Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG

-Cung Châu Gia Bảo – 22102255-

Vì sao tầng ozon bị mỏng đi ở hai đầu cực ?

Tập hợp halogen


- Một số hợp chất chứa halogen, đặc biệt loại khí CFC, từ mặt đất sẽ di chuyển lên tầng
bình lưu nhờ gió và đối lưu không khí. Hoạt động này xảy ra ở cả 2 bán cầu dù nguồn
gốc khí thải phần lớn ở bán cầu bắc.
- Các loại khí làm tổn hại tầng ozone có số lượng khá lớn và có thể di chuyển một chặng
đường dài lên tầng bình lưu. Nguyên nhân vì chúng khó bị "trừ khử" tự nhiên ở tầng thấp
khí quyển.
- Các hợp chất nguy hại đi vào tầng bình lưu chủ yếu từ khu vực nhiệt đới, sau đó
chuyển về 2 cực do tác động của không khí của tầng bình lưu.

Nhiệt độ thấp
- Điều kiện cần cho sự phá hủy tầng ozone là nhiệt độ thấp ở tầng bình lưu trải dài một
vùng rộng lớn và tồn tại một thời gian dài.
- Nhiệt độ thấp cho phép mây tầng bình lưu vùng cực hình thành còn gọi là mây xà cừ
(viết tắt: PSC). Đây là môi trường cho những phản ứng phá hủy tầng ozone xảy ra.

Mây xà cừ
- Mây xà cừ là một dạng mây tại tầng bình lưu vùng cực về mùa đông ở cao độ khoảng
15.000 - 25.000 m giúp hỗ trợ các phản ứng hóa học tạo ra clo monoxit (ClO), nguyên
nhân chính gây phá hủy tầng ozone.
- Loại PSC phổ biến nhất được hình thành từ HNO 3 và nước và thỉnh thoảng có chứa
một số giọt H2SO4.
- Khi nhiệt độ trung bình bắt đầu tăng vào cuối mùa đông, PSC hình thành ít hơn và cho
ra ít ClO hơn. Và khi PSC không xảy ra nữa, thường trước cuối tháng 1 hay đầu tháng 2
ở Bắc Cực và giữa tháng 10 ở Nam Cực, giai đoạn phá hủy tầng ozone nghiêm trọng
nhất kết thúc.

Khí HNO3
- PSC chứa tỉ lệ HNO3 rất cao nên sự hạ thấp độ cao góp phần giải phóng HNO 3. Quá
trình này gọi là đề nitrat hóa ở tầng bình lưu.
- Lượng HNO3 ít hơn trong khi ClO vẫn tồn tại với số lượng cao làm tăng khả năng phá
hủy tầng ozone.

You might also like