ĐỀ ÔN TẬP GIỮA KỲ 221 VẬT LÝ 1

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

HHN VẬT LÝ 1 - HCMUT

ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KỲ 221 - MÔN VẬT LÝ 1


Link điền đáp án: https://forms.gle/ZxNPR8cceN8KxwDm8
Câu 1: Chất điểm có quỹ đạo chuyển động là đường tròn, bán kính R, chuyển động chậm dần với gia tốc
tiếp tuyến luôn bằng với gia tốc pháp tuyến. Gọi v là vận tốc của chất điểm tại thời điểm t. Biểu thức nào
sau đây là đúng?
   
dv v 2
dv v 2 d v v 2 d v v2
A.  B.  C.  D. 
dt R dt R dt R dt R
Câu 2: Một người ngồi trên toa xe chuyển động thẳng đều về phía trước trên đường ngang, thấy vật rơi
từ trần toa xe theo phương thẳng đứng. Cùng lúc đó, người đứng trên mặt đất sẽ thấy vật rơi
A. theo đường parabol về phía trước B. theo đường parabol về phía sau
C. theo đường thẳng đứng D. theo đường thẳng xiên về phía trước
Câu 3: Nếu một vật bắt đầu chuyển động từ một điểm và quay trở lại cùng một điểm, thì
A. vận tốc trung bình bằng 0, tốc độ trung bình khác 0
B. tốc độ trung bình bằng 0, vận tốc trung bình khác 0
C. cả tốc độ trung bình và vận tốc trung bình đều bằng không
D. tốc độ trung bình và vận tốc trung bình phụ thuộc vào dạng đường đi
Câu 4: Quả cầu A được thả từ đỉnh của một tòa nhà. Một giây sau, quả cầu B cũng được thả rơi từ cùng
độ cao. Bỏ qua sức cản của không khí, đáp án nào sau đây là đúng:
A. Vận tốc của A đối với B không đổi theo thời gian
B. Khi vật A chạm đất sẽ có vận tốc lớn hơn vận tốc vật B khi chạm đất
C. Sự khác biệt về vận tốc của hai vật ngày càng giảm.
D. Hai vật sẽ chạm đất cùng lúc nếu truyền thêm cho vật B một vận tốc ban đầu nào đó.
Câu 5: Tại sao hạt mưa rơi với tốc độ không đổi trong suốt giai đoạn sau của quá trình hình thành?
A. Công của trọng lực không đáng kể đối với vật nhỏ như hạt mưa.
B. Lực cản của không khí cân bằng với trọng lực.
C. Hầu hết các hạt đều rơi từ cùng độ cao.
D. Trọng lực không thể làm tăng tốc độ của vật rơi lên quá 9,8 m/s.
Câu 6: Khi một người trượt tuyết trượt xuống một ngọn đồi, phản lực do ngọn đồi tác dụng lên người
A. bằng trọng lượng của vận động viên trượt tuyết.
B. lớn hơn trọng lượng của vận động viên trượt tuyết.
C. nhỏ hơn trọng lượng của vận động viên trượt tuyết.
D. không đáng kể, coi như bằng không.
Câu 7: Giả sử một vật được gia tốc bởi một lực 100 N. Đột nhiên một lực thứ hai có phương ngược chiều
tác dụng vào vật, sao cho các lực triệt tiêu nhau. Vật này sẽ
A. dừng lại một cách nhanh chóng.
B. giảm tốc độ dần dần và sau đó dừng lại.
C. tiếp tục chuyển động với vận tốc như trước khi tác dụng lực thứ hai.
D. dừng lại và sau đó tăng tốc theo hướng của lực thứ hai.
Câu 8: Một ô tô và một xe tải có cùng động lượng. Chiếc xe tải nặng gấp mười lần ô tô. Hãy chọn so
sánh đúng trong các so sánh dưới đây.
A. Động năng của xe tải lớn hơn 100 lần. B. Động năng của xe tải lớn hơn 10 lần.
C. Chúng có cùng động năng. D. Động năng của ô tô lớn hơn 10 lần.
1
HHN

Câu 9: Hai vật, một vật có khối lượng gấp ba lần vật kia, được thả rơi từ cùng một độ cao trong chân
không. Vào cuối quá trình rơi, vận tốc của chúng bằng nhau vì
A. những vật rơi trong chân không thì có vận tốc không đổi.
B. không có nguyên nhân chính xác.
C. gia tốc của vật lớn gấp ba lần gia tốc của vật nhỏ hơn.
D. công của trọng lực như nhau đối với cả hai vật.
Câu 10: Trong hình bên, một vật trượt từ A đến C dọc theo
một đường dốc không ma sát, và sau đó nó đi qua vùng nằm
ngang CD có ma sát. Hãy chọn phát biểu đúng.
A. Trong vùng AB động năng không thay đổi.
B. Tại B có động năng nhỏ nhất.
C. Tại D cơ năng không đổi so với A.
D. Trong vùng BD động năng giảm.
Câu 11: Nếu tổng động lượng của một hệ chất điểm đang thay đổi thì
A. các hạt của hệ phải tác dụng lực lên nhau B. hệ phải chịu tác dụng của trọng lực
C. khối tâm phải có vận tốc không đổi D. một ngoại lực phải tác dụng lên hệ
Câu 12: Va chạm không đàn hồi là một va chạm trong đó
A. động lượng không được bảo toàn nhưng động năng được bảo toàn
B. tổng xung lượng bằng độ thay đổi của động năng
C. động năng và động lượng đều không được bảo toàn
D. động lượng được bảo toàn nhưng động năng không được bảo toàn
Câu 13: Một bánh xe bắt đầu từ trạng thái nghỉ và quay với gia tốc góc không đổi. Theo thời gian thì
vectơ gia tốc của một điểm trên vành
A. giảm độ lớn và gần tiếp tuyến với vành B. giảm độ lớn và sớm xuyên tâm hơn
C. tăng độ lớn và gần tiếp tuyến với vành D. tăng độ lớn và gần hướng tâm hơn
Câu 14: Khi áp dụng nguyên tắc bảo toàn năng lượng cho một hình trụ lăn không trượt xuống một mặt
phẳng nghiêng, chúng ta loại trừ công được thực hiện do ma sát vì
A. hệ số ma sát trường bằng không
B. vận tốc góc của khối tâm tại điểm tiếp xúc bằng không
C. hệ số ma sát tĩnh và động bằng nhau
D. vận tốc dài của điểm tiếp xúc (so với mặt nghiêng) bằng không
Câu 15: Một người đàn ông, mỗi tay cầm một quả nặng, đứng ở tâm của một bàn xoay không ma sát
nằm ngang. Khi anh ta đang xoay, người đàn ông mở hai tay và thả hai quả tạ xuống. Chúng rơi ra bên
ngoài bàn xoay. Phát biểu đúng là
A. vận tốc góc của anh ta tăng gấp đôi B. vận tốc góc của anh ta không đổi
C. vận tốc góc của anh ta giảm đi một nửa D. hướng của vectơ động lượng thay đổi
Câu 16: Đồ thị biểu diễn gia tốc của một chất điểm chuyển động
từ trạng thái nghỉ (lúc t = 0) theo thời gian được cho như hình. Tại
thời điểm nào trên đồ thị thì vận tốc của chất điểm bằng không
ngoài lúc t = 0?
A. t = 3,5 s B. t = 4,0 s
C. t = 2,0 s D. không có thời điểm nào

2
HHN

Câu 17: Một chất điểm chuyển động trong mặt phẳng Oxy theo quy luật x  at; y  at 1  αt  trong đó
a và α là hằng số dương. Gia tốc toàn phần w của chất điểm là
A. w  2aα B. w  3aα C. w  aα D. w  4aα
Câu 18: Một vật rắn quay quanh một trục đứng yên sao cho vận tốc góc phụ thuộc vào góc quay φ theo
biểu thức ω  ω0  kφ , trong đó ω0 và k là hằng số dương. Tại thời điểm t = 0 thì góc φ = 0. Tại thời
điểm t = t0, vật đã quay được góc
ω 2ω ω ω
3k

A. φ0  0 1  e2kt0
 3k

B. φ0  0 1  e  kt 0
 
C. φ 0  0 1  e  kt
k
0
 D. φ 0  0
k
Câu 19: Một vận động viên bơi lội lao ra khỏi vách đá cao 9 m bằng một cú nhảy
theo phương, như được minh họa trong hình. Cô ấy phải nhảy với tốc độ ban đầu
nhỏ nhất là bao nhiêu để không rơi vào cái gờ dài 1,75 m ở phía dưới?
A. 2,5 m/s B. 1,3 m/s
C. 5,8 m/s D. 0,5 m/s
Câu 20: Lực F  cx  3x với F(N) và x(m) tác dụng lên một hạt khi hạt chuyển động dọc theo trục x.
2

Biết rằng tại x = 0, động năng của hạt là 20 J và ở x = 3 m, động năng này là 11 J. Giá trị của c là
A. c  2 Nm 1 B. c  3 Nm 1 C. c  4 Nm 1 D. c  0
Câu 21: Một vận động viên trượt tuyết chuyển động xuống dốc 12° với tốc độ không đổi. Bỏ qua lực
cản của không khí. Hệ số ma sát giữa ván trượt và bề bặt tuyết là bao nhiêu?
A. 0,32 B. 0,21 C. 0,42 D. 0,16
Câu 22: Một quả bóng được ném vuông góc về phía mặt đất với vận tốc v0 từ độ cao h. Khi nó bật lên
khỏi mặt đất, nó bị mất một nửa cơ năng. Sau đó nó đạt độ cao tối đa 2h trước khi rơi trở lại mặt đất. Tốc
độ ban đầu của quả bóng là bao nhiêu?
A. v 0  2gh B. v 0  6gh C. v 0  3gh D. v 0  gh
Câu 23: Một ô tô tải đang chuyển động đều với vận tốc v, người lái xe đạp phanh để cho xe dừng lại.
Các phanh tác dụng một lực F không đổi lên xe tải. Xe tải đi được một quãng đường x thì dừng lại, và
thời gian nó cần để dừng lại là t. Động lượng của xe ngay trước khi phanh là
Ft 2 v 2Fx
A. p  B. p  Fx C. p  2Ft D. p 
2x v
Câu 24: Một vật nhỏ khối lượng m được thả ra từ vị trí như hình và
trượt dọc không ma sát theo đường tròn bán kính R. Giá trị nhỏ nhất
của y là bao nhiêu để vật trượt mà không bị rơi ra khỏi đường tròn?
R R R
A. y  B. y  R C. y  D. y 
2 4 3
Câu 25: Một vật 5 kg được đặt trên vật 10 kg như hình vẽ. Một lực F = 45 N
nằm ngang tác dụng vào vật 10 kg và vật 5 kg được buộc vào tường bằng một
sợi dây. Hệ số ma sát giữa mọi bề mặt là 0,2. Gia tốc của vật 10 kg là
A. 0,58 m/s2 B. 0,31 m/s2
C. 0,42 m/s2 D. 0,82 m/s2
Câu 26: Một vận động viên thể hình giữ một quả bóng thép nặng 3 kg trong tay. Cánh tay của anh ta dài
70 cm và có khối lượng 4 kg. Độ lớn của mômen lực đối với vai anh ta là bao nhiêu nếu anh ta giữ cánh
tay thẳng song song với sàn?
3
HHN

A. 35 N.m B. 58 N.m C. 22 N.m D. 42 N.m


Câu 27: Bốn hạt giống nhau, mỗi hạt có khối lượng m, được xếp trên mặt phẳng
x, y như hình vẽ. Các hạt được nối với nhau bằng 4 thanh cứng đồng chất, mỗi
thanh cũng có khối lượng là m. Nếu m = 2,0 kg và a = 1,0 m thì moment quán
tính của hệ này đối với trục y gần nhất với
A. 12 kg.m2 B. 20 kg.m2
C. 25 kg.m2 D. 32 kg.m2

Câu 28: Một thanh cứng, nhẹ được quay ở một đầu cố định và đầu còn lại gắn cố định
một vật khối lượng M. Ban đầu, thanh quay không ma sát quanh trục với vận tốc góc
không đổi sao cho vật M có tốc độ v. Thanh quay và va chạm mềm với một vật khác
cũng có khối lượng M tại điểm chính giữa của thanh. Sau va chạm, động năng của hệ là
2 1 7 3
A. Mv 2 B. Mv 2 C. Mv 2 D. Mv 2
5 3 18 4

Câu 29: Từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng, người ta thả lần lượt vật A có dạng khối cầu đặc đồng chất và
vật B có dạng là một đĩa tròn đồng chất sao cho các vật lăn không trượt xuống mặt phẳng nghiêng. Vận
tốc dài của A và B ở chân mặt phẳng nghiêng lần lượt là v A và vB. Tỉ số vA/vB bằng
A. 1,502 B. 1,035 C. 1,082 D. 1,562

Câu 30: Cho hai hình trụ đặc, đồng chất giống hệt nhau, khối lượng mỗi hình trụ là m.
Trên hai hình trụ người ta cuốn một cách đối xứng hai sợi dây nhẹ. Hình trụ phía trên
có trục quay cố định. Khi thả cho hệ chuyển động, hình trụ phía dưới luôn nằm ngang.
Gia tốc trọng trường là g. Lực căng của mỗi dây treo là
mg mg 3mg
A. T  B. T  C. T  D. T  mg
10 2 5

---------------HẾT--------------

You might also like