Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Quan điểm để phòng ngừa và giải quyết xung đột xã hội

Thứ nhất, cần quan tâm, làm tốt công tác ngăn chặn, phòng ngừa xung đột xã hội.
Mục đích của phòng ngừa, ngăn chặn xung đột xã hội là kịp thời phát hiện những
mầm mống, nguy cơ, yếu tố có thể dẫn đến xung đột xã hội để hóa giải. Trong công
tác này, cần đặc biệt quan tâm, lưu ý đến các điểm nóng (về đất đai, sắc tộc, tôn giáo,
văn hóa…); bởi các điểm nóng này luôn ẩn chứa những mầm mống xung đột xã hội.

Thứ hai, cần phải có cách giải quyết đúng đắn xung đột xã hội theo phương hướng
hòa bình, hài hòa, dựa vào pháp luật; cần hạn chế giải quyết bằng bạo lực, nhưng
đồng thời cần phải có quyết tâm chính trị giải quyết dứt điểm.

Thứ ba, cần đặt việc ngăn chặn, phòng ngừa và giải quyết xung đột xã hội trong
mối tương quan với phát triển bền vững đất nước. Muốn phát triển bền vững thì phải
giải quyết tốt xung đột xã hội và ngược lại, phát triển bền vững cũng góp phần ngăn
chặn, hạn chế xung đột xã hội. Trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội một
cách bền vững, cần tính đến yếu tố xung đột xã hội. Nói cách khác, chính sách phát
triển kinh tế - xã hội không chỉ nhằm đến tăng trưởng kinh tế, mà còn chú ý đến
phương diện ổn định xã hội, hài hòa xã hội, tránh việc tạo nên những bất ổn xã hội.

Thứ tư, cần coi việc ngăn chặn, phòng ngừa, giải quyết xung đột xã hội là nhiệm
vụ của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, của cả hệ thống chính trị. Nói cách khác, cần nhìn
nhận xung đột xã hội, giải quyết xung đột xã hội trong tổng thể của quản lý phát triển
xã hội nói chung. Việc ngăn chặn, phòng ngừa, giải quyết xung đột xã hội phải gắn
chặt với công tác đảm bảo an ninh, trật tự xã hội, cũng như an ninh quốc phòng. Ngăn
chặn và giải quyết tốt xung đột xã hội không chỉ góp phần đảm bảo an ninh xã hội, mà
còn làm thất bại âm mưu “chiến lược diễn biến hòa bình” của kẻ địch. Cần lưu ý rằng,
xung đột xã hội rất dễ bị các thế lực phản động lợi dụng, chính trị hóa, quốc tế hóa.

Cung Châu Gia Bảo


Giải pháp phòng ngừa và giải quyết xung đột xã hội

Thứ nhất, cần phải tìm đúng nguyên nhân, dẫn đến xung đột. Có nhiều nguyên
nhân gây ra xung đột xã hội, nếu không tìm đúng nguyên nhân thì chúng ta chỉ giải
quyết được “phần ngọn” và xung đột vẫn cứ tiếp tục xảy ra. Điều quan trọng là, cần
xác định đúng nguyên nhân căn bản, nguyên nhân chủ yếu, bởi một xung đột có thể
có nhiều nguyên nhân khác nhau.

Thứ hai, cần chăm lo phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần cho người dân; xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật phù hợp;
tăng cường xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, trong sạch, phát huy dân chủ.

Thứ ba, cần xây dựng đồng thuận xã hội, đoàn kết xã hội. Muốn xây dựng đoàn
kết và đồng thuận xã hội, một trong những yếu tố quan trọng là xây dựng được các
mục tiêu chung, lý tưởng chung phù hợp với tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nhân
dân cũng như lợi ích dân tộc, lợi ích của đất nước.

Thứ tư, cần tăng cường củng cố các thiết chế truyền thống của xã hội (như gia
đình, các cộng đồng làng, xã); tăng cường xây dựng các mô hình xã hội có tính đồng
thuận; tăng cường chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân; nâng cao giáo
dục đạo đức, nhân cách, văn hóa, nâng cao ý thức người dân; xây dựng, củng cố mối
quan hệ cha mẹ - con cái, vợ - chồng, anh - em, bạn bè, cấp trên - cấp dưới.

Cung Châu Gia Bảo

You might also like