Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

Một trong những điểm đặc sắc tạo nên sức hút của Ấn Độ đối với những ai ưa khám

phá là
đặc trưng đa dạng văn hóa, tín ngưỡng. Sự đa dạng này được thể hiện rõ nét nhất trong
các tôn giáo ở Ấn Độ.

1. Các tôn giáo chính ở Ấn Độ


Những tôn giáo lớn và một số các tôn giáo ra đời ở Ấn Độ bao gồm Ấn Độ giáo (tôn giáo chính nhất), Hồi
giáo (tôn giáo thiểu số lớn nhất), đạo Sikh, Kitô giáo, Phật giáo, Kỳ Na giáo, Hỏa giáo, Do Thái giáo và Tín
ngưỡng Bahá'í. Ấn Độ là một vùng đất nơi người dân thuộc các tôn giáo và văn hóa khác nhau sinh sống hòa
thuận. Sự hài hòa này được thể hiện trong các lễ hội tôn giáo trên khắp đất nước. Thông điệp về tình yêu và
tình đồng bào được tất cả các tôn giáo và văn hóa Ấn Độ duy trì, gìn giữ.
 
Người Ấn rất sùng đạo và có niềm tin tôn giáo mạnh mẽ.
Cho dù đó là 1 cuộc tụ họp của các tín đồ sung đạo, cúi đầu cầu nguyện trong sân của nhà thờ Hồi giáo hay
cùng tụ tập thắp đèn trong những ngôi nhà ở Diwali, lễ chúc mừng Giáng sinh hay tình anh em của các
Baisakhi, các tôn giáo ở Ấn Độ đều hướng tới một mục đích chung: mang mọi người đến gần nhau hơn. Tât
cả mọi người từ các tôn giáo và văn hóa khác nhau của Ấn Độ đoàn kết trong một thể thống nhất của tình
huynh đệ và tình thương ở vùng đất hấp dẫn và đa dạng này.

2. Tìm hiểu về các tôn giáo ở Ấn Độ


Đạo Phật
Phật giáo hiện nay là một trong những tôn giáo lớn và có tầm ảnh hưởng nhất định trên thế giới. Triết lý của
Phật giáo dựa trên những lời dạy của Đức Phật, Siddhartha Gautama (563 - 483 trước Công nguyên), một
hoàng tử thuộc hoàng gia Kapilvastu, Ấn Độ. Là một trong các tôn giáo ra đời ở Ấn Độ, Phật giáo sau đó lan
rộng khắp Trung Á, Sri Lanka, Tây Tạng, Đông Nam Á, cũng như các nước Đông Á gồm Trung Quốc, Mông
Cổ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.
Phật giáo còn được gọi là đạo Bụt là một tôn giáo đồng thời cũng là một hệ thống triết học bao gồm một
loạt các giáo lý, tư tưởng triết học cũng như tư tưởng cùng tư duy về nhân sinh quan, vũ trụ quan, thế giới
quan, giải thích hiện tượng tự nhiên, tâm linh, xã hội, bản chất sự vật và sự việc; các phương pháp thực
hành, tu tập dựa trên những lời dạy ban đầu của một nhân vật lịch sử có thật tên là Tất-đạt-đa Cồ-đàm và
các truyền thống, tín ngưỡng được hình thành trong quá trình truyền bá, phát triển Phật giáo sau thời Tất-
đạt-đa Cồ-đàm.
Một trong các tượng Phật nổi tiếng ở Ấn Độ.
Tượng minh hoạ Đức Phật Chuyển Pháp Luân tại Bảo tàng khảo cổ học Sarnath của Ấn Độ vào thế kỷ
3-5.

Đại học Nalanda là một trung tâm Phật giáo quan trọng ở Ấn Độ (bị người Hồi giáo phá hủy năm 1197)

Quang cảnh Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ sáu.
Tranh vẽ Yab-Yum, biểu tượng cho từ bi và trí tuệ trong đạo Phật tại Tây Tạng.

Thiên Chúa giáo


Đạo Thiên Chúa là một tôn giáo nổi bật trong những tôn giáo ở Ấn Độ. Hiện tại có khoảng 25 triệu người
thiên chúa giáo ở Ấn Độ. Có một điều khá thú vị là dân số thiên chúa giáo ở Ấn Độ nhiều hơn toàn bộ dân số ở
Úc và New Zealand hoặc dân số của một số quốc gia ở châu Âu hợp lại.
Nhà thờ Thiên Chúa giáo. 

Ấn Độ giáo
Ấn Độ giáo là tôn giáo lâu đời nhất và là tôn giáo lớn thứ ba thế giới sau Thiên chúa giáo và Hồi giáo. Ấn Độ
giáo là tôn giáo chủ đạo ở Ấn Độ, với người theo Ấn Độ giáo chiếm khoảng 84% tổng dân số. Ấn Độ giáo còn
được gọi là " Sanatan Dharma" hay tôn giáo bất diệt.
Ấn Độ giáo hay Hindu giáo là một tôn giáo, hệ thống tín ngưỡng và đạo pháp, hay cách sống, được thực hành rộng
rãi ở tiểu lục địa Ấn Độ và một phần của Đông Nam Á. Ấn Độ giáo được coi là tôn giáo lâu đời nhất trên thế
giới, và một số học viên và học giả gọi nó là Pháp Sanātana, "truyền thống vĩnh cửu", hay "con đường vĩnh cửu",
vượt ra ngoài lịch sử loài người. Các học giả coi Ấn Độ giáo là hợp nhất hoặc tổng hợp  của các nền văn hóa Ấn
Độ khác nhau, với nguồn gốc đa dạng. Quá trình "Tổng hợp Ấn Độ giáo" này bắt đầu phát triển từ 500 TCN đến
300 sau CN, sau khi kết thúc thời kỳ Vệ đà (1500 đến 500 TCN), và phát triển mạnh trong thời Trung cổ, với sự suy
tàn của Phật giáo ở Ấn Độ.

Đặc trưng Ấn Đọ giáo trong văn hóa Ấn Độ.


Biểu tượng của Ấn Độ giáo.
Những chi phái Ấn Độ giáo:
1. Ấn giáo Vệ-đà
2. Ấn giáo Tì-thấp-nô
3. Ấn giáo Thấp-bà
4. Ấn giáo Tính lực
5. Ấn giáo Bất nhị Phệ-đàn-đa nhất nguyên
6. Tân Ấn Độ giáo
Thấp-bà dưới dạng Du-già sư (yogin) đang toạ thiền, Bangalore.

Đạo Hồi
Cũng nằm trong các tôn giáo ở Ấn Độ có tầm ảnh hưởng, Hồi giáo chiếm khoảng 12% dân số Ấn Độ. Mặc dù
Hồi giáo ở Ấn Độ bắt đầu từ khá sớm, nhưng phải đến thế kỷ thứ 8 khi tỉnh Sindh bị chinh phục, tôn giáo này
mới thực sự xuất hiện rõ nét trong xã hội Ấn Độ. Mặc dù người Hồi giáo chỉ chiếm 12% tổng dân số Ấn Độ
nhưng ảnh hưởng của Hồi giáo đối với xã hội Ấn Độ là khá lớn.
Nhà thờ Hồi giáo lớn nhất Ấn Độ.

Biểu tượng của Hồi giáo.


Tín đồ Islam lễ bái.
Nguyên nghĩa của Hồi giáo trong tiếng Ả Rập là 'Islam' và có nghĩa là "vâng mệnh, quy phục Thượng
đế". Người theo Islam, trong tiếng Ả Rập gọi là 'Muslim'. Danh từ "Hồi giáo" xuất xứ từ dân tộc Hồi
Hột. Hồi Hột là nước láng giềng phương bắc của Trung Quốc từ năm 616 đến 840. Lúc rộng lớn nhất lãnh
thổ họ đông đến Mãn Châu, tây đến Trung Á, và họ đã giúp nhà Đường dẹp được loạn An Lộc Sơn. Với
thời gian, cách gọi đổi thành "Hồi Hồi". Tài liệu xưa nhất dùng danh từ "Hồi Hồi" là Liêu Sử, soạn vào
thế kỷ 12. Đời nhà Nguyên (1260 - 1368), tại Trung Quốc, cụm từ "người Hồi Hồi" được dùng để chỉ
định người Trung Á, bất luận theo tín ngưỡng nào. Đến đời Minh (1368 - 1644), cụm từ "người Hồi Hồi"
mới dần dần đổi nghĩa để chỉ định tín đồ Islam.

Kỳ Na giáo
Kỳ Na giáo hay Mahavira chỉ chiếm ít hơn một phần trăm dân số Ấn Độ. Trong nhiều thế kỷ, Kỳ Na giáo được
biết đến chủ yếu là cộng đồng của các thương nhân và người làm kinh doanh. Các bang Gujarat và Rajasthan
có dân số theo Kỳ Na giáo tập trung cao nhất ở Ấn Độ. Tôn giáo này được ghi công cho người sáng lập
Vardhamana Mahavira (Người anh hùng vĩ đại 599-527 B.C.).
Một ngôi đền của Kỳ Na giáo. 

Đạo của Kỳ Na giáo.


Biểu tượng của Kỳ Na giáo.

Mahavir người sáng lập đạo Kỳ Na giáo.


Một hang động Kỳ Na giáo.
Đạo Sikh
Người Sikh chiếm khoảng 2% dân số Ấn Độ. So với các tôn giáo ỏ Ấn Độ, đạo Sikh là một tôn giáo non trẻ
hơn. Từ 'Sikh' có nghĩa là một môn đệ và do đó đạo Sikh thực chất là con đường của môn đồ. Một Sikh thực
thụ sẽ không bị ràng buộc bởi những thứ trần tục.

Một buổi lễ của các  Sikh.


Biểu tượng của Sikh giáo.

Đền Amritsar thánh địa của Sikh giáo.


Hỏa giáo
Mặc dù tổng số người theo Hỏa giáo trong dân số Ấn Độ rất ít nhưng họ vẫn tiếp tục là một trong những cộng
đồng tôn giáo quan trọng của Ấn Độ. Theo điều tra dân số năm 2001, có khoảng 70.000 thành viên thờ Hỏa
giáo ở Ấn Độ. Hầu hết người Parsis (tín đồ Hỏa giáo) sống ở Maharashtra (chủ yếu ở Mumbai) và phần còn lại
ở Gujarat.
Các vị thần trong Hỏa giáo Ấn Độ.
Đền thờ Hỏa giáo Ateshkadeh ở Yazd (Iran).

Biểu tượng linh hồn của Hỏa giáo.

You might also like