỹ trong năm tài chính 2004 là 7.586
tỷ USD (bằng 67,3% GDP cả nước) vượt
quá mức báo động quốc tế; thâm hụt cán
cân thanh toán vãng lai năm 2003 tăng
vọt lên đến 530,7 tỷ USD; lượng đầu tư
nước ngoài vào Mỹ giảm sút nghiêm
trọng, trong năm 2003 giảm 44,9% so với
năm 2002. Những vấn đề trên đã trở
thành áp lực lớn làm cho đồng đô la sụt
giá. Đồng thời mối quan hệ giữa Hoa Kỳ
với thế giới A rập xấu đi, làm cho một loạt
nước xuất khẩu dầu mỏ Trung Cận Đông
đã giảm bớt cất giữ và sử dụng đô la, mà
chuyển qua sử dụng đồng Euro nhiều hơn
trong thanh toán quốc tế và dự trữ ngoại
tệ. Hơn nữa Liên bang Nga và một số
nước khác cũng đã và đang có hành động
tương tự. Tất cả những điều này gây thêm
sức ép đối với đồng đô la Mỹ, làm tăng
khả năng sụt giá của đồng đô la.
Vấn đề đặt ra là nếu đồng đô la Mỹ tiếp
tục sụt giá mạnh thì những thiệt hại gì sẽ
xẩy ra, giả sử mức sụt giá là 20%, hệ quả
tất yếu là thu ngoại tệ về xuất khẩu hàng
hoá và dịch vụ tính bằng đô la của tất cả
các nước trên thế giới đều bị thiệt hại
theo tỷ lệ tương ứng. Ngoài ra, kim ngạch
dự trữ ngoại tệ và lượng vốn FDI của tất
cả các nước tính bằng đô la cũng sẽ tự
nhiên hao hụt tương ứng. Vốn liếng kinh
doanh, tiền tiết kiệm, tiền lương, quỹ hưu
trí, bảo hiểm, phúc lợi xã hội tính bằng đô
la của tất cả mọi người có liên quan đều
phải chịu thiệt hại. Ngược lại, các khoản
phải trả về nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ
chưa thanh toán, các khoản nợ vay nước
ngoài bao gồm tiền gốc và lãi chưa trả
tính bằng đô la đều mặc nhiên được giảm
bớt tương ứng với tỷ lệ sụt giá của đồng
đô la.
Như vậy, việc sử dụng đồng đô la như thế
nào cho có hiệu quả là một vấn đề vô
cùng phức tạp. Mặc dù những cách ngân
hàng đã sử dụng đồng đô la cũng có một
mặt tích cực nào đấy, nhưng cần phải có
cách lựa chọn đúng đắn hơn là thực hiện
những giải pháp kiềm chế và đẩy lùi tình
trạng đô la hoá, tiến tới thực hiện trong
nước chỉ có một đồng tiền duy nhất được
lưu hành là đồng tiền Việt Nam.
Trong thực tế, chúng ta thấy rõ một số
nền kinh tế thành công không bị đô la
hoá, như tại Trung Quốc, các ngân hàng
không được phép quyết định lãi suất tiền
gửi bằng đô la.
Thông thường đô la hoá diễn ra khi đồng
tiền của một nước bị đánh giá là yếu kém,
và đồng đô la được coi là phương tiện dự
trữ có giá trị. Tuy nhiên, không phải bất
cứ quốc gia nào có đồng tiền yếu đều bị
đô la hoá trực tiếp. Nhiều nước trên thế
giới có nền kinh tế tương tự Việt Nam
như ở Trung Quốc, Thái Lan, Braxin...
không cho phép thanh toán các loại hàng
hoá dễ dàng bằng đồng đô la. Chính việc
cho phép sử dụng gần như hợp pháp hoá
đồng USD tại Việt Nam để mua các loại
hàng hoá như bất động sản, mặt hàng
điện tử, xe cộ, phí khách sạn... đã làm
tăng quá trình đô la hoá. Như trên đã
phân tích, nếu tình hình không sớm được
kiềm chế và đẩy lùi, có khả năng sẽ dẫn
đến tình trạng khủng hoảng tài chính vào
một thời điểm nào đấy, thật là vô cùng
nguy hiểm.
5. Một số giải pháp kiềm chế và đẩy lùi
tình trạng đô la hoá ở nước ta
Đô la hoá là tình trạng khó tránh khỏi đối
với các nước có xuất phát điểm thấp,
đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh
tế và đẩy mạnh hội nhập quốc tế như Việt
Nam. Tâm lý lo ngại về lạm phát, về sự
mất giá của đồng nội tệ, thói quen sử
dụng tiền mặt trong giao dịch... không thể
một sớm, một chiều xoá bỏ hay giảm triệt
để được.
Quan điểm, chủ trương của Đảng, Chính
phủ và ngân hàng Trung ương trong vấn
đề đô la hoá là rất rõ ràng: xoá bỏ đô la
hoá trong nền kinh tế - xã hội nước ta
phải được thực hiện từng bước, từng
khâu thích ứng với từng giai đoạn đổi
mới, phát triển của đất nước; phải bằng
nhiều giải pháp vừa kinh tế, vừa hành
chính kết hợp với giáo dục pháp luật, điều
chỉnh tâm lý xã hội trong lộ trình thực thi
nhiều cơ chế kinh tế nghiệp vụ ngân hàng
cụ thể nối tiếp nhau, để nâng vị thế của
đồng tiền Việt Nam trong các chức năng
thuộc tính của tiền tệ.
Nghị quyết IV của Ban chấp hành Trung
ương Đảng (khoá 8) trong phần đề cập
những chủ trương chính sách lớn, riêng
trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng một lần
nữa khẳng định yêu cầu "Đẩy nhanh tiến
độ thực hiện nguyên tắc trên đất nước
Việt Nam phải thanh toán bằng tiền Việt
Nam".
Việc xoá bỏ đô la hoá không thể xử lý
theo quan điểm xoá bỏ sạch trơn, phủ
định tất cả. Trong giai đoạn hiện nay cần
cố gắng khai thác mặt lợi, thu hút vốn đô
la trong dân vào hệ thống ngân hàng, đầu
tư cho các dự án phát triển kinh tế - xã
hội. thị trường ngoại tệ và hoạt động kinh
doanh tiền tệ ở nước ta đang hội nhập với
thị trường tiền tệ quốc tế. Nói kiềm chế,
đẩy lùi và hạn chế các mặt tiêu cực, có
nghĩa là chúng ta chấp nhận sự tồn tại
của đô la hoá ở những mặt tích cực khách
quan. Điều quan trọng nhất là Nhà nước
phải giữ vai trò chủ động để điều chỉnh
hiện tượng đô la hoá; nhất quyết phải có
các giải pháp hành chính - kinh tế - giáo
dục đồng bộ để triệt tiêu các mặt tiêu cực
của đô la hoá. Chúng ta không thể sử
dụng lại các biện pháp hành chính đã
từng áp dụng lại các biện pháp hành
chính đã từng áp dụng trong những thời
gian trước đây như là: tăng tỷ lệ kết hối
lên 100%, không cho nhận kiều hối bằng
ngoại tệ, không nhận tiền gửi ngoại tệ
hoặc hạ thấp lãi suất tiền gửi ngoại tệ, chỉ
cho phép doanh nghiệp được mở tài
khoản ngoại tệ tại một ngân hàng...
Những biện pháp hành chính này qua
thực tiến thực hiện đã chứng tỏ là chúng
gây khó khăn cho các doanh nghiệp,
không khuyến khích nguồn kiều hối
chuyển về nước, và không phù hợp với xu
hướng hội nhập với khu vực và thế giới.
Do đó, để giữ được những mặt tích cực và
hạn chế những mặt tiêu cực của đô la hoá,
có thể thực hiện một số giải pháp sau đây:
(1) Tạo môi trường đầu tư trong nước có
khả năng hấp thụ được số vốn ngoại tệ
hiện có trong dân bằng những biện pháp :
• Thúc đẩy phát triển môi trường kinh tế
vĩ mô, tạo môi trường cạnh tranh thực sự
giữa các thành phần kinh tế trong cả sản
xuất, thương mại, dịch vụ và kể cả lĩnh
vực tài chính, ngân hàng.
• Mở rộng các dự án đầu tư của Chính
phủ: dầu khí, cầu đường, điện lực...
khuyến khích sự tham gia đầu tư của các
thành phần kinh tế.
• Phát triển các công cụ tài chính như cổ
phần, cổ phiếu, trái phiếu, đa dạng hoá
các danh mục đầu tư trong nước.
Thay cho dự kiến phát hành trái phiếu
ngoại tệ trên thị trường quốc tế, bằng việc
mở rộng phát hành trái phiếu ngoại tệ ở
trong nước, huy động vốn đô la ở trong
dân.
(2) Những giải pháp trong lĩnh vực tiền tệ
• Cần tiếp tục cơ cấu tích cực mệnh giá
đồng Việt Nam, phát triển dịch vụ ngân
hàng và mở rộng thanh toán không dùng
tiền mặt trong nền kinh tế. Đẩy mạnh
tuyên truyền về sử dụng thẻ, kể cả thẻ tín
dụng quốc tế.
• Thay cho việc chỉ gắn với đồng đô la Mỹ
như trước đây, tỷ giá ngang giá nên gắn
với một "rổ" tiền tệ (bao gồm một số
ngoại tệ mạnh như USD, EURO, JPY và
một số đồng tiền của các nước trong khu
vực như Trung Quốc, Hàn Quốc...), các
đồng tiền này tham gia vào "rổ" tiền tệ
theo tỷ trọng quan hệ thương mại và đầu
tư với Việt Nam. Việc xác định tỷ giá như
trên nhằm giảm bớt sự lệ thuộc của đồng
Việt Nam vào đô la Mỹ, và phản ánh xác
thực hơn quan hệ cung cầu trên thị
trường trên cơ sở có tính đến xu hướng
biến động các đồng tiền của các nước bạn
hàng lớn.
• Các ngân hàng chỉ được phép cho vay
đồng USD đối với những đối tượng có
doanh thu trực tiếp và có khả năng chi
trả bằng đồng USD. Còn tất cả các dnb
trong nước khác vay các ngân hàng
thương mại trong nước đều thực hiện
bằng đồng bản tệ, khi cần ngoại tệ để
thanh toán với quốc tế thì mua ngoại tệ
tại thị trường hối đoái để mở LC thanh
toán.
• Không được duy trì quyền sở hữu ngoại
tệ không có nguồn gốc hợp pháp. Cần có
quy chế rõ ràng rằng sở hữu ngoại tệ của
dân cư là sở hữu ngoại tệ hợp pháp
chuyển từ nước ngoài vào; không cho
phép sở hữu số ngoại tệ có được do sự
trao đổi lòng vòng ở chợ đen, rồi biến số
đó thành sở hữu riêng.
• Sử dụng các công cụ của chính sách tiền
tệ (như lãi suất, dự trữ bắt buộc...) để tác
động đến điều kiện thị trường nhằm làm
cho đồng Việt Nam hấp dẫn hơn đô la
Mỹ. Qua đó hạn chế xu hướng chuyển đổi
từ đồng Việt Nam sang đô la Mỹ. Trong
điều kiện hiện nay, lãi suất cơ bản không
thay đổi, Ngân hàng Nhà nước có thể
thực hiện điều chỉnh tăng lãi suất tái cấp
vốn và lãi suất tái chiết khấu nhằm phát
tín hiệu để các ngân hàng thương mại
tăng lãi suất huy động đồng Việt Nam.
(3) Cần nhất quán chủ trương quản lý lưu
hành ngoại tệ theo hướng "Trên đất nước
Việt Nam chỉ chi trả bằng đồng Việt
Nam". Muốn vậy, cần có các quy định về
việc sử dụng ngoại tệ của cá nhân như
sau:
• Chi trả bằng ngoại tệ ở Việt Nam, bao
gồm tiền mặt hay chuyển khoản cũng
không được phép, trừ duy nhất trường
hợp trả chuyển khoản cho các tổ chức
kinh doanh được Ngân hàng Nhà nước
cho phép tiếp tục thu ngoại tệ.
Việc chi trả cho người hưởng trong nước
các khoản tiền như kiều hối, tiền lương,
thu nhập từ xuất khẩu lao động... bằng
ngoại tệ tiền mặt theo yêu cầu cũng nên
chấm dứt. Việc này chỉ thực hiện bằng tài
khoản tiền gửi ngoại tệ hoặc chi trả bằng
tiền Việt Nam.
• Cá nhân có tài khoản ngoại tệ gửi tại
ngân hàng thương mại chỉ rút ra bằng
tiền mặt ngoại tệ để cất giữ riêng hoặc để
đưa đi nước ngoài chi tiêu.
• Ngăn chặn và giảm dần các hoạt động
kinh tế ngầm, kiểm soát chặt chẽ tình
trạng buôn lậu, tình trạng bán hàng thu
ngoại tệ trong nước. Cần có biện pháp
hạn chế đến mức tối đa việc lưu thông và
sử dụng đô la Mỹ, niêm yết giá bằng đô la
Mỹ trên thị trường Việt Nam.
Quá trình kiềm chế và đẩy lùi tình trạng
đô la hoá thành công là một tiền để cần
thiết để Việt Nam có được một cơ chế tỷ
giá hối đoái linh hoạt hơn. Với sự mở cửa
của khu vực tài chính trong những năm
tới. và sự tự do hoá giao dịch tài khoản
vốn, việc đạt được mục tiêu kiềm chế và
đẩy lùi tình trạng đô la hoá là việc làm rất
khó khăn. Muốn làm được cần phải có
thời gian và có quyết tâm cao. Điều quan
trọng là những mặt tích cực mang lại lợi
ích của hiện tượng đô la hoá trên thị
trường Việt Nam không bị xoá bỏ, nó tồn
tại đan xen trong cơ chế thị trường mở
cửa và hội nhập, được sử dụng như một
giải pháp bổ sung trong chính sách tiền tệ
tích cực của đất nước trong giai đoạn
mới, còn những mặt tiêu cực của đô la
hoá thì cần phải được kiềm chế, đẩy lùi và
xoá bỏ.
45 Hiện tượng Đô La Hóa trong nền kinh

tế Việt Nam
46

47 * Kinh tế
48

49 Fillipers
50 Từ ngày 7-11-2007, Việt Nam chính

thức là thành viên Tổ chức Thương


mại Thế giới – WTO, cánh cửa mở ra
thế giới của VN đã được mở toan, đưa
nền kinh tế VN hội nhập với kinh tế
quốc tế với tốc độ nhanh hơn, mức độ
lớn hơn. Song cũng trong 1 năm qua,
một vấn đề lớn mà chính phủ Việt
Nam đang phải “đối mặt”, đó là cách
xử lý các nguồn vốn ngoại tệ từ nước
ngoài chuyển vào Việt Nam với khối
lượng rất lớn và ồ ạt. Hàng loạt vấn đề
trong cách xử lý vấn đề trên phải được
giải quyết : Làm sao để giảm hiện
tượng Đô La hoá trong hệ thống tiền
tệ trong nước ? Cơ chế điều hành tỷ
giá sẽ như thế nào, để tác động vào
cung cầu USD sao cho có lợi nhất đối
với nền kinh tế ? Khả năng hấp thụ
vốn đầu tư nước ngoài của nền kinh tế
Việt Nam…
51

52 Bài viết này sẽ lần lượt trình bày 3 vấn


đề có tính cấp bách trên, trong cách xử
lý các nguồn vốn nước ngoài đang ồ ạt
chảy vào trong nước. Dòng nước lũ
của vốn ngoại đó sẽ là phù sa hay bùn
đất (theo cách nói của báo TT), tuỳ
thuộc vào cách xử lý của những nhà
điều hành chính sách kinh tế - tiền tệ
tại VN.
53 Nếu bạn là người trong nước hay là

khách du lịch nước ngoài đến Việt


Nam, bạn đi từ TP. HCM ra thăm
thắng cảnh vịnh Hạ Long, bạn cần chi
tiêu khoảng 30 triệu đồng thì bạn cần
phải mang 60 tờ 500.000 hoặc 150 tờ
200.000, nếu muốn “dày túi hơn” bạn
phải mang 300 tờ 100.000. Nhưng nếu
mang USD bạn chỉ cần khoảng 20 tờ
100USD, với đồng Euro bạn còn “xẹp
túi” hơn vì chỉ cần 3 tờ 500 EUR. Còn
nếu bạn muốn “lót tay” cho một quan
chức nhà nước nào đó, để dự án làm
ăn của bạn được thuận lợi, thì với vài
trăm triệu VNĐ phong bì nào đựng
cho vừa? Sử dụng ngoại tệ quả là tiện
lợi!
54

55 Bạn cần kết nối Internet để vào X-cà


“tán dóc”, hay là cần 1 Webcam để
người yêu của bạn nhìn thấy bạn mà
bớt “xa mặt cách lòng”… Bạn phải
đến các cửa hàng bán thiết bị vi tính,
bạn cũng sẽ “chạm trán” với giá cả
được niên yết bằng USD. Rồi một ngày
nào đó, bạn nhận thấy vốn liếng “tiếng
anh tiếng em” của mình kém cỏi quá,
bạn đến một trung tâm đào tạo ngoại
ngữ (do nước ngoài mở tại VN), một
lần nữa bạn cũng phải “đối đầu” với
học phí được tính bằng USD.
56

57 Không đâu như ở Việt Nam, người ta


có thể sử dụng bất cứ ngoại tệ nào và ở
bất cứ nơi đâu. Trong khi đó ở nước
ngoài, nếu phát hiện ra việc thu nhận
ngoại tệ, chính quyền phạt rất nặng.
Các khách sạn dù có nhận ngoại tệ
nhưng họ sẽ không chấp nhận mà đề
nghị đổi ra nội tệ. Hoặc quy đổi để
thanh toán và khi quy đổi, họ sẽ lấy
phí dịch vụ ngoại hối cao hơn rất
nhiều so với ở VN. Trong một cuộc trả
lời báo chí về việc tại sao hàng triệu đô
la được Bùi Tiến Dũng (nguyên TGĐ
PMU18) chuyển ra nước ngoài đánh
bạc, ông Nguyễn Đồng Tiến, Phó
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho
biết hiện có nhiều kênh chuyển ngoại
tệ ra nước ngoài mà không phải qua
ngân hàng. Điều đó phản ánh tình
trạng thanh toán sử dụng ngoại tệ có
tỷ lệ cao trong nền kinh tế VN, mà nhà
nước khó kiểm soát được, hay còn gọi
là “đô la hoá”. Bạn muốn mua 1 triệu
USD ư ? Ở TP. HCM bạn vào bất cứ
tiệm vàng nào, họ sẽ đáp ứng yêu cầu
đó của bạn. Còn nếu bạn ở Hà Nội,
nghe nói phố Hà Trung (một chợ ngoại
tệ không chính thức sôi động nhất Hà
Nội) bạn cũng sẽ được phục vụ tận
tình.
58

59 Pháp lệnh Ngoại hối (được UBTV


Quốc hội thông qua ngày 13-12-2005,
và có hiệu lực từ ngày 1-6-2006), tuy
đã cởi mở hơn trong việc chuyển ngoại
tệ ra nước ngoài, cho phép tự do
chuyển ngoại tệ ra nước ngoài với mục
đích khám chữa bệnh, du học, thừa
kế… Song trong thực tế đã diễn ra
việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài có
thể được thực hiện với số lượng lớn
mà không cần phải xin giấy phép.
Phương thức chuyển tiền thật đơn
giản. Chẳng hạn, bạn ở trong nước
muốn chuyển tiền ra nước ngoài cho
người thân hoặc đối tác, bạn chỉ cần
đưa tiền cho một tổ chức tư nhân,
hoặc cá nhân ở trong nước. Đối tượng
này có “chân rết’ ở nước ngoài và
chân rết sẽ chịu trách nhiệm giao tiền
cho người cần được nhận tiền theo yêu
cầu của bạn. Phương thức chuyển tiền
từ nước ngoài về trong nước cũng
tương tự. Như vậy, ngoại tệ trên danh
nghĩa không qua khỏi biên giới nhưng
đã được chuyển ra vào dễ dàng và nhà
nước không thể kiểm soát.
60

61 Trong mấy năm qua, nhiều vụ vận


chuyển ngoại tệ trái phép đã được các
cơ quan chức năng (trong nước và
ngoài nước) phát hiện, nhưng xem ra
đây cũng chỉ là “phần nổi của tảng
băng chìm” của thị trường ngoại hối
bất hợp pháp :
62

63 - Trong vụ án ma tuý lớn nhất nước


(2.354 bánh Heroin) được xét xử vào
cuối tháng 1-2005, đường dây chuyển
lậu ngoại tệ trái phép từ Việt Nam đi
nước ngoài của nhóm Hải “luận”,
Hạnh “cầm”… thừa nhận đã vận
chuyển hơn 740.000 USD ra khỏi biên
giới VN.
64

65 - Ngày 7-9-2007, Cơ quan Cảnh sát


điều tra Bộ Công an đã bắt quả tang
một phi công của Hãng Hàng không
quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines)
vận chuyển trái phép khoản ngoại tệ
có giá trị lớn lên đến 300.000 euro
(tương đương khoảng trên 6,6 tỉ
đồng).
66

67 - Ngày 27-12-2007, Chi cục hải quan


cửa khẩu Mộc Bài - Tây Ninh phát
hiện ông Kalala Muttombo Doris có
213.600 USD, ông Dukhete Nzau có
40.000 USD và ông Kalonji James
Fiston (cả ba cùng mang quốc tịch
Congo) có 60.000 USD. Tổng số tiền 3
người mang theo khi làm thủ tục xuất
cảnh là 313.600 USD không có giấy tờ
hợp lệ.
68

69 - Ngày 4-6-2006, Hải quan Australia


đã bắt giữ phi công Trần Văn Đăng -
cơ phó tổ lái chiếc Boeing 777 của
Vietnam Airlines - vì hành vi vận
chuyển 500.000 USD. Sau đó, Trần
Văn Đăng đã bị tòa án ở Sydney kết
án 4 năm 6 tháng tù giam.
70

71 Cũng giống như nhiều nước đang phát


triển khác, các giao dịch thanh toán
ngoại tệ diễn ra nhiều ở thị trường
“chợ đen”, không thông qua ngân
hàng… đó cũng là môi trường thuận
lợi cho những giao dịch bất hợp pháp
như tham nhũng, buôn lậu, rửa tiền.
Theo Ngân hàng Nhà nước, mức độ
“đô la hóa” trong nền kinh tế Việt
Nam hiện là 21%, khá cao so với 9% ở
Trung Quốc và 1% ở Thái Lan. Các số
liệu sau đây sẽ cho chúng ta thấy mức
độ “đô la hoá” trong nền kinh tế Việt
Nam : Ngày 31-12-2000, số dư tiền gửi
bằng ngoại tệ tại các NH chỉ vào
khoảng 4,5 tỷ USD (chiếm 23,7% tổng
phương tiện thanh toán của toàn nền
kinh tế). Đến ngày 31-12-2004, số dư
tiền gửi bằng ngoại tệ đã hơn 7 tỷ USD
(chiếm 23,9% tổng phương tiện thanh
toán). Điều này có nghĩa là trong 4
năm, mức độ đô la hoá của nền kinh tế
có xu hướng tăng lên. Đó là chưa kể xu
hướng sử dụng tiền mặt bằng ngoại tệ
cũng ngày một phổ biến hơn. Nếu tính
được số tiền mặt bằng ngoại tệ (chủ
yếu là USD) đang lưu hành trong nền
kinh tế thì mức độ “đô la hoá” còn
trầm trọng hơn nhiều.
72

73 Chẳng có một quốc gia nào trên thế


giới lại muốn có đồng tiền thứ hai
cũng được dùng như đồng nội tệ của
mình. Chính phủ VN đã đề ra mục
tiêu “Trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử
dụng đồng Việt Nam”. Hơn nữa, chính
phủ của mỗi nước không muốn có tình
trạng “đô la hoá” trong nền tài chính
tiền tệ, và tìm cách kiềm chế “đô la
hoá” vì không muốn đánh mất ưu
quyền tiền tệ. Về cơ bản, ưu quyền
tiền tệ là lợi nhuận thu được từ việc
phát hành tiền. Đây được xem là một
hoạt động kinh doanh siêu lợi nhuận
vì giá in tiền và phát hành tiền thấp
hơn nhiều so với giá trị những mặt
hàng mà “mảnh giấy lộn” này sẽ mua
được.
74

75 Bên cạnh việc “đô la hoá” làm mất chủ


quyền về tiền tệ, nó còn làm cho thị
trường ngoại hối kém phát triển do
các quan hệ vay - trả bằng ngoại tệ sẽ
lấn át các quan hệ mua bán ngoại tệ.
“Đô la hoá” làm giảm khả năng
chuyển đổi của đồng nội tệ, tạo điều
kiện cho buôn lậu phát triển, ảnh
hưởng tiêu cực tới sản xuất trong
nước. Nhà nước không những thất thu
về thuế mà còn mất cả nguồn thu từ
việc phát hành đồng nội tệ. Về dài hạn,
“đô la hoá” có những tác động tiêu cực
đối với tăng trưởng kinh tế bền vững
do nó làm giảm chất lượng hoạch định
và thực thi chính sách tiền tệ, giảm
hiệu quả của chính sách tỷ giá, tạo ra
nguy cơ mất an toàn hệ thống ngân
hàng vì NHNN không thực hiện được
vai trò “Người cho vay cuối cùng” của
mình.
76
77 Vấn đề nào cũng có hai mặt, không thể
phủ nhận mặt tích cực của “đô la hoá”
trong nền kinh tế Việt Nam. Một trong
những điểm tích cực của “đô la hoá”
là giúp thu hút đầu tư nước ngoài,
tăng cung ngoại tệ… do các nhà đầu
tư biết rõ giá trị tài sản quy ra tiền của
họ sẽ không thay đổi. “Đô la hoá” có
thể là yếu tố thu hút khách du lịch,
giúp việc mua bán, trao đổi bằng ngoại
tệ của khách du lịch nước ngoài được
dễ dàng. Nhưng một khi nền kinh tế bị
“đô la hoá” cao càng dễ bị tổn thương
và nhạy cảm hơn với những thay đổi
liên quan đến đồng đô la trên thế giới,
cũng như các cú sốc kinh tế như sự
dao động của giá dầu, thép… ngành
xuất khẩu sẽ chịu tác động trực tiếp
trước tiên. Chẳng hạn, giá cà phê trên
thị trường thế giới giảm mạnh, xuất
khẩu cũng giảm, kéo theo nền kinh tế
phát triển chậm lại. Nếu đồng nội tệ
không hấp thụ bớt tác động của cú sốc
bên ngoài đó, nó sẽ truyền thẳng vào
các hoạt động kinh tế khác. Chính vì
thế Ngân hàng Nhà nước đã đặt ra
mục tiêu hạn chế “đô la hoá”, đặt mục
tiêu đến năm 2010 sẽ giảm tỷ lệ “đô la
hoá” xuống dưới 15%.
78

79 Tại sao người dân Việt Nam thích sử


dụng USD trong thanh toán và cất
giữ? Muốn lý giải được vấn đề này
phải đi ngược lại thời gian cách đây
hơn 20 năm. Những cú sốc về tiền tệ
xảy ra trong 20 năm qua, khiến cho
người dân VN cảm thấy bị rủi ro rất
lớn khi cất giữ tiền đồng. Hai lần phá
giá tiền đồng vào các năm 1985 và
1997 – 1998 làm những người cất giữ
tiền đồng bị thiệt hại không nhỏ so với
việc cất giữ bằng USD. Cộng vào đó là
lạm phát phi mã trong nền kinh tế VN
trong những năm cuối thập niên 1980
và đầu 1990, làm cho đồng tiền VN
càng thêm mất giá quá nhanh. Ngoài
ra cũng cần phải nói đến những thay
đổi về chính sách kinh tế và tiền tệ của
chính phủ trong điều hành đất nước,
cũng khiến cho niềm tin của người dân
đối với đồng tiền VN cũng vơi đi rất
nhiều. Vì thế, việc tạo lòng tin trong
công chúng về một mức lạm phát thấp,
ổn định và một tỷ giá ngoại hối linh
hoạt là điều vô cùng quan trọng. Bên
cạnh đó, việc sử dụng đồng tiền VN
gặp rất nhiều bất tiện, do hệ thống tiền
tệ VN trong những năm trước đây
chưa có mệnh giá lớn như 500.000 –
200.000… Xã hội VN thích sử dụng
USD cũng vì những tiện lợi của nó đã
được trình bày ở phần đầu bài viết
này.
80

81 Cũng xin được nói thêm, không chỉ có


người dân Việt Nam “ưa chuộng”
USD, ngay cả các NH thương mại
cũng có hiện tượng này. Hiện các NH
đang có cơ cấu dự trữ ngoại tệ bất hợp
lý, trong khi thừa USD nhưng lại thiếu
trầm trọng các ngoại tệ khác như
Euro, Nhân dân tệ, Yên Nhật. Châu
Âu, Trung Quốc, Nhật Bản là những
đối tác thương mại ngày càng chiếm tỷ
trọng lớn trong cán cân xuất nhập
khẩu của Việt Nam, nhưng khi doanh
nghiệp có nhu cầu các ngoại tệ ngoài
USD thì Ngân hàng lại hầu như không
đáp ứng được.
82

83 Ngoài những nguyên nhân vừa kể


trên, một vấn đề không kém phần
quan trọng có ảnh hưởng và tác động
trực tiếp đến hiện tượng “đô la hoá” là
“tính chuyển đổi của đồng tiền Việt
Nam”. Một khi đồng tiền VN có tính
chuyển đổi cao sẽ liên kết kinh tế trong
nước với thế giới, thúc đẩy kinh tế
phát triển, thu hút mạnh mẽ các
nguồn vốn nước ngoài, tạo vị thế quốc
gia trên thị trường quốc tế. Có nâng
cao và tiến đến thực hiện đầy đủ tính
chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam, thì
mới có thể xoá bỏ một phần (hoặc
hoàn toàn) hiện tượng “đô la hoá”
trong nền kinh tế, thúc đẩy kinh tế
phát triển bền vững. Muốn vậy chính
phủ Việt Nam cần phải thông qua thực
hiện tự do hoá các giao dịch ngoại hối
và vãng lai, từng bước tự do hoá các
giao dịch vốn, tăng dự trữ ngoại hối
nhà nước và điều quan trọng là phải
đảm bảo lợi ích cho người nắm giữ
đồng Việt Nam.
84
85 ________________
86

87 THAM KHẢO THÊM:


88

89 “Đô la hoá được nhìn nhận là một hiện


tượng trong đó ngoại tệ được sử dụng
rộng rãi để thay thế một hay nhiều
chức năng của đồng nội tệ. Nguyên
nhân của hiện tượng đô la hoá chủ yếu
là do sự yếu kém của nền kinh tế, đặc
biệt là đối với các nền kinh tế đang
chuyển đổi (hệ thống pháp lý chưa
hoàn thiện, kinh tế vĩ mô thiếu ổn
định…). Sự bất tiện khi sử dụng đồng
nội tệ (về mệnh giá, về hệ thống thanh
toán, về khả năng chuyển đổi ra ngoại
tệ…) cũng là 1 nguyên nhân làm suy
giảm lòng tin của người dân vào đồng
nội tệ, tạo tâm lý ưa thích ngoại tệ.
90
91 Đô la hoá được thể hiện dưới các hình
thức:
92

93 - Đô la hoá thay thế tài sản: Thể hiện


qua tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ trên tổng
phương tiện thanh toán (FCD/M2).
Theo IMF, khi tỷ lệ này trên 30% thì
nền kinh tế đó được cho là có tình
trạng đô la hoá cao, tạo ra các lệch lạc
trong điều hành tài chính tiền tệ vĩ mô.
Nhìn chung đối với các nền kinh tế
chuyển đổi, tỷ lệ đô la hoá hiện nay
bình quân là 29% (tỷ lệ FCD/M2 ở
Việt Nam năm 2005 là 22,3%).
94

95 - Đô la hoá phương tiện thanh toán:


Là mức độ sử dụng ngoại tệ trong
thanh toán. Các giao dịch thanh toán
bất hợp pháp bằng ngoại tệ rất khó
đánh giá, là hiện tượng khá phổ biến
đối với những nền kinh tế tiền mặt
như Việt Nam.
96

97 - Đô la hoá định giá, niêm yết giá: Là


việc niêm yết, quảng cáo, định giá
bằng ngoại tệ.
98

99 Tình hình đô la hoá ở Việt Nam biểu


hiện qua số liệu về tỷ lệ tiền gửi ngoại
tệ trên tổng phương tiện thanh toán từ
năm 1998 đến 2005 như sau:
100

101 Năm | 1998 | 1999 | 2000 | 2001 |


2002 | 2003 | 2004 | 2005 FCD/M2 (%) |
21,9 | 24,6 | 29,6 | 30 | 26,1 | 21,3 | 23,1 |
22,3
102

103 Có thể thấy là từ sau cuộc khủng


hoảng tài chính tiền tệ Châu Á 1997
đến nay, xu hướng đô la hoá trong nền
kinh tế nước ta đang giảm. Theo quan
điểm của IMF thì với tỷ lệ tiền gửi
ngoại tệ trên tổng phương tiện thanh
toán từ 22% đến 24% như thời gian
qua thì hiện tượng đô la hoá ở Việt
Nam là chấp nhận được. Vấn đề mà
IMF quan tâm là Việt Nam cần có một
khuôn khổ pháp lý về ngoại hối mới
phù hợp với quá trình hội nhập và có
một hệ thống chế tài nghiêm khắc đối
với các vi phạm ngoại hối để nâng cao
vị thế của đồng Việt Namhttp://www.adb.org
104 http://www.imf.orgSau những bước tăng nhẹ liên tiếp từ tháng 9 đến nay, tỷ giá
liên ngân hàng lần đầu tiên đã vượt mốc 17.000 VND trong ngày 10/10. Diễn biến này
cho thấy, doanh nghiệp cần phải tăng cường khả năng chống sốc tỷ giá vì trong tương lai
tỷ giá còn có thể tiếp tục thay đổi.
105
106 Dự báo, năm 2009 xuất khẩu của Việt Nam có thể giảm 6% so với 2008 v à tình
trạng thâm hụt thương mại vẫn khá cao, ước khoảng 11 tỷ USD. Điều này có nghĩa rằng,
vấn đề cải thiện cán cân thương mại đối với cả nền kinh tế, bắt đầu từ mỗi doanh nghiệp,
vẫn đang đặt ra cho năm 2009 và những năm tiếp theo.
107
108 Nên phá giá nhẹ đồng Việt Nam
109
110Nhìn lại quá khứ, theo các nghiên cứu của IMF, WB thì VND đã bị lên giá trong thời kỳ
dài, nhất là trong thời kỳ vốn nước ngoài chảy vào nhiều (bắt đầu từ năm 2005; đặc biệt
là giai đoạn 2006 - 2008). Điều này đã làm cho VND lên giá đáng kể so với đồng đô la
Mỹ và được kìm nén ở đó. Quan sát cho thấy, trong thời kỳ suy thoái kinh tế đa số các
nước trong khu vực như Indonesia, nhất là Hàn Quốc, đã phá giá đồng tiền của mình khá
mạnh. Đồng VND đã được phá giá nhẹ nhưng vẫn lên giá so với hầu hết các đồng tiền
của các nuớc khác, chẳng hạn như đồng Nhân dân tệ (Trung Quốc), Won (H àn quốc),
đồng Ringgit (Malaysia), đồng Rupiah (Indonesia). Biểu đồ 1 cho thấy, từ cuối năm 2007
VND đã lên giá khá nhanh và mạnh (có thời điểm tới 25% so với 2006). Trong giai đoạn
này, VND và đồng Nhân dân tệ lên giá mạnh nhất, trong đó VND lên giá mạnh hơn.
111
112Trong giai đoạn 2006 - 2008, do VND được định giá cao nên người trong nước mua
hàng nước ngoài được hưởng lợi. Thực tế cho thấy, trong thời kỳ suy thoái kinh tế thế
giới, cán cân thương mại của Việt Nam đã thâm hụt khá cao, trong đó năm 2007 là 14 tỷ
USD và năm 2008 là 17,5 tỷ USD.
113
114Một số nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, ngoài các yếu tố khác như hệ thống phân phối,
năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế, vai trò của các
hiệp hội trong xuất khẩu, sự phát triển của các ngành phụ trợ v.v..., thì yếu tố tỷ giá có vai
trò quan trọng tác động đến thâm hụt thương mại của Việt Nam.
115
116Lấy đồng NDT làm ví dụ. Tại hội thảo về “Thị trường xuất khẩu Việt Nam năm 2009”
gần đây do Bộ Tài chính chủ trì, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong giai đoạn 2004 –
2008, tỷ giá danh nghĩa giữa NDT/VND tăng 25%, tỷ giá thực giảm gần 8% lần (Biểu đồ
2), nghĩa là hàng hóa của Việt Nam trên thực tế đã giảm sức cạnh tranh so với hàng Trung
Quốc do tác động của yếu tố tỷ giá. Điều n ày chẳng những làm cho sức cạnh tranh của
hàng hóa Việt Nam so với hàng Trung Quốc giảm đi trên thị trường quốc tế mà còn gây
nên tình trạng thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc ngày càng gia tăng.
117
118Số liệu thống kê cũng cho thấy rằng, trong năm 2008, thâm hụt thương mại của Việt Nam
là 17,5 tỷ USD thì thâm hụt với đối tác thương mại Trung quốc đã là 11 tỷ USD.
119
120 Như vậy, thời gian qua VND lên giá đã tác động đáng kể đến năng lực xuất khẩu
của các doanh nghiệp, và rộng hơn là nền kinh tế. Điều đó có nghĩa là, nếu kìm giữ tỷ giá
quá lâu sẽ gây tổn thương mạnh đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp. Về trung
hạn, một trong các giải pháp mà Việt Nam có thể tính đến là tiếp tục phá giá nhẹ VND so
với đồng tiền của đối tác thương mại.
121
122 Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu, khi họ vay ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa
về bán trong nước thu VND, nếu VND bị phá giá quá mạnh thì xét ở góc độ tái tạo ngoại
tệ họ sẽ bị lỗ. Số liệu điều tra cho thấy, tổng dư nợ cho vay bằng ngoại tệ của hệ thống
ngân hàng những năm trước là 20%. Tuy nhiên, từ cuối năm 2008 trở lại đây, tỷ trọng này
đã tăng lên khoảng 25%. Tỷ lệ găm giữ bằng ngoại tệ của các doanh nghiệp cũng cao
hơn, thể hiện ở chỗ số dư tiền gửi ngoại tệ cũng tăng l ên gần 25% tổng tiền gửi của hệ
thống ngân hàng. Điều này cho thấy rằng, các doanh nghiệp vay nợ ngoại tệ trong nền
kinh tế đã nhạy cảm hơn với biến động của tỷ giá. Nói cách khác, nếu phá giá VND quá
nhanh, quá sốc thì có thể kích thích xuất khẩu nhưng cũng làm tổn thương mạnh mẽ đến
các doanh nghiệp đang đi vay ngoại tệ. Thực tế cho thấy, trong thời kỳ qua có doanh
nghiệp vay nợ đã chuyển từ lãi sang lỗ rất nhanh, thậm chí lên tới hàng vài tr ăm tỷ đồng,
do phải trích lập dự phòng biến động tỷ giá.
123
124 Định hướng cho doanh nghiệp
125
126 Theo số liệu thống kê trong nước và quốc tế, hiện VND vẫn còn được định giá
cao hơn so với đồng tiền của một số đối tác thương mại chủ chốt khoảng 5% nữa (nếu
các đồng tiền khác không có biến động). Điều n ày gợi ý rằng, trong tương lai gần, VND
có thể phải được điều chỉnh nhẹ từng bước để san bằng khoảng cách này.
127
128 Theo Ngân hàng Nhà nước, đến cuối quý 3, tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại
tệ liên ngân hàng mới tăng 0,08% so với cuối 2008. Tuy nhiên, với biên độ giao động tỷ
giá được NHNN nới rộng tới +/-5% như hiện nay, thì tỷ giá VND/USD được yết ở các
NHTM đã tăng khá. Sau một loạt các hình thức điều chỉnh biên độ giao dịch, từ sáng
12/10/2009, tỷ giá ngoại tệ liên ngân hàng được “điều chỉnh” lên mức 17.001 đồng/USD.
Tỷ giá giao dịch tại các NHTM đạt mức 17.851 đồng/USD. T ình trạng găm giữ ngoại tệ
của doanh nghiệp phần nào được giải tỏa, ngân hàng tạm qua thời kỳ khan hiếm USD và
khả năng NHTM đáp ứng ngoại tệ cho doanh nghiệp được nhiều hơn. Tính thanh khoản
của thị trường ngoại hối đã được cải thiện. Nhiều ngân hàng thương mại đã mua được
ngoại tệ từ khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu, giúp cho trạng thái ngoại
tệ của hệ thống ngân hàng thương mại được cải thiện.
129
130 Những phản ứng trên của thị trường cho thấy, khi Nhà nước điều hành tỷ giá linh
hoạt hơn theo thị trường, có định hướng rõ và dự báo được thì doanh nghiệp sẽ hạn chế
đầu cơ ngoại tệ hơn, sẵn sàng bán ngoại tệ cho NHTM. Kết quả của chính sách điều hành
này đem lại là làm cho thị trường ngoại hối được thương suốt. Khi thị trường ngoại hối
không đình đốn như đầu năm 2008 (NHTM thừa ngoại tệ bán không ai mua!) thì rõ ràng
ngân hàng, doanh nghiệp và nền kinh tế đều có lợi.
131
132 Việc kìm nén tỷ giá thường kéo theo đầu cơ giá. Khi có sự điều chỉnh quá mức
(sốc) sẽ gây tổn thương cho cả doanh nghiệp xuất khẩu lẫn doanh nghiệp nhập khẩu, và
trên bình diện rộng hơn là cho cả nền kinh tế.
133
134 Cú sốc khủng hoảng năm 1997 cho ta bài học rằng, mọi doanh nghiệp nên có
chính sách quản lý rủi ro tỷ giá và rủi ro lãi suất, “đồng bộ” với việc NHNN chuyển từ cơ
chế tỷ giá cố định, lãi suất cố định sang cơ chế thị trường khi Việt Nam đã và đang thực
hiện các cam kết của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) về việc sử dụng các công cụ
mang tính thị trường hơn trong điều h ành, quản lý kinh tế. Khi đó việc vươn ra thị trường
thế giới của doanh nghiệp Việt Nam sẽ xuôi chèo mát mái hơn nhiều.
135 http://www.mofa.gov.vnĐầu tư nước ngoài vào Việt Nam có thể bị sụt giảm
136 Nhã Trân, phóng viên RFA
137 2008-11-20
138
139 Trong tình hình suy thoái chung của nhiều nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam
cũng đang đối diện với một số khó khăn trong việc thu hút đầu tư và phát triển.
140 AIG-Vietnam-200.jpg
141 Không trực tiếp chịu ảnh hưởng của cơn suy thoái toàn cầu, Việt Nam sẽ phải đối
diện với tình trạng sút giảm đầu tư và nguồn ngoại tệ. AFP PHOTO
142 Dự báo cho năm tới
143
144 Indochina Capital Vietnam Holdings Ltd., tạm dịch là Công ty Vốn Cổ phần Đông
Dương, một tập đòan đầu tư, vừa cảnh báo rằng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ng òai đổ
vào Việt Nam trong năm 2009 có khả năng sụt giảm.
145
146 Trong một báo cáo hàng tháng gửi các chủ đầu tư mới đây, Indochina Capital
Vietnam Holdings Ltd. cảnh báo rằng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ng òai đổ vào Việt
Nam trong năm 2009 có nguy cơ sụt giảm.
147
148 Đâu là lần đầu tình trạng ấy xảy ra cho Việt Nam trong thập niên này, và xảy ra do
tác động của cuộc khủng hỏang kinh tế tòan cầu.
149
150 Báo cáo trích lời ông Peter Ryder, chủ tịch quản trị của tập đòan Indochina
Capital Corporation có trụ sở ở Hà Nội, đưa ra hồi hạ tuần tháng 11 này rằng trong khi
các điều kiện tín dụng ở Việt Nam có tiến bộ hồi đầu năm 2008, môi trường tín dụng vay
vốn trên thế giới lại trở nên tệ đi, và thời gian gần đây chính quyền Việt Nam có nhận
thức rõ hơn trong việc cấp giấy phép cho các dự án lớn.
151
152 Một vài dự án to tát, từng được phê chuẩn trước đây, nay không được tiến hành
hoặc có tiến hành nhưng sẽ không đạt chuẩn đã đề ra.
153
154 Dự báo tập đòan Indochina Capital Corporation liệu chính xác đến mức nào?
155 Cơn lốc suy trầm
156
157 Trong gần hai thập niên qua lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngòai tức vốn FDI
đổ vào Việt Nam được xem là khả quan. Theo số liệu của chính quyền hồi cuối n ăm
2005, tổng vốn FDI trong 18 năm trước đó đạt gần 49 tỷ đô la và có xu hướng tăng mạnh.
158
159 Năm 2005 Việt Nam nhận được khỏang 5 triệu đô la. Sang năm kế đó tức 2006
con số ấy tăng gần gấp đôi, đạt hơn 10 tỷ đô la. Năm nay Bộ kế họach-đầu tư cho biết
Việt Nam có thể thu hút vốn FDI đến hơn 50 tỷ đô la.
160
161 Những địa phương thu hút vốn FDI nhiều nhất tính theo thứ tự trước nay có thể
kể Bà Rịa-Vũng Tàu, Sài Gòn, Hà Tây, Bình Dương, Quảng Ngãi, Hà Nội, Hải Dương,
Đồng Nai, Lào Cai, và Đà Nẵng.
162
163 Những dự án xây dựng thuộc nhiều ngành nghề đã thay đổi diện mạo và là một
trong những yếu tố tạo nên sự phồn thịnh của các khu vực ấy.
164
165 Indochina Capital Corporation không phải là định chế tài chính duy nhất nhận
định rằng dòng vốn đầu tư của nước ngòai đổ vào Việt Nam có cơ suy giảm.
166
167 Từ hồi thượng tuần tháng này Quỹ tiền tệ quốc tế IMF loan báo là có thể trong
thời gian tới các công ty quốc tế sẽ phải trải qua một thời gian phát triển èo uột, vì vậy
đang cắt giảm mức đầu tư ra ngọai quốc.
168
169 Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michaeal Michalak tuần vừa qua l ên tiếng cảnh báo
ở Hà Nội rằng tác động của cuộc khủng hỏang kinh tế đối với l ãnh vực thương mãi và
đầu tư hiện chưa lộ diện tòan bộ.
170 MotorTaxi305.jpg
171 Tài xế xe ôm đang đợi khách ở góc đường Hà Nội. Photo: AFP
172
173 Ông cũng nói, có những tập đòan kinh tế lâu nay định đến Việt Nam để điều tra,
nghiên cứu cơ hội đầu tư bây giờ tuyên bố là họ muốn hõan lại, chờ đợi thêm một thời
gian trong lúc nghe ngóng ảnh hưởng của cuộc khủng hỏang tài chính đối với việc đầu tư
của vào Việt Nam.
174 Tác động đến VN
175
176 Trở lại với nhận định của tập đòan đầu tư Indochina Capital Vietnam Holdings,
Việt Nam bị cho là đang trong tình trạng không thể cưỡng lại mối đe dọa bị hút vào vũng
xóay của cơn lốc suy trầm kinh tế, và các khó khăn trong việc huy động nguồn tín dụng
của những nước lân cận lẫn những nước cách cả lục địa dự kiến sẽ tác động đến nhiều
vấn đề của kinh tế Việt Nam trong năm tới.
177
178 Có thể nói mà không ngại lầm rằng đầu tư nước ngòai là một trong những nhân tố
tạo nên sự phát triển về kinh tế và xã hội của Việt Nam. Hàng tr ăm dự án lớn nhỏ đã góp
phần vào sự thịnh vượng của Việt Nam trong nhiều năm vừa qua.
179
180 Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương từng xác nhận vốn FDI làm tăng tổng
vốn đầu tư ở Việt Nam, tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo thêm việc làm, tăng phần thu ngân
sách nhà nước, và ổn định kinh tế vĩ mô.
181
182 Nguy cơ giảm đáng kể vào năm 2009 của nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước
ngòai, theo các nhận định chuyên môn vừa nêu, rồi đây hẳn sẽ tác động thêm vào tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam, có thể không chỉ vào năm tới, song còn kéo dài một thời
gian, mà hạn định hiện thời chưa rõ.
183
184
185 http://www.mofa.gov.vn
186 http://www.sbv.gov.vn
187 http://www.vneconomy.com.vn
188 http://www.vnexpress.net

You might also like