Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 159

MỤC LỤC

BÀI THỰC HÀNH SỐ 1: BÀI MỞ ĐẦU...................................................................1


Phần 1: Thực hành an toàn và sử dụng thiết bị thực hành.......................................1
I. MỤC TIÊU...............................................................................................................1
II. NHIỆM VỤ THỰC HÀNH....................................................................................1
2.1. Tìm hiểu kiến thức lý thuyết của bài thực hành..................................................1
2.2. Thực hành theo quy trình....................................................................................1
III. TÓM TẮT LÝ THUYẾT......................................................................................1
3.1. Nội quy phòng thực hành...................................................................................1
3.2. An toàn trong sử dụng điện.................................................................................2
3.3. Sơ cứu người bị điện giật....................................................................................8
3.4. Sử dụng dụng cụ cầm tay của người thợ điện...................................................10
Phần 2: Tìm hiểu một số khí cụ điện thông dụng....................................................14
I. MỤC TIÊU.............................................................................................................14
II. NHIỆM VỤ THỰC HÀNH..................................................................................14
2.1. Tìm hiểu kiến thức lý thuyết của bài thực hành................................................14
2.2. Thực hành theo quy trình..................................................................................14
III. TÓM TẮT LÝ THUYẾT....................................................................................14
3.1. Nút nhấn...........................................................................................................14
3.2. Rơle điện từ (Rơle trung gian)..........................................................................16
3.3. Rơle thời gian...................................................................................................17
3.4. Rơle nhiệt.........................................................................................................20
3.5. Công tắc tơ.......................................................................................................21
3.6. Khởi động từ.....................................................................................................22
3.7. Áp tô mát..........................................................................................................23
BÀI THỰC HÀNH SỐ 2: NỐI DÂY DẪN VÀ CÁP ĐIỆN....................................26
I. MỤC TIÊU.............................................................................................................26
II. NHIỆM VỤ THỰC HÀNH..................................................................................26
2.1. Tìm hiểu kiến thức lý thuyết của bài thực hành................................................26
2.2. Thực hành theo quy trình..................................................................................26
III. TÓM TẮT LÝ THUYẾT....................................................................................26
3.1. Dây dẫn điện.....................................................................................................26
3.2. Dây cáp điện.....................................................................................................26
3.3. Yêu cầu kỹ thuật của mối nối dây.....................................................................27
IV. YÊU CẦU THIẾT BỊ THỰC HÀNH.................................................................27
V. QUY TRÌNH THỰC HÀNH................................................................................27
5.1. Gọt vỏ cách điện, làm sạch lõi dây...................................................................27
5.2. Nối thẳng hai dây dẫn (dây đơn có d < 2,6 mm)...............................................28
5.3. Nối thẳng hai dây dẫn (dây đơn có d > 2,6 mm)...............................................29
5.4. Nối thẳng hai dây dẫn khác đường kính (d1 khác d2)........................................30
5.5. Nối rẽ nhánh giữa hai dây dẫn cùng đường kính, khác đường kính..................31
5.6. Nối thẳng hai dây cáp.......................................................................................32
5.7. Nối rẽ nhánh hai dây cáp..................................................................................33
i
5.8. Nối xoắn dây....................................................................................................34
5.9. Khoen hở (Dây đơn cứng)................................................................................35
5.10. Khoen kín (Dây đơn mềm).............................................................................36
5.11. Nối dây trong hốc vít (lõi dây thẳng)..............................................................37
5.12. Nối dây trong hốc vít (lõi dây gập).................................................................38
BÀI THỰC HÀNH SỐ 3: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG CẦU THANG
VÀ HỆ THỐNG LIÊN LẠC TÒA NHÀ..................................................................40
I. MỤC TIÊU.............................................................................................................40
II. NHIỆM VỤ THỰC HÀNH..................................................................................40
2.1. Tìm hiểu kiến thức lý thuyết của bài thực hành................................................40
2.2. Thực hành theo quy trình..................................................................................40
III. TÓM TẮT LÝ THUYẾT....................................................................................40
3.1. Nguyên lý hoạt động của rơle xung...................................................................40
3.2. Mạch đèn chiếu sáng hành lang sử dụng rơle xung..........................................41
IV. YÊU CẦU THIẾT BỊ THỰC HÀNH.................................................................42
V. QUY TRÌNH THỰC HÀNH................................................................................42
5.1. Quy trình lắp đặt hệ thống chiếu sáng cầu thang tầng 1....................................42
5.2. Quy trình lắp đặt hệ thống chiếu sáng cầu thang tầng 2....................................43
5.3. Quy trình lắp đặt hệ thống liên lạc nhà riêng....................................................45
5.4. Quy trình lắp đặt hệ thống liên lạc ngôi nhà với hai căn hộ..............................46
BÀI THỰC HÀNH SỐ 4: LẮP RÁP MẠCH ĐIỆN CHIẾU SÁNG THEO SƠ ĐỒ
NGUYÊN LÝ.............................................................................................................49
I. MỤC TIÊU.............................................................................................................49
II. NHIỆM VỤ THỰC HÀNH..................................................................................49
2.1. Tìm hiểu kiến thức lý thuyết của bài thực hành................................................49
2.2. Thực hành theo quy trình..................................................................................49
III. TÓM TẮT LÝ THUYẾT....................................................................................49
3.1. Kết cấu và nguyên lý làm việc của một số loại đèn chiếu sáng thông dụng trong
sinh hoạt..................................................................................................................49
3.2. Kết cấu và nguyên lý làm việc một số mạch điện chiếu sáng thông dụng trong
sinh hoạt..................................................................................................................57
IV. YÊU CẦU THIẾT BỊ THỰC HÀNH.................................................................64
V. QUY TRÌNH THỰC HÀNH................................................................................64
5.1. Quy trình lắp ráp mạch điện chiếu sáng thông dụng theo sơ đồ nguyên lý.......64
5.2. Ví dụ minh họa quy trình lắp ráp mạch điện chiếu sáng theo sơ đồ nguyên lý. 65
BÀI THỰC HÀNH SỐ 5: LẮP RÁP MẠCH ĐIỆN DÂN DỤNG KHÁC THEO
SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ................................................................................................70
I. MỤC TIÊU.............................................................................................................70
II. NHIỆM VỤ THỰC HÀNH..................................................................................70
2.1. Tìm hiểu kiến thức lý thuyết của bài thực hành................................................70
2.2. Thực hành theo quy trình..................................................................................70
III. TÓM TẮT LÝ THUYẾT....................................................................................70
3.1. Một số thiết bị điện sử dụng trong mạng điện dân dụng...................................70
ii
3.2. Kết cấu và nguyên lý làm việc một số mạch điện dân dụng khác.....................76
IV. YÊU CẦU THIẾT BỊ THỰC HÀNH.................................................................78
V. QUY TRÌNH THỰC HÀNH................................................................................79
BÀI THỰC HÀNH SỐ 6: LẮP ĐẶT CÁC MẠCH ĐÈN CHIẾU SÁNG..............81
I. MỤC TIÊU.............................................................................................................81
II. NHIỆM VỤ THỰC HÀNH..................................................................................81
2.1. Tìm hiểu kiến thức lý thuyết của bài thực hành................................................81
2.2. Thực hành theo quy trình..................................................................................81
III. TÓM TẮT LÝ THUYẾT....................................................................................81
3.1 Cấu tạo của đèn huỳnh quang............................................................................81
3.2 Cách hoạt động của đèn huỳnh quang...............................................................82
IV. YÊU CẦU THIẾT BỊ THỰC HÀNH.................................................................83
V. QUY TRÌNH THỰC HÀNH................................................................................83
5.1. Quy trình thực hành các mạch đèn huỳnh quang (đóng-ngắt)...........................83
5.2. Các mạch đèn huỳnh quang (mạch kép)...........................................................85
5.3. Mạch tiếp đôi....................................................................................................87
5.4. Mạch kép (mạch nhanh-trễ pha).......................................................................89
5.5. Các mạng chiếu sáng huỳnh quang có bù.........................................................92
5.6. Mạch đèn sợi đốt với dimmer...........................................................................92
5.7. Mạch đèn compact huỳnh quang với dimmer...................................................93
5.8. Mạch đèn halogen với dimmer.........................................................................95
VI. BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH................................................................97
BÀI THỰC HÀNH SỐ 7: CHUYỂN MẠCH ĐỘNG CƠ BA PHA BẰNG TAY
VÀ CÔNG TẮC TƠ...................................................................................................98
I. MỤC TIÊU.............................................................................................................98
II. NHIỆM VỤ THỰC HÀNH..................................................................................98
2.1. Tìm hiểu kiến thức lý thuyết của bài thực hành................................................98
2.2. Thực hành theo quy trình..................................................................................98
III. TÓM TẮT LÝ THUYẾT....................................................................................98
3.1. Chuyển mạch ON-OFF động cơ điện ba pha....................................................98
3.2. Mạch chuyển mạch sao – tam giác...................................................................99
3.3. Mạch chuyển mạch đảo chiều sao – tam giác.................................................101
3.4. Mạch chuyển mạch thay đổi cực động cơ Dahlander.....................................102
3.5. Mạch chuyển mạch thay đổi cực động cơ 2 dây quấn riêng biệt.....................104
IV. YÊU CẦU THIẾT BỊ THỰC HÀNH...............................................................105
V. QUY TRÌNH THỰC HÀNH..............................................................................105
5.1. Quy trình thực hành lắp ráp chuyển mạch ON - OFF.....................................105
5.2. Qui trình thực hành lắp ráp chuyển mạch sao – tam giác................................106
5.3. Quy trình thực hành lắp ráp mạch đảo chiều sao – tam giác...........................107
5.4. Quy trình thực hànhlắp ráp chuyển mạch thay đổi cực động cơ Dahlander....108
5.5. Quy trình thực hành lắp ráp chuyển mạch thay đổi cực động cơ 2 dây quấn
riêng biệt................................................................................................................ 109

iii
BÀI THỰC HÀNH SỐ 8: CÁC MẠCH ĐIỀU KHIỂN KHỐNG CHẾ ĐỘNG CƠ
BẰNG TAY..............................................................................................................112
I. MỤC TIÊU............................................................................................................ 112
II. NHIỆM VỤ THỰC HÀNH................................................................................112
2.1. Tìm hiểu kiến thức lý thuyết của bài thực hành..............................................112
2.2. Thực hành theo quy trình................................................................................112
III. TÓM TẮT LÝ THUYẾT..................................................................................112
3.1. Mạch điều khiển động cơ xoay chiều ba pha bằng khởi động từ đơn.............112
3.2. Mạch điều khiển động cơ xoay chiều ba pha tại 2 vị trí..................................113
3.3. Mạch điều khiển đảo chiều quay của động cơ ba pha bằng khởi động từ kép 114
3.4. Mạch tự động giới hạn hành trình và đổi chiều chuyển động.........................114
IV. YÊU CẦU THIẾT BỊ THỰC HÀNH...............................................................116
V. QUY TRÌNH THỰC HÀNH..............................................................................117
5.1. Quy trình thực hành mạch điều khiển động cơ xoay chiều ba pha bằng khởi
động từ đơn............................................................................................................ 117
5.2. Qui trình thực hành mạch điều khiển động cơ xoay chiều ba pha tại hai vị trí118
5.3. Quy trình thực hành mạch điều khiển đảo chiều quay của động cơ ba pha bằng
khởi động từ kép....................................................................................................119
5.4. Quy trình thực hành mạch tự động giới hạn hành trình và đổi chiều chuyển
động....................................................................................................................... 120
BÀI THỰC HÀNH SỐ 9: CÁC MẠCH ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ TỰ ĐỘNG. 124
I. MỤC TIÊU............................................................................................................ 124
II. NHIỆM VỤ THỰC HÀNH................................................................................124
2.1. Tìm hiểu kiến thức lý thuyết của bài thực hành..............................................124
2.2. Thực hành theo quy trình................................................................................124
III. TÓM TẮT LÝ THUYẾT..................................................................................124
3.1. Mạch điện tự động đảo chiều quay động cơ ba pha bằng rơle thời gian.........124
3. 2. Mạch điều khiển khởi động động cơ ba pha roto lồng sóc bằng phương pháp
đổi nối Y→Δ.........................................................................................................126
3.3. Mạch điện chạy và ngừng máy theo thứ tự đã định........................................127
3.4. Mạch điện tự động đóng điện cho động cơ dự phòng khi động cơ chạy chính bị
sự cố quá tải...........................................................................................................128
IV. YÊU CẦU THIẾT BỊ THỰC HÀNH...............................................................130
V. QUY TRÌNH THỰC HÀNH..............................................................................130
5.1. Quy trình thực hành mạch điện tự động đảo chiều quay động cơ ba pha bằng
rơle thời gian.........................................................................................................130
5.2. Mạch điều khiển khởi động động cơ ba pha roto lồng sóc bằng phương pháp
đổi nối Y→Δ.........................................................................................................131
5.3. Mạch điện chạy và ngừng máy theo thứ tự đã định........................................132
5.4. Mạch điện tự động đóng điện cho động cơ dự phòng khi động cơ chạy chính bị
sự cố quá tải...........................................................................................................133
BÀI THỰC HÀNH SỐ 10: CÁC MẠCH KHỞI ĐỘNG ĐỔI NỐI Y/∆ VÀ THAY
ĐỔI TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ.......................................................................................136
I. MỤC TIÊU............................................................................................................ 136
iv
II. NHIỆM VỤ THỰC HÀNH................................................................................136
2.1. Tìm hiểu kiến thức lý thuyết của bài thực hành..............................................136
2.2. Thực hành theo quy trình................................................................................136
III. TÓM TẮT LÝ THUYẾT..................................................................................136
3.1. Mạch điều khiển khởi động động cơ ba pha roto lồng sóc bằng phương pháp
đổi nối Y/Δ............................................................................................................136
3.2. Mạch điều khiển khởi động động cơ ba pha roto lồng sóc bằng phương pháp
đổi nối Y/Δ tự động..............................................................................................138
3.3. Mạch đảo chiều Y/Δ tự động..........................................................................139
3.4. Mạch điện thay đổi cực theo hai tốc độ (Dahlander)......................................141
3.5. Mạch điện thay đổi cực theo hai tốc độ (động cơ có hai dây quấn)................143
IV. YÊU CẦU THIẾT BỊ THỰC HÀNH...............................................................145
V. QUY TRÌNH THỰC HÀNH..............................................................................145
5.1. Quy trình thực hành mạch điều khiển khởi động động cơ ba pha roto lồng sóc
bằng phương pháp đổi nối Y/Δ..............................................................................145
5.2. Quy trình thực hành mạch điều khiển khởi động động cơ ba pha roto lồng sóc
bằng phương pháp đổi nối Y/Δ tự động.................................................................146
5.3. Quy trình thực hành mạch đảo chiều Y/Δ tự động..........................................148
5.4. Quy trình thực hành mạch điện thay đổi cực theo hai tốc độ (Dahlander)......149
5.5. Quy trình thực hành mạch điện thay đổi cực theo hai tốc độ (động cơ có hai dây
quấn)...................................................................................................................... 150
BÀI THỰC HÀNH SỐ 11: QUẤN DÂY MÁY BIẾN ÁP.....................................153
I. MỤC TIÊU............................................................................................................ 153
II. NHIỆM VỤ THỰC HÀNH................................................................................153
2.1. Tìm hiểu kiến thức lý thuyết của bài thực hành..............................................153
2.2. Thực hành theo quy trình................................................................................153
III. TÓM TẮT LÝ THUYẾT..................................................................................153
3.1. Cấu tạo và phân loại máy biến áp...................................................................153
3.2. Phân loại máy biến áp.....................................................................................155
3.3. Tính toán số liệu máy biến áp.........................................................................155
IV. YÊU CẦU THIẾT BỊ THỰC HÀNH...............................................................157
V. QUY TRÌNH THỰC HÀNH..............................................................................157
5.1. Quy trình chuẩn bị trước khi quấn dây...........................................................157
5.2. Quy trình quấn dây.........................................................................................158
5.3. Quy trình lắp và chạy máy biến áp.................................................................158
BÀI THỰC HÀNH SỐ 12: QUẤN DÂY STATOR ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY
CHIỀU 3 PHA KIỂU ĐỒNG KHUÔN TẬP TRUNG..........................................161
I. MỤC TIÊU............................................................................................................ 161
II. NHIỆM VỤ THỰC HÀNH................................................................................161
2.1. Tìm hiểu kiến thức lý thuyết của bài thực hành..............................................161
2.2. Thực hành theo quy trình................................................................................161
III. TÓM TẮT LÝ THUYẾT..................................................................................161
3.1. Dây quấn đồng khuôn.....................................................................................161
3.2. Dây quấn đồng tâm.........................................................................................162
v
3.3. Dây quấn tập trung.........................................................................................162
3.4. Dây quấn phân tán..........................................................................................163
3.5. Dây quấn móc xích.........................................................................................163
3.6. Dây quấn xếp kép (hai lớp).............................................................................164
IV. YÊU CẦU THIẾT BỊ THỰC HÀNH...............................................................164
V. QUY TRÌNH THỰC HÀNH..............................................................................164
5.1. Quy trình lấy mẫu dây quấn............................................................................164
5.2. Quy trình xây dựng sơ đồ trải dây quấn..........................................................166
5.3. Quy trình làm khuôn, lót cách điện rãnh và quấn dây trên khuôn...................168
5.4. Quy trình lồng dây vào rãnh, đấu và nối dây, đưa dây ra hộp cực..................170
5.5. Quy trình kiểm tra động cơ sau khi quấn........................................................173

vi
BÀI THỰC HÀNH SỐ 1
BÀI MỞ ĐẦU
Phần 1: Thực hành an toàn và sử dụng thiết bị thực hành
I. MỤC TIÊU
- Xác định được các nội quy của phòng thực hành
- Trình bày được nguyên nhân gây điện giật và các biện pháp an toàn
- Sử dụng được các dụng cụ, thiết bị thực tập
- Thực hiện đúng quy trình và nguyên tắc an toàn.
II. NHIỆM VỤ THỰC HÀNH
2.1. Tìm hiểu kiến thức lý thuyết của bài thực hành
1. Nội quy phòng thực hành
2. Các biện pháp an toàn khi sử dụng điện
3. Chức năng của các dụng cụ điện cầm tay
2.2. Thực hành theo quy trình
1. Quy trình sơ cứu người bị điện giật
2. Quy trình sử dụng đồng hồ vạn năng và ampe kế kẹp
III. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
3.1. Nội quy phòng thực hành
Sinh viên thực hiện đúng các nội của phòng thực hành sau:
- Vào phòng thực hành đúng giờ theo quy định.
- Thực hiện đúng hướng dẫn của giảng viên về vận hành máy móc, thiết bị, sử
dụng dụng cụ thực hành trong phòng thực hành.
- Không tự ý khởi động, vận hành các loại máy móc, thiết bị trong phòng thực
hành khi chưa được sự hướng dẫn của giảng viên.
- Không tự ý rời khỏi vị trí làm việc được phân công.
- Không được sử dụng điện thoại, hút thuốc, uống rượu, sử dụng các chất kích
thích, hoặc ăn uống trong giờ học.
- Nhóm trưởng có nhiệm vụ nhận và kiểm tra dụng cụ, thiết bị trước và sau giờ
thực hành.
- Cuối buổi thực hành phải vệ sinh phòng thực hành và máy móc thiêt bị sạch sẽ.
Dụng cụ, thiết bị, máy móc và vật tư phải để đúng nơi quy định.
- Thực hiện tốt các quy định về an toàn lao động và phòng chống cháy, nổ tại
phòng thực hành.
- Kính trọng, lễ phép với giảng viên và khách tham quan. Đoàn kết, giúp đỡ bạn
bè trong lớp cùng học tập tiến bộ.
- Những trường hợp sau đây sẽ không được vào lớp học:
+ Đến phòng thực hành quá trễ so với quy định
+ Trang phục không đúng quy định, không có thẻ sinh viên

1
+ Người có hơi rượu, bia
+ Sử dụng nhiều lần điện thoại trong giờ học
+ Mang theo hung khí, chất gây cháy nổ và gây nguy hại khác,...
3.2. An toàn trong sử dụng điện
3.2.1 Những nguy hiểm, tai nạn do dòng điện gây ra
a) Điện giật
- Điện giật chiếm phần lớn trong tai nạn điện và có khả năng gây chết người với
tỷ lệ cao, điện giật do tiếp xúc với phần tử dẫn điện trong các trường hợp sau:
+ Tiếp xúc trực tiếp: Cơ thề người tiếp xúc trực tiếp với các phần từ dẫn diện
(hình 1.1)

Hình1.1. Tiếp xúc trực tiếp với phần tử dẫn điện


+ Tiếp xúc gián tiếp: Cơ thể người tiếp xúc với vỏ của máy móc bị nhiễm điện
(hình 1.2)

Hình 1.2. Tiếp xúc gián tiếp với phần vỏ dẫn điện của thiết bị
2
+ Tiếp xúc điện áp bước: Bước chân người đi vào vùng đất bị nhiễm điện
(hình 1.3)

Hình1.3. Tiếp xúc với điện áp bước


- Dòng điện qua cơ thể sẽ gây kích thích các mô kèm theo co giật cơ ở các mức
độ khác nhau:
+ Cơ bị co giật nhưng không bị ngạt
+ Cơ bị co giật, người bị ngất nhưng vẫn duy trì được hô hấp và tuần hoàn
+ Người bị ngất, hoạt động của tim và hô hấp bị rối loạn
+ Chết lâm sàng (không thở, hệ tuần hoàn không hoạt động).
b) Chấn thương do điện
- Chấn thương do điện là sự phá hủy cục bộ các mô của cơ thể do dòng điện hoặc
hồ quang điện gây ra. Các chấn thương do điện như:
+ Bỏng điện: bỏng gây nên do dòng điện qua cơ thể con người hoặc do tác
động của hồ quang điện, một phân do bột kim loại nóng bắn vào gây bỏng.
+ Co giật cơ: khi có dòng điện qua người, các cơ bị co giật.
+ Viêm mắt do tác dụng của tia cực tím.
c) Cháy nỗ và hỏa hoạn
Sự cố này thường xảy ra do chập điện hoặc sử dụng điện không đúng yêu cầu,
dẫn đến cháy dây dẫn điện, phát nhiệt cao tại các mối nối và các đầu tiếp xúc điện gây
cháy nổ khi nguồn nhiệt tiếp xúc với vật liệu dễ cháy.
3.2.2. Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể người
- Khi tiếp xúc với phần tử mang điện, dòng điện sẽ xuất hiện và tác dụng vào cơ

3
thể người.
- Về bản chất, dòng điện qua người chính là yếu tố vật lý trực tiếp gây ra tổn
thương cho con người khi bị điện giật.
- Mức độ nguy hiểm của điện giật tùy theo:
+ Biên độ dòng điện (trị số dòng điện)
+ Tần số dòng điện
+ Đường đi của dòng điện
+ Thời gian tồ tại điện giật
+ Tình tráng sức khỏe (hoàn cảnh xẩy ra tai nạn và phản xạ của nạn nhân).
Bảng 1.1. Ngưỡng giá trị dòng điện Ing giới hạn gây ra tác hại lên cơ thể người

Tác hại đối với người


Ing (mA)
Điện xoay chiều, f=(50÷60)Hz Điện một chiều
0,6÷1,5 Bắt đầu thấy tê Chưa có cảm giác
2÷3 Tê tăng mạnh Chưa có cảm giác
5÷7 Bắp thịt bắt đầu co Đau như bị kim đâm
8÷10 Tay khó rời vật có điện Nóng tăng dần
20÷25 Tay khó rời vật có điện, bắt đầu khó thở Bắp thịt co và rung
Tay khó rời vật có điện,
50÷80 Tê liệt hô hấp, tim bắt đầu đập mạnh
khó thở
90÷100 Nếu kéo dài với t ≥ 3s thì tim ngừng đập Hô hấp tê liệt
3.2.3. Các phương pháp bảo vệ tránh điện giật
a) Nguyên tắc bảo vệ an toàn ba lớp
Bảo vệ cơ bản
- Bảo vệ thông qua thiết kế lắp đặt hệ thống, các thiết bị nhờ cách điện và khoảng
cách không khí, rào chắn để tránh tiếp xúc với các phần tử mang điện.
Bảo vệ gián tiếp
- Khi không chủ động tránh khỏi việc tiếp xúc với các phần mang điện, thì cần có
các thiết bị bào vệ bổ sung đề có thể tự động ngát mạch khôi nguồn điện khi sự cố xảy
ra.
Bảo vệ trực tiếp
- Khi bảo vệ gián tiếp chưa bảo đảm, mức độ bảo vệ có thể được tăng cường
bằng các thiết bị bảo vệ có độ nhạy cao hơn hoặc sử dụng các thiết bị chống dòng rò là
giải pháp cho vấn đề này (hình 1.4).

4
Hình 1.4. Mô hình về an toàn theo nguyên tắc bảo vệ ba lớp
b) Bảo vệ bằng cách nối đất cho vỏ thiết bị
- Nối đất bảo vệ là biện pháp được sử dụng để tránh các tai nạn bị điện giật cho
người vận hành khi có sự cố rò điện ra vỏ của các máy móc, thiết bị có vỏ kim loại. Để
tăng mức cường độ an toàn đối với lưới điện có trung tính nguồn được nổi đất, đặc biệt
là các thiết bị điện một pha, hệ thống bảo vệ thường được kết hợp giữa biện pháp nối
đất với nối trung tính bảo vệ và được gọi là thống nối đất bảo vệ dạng TT (hình 1.5).

Hình 1.5. Hệ thống nối đất dạng TT

5
- Khi sử dụng biện pháp nối đất kết hợp với nối trung tính bảo vệ, có hai trường
họp bảo vệ cho người như sau:
+ Trường hợp xảy ra sự cố chạm vỏ ở mức độ nhẹ (dòng rò nhỏ), thì dòng điện
rò phần lớn sẽ qua điện trở đất Rp, nên hạn chê được dòng điện qua người vì Rp có giá
trị nhỏ hơn Rng rất nhiều.
+ Trường hợp xảy ra sự cố chạm vỏ ở mức nặng với dòng rò lớn, các thiết bị bảo
vệ như cầu chì, áptômát (CB) sẽ tác động để ngắt thiết bị có sự cố ra khỏi nguồn điện.
c) Bảo vệ bằng cách sử dụng thiết bị có cách điện
- Mặc quần áo bảo hộ, mang ủng và găng tay cao su khi tiếp xúc với các phần tử
dẫn điện.
- Sử dụng các trang thiết bị và dụng cụ cầm tay có cách điện an toàn khi làm
việc.
- Sử dụng thảm cao su hoặc sàn gỗ khô để cách điện với đất và những phần tử
dẫn điện tốt tiếp xúc với đất.
d) Bảo vệ bằng thiết bị chống dòng rò
Tiêu chuẩn quy định
Tiêu chuẩn IEC 60364 quy định về việc sử dụng thiết bị chống dòng rò như bảng
Bảng 1.2. Tiêu chuẩn quy định sử dụng thiết bị chống rò

Đối tượng bảo vệ Tiêu chuẩn Quy định


Bảo vệ con người trước nguy cơ
IEC 60364 Bắt buộc
điện giật
Bảo vệ con người trước nguy cơ
IEC 60364 Bắt buộc
hỏa hoạn
Bảo vệ tài sản và thiết bị trước
IEC 60364 Đề nghị
nguy cơ hư hỏng

Bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp


- Bảo vệ chống lại tiếp xúc trực tiếp được thực hiện bởi ELCB có độ nhạy cao,
IΔn ≤ 30mA như minh họa ở (hình 1.6).
- Trong trường hợp này không cho phép có thời gian trễ, tác động Trip phải tức
thời.

6
Bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp:
- Bảo vệ chống lại tiếp xúc trực tiếp
được thực hiện bởi ELCB có độ nhạy
cao, IΔn ≤ 30mA như minh họa ở hình.
- Trong trường hợp này không cho phép
có thời gian trễ, tác động Trip phải tức
thời.

Hình 1.6. Bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp bằng ELCB
Bảo vệ chống tiếp xúc gián tiếp
- Bảo vệ chống tiếp xúc gián tiếp được thực hiện bởi cơ cấu tác động cắt tức thời
của cầu dao tự động (MCCB).
- Nếu dòng điện sự cố kéo dài hoặc không đượcc kiểm soát tốt, khuyến cáo sử
dụng ELCB có độ nhạy trung bình, IΔn ≤ 300mA như minh họa ở (hình 1.7).

Bảo vệ chống tiếp xúc gián tiếp:


- Bảo vệ chống tiếp xúc gián tiếp được
thực hiện bởi cơ cấu tác động cắt tức
thời của cầu dao tự động (MCCB).
- Nếu dòng điện sự cố kéo dài hoặc
không đượcc kiểm soát tốt, khuyến cáo
sử dụng ELCB có độ nhạy trung bình,
(ví dụ: IΔn ≤ 300mA).

Hình 1.7. Bảo vệ chống tiếp xúc gián tiếp bằng ELCB
7
Bảo vệ con người trước nguy cơ hỏa hoạn và phá hủy thiết bị
- Bảo vệ hệ thống trước nguy cơ hỏa hoạn được thực hiện bằng cách sử dụng
ELCB có độ nhạy trung bình, IΔn ≤ 300mA.
- Bảo vệ hệ thống chống lại sự phá hủy thiết bị được thực hiện bởi ELCB có độ
nhạy thấp IΔn < 30A, điều này ngăn ngừa được lực điện động tác động vào cáp và
thanh dẫn (hình 1.8).

Bảo vệ con người trước nguy cơ hỏa


hoạn và phá hủy thiết bị:
- Bảo vệ hệ thống trước nguy cơ hỏa
hoạn được thực hiện bằng cách sử dụng
ELCB có độ nhạy trung bình (ví dụ:
300mA).
- Bảo vệ hệ thống chống lại sự phá hủy
thiết bị được thực hiện bởi ELCB < 30A

Hình 1.8. Bảo vệ chống tiếp xúc gián tiếp bằng ELCB
3.3. Sơ cứu người bị điện giật
3.3.1. Những công việc đầu tiên khi gặp người bị điện giật
- Nhanh chóng đưa nạn nhân thoát khỏi mạch điện.
- Đưa nạn nhân ra chổ thoáng khí, yên tĩnh.
- Nới rộng quần áo, thắt lưng. Lấy hết các vật trong miệng ra.
- Tiến hành các phương pháp sơ cấp cứu.
3.3.2. Hô hấp nhân tạo
a) Phương pháp đặt nạn nhân nằm sấp
Đặt nạn nhân nằm sấp, một tay nạn nhân đặt dưới đầu, một tay duỗi thẳng, mặt
nghiêng về phía tay duỗi thẳng. Lấy nhớt dãi trong miệng, kéo lưỡi ra nếu lưỡi thụt
vào.
Người làm hô hấp nhân tạo ngồi trên lưng nạn nhân, hai đầu gối quỳ kẹp vào hai
bên hông, hai bàn tay để hai bên cạnh sườn, hai ngón tay cái sát sống lưng. Khi làm
động tác hô hấp nhân tạo, người cứu hơi chồm lên phía trước, ấn tay xuống, đưa cả
trọng lượng cơ thể về phía trước, miệng đếm 1,2,3 rồi từ từ trở về tư thế ban đầu, tay
8
vẫn đặt trên lưng, miệng đếm 4, 5, 6. Cứ làm như vậy 12 lần trong một phút đến khi
nạn nhân tự thở được hoặc có lệnh của mới thôi (hình 1.9).

Hình 1.9. Đặt nạn nhân nằm sấp


b) Phương pháp đặt nạn nhân nằm ngửa
Đặt người bị nạn nằm ngửa, dưới lưng đặt một cái gối hay quần áo vo trịn lại,
đầu hơi ngửa, lấy khăn sạch kéo lưỡi ra và một người ngồi giữ lưỡi.
Người cứu ngồi phía trên đầu, hai đầu gối quỳ cách đầu nạn nhân 20 - 30 cm, hai
tay cầm lấy hai khủy tay nạn nhân từ từ đưa lên phía trên đầu. Sau 2-3 giây lại từ từ
nhẹ nhàng đưa tay người bị nạn xuống dưới, gập lại và lấy sức của người cứu để ép
khuỷu tay của nạn nhân vào lồng ngực của nạn nhân sau đó 2 - 3 giây lại đưa trở lên
đầu.
Cần thực hiện từ 16 - 18 lần trong một phút cho đến khi nạn nhân tự thở được
hoặc có lệnh của y bác sĩ bảo mới thôi (hình 1.10).

Hình 1.10. Đặt nạn nhân nằm ngửa


3.3.3. Hà hơi thổi ngạt
a) Phương pháp hà hơi thổi ngạt
Đặt nạn nhân nằm ngửa, người cấp cứu quỳ bên cạnh sát ngang vai nạn nhân.
Dùng hai tay để ngửa hẳn đầu nạn nhân ra phía trước, một tay mở miệng, một ngón
tay có cuốn vải kiểm tra họng nạn nhân.
Người cấp cứu hít hơi thật mạnh rồi áp kín miệng mình vào miệng nạn nhân thổi
mạnh, sau đó ngửa cổ ra phía sau lấy hơi. Khi thổi thì dùng hai ngón tay trỏ và tay cái
của bàn tay phải bịt cánh mũi của nạn nhân lại, khi lấy hơi thì thả hai ngón tay bịt mũi
nạn nhân ra. Tiếp tục như vậy với nhịp độ 14 lần/phút cho đến khi nạn nhân tự thở

9
được hoặc có lệnh của y bác sĩ bảo thôi mới thôi.

Hình 1.11. Phương pháp hà hơi thổi ngạt


a. Thổi ngạt kết hợp ấn tim; b. Vị trí ấn tim
b) Phương pháp hà hơi thỏi ngạt kết hợp với ấn tim
Một người tiến hành hà hơi thổi ngạt như trên. Một người thứ hai nhấn tim. Hai
tay người nhấn tim đặt chồng lên nhau, để 1/3 dưới xương ức nạn nhân. Nhịp độ phối
hợp giữa hai người như sau: ấn tim 4 - 5 lần thì thổi ngạt kết hợp với ấn tim là một
phương pháp hiệu quả nhưng lưu ý khi nạn nhân bị tổn thương cột sống chúng ta
không nên làm động tác nhấn tim (hình 1.11).
3.4. Sử dụng dụng cụ cầm tay của người thợ điện
3.4.1. Sử dụng thước kẹp
Thước kẹp được sử dụng để đo kích thước lõi thép khi tính toán kiểm tra, quấn
lại dây quấn máy điện (hình 1.12).

Hình 1.12. Thước kẹp


3.4.2. Sử dụng thước panme
Thước Panme được sử dụng để đo kiểm tra đường kính của dây điện từ (dây
emay) dùng trong máy điện (hình 1.13).

Hình 1.13. Thước panme


3.4.3. Sử dụng đồng hồ vạn năng

10
Đồng hồ đo điện vạn năng (đồng hồ VOM) được sử dụng để kiểm tra thông
mạch, chạm vỏ của các dây quấn trong máy điện, kiểm tra điện áp nguồn,…(hình
1.14).

Hình 1.14. Đồng hồ VOM


3.4.4. Sử dụng ampe kẹp
Ampe kẹp được sử dụng để kiểm tra dòng điện chạy trong các dây pha của
máy điện (hình 1.15).

Hình 1.15. Đồng hồ ampe kẹp


3.4.5. Sử dụng kìm điện

Hình 1.16. Các loại kìm điện


- Kìm vạn năng: loại kìm này được dùng để vặn các mối nối của dây dẫn
điện, vặn các đai ốc có lực vặn nhỏ (hạn chế sử dụng chức năng này), và cũng có
11
thể được sử dụng đế cắt dây dẫn điện (hình 1.16).
- Kìm cắt: loại kìm được dùng để cắt dây dẫn điện và vỏ cách điện của dây
dẫn điện khi thực hiện nối các đầu dây (hình 1.16).
- Kim mỏ nhọn: loại kìm này được sử dụng để cắt dây dẫn điện, vặn các
mối nối của dây dẫn điện với lực nhỏ và không gian hẹp (hình 1.16).
3.4.6. Sử dụng khoan điện
Khoan điện cầm tay được sử dụng trong gia khuôn quấn máy điện, vặn vít
với lực vặn nhỏ và một số gia công xuyên lỗ khác (hình 1.17).

Hình 1.17. Khoan điện cầm tay


3.4.7. Sử dụng mỏ hàn điện
Mỏ hàn được sử dụng để hàn các đầu dây trong máy điện (hình 1.18).

Hình 1.18. Mỏ hàn điện


3.4.8. Sử dụng tuôc-nơ-vít
Tuốc-nơ-vít đuwọc sử dụng để vặn các đai ốc só đầu dạng vít. Tùy thuộc vào
hình dáng của đầu đai ốc, tuốc-nơ-vít loại dẹp hay pake được lựa chọn sử dụng phù
hợp (hình 1.19).

Hình 1.19. Tuốc-nơ-vít


3.4.9. Sử dụng cờ-lê và mỏ-lết
Cờ-lê và mỏ-lết được sử dụng để tháo lắp các đai ốc có đầu dạng hình lục giác và
12
có lực vặn lớn. Kích thước của cờ-lê và mỏ-lết được lựa chọn phù hợp với kích thước
của đầu đại ốc, và được quy định theo tiêu chuẩn (hình 1.20).

Hình 1.20. Cờ-lê và mỏ-lếch

13
Phần 2: Tìm hiểu một số khí cụ điện thông dụng
I. MỤC TIÊU
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động và công dụng của một số khí cụ
điện thông dụng.
- Lắp, kiểm tra và vận hành được một số khí cụ điện thông dụng.
- Thực hiện đúng các quy tắc an toàn.
II. NHIỆM VỤ THỰC HÀNH
2.1. Tìm hiểu kiến thức lý thuyết của bài thực hành
1. Các khí cụ điện thông dụng
2. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và công dụng của một số khí cụ điện thông
dụng.
3. Ký hiệu trên bản vẽ và cách đấu nối một số khí cụ điện thông dụng.
2.2. Thực hành theo quy trình
1. Quy trình đấu lắp ráp các khí cụ điện
2. Quy trình kiểm tra các khí cụ điện
III. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
3.1. Nút nhấn
3.1.1. Nút nhấn tự phục hồi (push button)
Cấu tạo:

a. Cấu tạo nút nhấn b. Dạng thực tế của nút nhấn


Hình 2.1. Cấu tạo nút nhấn tự phục hồi
1. Nút tác động 4. Tiếp điểm thường mở (NO)
2. Hệ thống tiếp điểm 5. Tiếp điểm thường đóng (NC)
3. Tiếp điểm chung 6. Lò xo phục hồi
Nguyên lý hoạt động:
Khi ấn vào nút tác động (1) sẽ làm thay đổi vị trí các tiếp điểm thường mở (4) và
thường đóng (5) tiếp điểm động sẽ tiếp xúc hoặc tách ra với tiếp điểm tĩnh sẽ
đống/ngắt dòng điện đi qua nút nhấn.

14
Ký hiệu nút nhấn tự phục hồi trên các bản vẽ kỹ thuật như sau:

Hình 2.2. Ký hiệu nhấn tự phục hồi trên bản vẽ kỹ thuật


Công dụng:
Nút nhấn được dùng trong mạch điều khiển, để ra lệnh điều khiển mạch hoạt
động. Nút nhấn thường được lắp ở mặt trước của các tử điều khiển.
3.1.2. Nút dừng khẩn cấp
Cấu tạo:

Hình 2.3. Cấu tạo nút dừng khẩn cấp


Nguyên lý hoạt động:
Khi núm vặn ở trạng thái nhả thì cặp NO mở còn cặp NC đóng, khi núm ở trạng
thái bị nhấn thì cặp NO ở trạng thái đóng còn cặp NC ở trạng thái mở, Khi núm ở
trạng thái bị nhấn muốn chuyển sang trạng thái nhả thì ta phải xoay núm theo chiều
mũi tên như hình 2.3.
Ký hiệu nút dừng khẩn cấp trên các bản vẽ kỹ thuật như sau:

Hình 2.4. Ký hiệu dừng khẩn cấp trên bản vẽ kỹ thuật

15
Công dụng:
Nút dừng khẩn cấp được dùng để dừng nhanh hệ thống khi xảy ra sự cố. Thông
thường người ta dùng tiếp điểm thường đóng để cấp điện cho toàn bộ mạch điều khiển.
Khi hệ thống xẩy ra sư cố nhấn vào nút dừng khẩn cấp làm mở tiếp điểm thường đóng
ra cắt điện toàn bộ mạch điều khiển.
3.2. Rơle điện từ (Rơle trung gian)
Cấu tạo:

0. Tiếp điểm chung


1. Tiếp điểm thường đóng (NC)
2. Tiếp điểm thường mở (NO)
3. Cuộn dây (phần cảm)
4. Mạch từ (phần cảm)
5. Nắp (Phần ứng)
6. Lò xo
A, B: Nguồn nuôi cho rơle

Hình 2.3. Cấu tạo rơle điện từ

Hình 2.4. Hình ảnh thực tế của rơle điện từ


Nguyên lý hoạt động:
- Khi chưa cấp điện vào hai đầu A-B của cuộn dây, lực hút điện từ không sinh ra,
trạng thái các chi tiết như hình 2.3
- Khi đặt một điện áp đủ lớn vào A-B, dòng điện chạy trong cuộn dây sinh ra từ
trường tạo ra lực hút điện từ. Nếu lực hút điện từ thắng được lực đàn hồi của lò xo thì
nắp được hút xuống. Khi đó tiếp điểm 0-1 mở ra và 0-2 đóng lại. Khi mất nguồn cung
cấp, lò xo sẽ kéo các tiếp điểm lại trở về vị trí ban đầu.
Sơ đồ chân của Rơle OMROM (Nhật Bản) có mã hiệu MY4 như sau:

16
Hình 2.5. Sơ đồ chân và ký hiệu của rơle OMROM

Hình 2.6. Sơ đồ chân tiếp điểm và cuộn hút


Công dụng:
Rơle điện từ được sử dụng rộng rãi trong hệ thống điều khiển có tiếp điểm.
Nhiệm vụ chính là để cách ly tín hiệu điều khiển, nhằm đảm bảo cho mạch hoạt động
tin cậy, đúng qui trình…
3.3. Rơle thời gian
Cấu tạo:
1. Lõi từ chữ nhật dẹt
2. Vòng ngắn mạch
3. Lõi từ trụ
4. Cuộn hút
5. Nắp
6. Lò xo nhả
7. Đai ốc điều chỉnh
8. Tiếp điểm
Hình 2.7. Cấu tạo của rơle thời gian điện từ

Hình 2.8. Hình ảnh rơle thời gian trong thực tế


17
Nguyên lý hoạt động:
Rơ le thời gian điện từ:
- Khi chưa cấp điện cho cuộn hút 4, lực hút điện từ không sinh ra, trạng thái các
chi tiết như hình 2.5.
- Khi đóng hay ngắt điện cuộn hút (4), từ thông trong lõi từ biến thiên làm xuất
hiện dòng điện cảm ứng trong các vòng ngắn mạch (2). Từ trường của các vòng ngắn
mạch (2) chống lại sự biến thiên của từ trường sinh ra nó nên tốc độ biến thiên của từ
thông tạo ra bởi bởi cuộn dây (4) bị chậm lại. Kết quả thời gian tác động của rơle để
hút /nhả nắp từ động (5) làm đóng/mở tiếp điểm (8) cũng chậm lại.
- Để điều chỉnh thời gian trễ của rơle ta có thể điều chỉnh bằng cách điều chỉnh
độ căng của lò xo nhả (6). Dùng đai ốc để điều chỉnh lực căng của lò xo (7) làm tăng
lực tách nắp, dẫn đến giảm trừ thời gian nhả. Lực lò xo càng nhỏ, thời gian nhả càng
chậm.
Rơle thời gian điện tử:

Hình 2.9. Nguyên lý hoạt động của rơle thời gian điện tử
- Sơ đồ nguyên lý có thể hiểu thông qua sơ đồ hình 2.9. Khi cấp điện cho rơle
qua chân 2-7, rơ le bắt đầu tính thời gian đèn ON sáng. Khi đạt đến giá trị đặt bằng
núm vặn, đèn Up sáng.
Điều khiển các tiếp điểm trễ :
- Khi cấp điện vào chân 2-7, điện thế xoay chiều qua trở chia R1, được chỉnh lưu
D1-C1 tạo thế thấp 1 chiều nuôi mạch điện tử. Đồng thời Q3 dẫn để nạp điện cho C2.
Các transistor Q1, Q2 và Q4 cấm. Khi tụ đã nạp đầy đến 7.4V thì qua D3 làm dẫn các
transistor Q1, Q2 và Q4, cấp điện cho Rơle TM1. Tiếp điểm 8-5 được ngắt và 8-6
được đóng.
- Thời gian nạp điện cho tụ C2 chính là thời gian trễ (T ~ (P1+R5).C2), được
chọn bằng cách vặn P1. Khi chọn các giá trị P1, R5 và C2 ta có khoảng thời gian trễ
tương ứng.

18
Điều khiển các tiếp điểm tức thời: khi chưa khởi động, chân 1 nối 4. Khi khởi
động, điện cấp cho lối vào 2-7, đóng điện rơle RL1, làm 1 nối 3 ngay lập tức. Khi đạt
giá trị định thời gian, các tiếp điểm này vẫn giữ nguyên trạng thái. Khi cắt điện chân 2-
7, các tiếp điểm trở về trạng thái ban đầu (1 ngắt khỏi 3). Như vậy cặp 1x3 của rơ le
này báo trạng thái cấp điện cho rơle thời gian.
Rơle thời gian YSLT của hãng YONGSUNG - Hàn Quốc:
Sơ đồ chân của rơle:

Hình 2.10. Sơ đồ chân của Rơle thời gian


Chân 2 và chân 7 nối với nguồn nuôi cho Rơle là 220V AC
Chân 4 và chân 7 nối với nguồn nuôi cho Rơle là 110V AC
Chân 1 và chân 3 là tiếp điểm thường mở của rơle tiếp điểm này thường được
dùng để làm tiếp điểm duy trì nguồn nuôi cho rơle
Chân 5 và chân 8 là tiếp điểm thường đóng mở chậm
Chân 6 và chân 8 là tiếp điểm thường mở đóng chậm.
Rơle thời gian được nối ra ngoài qua một chân đế:

Hình 2.11. Sơ đồ chân đế của Rơle thời gian

19
Công dụng:
Rơ le thời gian được dùng nhiều trong các mạch tự động điều khiển. Nó có tác
dụng làm trễ quá trình đóng, mở các tiếp điểm sau một khoảng thời gian chỉ định nào
đó.
3.4. Rơle nhiệt
Cấu tạo:

Hình 2.12. Kết cấu của rơle nhiệt

Hình 2.13. Cấu tạo và dạng thực tế của rơle nhiệt


Nguyên lý hoạt động:
- Khi làm việc, dòng điện tải chạy qua dây điện trở. Ở điều kiện làm việc bình
thường, dòng điện tải nằm trong giới hạn cho phép, nên nhiệt độ phát ra chưa đủ để
làm cong thanh lưỡng kim.
- Khi xuất hiện sự cố quá tải, dòng điện chạy qua điện trở đốt nóng hơn giá trị
cho phép, nên nhiệt lượng phát ra cao. Theo thời gian, nhiệt lượng này làm thanh
lưỡng kim cong và tác động vào cơ cấu truyền lực làm tiếp điểm phụ chuyển đổi trạng
thái. Sau khi thanh lưỡng kim nguội, ấn nút reset để chuyển tiếp điểm về trạng thái ban
đầu.

20
Hình 2.14. Sơ đồ chân và ký hiệu tiếp điểm của rơle nhiệt
Công dụng:
Rơle nhiệt thường được sử dụng để bảo vệ quá tải cho động cơ điện.
3.5. Công tắc tơ
Cấu tạo:

Hình 2.15. Cấu tạo của Công tắc tơ

21
Nguyên lý hoạt động:
- Khi đặt điện áp vào cuộn dây của nam châm điện, luồng từ thông sẽ được sinh
ra trong nam châm điện. Luồng từ thông này sẽ sinh ra một lực điện từ, hút phần ứng
của nó. Khi lực điện từ lớn hơn lực cơ thì nắp mạch từ được hút về phía mạch từ tĩnh,
làm cho tiếp điểm động gắn trên phần ứng đóng hoặc cắt với tiếp điểm tĩnh. Tiếp điểm
tĩnh được gắn trên thanh dẫn, đầu kia của thanh dẫn vít bắt dây điện ra, vào. Các lò xo
tiếp điểm có tác dụng duy trì một lực ép tiếp điểm cần thiết lên tiếp điểm. Đồng thời
tiếp điểm phụ cũng được đóng vào đối với tiếp điểm phụ thường mở và mở ra đối với
tiếp điểm phụ thường đóng, lò xo nhả bị nén lại.
- Khi ngắt điện vào cuộn dây, luồng từ thông sẽ giảm xuống về không, đồng thời
lực điện từ do nó sinh ra cũng giảm về không. Khi đó lò xo nhả sẽ đẩy toàn bộ phần
động của công tắc tơ lên và cắt dòng điện tải ra. Khi tiếp điểm động tách khỏi tiếp
điểm tĩnh thì hồ quang sẽ xuất hiện giữa hai tiếp điểm. Khi đó hệ thống dập hồ quang
sẽ nhanh chóng dập tắt hồ quang, nhờ vậy tiếp điểm ít bị mòn hơn.

Hình 2.15. Sơ đồ chân và ký hiệu tiếp điểm của Công tắc tơ


Công dụng:
Công tắc tơ là phần tử chủ lực trong hệ thống điều khiển có tiếp điểm. Nó được
dùng để đóng cắt, điều khiển…động cơ, máy sản xuất trong công nghiệp và dân dụng.
3.6. Khởi động từ
Cấu tạo:

22
- Bộ phận chính của khởi động từ là Công tắc tơ và rơ le nhiệt. Công tắc tơ có
nhiệm vụ đóng cắt dòng cho tải còn rơle nhiệt thì bảo vệ quá tải.

Hình 2.16. Sơ đồ các bộ phận của khởi động từ


Công dụng:
Khởi động từ là thiết bị được dùng chủ yếu trong đóng cắt và bảo vệ cho động cơ
điện xoay chiều ba pha.
3.7. Áp tô mát
Cấu tạo:

1. Đầu nối
2. Đế
3. Buồng dâp hồ quang
4. Tiếp điểm tĩnh
5. Cơ cấu truyền động
6. Cần điều khiển
7. Rơle nhiệt
8. Phần tử bảo vệ ( RI)

Hình 2.16. Cấu tạo của Áp tô mát

23
Nguyên lý hoạt động:
Nguyên lý hoạt động của Áp tô mát dòng điện cực đại:

Hình 2.16. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của Áp tô mát dòng điện cực đại
- Ở trạng thái bình thường sau khi đóng điện, CB được giữ ở trạng thái đóng tiếp
điểm nhờ móc 2 khớp với móc 3 cùng một cụm với tiếp điểm động.
- Bật CB ở trạng thái ON, với dòng điện định mức nam châm điện 5 và phần ứng
4 không hút .
- Khi mạch điện quá tải hay ngắn mạch, lực hút điện từ ở nam châm điện 5 lớn
hơn lực lò xo 6 làm cho nam châm điện 5 sẽ hút phần ứng 4 xuống làm bật nhả móc 3,
móc 5 được thả tự do, lò xo 1 được thả lỏng, kết quả các tiếp điểm của CB được mở ra,
mạch điện bị ngắt.

Hình 2.17. Mặt trước và ký hiệu của Áp tô mát 3 pha


Công dụng:
Áptômát là thiết bị điện tự động cắt mạch điện khi có sự cố, dùng để bảo vệ cho
mạch điện khi có sự cố quá tải, ngắn mạch, sụt áp, truyền công suất ngược. Ngoài ra
còn còn dùng để đóng mở cho mạch điện không thường xuyên đóng mở.

24
VI. BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH

PHIẾU BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH 1


TÊN BÀI THỰC HÀNH
Thực hành an toàn điện và sử dụng các thiết bị thực hành

Họ và tên sinh viên: … … … … … … … … … … … … … ... … …


MSSV: … … … … … … … Lớp: … … … … Nhóm: … … … …
Đánh giá
NỘI DUNG BÁO CÁO CỦA SINH VIÊN
SV GV
Các nguyên nhân bị điện giật
… … … … … … … … … … … … … ... … …
1
… … … … … … … … … … … … … ... … …
… … … … … … … … … … … … … ... … …
Phương pháp tránh bị điện giật
… … … … … … … … … … … … … ... … …
2
… … … … … … … … … … … … … ... … …
… … … … … … … … … … … … … ... … …
Tiêu chuẩn sử dụng ELCB
… … … … … … … … … … … … … ... … …
3
… … … … … … … … … … … … … ... … …
… … … … … … … … … … … … … ... … …
Sử dụng VOM và ampe kẹp
… … … … … … … … … … … … … ... … …
4
… … … … … … … … … … … … … ... … …
… … … … … … … … … … … … … ... … …
Nguyên lý hoạt động của một số khí cụ điện thông dụng
… … … … … … … … … … … … … ... … …
5
… … … … … … … … … … … … … ... … …
… … … … … … … … … … … … … ... … …

6 Thời gian thực hiện bài thực hành

Kết quả thực hành

25
BÀI THỰC HÀNH SỐ 2
NỐI DÂY DẪN VÀ CÁP ĐIỆN
I. MỤC TIÊU
- Phân biệt được dây điện mềm, dây điện đơn và dây cáp điện
- Thực hành được các mối nối dây dẫn và dây cáp điện
- Thực hiện đúng quy trình và nguyên tắc an toàn
II. NHIỆM VỤ THỰC HÀNH
2.1. Tìm hiểu kiến thức lý thuyết của bài thực hành
1. Phân biệt các loại dây dẫn và dây cáp điện
2. Yêu cầu kỹ thuật của các mối nối dây
3. Chức năng của các dụng cụ điện cầm tay
2.2. Thực hành theo quy trình
1. Quy trình nối dây dẫn điện
2. Quy trình nối dây cáp điện
III. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
3.1. Dây dẫn điện
Dây dẫn dùng để dẫn điện. Thường được chế tạo bằng ba vật liệu chính là đồng,
nhôm hoặc thép. Tuy nhiên, do khả năng dẫn điện tốt hơn, nên đồng được sử dụng làm
dây dẫn điện nhiều hơn so với nhôm và thép.
Dây dẫn được chế tạo với nhiều kích thước và chủng loại khác nhau, như:
+ Dây dẫn trần: là dây không bọc cách điện.
+ Dây dẫn bọc: là loại dây dẫn có bọc cách điện bằng nhựa PVC.
+ Dây dẫn một sợi, dây dẫn hai sợi, dây dẫn nhiều sợi...
+ Dây dẫn sử dụng ở điện áp cao, dây dẫn sử dụng ờ điện áp thấp.
Trong điện dân dụng, dây dẫn đơn (dây một sợi) và dây dẫn đôi (dây mềm) có
bọc cách điện thường được sử dụng (hình 3.1).

Hình 3.1. Dây dẫn ruột đồng, vỏ cách điện PVC


a) Dây dẫn đơn; b) Dây dẫn đôi
3.2. Dây cáp điện
26
Dây cáp điện là dây điện dùng để truyền tải và phân phối điện năng đên các phụ
tải có dòng điện trung bình và lớn như: động cơ điện, thiêt bị điện công nghiệp.
Tùy theo số dây dẫn mà cáp điện được chia ra các loại: cáp một lõi, cáp nhiều lõi,
cáp ruột đồng, cáp ruột nhôm (hình 3.2).

Hình 3.2. Dây cáp điện


3.3. Yêu cầu kỹ thuật của mối nối dây
Một mối nối tốt phải đạt những yêu cầu sau:
+ Dần điện tốt: điện trở mối nối phải nhỏ.
+ Độ bền cơ học cao: chịu được sức kéo, cắt và rung chuyển.
+ An toàn điện: được cách điện tốt, các đầu dây tại mối nối không sắt để tránh
làm thủng lớp băng cách điện.
+ Đảm bảo về mặt mĩ thuật: mối nối phải gọn và đẹp.
IV. YÊU CẦU THIẾT BỊ THỰC HÀNH
Yêu cầu thiết bị thực hành cho một nhóm thực hành:

TT Chủng loại – quy cách kỹ thuật Đơn vị Số lượng Ghi chú


1 Dây điện đơn 1,5mm2 Mét 01
2 Đầu code 1,5 mm2 Chiếc 10
3 Dây cáp 6 ly Mét 0,6
4 Kìm cắt Chiếc 01
5 Kìm vạn năng Chiếc 01
6 Kìm nhọn Chiếc 01
V. QUY TRÌNH THỰC HÀNH
5.1. Gọt vỏ cách điện, làm sạch lõi dây

27
Hình vẽ/cách bước thực hành Hướng dẫn thực hành

Bước 1. Gọt vỏ cách điện bằng kìm cắt - Với dây có đường kính nhỏ hơn 2,6
mm2 ta có thề dùng kềm cắt để tuốt vỏ
dây (chú ý không phạm vào lõi dây) hoặc
dùng kềm tuốt dây chuyên dùng.

Bước 2. Gọt vỏ bằng dao thợ điện -Với dây cỏ đường kính lớn ta có thể
dùng dao.
- Lưỡi dao cát tạo với dây một góc
30° (như chuốt viết chì) để tránh vết cắt ở
lõi làm dây dễ bị gãy.

Bước 3. Làm sạch lõi dây bằng giấy - Dùng giấy nhám mịn hoặc dùng dao
nhám cạo sạch lớp vecni và lớp oxit hoá bề mặt
ở lỗi dây vừa chuốt vỏ cách điện.

5.2. Nối thẳng hai dây dẫn (dây đơn có d < 2,6 mm)
Hình vẽ/cách bước thực hành Hướng dẫn thực hành

- Cắt bỏ lớp cách điện ở đầu lõi dây


Bước 1. Cắt lớp cách điện
một đoạn gấp 50lần đường kính lõi (quấn
được 5-7 vòng cộng với 8-10 lần đường
kính của lõi dây).

Bước 2. Làm sạch đầu lõi - Làm sạch đầu lõi dây bằng giấy
nhám.

28
Bước 3. Xoắn mối nối - Uốn vuông góc đầu lõi dây theo tỷ
lệ 1:4
- Móc hai dây vào nhau.
- Quấn dây này lên dây kia độn chừng
5-7 vòng xoắn bằng kềm bằng.
-Quấn dây còn lại độ chừng 5-7 vòng
xoắn bằng hai kềm. Siết chặt các vòng
dây xoắn theo chiều ngược nhau.
- Quấn chặt các đầu dây.

Bước 4. Cách điện chỗ nối - Quấn lớp cách điện bằng băng keo
điện sao cho lớp này chập lên lớp kia một
nửa và chồng lên phần vỏ cách điện của
dây khoảng 1 cm.

5.3. Nối thẳng hai dây dẫn (dây đơn có d > 2,6 mm)
Hình vẽ/cách bước thực hành Hướng dẫn thực hành

Bước 1. Chuẩn bị lõi dây - Cắt bỏ lớp cách điện ở đẩu lõi dây
bằng dao một đoạn 7-10 lần đường kính
lõi.
- Làm sạch lõi dây bằng giấy nhám
hoặc dao.
- Uốn cong đầu lõi dây một góc 90°
với khoảng cách uốn 3-4 mm.
- Chuẩn bị sợi dây đồng trần có
đường kính khoảng 1÷1.4 mm để làm đai
phụ, làm sạch đai phụ bằng giấy nhám.

Bước 2. Thực hiện mối nối - Dặt các đầu lõi dây đã chuẩn bị
xong cạnh nhau và đặt đầu dây phụ vào
trong rãnh tạo bởi các lõi dây cần nối với
nhau.

29
- Quấn dây dai phụ thành những vòng
thật sít nhau.
- Sau khi quấn xong, xoắn chặt các
đầu cùa sợi dây đai phụ thành 3-4 vòng và
cắt bỏ đoạn dây thừa. Uốn chỗ xoắn về
phía quần dây dai phụ. Thực hiện công
việc này bằng kềm bằng.

- Tuỳ mục đích sử dụng. Có thể bỏ


Bước 3. Hàn chỗ nối
qua bước này. Phủ lên chổ xoắn của mối
nối dây bằng nhựa thông và hàn bàng mỏ
hàn.

Bước 4. Băng cách điện - Cách điện bằng băng cách điện sao
cho băng keo phủ lên nhau và phủ lên lớp
cách điện cũ của dây.

5.4. Nối thẳng hai dây dẫn khác đường kính (d1 khác d2)
Hình vẽ/cách bước thực hành Hướng dẫn thực hành

Bước 1. Cắt lớp cách điện - Cắt bỏ lớp PVC cách điện ở đầu lõi
dây bằng kềm chuyên dùng hoặc bằng
dao và làm sạch đầu lõi bằng giấy nhám.

30
Bước 2. Thực hiện mối nối - Quấn chặt dây nhỏ lên thân dây lớn
cho đạt khoảng 10 vòng.

Bước 3. Thực hiện mối nối - Dùng kềm bằng, uốn đầu dây lớn bẻ
gập ép sát lên dây nhỏ.

Bước 4. Băng cách điện - Cách điện chổ nối bằng cách quấn
hai, ba lớp băng dính cách diện với độ
phủ 50%.

5.5. Nối rẽ nhánh giữa hai dây dẫn cùng đường kính, khác đường kính
Hình vẽ/cách bước thực hành Hướng dẫn thực hành

Bước 1. Cắt lớp cách điện và làm sạch - Ứng dụng tại những nơi cần rẽ
lõi dây trần nhánh trên dây chính, cắt bỏ lớp cách
điện:
+ Ở dây chính một đoạn khoảng 10
lần đường kính lõi dây.
+ Ở dây nhánh một đoạn khoảng 40
lần đường kính lõi.
- Làm sạch đầu lõi dây nhánh và thân
lõi dây chính bằng giấy nhám.

Bước 2. Xoắn lõi phân nhánh cách 1 - Xoắn 5-7 vòng lõi dây phân nhánh
xung quanh sợi dây chính (I).
- Bóp chặt chỗ phân nhánh bằng 2
kềm vạn bằng, siết chặt các vòng xoắn
bằng cách xoay hai kềm chuyển động
ngược chiều nhau (II). Uốn chặt các đầu

31
sợi dây.

Bước 3. Nối rẽ nhánh cách 2 - Trường hợp đường kính nhỏ hơn
2,6 mm, có 2 cách nối rẻ nhánh. Đối với
cách 2 đạt được sự vững chắc chịu về cơ
hơn nhưng mối nối to hơn.

Bước 4. Hàn chỗ xoắn, băng cách điện - Tuỳ mục đích sử dụng, có thể bỏ
qua bưởc này. Phủ lên chỗ xoắn nhựa
thông và hàn bằng mỏ hàn. Cách điện
bằng băng dính cách điện, sao cho lớp
băng dính quấn kề nhau và phủ lên lớp
cách điện của dây từ 2-3 lớp.

5.6. Nối thẳng hai dây cáp


Hình vẽ/cách bước thực hành Hướng dẫn thực hành

Bước 1. Bóc lớp cách điệnvà làm sạch - Trước hết hai đầu dây cáp định nối
được bóc vỏ cách điện. Xong tách các sợi
của đây cáp ra và cho thật sạch.

Bước 2. Đan chéo, quấn chặt từng sợi - Cắt bỏ sợi dây ở lõi một đoạn dài
cáp. 10 cm, rồi cho hai đầu cáp lại đan chéo
vào nhau. Sau đó lần lượt quấn từng sợi
của dây cáp này quấn chặt vào xung
quanh thân dây cáp kia và ngược lại, cho
32
đến khi nào các sợi đã được quấn hết.

Bước 3. Siết chặt - Siết chặt các vòng xoắn bằng cách
xoay hai kềm vạn năng chuyển động
ngược chiều nhau.
- Hàn chổ nối bằng mỏ hàn (tuỳ theo
yêu cầu mục đích sử dụng). Băng cách
điện bằng băng dính.
- Kết quả ta được một mối nối hoàn
toàn vừa chắc và dẫn điện tốt.

5.7. Nối rẽ nhánh hai dây cáp


Hình vẽ/cách bước thực hành Hướng dẫn thực hành

Bước 1. Gọt vỏ cách điện, làm sạch lõi - Dùng đao để cắt bỏ lớp cách điện
dây chỗ định nối rẽ nhánh trên dây chính và
dây phân nhánh.
- Chú ý lưỡi dao phải đặt nghiêng để
không cắt phải lõi dây.
- Làm sạch lõi dây bằng giấy nhám...

Bước 2. Nối rẽ nhánh dây cáp - Tách dây chính rồi cho dây rẽ
nhánh vào giữa. Sau đó quấn các sợi dây
rẽ nhánh vào hai bên thân dây chính theo
chiều ngược nhau khoảng từ 3-4 vòng.

33
- Quấn lớp cách điện bằng băng dính
cách điện sao cho lớp kia và chồng lên
phần cách của dây độ chừng 2-3 lớp.

5.8. Nối xoắn dây


Hình vẽ/cách bước thực hành Hướng dẫn thực hành

Bước 1. Cắt lớp cách điện - Trong truờng hợp nối dây tại nơi
chật hẹp như trong bảng phân phối điện,
trong bảng công tắc, trong hộp nối...là
nơi không cần mối nối phải vững chắc
về cơ lắm.
- Cắt bỏ lớp cách điện bằng kềm
chuyên dùng hoặc dao thợ điện một
đoạn bằng 25- 30 mm để cho phép
xoắn.

Bước 2. Làm sạch các đầu lõi - Làm sạch các đầu lõi bằng giấy
nhám, giữ không để cho lớp cách điện ở
đó đi vào hộp hay ở gần hộp đầu dây bị
hỏng.

Bước 3. Xoắn lõi dây - Xoắn lõi dây bằng kềm vạn năng,
cứ trên chiều dài 10 mm của đoạn dây
xoắn có 2-3 vòng xoắn.

34
Bước 4. Cắt bỏ phần dư cách điện - Cắt bỏ các đầu dây thừa để tránh
các cạnh bên có thể làm thủng lớp cách
điện băng keo.
- Đặt lên phần lõi dây trần chỗ nối
một chụp bằng polietilen hoặc cách điện
cho nó bằng băng dính cách điện.

5.9. Khoen hở (Dây đơn cứng)


Hình vẽ/cách bước thực hành Hướng dẫn thực hành

Bước 1. Chuẩn bị lõi dây - Cắt bỏ lớp cách điện một đoạn bằng
đường kính thân vít cộng thêm 2-3 cm.
- Làm sạch đầu lõi dây bằng giấy
nhám hoặc dao.

Bước 2. Tạo khoen hở - Dùng kềm mỏ nhọn vặn cùng chiều


kim đồng hồ để uốn đầu lõi dây thành
vòng dây.
- Vặn kềm ngược chiều kim đồng hồ
để thành khoen hở.

35
Bước 3. Xoắn lõi dây - Đặt khoen hở đúng chiều (cùng
chiều kim đồng hồ).
- Đặt các chi tiết theo thứ tự như hình
vẽ.
- Vặn vít thật chặt.

5.10. Khoen kín (Dây đơn mềm)


Hình vẽ/cách bước thực hành Hướng dẫn thực hành

Bước 1. Cắt bỏ lớp cách điện - Đo từ đầu dày một khoảng cách cần
thiết để uốn thành vòng dây theo đường
kính đã cho của đầu kẹp dây bằng vít
cộng với khoảng cách 2-3 vòng để tạo
thành bước xoắn quanh lõi dây.
- Cắt bỏ lớp cách điện ở khoảng cách
đã lấy dấu bằng kềm.

Bước 2. Chuẩn bị đầu lõi dây - Tơ các sợi dây xoắn của lõi bằng
kềm. Làm sạch các sợi dầy của lõi bằng
giấy nhám.
- Vặn chặt các sợi dây xoắn của lõi,

36
chỉ để lỏng đoạn dây được quấn vào lõi
sau khi đã tạo thành vòng dây.

Bước 3. Tạo thành vòng dây - Uốn đầu lõi dây thành vòng bằng
kềm đầu tròn và quấn 2-3 vòng quanh lõi
dây, vặn xoắn chặt bằng kềm đầu tròn.
- Cắt chỗ dây thừa bằng kềm cắt.

Bước 4. Bọc cách điện - Cách điện đầu dây bằng băng keo
điện, bằng cách phủ kín từng vòng xoắn
bắt đầu từ chỗ có lớp cách điện sẵn đến
đầu mút của lõi.

5.11. Nối dây trong hốc vít (lõi dây thẳng)


Hình vẽ/cách bước thực hành Hướng dẫn thực hành

Bước 1. Chuẩn bị đầu lõi dây - Cắt bỏ lớp cách điện vừa đủ với
chiểu sâu hốc vít (đặt lưỡi dao nghiêng
góc 30° để không cắt vào lõi dây.
- Làm sạch lõi dây bằng giấy nhám
hoặc dao.

Bước 2. Nối dây trong hốc vít - Nơi lỏng vít


- Đặt đầu lõi dây vào hốc vít.
- Xiết đủ lực để giữ chặt dây trong
hốc vít.

37
5.12. Nối dây trong hốc vít (lõi dây gập)
Hình vẽ/cách bước thực hành Hướng dẫn thực hành

Bước 1. Chuẩn bị đầu lõi dây - Cắt bỏ lớp cách điện một đoạn bằng
đường kính thân vít cộng thêm 2-3 cm.
- Làm sạch lõi dây bằng giấy nhám
hoặc dao.

Bước 2. Bẻ gập đầu lõi dây - Bẻ gập lõi dây một hoặc nhiều
nhắm tăng độ tiếp xúc điện cho mối nối.

Bước 3. Nối dây trong hốc vít - Nơi lỏng vít


- Đặt đầu lõi dây vào hốc vít.
- Xiết đủ lực để giữ chặt dây trong
hốc vít.

38
VI. BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH

PHIẾU BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH 2


TÊN BÀI THỰC HÀNH
Nối dây dẫn và dây cáp điện

Họ và tên sinh viên: … … … … … … … … … … … … … ... … …


MSSV: … … … … … … … Lớp: … … … … Nhóm: … … … …
Đánh giá
NỘI DUNG BÁO CÁO CỦA SINH VIÊN
SV GV
Phân loại dây dẫn điện và dây cáp điện
… … … … … … … … … … … … … ... … …
1
… … … … … … … … … … … … … ... … …
… … … … … … … … … … … … … ... … …
Các mối nối dây đã thực hiện được
… … … … … … … … … … … … … ... … …
2
… … … … … … … … … … … … … ... … …
… … … … … … … … … … … … … ... … …
Các mối nối dây cáp đã thực hiện được
… … … … … … … … … … … … … ... … …
3
… … … … … … … … … … … … … ... … …
… … … … … … … … … … … … … ... … …
Đầu khoen và đầu code đã thực hiện được
… … … … … … … … … … … … … ... … …
4
… … … … … … … … … … … … … ... … …
… … … … … … … … … … … … … ... … …

5 Thời gian thực hiện bài thực hành

Kết quả thực hành

39
BÀI THỰC HÀNH SỐ 3
LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG CẦU THANG VÀ HỆ THỐNG LIÊN
LẠC TÒA NHÀ
I. MỤC TIÊU
- Trình bày được nguyên lý hoạt động của rơle xung
- Lắp ráp, kiểm tra và vận hành được hệ thống chiếu sáng cầu thang
- Lắp ráp, kiểm tra và vận hành được hệ thống liên lạc tòa nhà
- Thực hiện đúng các và quy tắc an toàn
II. NHIỆM VỤ THỰC HÀNH
2.1. Tìm hiểu kiến thức lý thuyết của bài thực hành
1. Nguyên lý hoạt động của rơle xung
2. Yêu cầu kỹ thuật cho việc lắp đặt hệ thống chiếu sáng và hệ thống liên lạc tòa
nhà
3. Sơ đồ nguyên lý và sơ đồ đi dây hệ thống chiếu sáng và hệ thống liên lạc tòa
nhà.
2.2. Thực hành theo quy trình
1. Quy trình lắp đặt hệ thống chiếu sáng tầng 1
2. Quy trình lắp đặt hệ thống chiếu sáng tầng 2
3. Quy trình lắp đặt hệ thống liên lạcnhà riêng
4. Quy trình lắp đặt hệ thống liên lạcngôi nhà với hai căn hộ
III. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
3.1. Nguyên lý hoạt động của rơle xung

Hình 3.1.Rơle xung

Relay xung là loại relay tắt mở, trong đó tiếp điểm được điều khiển bởi xung điện
áp. Giả sử ban đầu tiếp điểm đang ở vị trí mặc định (Tiếp điểm thường hở NO đang
mở, tiếp điểm thường đóng NC đang đóng). Nếu ta cấp 1 xung vào cuộn dây (cấp
40
nguồn vào cuộn dây sau đó ngắt nguồn bằng 1 nút nhấn thường hở) thì tiếp điểm sẽ
thay đổi trạng thái (Thường mở NO đóng lại, thường đóng NC mở ra). Bây giờ nếu ta
cấp thêm 1 xung nguồn nữa vào cuộn dây thì tiếp điểm của realy trở về trạng thái mặc
định ban đầu.

Hình 3.2. Chi tiết của rơle xung

3.2. Mạch đèn chiếu sáng hành lang sử dụng rơle xung
Xét mạch chiếu sáng sử dụng rơle xung như sau:
220VAC

CB

2 7
R

1 3

8 6

Hình 3.3. Sơ đồ nguyên lý mạch đèn chiếu sáng sử dụng rơle xung

Giải thích nguyên lý hoạt động của mạch:


Khi chúng ta nhấn vào 1 trong 3 nút nhấn thì sẽ cấp nguồn cho rơle xung (R), khi
rơle xung được cấp nguồn thì sẽ thay đổi trạng thái các tiếp điểm. Nghĩa là các tiếp
điển thường mở NO (1,3 và 8,6) sẽ đóng lại cấp nguồn cho các bóng đèn.
41
Khi chúng ta nhấn tiếp một lần nữa thì các tiếp điểm của rơle xung trở về trạng
thái ban đầu.
IV. YÊU CẦU THIẾT BỊ THỰC HÀNH
Yêu cầu thiết bị thực hành cho một nhóm thực hành:
TT Chủng loại – quy cách kỹ thuật Đơn vị Số lượng Ghi chú
Bộ chiếu sáng cầu thang và hệ
1 Bộ 01 CO3209-8C
thống liên lạc
2 Bộ máy liên lạc Smartkit Bộ 01 SMK-2S
3 Bộ nguồn điện một pha Bộ 01 CO3211-1A
4 Công tắc Eltako Chiếc 01 ES12Z-110
E14
5 Đèn tiêu chuẩn Chiếc 02
230/15W
Giắc nối an toàn 19/4 mm, có cầu
6 Chiếc 03
nối
7 Dây dẫn an toàn 4 mm Chiếc 10
8 Dây dẫn an toàn 2 mm Chiếc 18
V. QUY TRÌNH THỰC HÀNH
5.1. Quy trình lắp đặt hệ thống chiếu sáng cầu thang tầng 1
Quy trình thực hiện
Bước 1: Vẽ sơ đồ nguyên lý hệ thống chiếu sáng cầu thang tầng 1 (hình 4).

Hình 3.4. Sơđồ nguyên lýchiếu sáng cầu thang tầng 1


Bước 2: Phân tích sơ đồ nguyên lý của hệ thống cần lắp đặt.
Bước 3: Chọn các bộ thiết bị phù hợp với thiết bị có trên sơ đồ nguyên lý cần
lắp đặt.
42
- Bộ nguồn điện một pha (CO3211-1A): 1 bộ
- Công tắc Eltako ES12Z-110: 1 chiếc
- Đèn tiêu chuẩn E14 230/15W: 1 chiếc
Bước 4: Xây dựng sơ đồ nối dây cho hệ thống từ sơ đồ nguyên lý (hình 3.4).

Hình 3.5. Sơ đồ nối dây chiếu sáng cầu thang tầng 1

Bước 5: Nối dây giữa các bộ thiết bị với nhau trên bo mạch chính (hình 3.5) theo
đúng sơ đồ nguyên lý.
Bước 6: Kiểm tra sự phù hợp giữa hệ thống sau khi lắp với sơ đồ nguyên lý.
Bước 7: Kiểm tra nguội hệ thống sau khi lắp xong.
Bước 8: Tiến hành thí nghiệm và kiểm tra hoạt động của hệ thống theo nguyên lý
làm việc, quan sát hoạt động của hệ thống và ghi lại kết quả.
5.2. Quy trình lắp đặt hệ thống chiếu sáng cầu thang tầng 2
Quy trình thực hiện
Bước 1: Vẽ sơ đồ nguyên lý hệ thống chiếu sáng cầu thang tầng 2 (hình 3.6).

43
Hình 3.6. Sơđồ nguyên lý chiếu sáng cầu thang tầng 2
Bước 2: Phân tích sơ đồ nguyên lý của hệ thống cần lắp đặt.
Bước 3: Chọn các bộ thiết bị phù hợp với thiết bị có trên sơ đồ nguyên lý cần
lắp đặt.
- Bộ nguồn điện một pha (CO3211-1A): 1 bộ
- Công tắc Eltako ES12Z-110: 2 chiếc
- Đèn tiêu chuẩn E14 230/15W: 2 chiếc
Bước 4: Xây dựng sơ đồ nối dây cho hệ thống từ sơ đồ nguyên lý (hình 3.6).

Hình 3.7. Sơ đồ nối dây chiếu sáng cầu thang tầng 2

Bước 5: Nối dây giữa các bộ thiết bị với nhau trên bo mạch chính (hình 3.7) theo
đúng sơ đồ nguyên lý.
Bước 6: Kiểm tra sự phù hợp giữa hệ thống sau khi lắp với sơ đồ nguyên lý.
Bước 7: Kiểm tra nguội hệ thống sau khi lắp xong.
44
Bước 8: Tiến hành thí nghiệm và kiểm tra hoạt động của hệ thống theo nguyên lý
làm việc, quan sát hoạt động của hệ thống và ghi lại kết quả.
*) Câu hỏi thảo luận
Câu 1: Ưu điểm sử dụng các chuyển mạch rơ le từ xa là gì thay vì mạch chéo
trung gian?
Câu 2: Các điện áp điều khiển có thể được sử dụng cho chuyển mạch từ xa
ES12Z-100?
Câu 3: Chuyển mạch điều khiển từ xa ES12Z-100 được thích hợp trong một hệ
thống điều khiển trung tâm phải có các điều kiện gì?
Câu 4: Những thiết lập điều khiển trung tâm của chuyển mạch ES12Z-100 nào
không hiệu quả?
5.3. Quy trình lắp đặt hệ thống liên lạc nhà riêng
Quy trình thực hiện
Bước 1: Vẽ sơ đồ nguyên lý hệ thống liên lạc nhà riêng (hình 3.8).

Hình 3.8. Sơ đồ nguyên lý hệ thống liên lạc nhà riêng


Bước 2: Phân tích sơ đồ nguyên lý của hệ thống cần lắp đặt.
Bước 3: Chọn các bộ thiết bị phù hợp với thiết bị có trên sơ đồ nguyên lý cần
lắp đặt.
- Bộ nguồn điện một pha (CO3211-1A): 1 bộ
- Công tắc Eltako ES12Z-110: 1 chiếc
- Bộ máy liên lạc Smartkit SMK-2S: 1 bộ
Bước 4: Xây dựng sơ đồ nối dây cho hệ thốngtừ sơ đồ nguyên lý (hình 3.8).

45
Hình 3.9. Sơ đồ nối dây hệ thống liên lạc nhà riêng
Bước 5: Nối dây giữa các bộ thiết bị với nhau trên bo mạch chính (hình 3.9) theo
đúng sơ đồ nguyên lý.
Bước 6: Kiểm tra sự phù hợp giữa hệ thống sau khi lắp với sơ đồ nguyên lý.
Bước 7: Kiểm tra nguội hệ thống sau khi lắp xong.
Bước 8: Tiến hành thí nghiệm và kiểm tra hoạt động của hệ thống theo nguyên lý
làm việc, quan sát hoạt động của hệ thống và ghi lại kết quả.
5.4. Quy trình lắp đặt hệ thống liên lạc ngôi nhà với hai căn hộ
Quy trình thực hiện
Bước 1: Vẽ sơ đồ nguyên lý hệ thống liên lạc ngôi nhà với hai căn hộ như sau
(hình 3.10).

Hình 3.10. Sơ đồ nguyên lý hệ thống liên lạc ngôi nhà với hai căn hộ
46
Bước 2: Phân tích sơ đồ nguyên lý của hệ thống cần lắp đặt.
Bước 3: Chọn các bộ thiết bị phù hợp với thiết bị có trên sơ đồ nguyên lý cần
lắp đặt.
- Bộ nguồn điện một pha (CO3211-1A): 1 bộ
- Công tắc Eltako ES12Z-110: 2 chiếc
- Bộ máy liên lạc SMK-2S: 1 bộ
Bước 4: Xây dựng sơ đồ nối dây cho hệ thốngtừ sơ đồ nguyên lý (hình 3.10).

Hình 3.11. Sơ đồ nối dây hệ thống liên lạc ngôi nhà với hai căn hộ
Bước 5: Nối dây giữa các bộ thiết bị với nhau trên bo mạch chính (hình 3.11)
theo đúng sơ đồ nguyên lý.
Bước 6: Kiểm tra sự phù hợp giữa hệ thống sau khi lắp với sơ đồ nguyên lý.
Bước 7: Kiểm tra nguội hệ thống sau khi lắp xong.
Bước 8: Tiến hành thí nghiệm và kiểm tra hoạt động của hệ thống theo nguyên lý
làm việc, quan sát hoạt động của hệ thống và ghi lại kết quả.
*) Câu hỏi thảo luận
Câu 1: Chiều dài giữa cổng và điện thoại liên lạc trong nhà là khoảng 35m. Vậy
đường kính tối thiểu cần thiết cho mỗi dây trong chiều dài này là bao nhiêu, để hệ
thống hoạt động đúng?
Câu 2: Nếu các dây dẫn có tiết diện nhỏ hơn so với đề nghĩ của hệ thống, thì hệ
thống sẽ như thế nào?
Câu 3: Những tác động nào có thể được thực hiện để đảm bảo chức năng của hệ
thống liên lạc khi đường kính của dây điện hiện tại là thấp hơn sao với yêu cầu?
VI. BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH

47
PHIẾU BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH 3
TÊN BÀI THỰC HÀNH
Lắp đặt hệ thống chiếu sáng cầu thang và hệ thống liên lạc tòa nhà

Họ và tên sinh viên: … … … … … … … … … … … … … ... … …


MSSV: … … … … … … … Lớp: … … … … Nhóm: … … … …
Đánh giá
NỘI DUNG BÁO CÁO CỦA SINH VIÊN
SV GV
Khảo sát kết cấu mạch:
a. Hệ thống chiếu sáng tầng 1
… … … … … … … … … … … … … ... … …
… … … … … … … … … … … … … ... … …
b. Hệ thống chiếu sáng tầng 2
… … … … … … … … … … … … … ... … …
1 … … … … … … … … … … … … … ... … …
c. Hệ thống liên lạc nhà riêng
… … … … … … … … … … … … … ... … …
… … … … … … … … … … … … … ... … …
d. Hệ thống liên lạc ngôi nhà với hai căn hộ
… … … … … … … … … … … … … ... … …
… … … … … … … … … … … … … ... … …
Kết quả vận hành:
a. Hệ thống chiếu sáng tầng 1
… … … … … … … … … … … … … ... … …
… … … … … … … … … … … … … ... … …
b. Hệ thống chiếu sáng tầng 2
… … … … … … … … … … … … … ... … …
2 … … … … … … … … … … … … … ... … …
c. Hệ thống liên lạc nhà riêng
… … … … … … … … … … … … … ... … …
… … … … … … … … … … … … … ... … …
d. Hệ thống liên lạc ngôi nhà với hai căn hộ
… … … … … … … … … … … … … ... … …
… … … … … … … … … … … … … ... … …
3 Thời gian thực hiện bài thực hành

Kết quả thực hành

48
BÀI THỰC HÀNH SỐ 4
LẮP RÁP MẠCH ĐIỆN CHIẾU SÁNG THEO SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ
I. MỤC TIÊU
- Trình bày được kết cấu và nguyên lý làm việc của một số loại đèn chiếu sáng và
mạch điện chiếu sáng thông dụng
- Lắp ráp được các mạch điện theo đúng nguyên lý và kỹ thuật
- Thực hiện đúng quy trình và quy tắc an toàn.
II. NHIỆM VỤ THỰC HÀNH
2.1. Tìm hiểu kiến thức lý thuyết của bài thực hành
1. Kết cấu và nguyên lý làm việc của một số loại đèn chiếu sáng
2. Kết cấu và nguyên lý làm việc một số mạch điện chiếu sáng thông dụng
3. Yêu cầu khi lắp ráp mạch điện chiếu sáng đi dây nổi.
2.2. Thực hành theo quy trình
Quy trình lắp ráp mạch điện chiếu sáng theo sơ đồ nguyên lý.
III. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
3.1. Kết cấu và nguyên lý làm việc của một số loại đèn chiếu sáng thông dụng
trong sinh hoạt
3.1.1. Đèn sơi đốt
a) Cấu tạo
Đèn sợi đốt hay còn gọi là đèn tròn (hình 5.1), có cấu tạo bao gồm:

Hình 5.1. Kết cấu đèn sợi đốt


- Bóng thủy tinh: làm bằng thủy tinh, có dạng hình tròn kín, bên trong chứa khí
trơ. Bóng đèn có tác dụng bảo vệ tim đèn và không cho không khí lọt vào bên trong.
- Tim đèn: là sợi dây điện trở rất mảnh bằng kim loại Vôn-fram cuộn xoắn lại nên
còn gọi là dây tóc. Tim đèn có tác dụng tạo ra nhiệt để bức xạ ánh sáng.
49
- Đui đèn: thường được làm bằng kim loại, có tác dụng đưa điện vào tim đèn và
định vị bóng đèn khi làm việc.
b) Thông số kỹ thuật
Đèn sợi đốt được sản xuất nhiều dạng có thể bằng thủy tinh trong suốt hoặc mờ
đục, màu sắc của đèn tùy theo yêu cầu ánh sáng phát ra và được chế tạo ứng với các
thông số định mức sau:
- Điện áp định mức: 3V, 6V, 12V, 24V, 110V, 220V.
- Công suất định mức: 5W, 15W, 25 w, 40W, 60w, 75W, 100W, 150W, 200W,
300W, 500W, 1000W, 1.500W.
- Chân đèn: loại có ngạnh hoặc loại xoắn ốc.

Hình 5.2. Các loại đèn sợi đốt


c) Nguyên lý làm việc
Khi có dòng điện chạy qua, dây tóc được đốt nóng đến nhiệt độ cao trong môi
trường khí trơ và phát ra ánh sáng. Vì vậy, khi làm việc, đèn sợi đốt bị tổn hao một
lượng lớn công suất tác dụng dưới dạng nhiệt, nên hiệu suất thấp.
d) Ưu điểm
- Cấu tạo đơn giản, rẻ tiền
- Sử dụng ở nhiều cấp điện áp khác nhau
e) Nhược điểm
- Hiệu suất phát quang kém (khoảng 10 Lumen/W)
- Tỏa nhiệt khi phát sáng
- Tuổi thọ kém
3.1.2. Đèn huỳnh quang
a) Cấu tạo
Đèn huỳnh quang có cấu tạo gồm các bộ phận chính sau:
*) Bóng đèn
- Bóng đèn bao gồm ống thủy tinh được bịt kín hai đầu và có hai điện cực (tim
50
đèn). Vách trong của ống thủy tinh được phủ một lớp huỳnh quang làm nhiệm vụ bức
xạ ánh sáng khi có các hạt electron đi qua, màu sắc của lớp huỳnh quang quyết định
màu sắc của ánh sáng.
- Trong ống thủy tinh có một lượng nhỏ khí Neon, Argon và Thủy ngân (hình
5.3).

Hình 5.3. Kết cấu bóng đèn huỳnh quang


*) Starter
Starter bao gồm:
- Đèn neon có tác dụng đóng ngắt mạch điện. Khi có dòng điện đi qua, thanh
lưỡng kim của đèn sẽ bị đốt nóng và ngắt dòng điện tức thời để tạo ra sức điện động
cảm ứng ở hai đầu chấn lưu.
- Tụ điện xoay chiều khoảng 0,02µF được mắc song song với đèn neon có tác
dụng triệt tiêu hồ quang và giảm nhiễu radio khi thanh lưỡng kim đóng ngắt mạch
điện (hình 5.4).

Hình 5.4. Kết cấu starter và ký hiệu của starter


*) Chân lưu (tăng phô)
- Chấn lưu có kết cấu như một cuộn cảm, bao gồm một cuộn dây điện từ quấn
trên lõi thép kỹ thuật điện.
- Trong mạch đèn huỳnh quang, cuộn dây của chấn lưu được mắc nôi tiêp với hai

51
tim đèn và starter. Khi khởi động đèn, cuộn dây chấn lưu có tác dụng tạo ra điện áp
cảm ứng có giá trị cao để kích thích đèn sáng. Khi đèn đã sáng, cuộn dây có tác dụng
như một cuộn cảm nối tiếp với tim đèn đê ôn định dòng điện qua tim đèn (hình 5.5).

Hình 5.5. Chấn lưu và ký hiệu của chấn lưu


Ngoài ra, trong bộ đèn huỳnh quang còn có hai đui đèn và máng đèn dùng để
đưa điện vào hai tim đèn, định vị và bảo vệ các chi tiết của bộ đèn (hình 5.6).

Hình 5.6. Các bộ phận chính của đèn huỳnh quang


b) Thông số kỹ thuật
- Đèn huỳnh quang thường được sản xuất với các tiêu chuẩn sau:
15W (0,3m); 20W (0,6m) và 40W (l,2m), với điện áp nguồn điên 110V hoặc
220V.
- Chọn chấn lưu có công suất định mức bằng công suất định mức của bóng đèn
và có điện áp định mức bằng với điện áp nguồn.
c) Nguyên lý làm việc
Đèn huỳnh quang làm việc dựa trên nguyên tắc phóng điện trong chất khí (hình
5.7).
- Khi chưa đóng điện, starter ở trạng thái hở. Khi đóng điện, toàn bộ điện áp
nguồn đặt lên hai cực của starter làm cho thanh lưỡng kim bắt đầu nóng lên (lúc này
chấn lưu chỉ làm nhiệm vụ dẫn điện). Sự co giãn của lá lưỡng kim làm cho tiếp điểm
của starter đóng lại, dòng điện chạy qua tim đèn. Tim đèn được đốt nóng phát ra điện
tử làm ion hóa khi Argon ở hai đầu bóng đèn, nhiệt độ tăng cao làm thủy ngân bốc hơi
dẫn đến ion hóa toàn bộ lượng khí trong ống.
- Lúc tiếp điểm của starter đóng lại thì điện áp trên starter giảm xuống, hồ quang
mất dần, nhiệt độ của hai lá lưỡng kim giảm mạnh, hai lá lưỡng kim trở về trạng thái
52
cũ và tiếp điểm mở ra đột ngột. Sự thay đổi đột ngột này tác động đến chấn lưu và làm
cho cuộn dây của chấn lưu tạo ra một sức điện động cảm ứng có giá trị cao đặt giữa
hai điện cực của bóng đèn. Suất điện động cảm ứng này tạo ra điện trường có cường
độ lớn. Điện trường này làm bức xạ các điện tử và tạo thành dòng electron chạy trong
ống đèn. Ánh sáng phát ra từ ống đèn nhờ sự masát giữa các điện tử khi di chuyển với
bột huỳnh quang trong ống đèn.
- Sau khi phát sáng dòng điện chạy hoàn toàn trong bóng đèn, starter hở mạch,
chấn lưu trở thành tải cảm tiêu thụ điện và điện áp trên hai đầu đèn nhỏ hơn điện áp
nguồn (điện áp duy trì của bóng).

Hình 5.7. Sơ đồ nguyên lý mạch đèn huỳnh quang


d) Ưu điểm
- Có hiệu suất phát sáng cao
- Ánh sáng giống ánh sáng ban ngày
- Tuổi thọ cao
- Không tỏa nhiệt khi phát sáng
e) Nhược điểm
- Giá thành cao
- Sơ đồ nối dây phức tạp
- Khi làm việc với nguồn xoay chiều có tần số 50Hz thì tần số phóng điện là
100Hz, nên khiến con người bị mỏi mắt.

53
- Ánh sáng đèn huỳnh quang phát ra gây nên hiện tượng hoạt nghiệm nên dễ gây
tai nạn lao động.
3.1.3. Đèn compact
a) Cấu tạo
Đèn compact có cấu tạo và nguyên lý làm việc giống như đèn huỳnh quang. Tuy
nhiên, loại đèn này hoạt động dựa trên nguyên lý của chấn lưu điện tử, nên có nhiều ưu
điểm hơn so với đèn huỳnh quang sừ dụng chấn lưu từ.
Hình dáng bên ngoài và cách thức sử dụng đèn compact giống như đèn sợi đôt,
nên có thê sử dụng loại đèn này thay thế cho đèn sợi đốt với mục đích tiết kiệm năng
lượng (hình 5.8).

Hình 5.8. Đèn compact và cấu tạo chấn lưu điện tử

54
b) Đặc điểm
- Hệ số công suất cao (Cosφ > 0,95)
- Không sử dụng với bộ điều chỉnh độ sáng (Dimmer)
- Vị trí lắp đèn bất kỳ
- Ít tỏa nhiệt trong quá trình sử dụng
- Hoạt động ở dải điện áp rộng (170 ÷ 240)V
- Tuổi thọ 6000 giờ
c) Ưu điểm
- Tiết kiệm 80% điện năng so với đèn sợi đốt thông thường
- Bật sáng tức thì, ánh sáng không nhấp nháy
- Cho ánh sáng trung thực và phần bố ánh sáng tốt
d) Nhược điểm
Giá thành cao rất nhiều so với đèn sợi đốt và đèn hnỳnh quang có cùng công suất
phát sáng.
3.1.3. Đèn LED
a) Cấu tạo
- LED (Light Emitting Diode) có nghĩa là đi-ôt phát quang. Đi-ôt phát quang là
các đi-ổt có khả năng phát ra ánh sáng hay tia hồng ngoại, tử ngoại. Cũng giống như
đi-ốt, LED được cấu tạo từ một khối bán dẫn loại p (Anod) ghép với một khối bán dẫn
loại N (Cathod).
- Đèn LED sử dụng trong sinh hoạt có nhiều chủng loại khác nhau. Tuy nhiên,
với mục đính thay thế đèn sợi đốt để tiết kiệm năng lượng, đèn led được chế tạo có
hình dáng bên ngoài và cách thức sử dụng giống như đèn sợi đốt (hình 5.9).

Hình 5.9. Cấu tạo đèn LED

55
b) Nguyên lý làm việc
Đèn led có nguyên lý hoạt động giống với điốt bán dẫn.
- Khối bán dẫn loại p chứa nhiều lỗ trống tự do mang điện tích dương nên khi
ghép với khối bán dẫn loại N (chứa các điện tử tự do) thì các lỗ ứống này có xu hướng
chuyển động khuếch tán sang khối N. Cùng lúc khối p lại nhạn thêm các điện tử (điện
tích âm) từ khối N chuyển sang. Kết quả là khối p tích điện âm (thiếu hụt lồ trống và
dư thừa điện tử), trong khi khối N tích điện dương (thiếu hụt điện từ và dư thừa lỗ
trống).
- Tại vùng tiếp giáp P-N, một số điện tử bị lỗ trống thu hút và khi chúng tiến lại
gần nhau, chúng có xu hướng kết hợp với nhau tạo thành các nguyên tử trung hòa. Quá
trình này có thể giải phóng năng lượng dưới dạng ánh sáng (hay các bức xạ điện tử có
bước sóng gần đó).
- Trong sử dụng, đèn LED thường được ghép song song lại với nhau để đáp ứng
nhu cầu về công suất phát sáng (hình 5.10).

Hình 5.10. Ứng dụng đèn LED


c) Tinh chất
- Tùy theo mức năng lượng giải phóng cao hay thấp mà bước sóng ánh sáng phát
ra khác nhau (tức màu sắc của LED sẽ khác nhau). Mức năng lượng và màu săc của
LED hoàn toàn phụ thuộc vào câu trúc năng lượng của các nguyên tử chất bán dẫn.
- LED thường có điện thế phân cực thuận cao hơn điốt thông thường (1,5V - 3V).
Tuỵ nhiên, điện thế phân cực nghịch ở LED thì không cao. Do đó, LED rất dễ bị hư
hỏng do điện thế ngược gây ra.
d) Ứng dụng và ưu điểm
- LED được dùng để làm bộ phận hiển thị trong các thiết bị điện, điện tử, đèn
quảng cáo, trang trí, đèn giao thông.

56
- Có nghiên cứu về các loại LED có độ sáng tương đương với bóng đèn bằng khí
Neon. Đèn chiếu sáng bang LED được cho là có các ưu điểm như gọn nhẹ, bền, tiết
kiệm năng lượng.
- Các LED phát ra tia hồng ngoại được dùng trong các thiết bị điều khiển từ xa
cho đồ điện tử dân dụng.
- Hiện tại đèn LED trắng có tuổi thọ tới 100.000 giờ sử dụng. Mặc khác, chúng
dùng điện áp thấp cho nên không gây cbáy nổ và tiết kiệm điện hon nhiều so với các
bóng đèn khác.
- Điểm hấp dẫn ở loại đèn này là nó có thể sử dụng, để lắp đặt ở những nơi khó
thay lắp như bên ngoài tòa nhà, bể bơi,...

Hình 5.11. Một số hình dạng của đèn công nghệ LED
3.2. Kết cấu và nguyên lý làm việc một số mạch điện chiếu sáng thông dụng trong
sinh hoạt
3.2.1. Mạch đèn mắc nối tiếp
a) Sơ đồ nguyên lý
L N

CD CD
CT Ð1 Ð2 Ð3
CC

Hình 5.12. Sơ đồ nguyên lý mạch đèn mắc nối tiếp


b) Nguyên lý làm việc
- Giả sử, ban đầu CT (công tắc) ở trạng thái mở như hình 5.12.

57
- Khi bật CT, tiếp điểm đóng lại. Dòng điện đi từ dây pha L qua cầu chì CC, qua
tiếp điểm CT đến các bóng đèn về dây nguội N. Các bóng đèn có dòng điện chạy qua
nên phát sáng theo các trường hợp sau:
+ Nếu các bóng đèn có cùng công suất và tổng điện áp định mức bằng điện áp
nguồn, thì các bóng đèn đều sáng định mức và giống nhau về cường độ độ sáng.
+ Nếu các bóng đèn có cùng công suất và tổng điện áp định mức lớn hơn điện áp
nguồn, thì các bóng đèn đều sáng dưới định mức (mờ hơn) và giống nhau về cường độ
sáng.
+ Nếu các bóng đèn công suất không bằng nhau, thì đèn có cường độ sáng khác
nhau (hạn chế sử dụng trong trường hợp này).
- Khi tắt CT, tiếp điểm mở ra như trạng thái ban đầu. Mạch điện bị ngắt, các
bóng đèn không có dòng điện chạy qua nên nó không phát sáng.
* Mạch nối tiếp được sử dụng khi có nhu cầu giảm công suất phát sáng của bóng
đèn, hoặc khi điện áp nguồn lớn hơn điện áp định mức của các đèn. Điều kiện ghép
nối tiếp là các bóng đèn có cùng công suất phát sáng.
3.2.2. Mạch đèn song song
a) Sơ đồ nguyên lý
L N

CD CD
CT Ð1
CC

Ð2

Ð3

Hình 5.13. Sơ đồ nguyên lý mạch đèn mắc song song


b) Nguyên lý làm việc
- Giả sử, ban đầu CT (công tắc) ở trạng thái như hình 5.13.
- Khi bật CT, tiếp điểm đóng lại. Dòng điện đi từ dây pha L qua cầu chì CC, qua
tiếp điểm CT đến các bóng đèn về dây nguội N. Các bóng đèn có dòng điện chạy qua
nên phát sáng.

58
- Khi tắt CT, tiếp điểm mở ra như trạng thái ban đầu. Mạch điện bị ngắt, các
bóng đèn không có dòng điện chạy qua nên nó không phát sáng.
*Mạch mắc song song được sử dụng khi có nhu cầu tăng công suất phát sáng
cho nơi làm việc. Điều kiện ghép song song là các bóng đèn có cùng điện áp định mức
và bằng điện áp nguồn.
3.2.3. Mạch một đèn điều khiển hai vị trí
a) Mạch một đèn điều khiển hai vị trí (dạng 1)
*) Sơ đồ nguyên lý
L N

CD CD
CT1 CT2 Ð
CC 1 1
0 0
2 2

Hình 5.14. Mạch một đèn điều khiển hai vị trí (dạng 1)
*) Nguyên lý làm việc
Đèn Đ chỉ sáng khi CT1 và CT2 cùng ở một vị trí 1, hoặc CT1 và CT2 cùng ở vị
trí 2.
- Giả sử, ban đầu CT1 và CT2 ở trạng thái như hình. Lúc này, mạch điện bị ngắt
do hai công tắc không liền mạch, nên không có dòng điện chạy qua đèn. Vì vậy, đèn Đ
không sáng.
- Khi tác động vào CT1 hoặc CT2, tiếp điểm của một trong hai công tắc chuyển
đổi trạng thái (giả sử CT2 chuyển từ vị trí 2 sang vị trí 1). Mạch điện được khép kín.
Dòng điện chạy qua đèn, nên đèn Đ sáng.
- Khi tác động một lần nữa vào một trong hai công tắc, tiếp điểm của công tắc đó
chuyển đổi trạng thái. Mạch điện bị hở và đèn Đ tắt.
- Như vậy, chỉ cần tác động một lần vào CT1 hoặc CT2 thì đèn Đ thay đổi trạng
thái sắng hoặc tắt.
*Mạch đèn điều khiển hai vị trí được sử dụng trong mạch đèn cầu thang, mạch
đèn hành lang và mạch đèn nhà kho khi nguồn cung cấp chỉ có một trong hai vị trí lắp
đặt công tắc.
b) Mạch một đèn điều khiển hai vị trí (dạng 2
*) Sơ đồ nguyên lý

59
L N L N

CD CD

CC CC
CT1 Ð CT2
2 1
0 0
1 2

Hình 5.15. Mạch một đèn điều khiển hai vị trí (dạng 2)
*) Nguyên lý làm việc
Đèn Đ chỉ sáng khi CT1 và CT2 cùng ở một vị trí 1, hoặc CT1 và CT2 cùng ở vị trí 2.
- Giả sử, ban đầu CT1 và CT2 ở trạng thái như hình. Lúc này, mạch điện được
khép kín qua hai công tắc, nên có dòng điện chạy qua đèn. Vì vậy, đèn Đ sáng.
- Khi tác động vào CT1 hoặc CT2, tiếp điểm của một trong hai công tắc chuyển
đổi trạng thái (giả sử CT2 chuyển từ vị trí 1 sang vị trí 2). Mạch điện ngắt. Dòng điện
không chạy qua đèn, nên đèn Đ không sáng.
- Khi tác động một lần nữa vào một trong hai công tắc, tiếp điểm của công tắc đó
chuyển đổi trạng thái. Mạch điện lại được khép kín và đèn Đ sáng trở lại.
- Như vậy, chỉ cần tác động một lần vào CT1 hoặc CT2 thì đèn Đ thay đổi trạng
thái sắng hoặc tắt.
*Mạch đèn điều khiển hai vị trí được sử dụng trong mạch đèn cầu thang, mạch
đèn hành lang và mạch đèn nhà kho, nhưng trong trường hợp nguồn cung cấp phải có
ở cả hai vị trí lắp đặt công tắc.
c) Mạch một đèn điều khiển hai vị trí (dạng 3
*) Sơ đồ nguyên lý
L N

CD CD

CC

CT1 CT2
1 1 Ð
0 0
2 2

Hình 5.16. Mạch một đèn điều khiển hai vị trí (dạng 3)
60
*) Nguyên lý làm việc
Đèn Đ chỉ sáng khi CT1 ở vị trí 1và CT2 ở một vị trí 2, hoặc CT1 ở vị trí 2 và
CT2 ở vị trí 1.
- Giả sử, ban đầu CT1 và CT2 ở trạng thái như hình. Lúc này, mạch điện được
khép kín qua hai công tắc, nên có dòng điện chạy qua đèn. Vì vậy, đèn Đ sáng.
- Khi tác động vào CT1 hoặc CT2, tiếp điểm của một trong hai công tắc chuyển
đổi trạng thái (giả sử CT1 chuyển từ vị trí 2 sang vị trí 1). Mạch điện ngắt. Dòng điện
không chạy qua đèn, nên đèn Đ không sáng.
- Khi tác động một lần nữa vào một trong hai công tắc, tiếp điểm của công tắc đó
chuyển đổi trạng thái. Mạch điện lại được khép kín và đèn Đ sáng trở lại.
- Như vậy, chỉ cần tác động một lần vào CT1 hoặc CT2 thì đèn Đ thay đổi trạng
thái sắng hoặc tắt.
*Mạch đèn điều khiển hai vị trí dạng 3 chính là sự kết hợp của mạng dạng 1 và
dạng 2, nên cũng được sử dụng trong mạch đèn cầu thang, mạch đèn hành lang và
mạch đèn nhà kho, trong trường hợp khi nguồn cung cấp chỉ có ở một trong hai vị trí
lắp đặt công tắc.
3.2.4. Mạch một đèn điều khiển ba vị trí
a) Sơ đồ nguyên lý
L N

CD CD
CT1 CT2 CT3 Ð
CC 1 1 3 1
0 0
2 2 4 2

Hình 5.17. Mạch một đèn điều khiển ba vị trí


b) Nguyên lý làm việc
Đèn Đ chỉ sáng khi CT1, CT2 và CT3 cùng ở một vị trí và sao cho mạch điện
kín.
- Giả sử, ban đầu CT1, CT2 và CT3 ở trạng thái như hình. Lúc này, mạch điện
được khép kín qua hai công tắc, nên có dòng điện chạy qua đèn. Vì vậy, đèn Đ sáng.
- Khi tác động vào CT1, CT2 hoặc CT3 tiếp điểm của một trong ba công tắc
chuyển đổi trạng thái (giả sử CT2 chuyển từ vị trí 1 sang vị trí 2). Mạch điện ngắt.
Dòng điện không chạy qua đèn, nên đèn Đ không sáng.
- Khi tác động một lần nữa vào một trong ba công tắc, tiếp điểm của công tắc đó
chuyển đổi trạng thái. Mạch điện lại được khép kín và đèn Đ sáng trở lại.
- Như vậy, chỉ cần tác động một lần vào CT1, CT2 hoặc CT3 thì đèn Đ thay đổi
trạng thái sáng hoặc tắt.
3.2.5. Mạch đèn điều khiển 2 trạng thái

61
a) Mạch đèn sáng tỏ, sáng mờ
*) Sơ đồ nguyên lý
L N
CD CD

CC Ð1 Ð2
CT1 CT2
1
0
2

Hình 5.18. Mạch đèn sáng tỏ, sáng mờ


*) Nguyên lý làm việc
- Ở trạng thái 1: CT2 ở vị trí 1, lúc này đèn 1 và đèn 2 mắc nối tiếp, khi đó 2 đèn
sẽ sáng mờ.
- Ở trạng thái 2: CT2 ở vị trí 2, đèn 1 bị nối tắt, chỉ có đèn 2 sáng tỏ.
Công tắc 1 dùng để tắt mạch.
b) Mạch đèn sáng luân phiên
*) Sơ đồ nguyên lý
L N
CD CD

CC Ð1
CT1 CT2
1
0
2
Ð2

Hình 5.19. Mạch đèn sáng luân phiên


*) Nguyên lý làm việc
- Ở trạng thái 1: CT2 ở vị trí 1,lúc này chỉ có dòng điện chạy qua đèn 1 nên đèn 1
sáng, đèn 2 tắt.
- Ở trạng thái 2: CT2 ở vị trí 2, tương tự chỉ có dòng điện chạy qua đèn 2 nên
đèn 2 sáng và đèn 1 tắt.
Công tắc 1 dùng để tắt mạch.
Hai đèn 1 và 2 là hai đèn khác loại, hoặc có công suất khác nhau.
3.2.6. Mạch đèn điều khiển 4 trạng thái
a) Sơ đồ nguyên lý

62
L Ð1 Ð2 N

CD CD

CC CT1 CT2 0
1
0
2 2 1

Hình 5.20. Mạch đèn sáng luân phiên


b) Nguyên lý làm việc
Các trạng thái hoạt động mạch đèn.
- Trạng thái 1: CT1 ở vị trí 1 và CT2 ở vị trí 1, đèn 1 sáng tỏ , đèn 2 sáng mờ.
- Trạng thái 2: CT1 ở vị trí 1 và CT2 ở vị trí 2, đèn 1 và đèn 2 sáng mờ.
- Trạng thái 3: CT1 ở vị trí 2 và CT2 ở vị trí 2, đèn 1 tắt , đèn 2 sáng tỏ.
- Trạng thái 4: CT1 ở vị trí 2 và CT2 ở vị trí 1, cả 2 đèn tắt.
3.2.7. Mạch đèn thắp sáng theo thứ tự
a) Sơ đồ nguyên lý
L

N
Ð1 Ð2 Ð3
CD

CC 1 2

1 2 CT3
0
CT1 CT2
0

Hình 5.21. Mạch đèn sáng luân phiên


b) Nguyên lý làm việc
- Khi CT2 ở vị trí 1, đèn 1 sáng.
- Khi CT2 ở vị trí 2 và CT3 ở vị trí 1, đèn 1 tắt, đèn 2 sáng.
- Khi CT2 ở vị trí 2 và CT3 ở vị trí 2, đèn 2 tắt, đèn 3 sáng.
- Khi tăt, trình tự sẽ ngược lại
Công tắc 1 dùng để tắt mạch

63
IV. YÊU CẦU THIẾT BỊ THỰC HÀNH
Yêu cầu thiết bị thực hành cho một nhóm thực hành:

TT Chủng loại – quy cách kỹ thuật Đơn vị Số lượng Ghi chú


1 Bộ thực hành điện dân dụng Bộ 01
2 Dây nối 4mm Bộ 01
3 Bút thử điện Chiếc 01
4 Đồng hồ VOM Chiếc 01

V. QUY TRÌNH THỰC HÀNH


5.1. Quy trình lắp ráp mạch điện chiếu sáng thông dụng theo sơ đồ nguyên lý
Bước 1. Khảo sát mô hình thực hành lắp mạch điện chiếu sáng (hình 5.22).

Hình 5.22. Bộ thực hành điện dân dụng


Bước 2. Phân tích sơ đô nguyên lý mạch điện cần lắp ráp
Bưóc 3. Chọn các module thiết bị trên mô hình phù họp với thiết bị có trên sơ
đồ nguyên lý cần lắp
Bước 4. Vẽ sơ đồ nối dây cho sơ đồ nguyên lý mạch điện cần lắp ráp
Bước 5. Nối dây giữa các thiết bị với nhau trên mô hình đúng theo sơ đồ
nguyên lý

64
Bước 6. Kiểm tra sự phù hợp giữa mạch điện sau khi lắp với sơ đồ nguyên lý
Bước 7. Kiểm tra nguội mạch điện sau khi lắp xong
Bước 8. Kiểm tra hoạt động của mạch điện theo nguyên lý làm việc, quan sát
hoạt động của mạch điện và ghi lại kết quả.
5.2. Ví dụ minh họa quy trình lắp ráp mạch điện chiếu sáng theo sơ đồ nguyên lý
Ví dụ 1. Lắp ráp Mạch một đèn điều khiển hai vị trí (dạng 1) theo sơ đồ nguyên lý:
L N

CD CD
CT1 CT2 Ð
CC 1 1
0 0
2 2

Bước 1. Khảo sát mô hình thực hành lắp mạch điện chiếu sáng (hình 5.22).
Bước 2. Phân tích sơ đô nguyên lý mạch điện cần lắp ráp
Bưóc 3. Chọn các module thiết bị trên mô hình phù họp với thiết bị có trên sơ
đồ nguyên lý cần lắp:
- Cầu dao 1 pha (CD): 1 cái
- Cầu chì (CC): 1 cái
- Công tắc 3 cực: 2 cái
- Đèn: 1 cái
Bước 4. Vẽ sơ đồ nối dây cho sơ đồ nguyên lý mạch điện cần lắp ráp

Hình 5.23. Sơ đồ nối dây Mạch một đèn điều khiển hai vị trí (dạng 1)
65
Bước 5. Nối dây giữa các thiết bị với nhau trên mô hình đúng theo sơ đồ
nguyên lý
Bước 6. Kiểm tra sự phù hợp giữa mạch điện sau khi lắp với sơ đồ nguyên lý
Bước 7. Kiểm tra nguội mạch điện sau khi lắp xong
Bước 8. Kiểm tra hoạt động của mạch điện theo nguyên lý làm việc, quan sát
hoạt động của mạch điện và ghi lại kết quả.
Ví dụ 2. Lắp ráp Mạch một đèn điều khiển hai vị trí (dạng 2) theo sơ đồ nguyên lý:
L N L N

CD CD

CC CC
CT1 Ð CT2
2 1
0 0
1 2

Bước 1. Khảo sát mô hình thực hành lắp mạch điện chiếu sáng (hình 5.22).
Bước 2. Phân tích sơ đô nguyên lý mạch điện cần lắp ráp
Bưóc 3. Chọn các module thiết bị trên mô hình phù họp với thiết bị có trên sơ
đồ nguyên lý cần lắp:
- Cầu dao 1 pha (CD): 1 cái
- Cầu chì (CC): 1 cái
- Công tắc 3 cực: 2 cái
- Đèn: 1 cái
Bước 4. Vẽ sơ đồ nối dây cho sơ đồ nguyên lý mạch điện cần lắp ráp

Hình 5.24. Sơ đồ nối dây Mạch một đèn điều khiển hai vị trí (dạng 2)
66
Bước 5. Nối dây giữa các thiết bị với nhau trên mô hình đúng theo sơ đồ
nguyên lý
Bước 6. Kiểm tra sự phù hợp giữa mạch điện sau khi lắp với sơ đồ nguyên lý
Bước 7. Kiểm tra nguội mạch điện sau khi lắp xong
Bước 8. Kiểm tra hoạt động của mạch điện theo nguyên lý làm việc, quan sát
hoạt động của mạch điện và ghi lại kết quả.
Ví dụ 3. Lắp ráp Mạch một đèn điều khiển hai vị trí (dạng 3) theo sơ đồ nguyên lý:
L N

CD CD

CC

CT1 CT2
1 1 Ð
0 0
2 2

Bước 1. Khảo sát mô hình thực hành lắp mạch điện chiếu sáng (hình 5.22).
Bước 2. Phân tích sơ đô nguyên lý mạch điện cần lắp ráp
Bưóc 3. Chọn các module thiết bị trên mô hình phù họp với thiết bị có trên sơ
đồ nguyên lý cần lắp:
- Cầu dao 1 pha (CD): 1 cái
- Cầu chì (CC): 1 cái
- Công tắc 3 cực: 2 cái
- Đèn: 1 cái
Bước 4. Vẽ sơ đồ nối dây cho sơ đồ nguyên lý mạch điện cần lắp ráp

Hình 5.25. Sơ đồ nối dây Mạch một đèn điều khiển hai vị trí (dạng 3)
67
Bước 5. Nối dây giữa các thiết bị với nhau trên mô hình đúng theo sơ đồ
nguyên lý
Bước 6. Kiểm tra sự phù hợp giữa mạch điện sau khi lắp với sơ đồ nguyên lý
Bước 7. Kiểm tra nguội mạch điện sau khi lắp xong
Bước 8. Kiểm tra hoạt động của mạch điện theo nguyên lý làm việc, quan sát
hoạt động của mạch điện và ghi lại kết quả.

68
VI. BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH

PHIẾU BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH 4


TÊN BÀI THỰC HÀNH
Lắp ráp mạch điện chiếu sáng theo sơ đồ nguyên lý

Họ và tên sinh viên: … … … … … … … … … … … … … ... … …


MSSV: … … … … … … … Lớp: … … … … Nhóm: … … … …
Đánh giá
NỘI DUNG BÁO CÁO CỦA SINH VIÊN
SV GV
Khảo sát đèn chiếu sáng:
a. Đèn sợi đốt
… … … … … … … … … … … … … ... … …
… … … … … … … … … … … … … ... … …
… … … … … … … … … … … … … ... … …
b. Đèn huỳnh quang
1 … … … … … … … … … … … … … ... … …
… … … … … … … … … … … … … ... … …
… … … … … … … … … … … … … ... … …
c. Đèn trong công nghệ LED
… … … … … … … … … … … … … ... … …
… … … … … … … … … … … … … ... … …
… … … … … … … … … … … … … ... … …
Kết quả kiểm tra mạch điện sau khi lắp:
a. Tên mạch điện … … … … … … … ... … …
2
b. Kiểm tra nguội … … … … … … … ... … …
c. Kiểm tra hoạt động … … … … … ... … …
3 Thời gian thực hiện bài thực hành

Kết quả thực hành

69
BÀI THỰC HÀNH SỐ 5
LẮP RÁP MẠCH ĐIỆN DÂN DỤNG KHÁC THEO SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ
I. MỤC TIÊU
- Trình bày được kết cấu và nguyên lý làm việc của một số thiết bị điện dân dụng
- Lắp ráp được các mạch điện theo đúng nguyên lý và kỹ thuật
- Thực hiện đúng quy trình và quy tắc an toàn.
II. NHIỆM VỤ THỰC HÀNH
2.1. Tìm hiểu kiến thức lý thuyết của bài thực hành
1. Kết cấu và nguyên lý làm việc của một số thiết bị điện dân dụng
2. Kết cấu và nguyên lý làm việc một số mạch điện chiếu sáng dân dụng
3. Yêu cầu khi lắp ráp mạch điện dân dụng.
2.2. Thực hành theo quy trình
Quy trình lắp ráp một số mạch điện dân dụng theo sơ đồ nguyên lý.
III. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
3.1. Một số thiết bị điện sử dụng trong mạng điện dân dụng
3.1.1. Công tơ điện
a) Cấu tạo
Công tơ điện là máy đo điện năng tiêu thụ (còn gọi là điện năng kế) tính theo
kilôOát giờ [kWh]. Công tơ gồm các phần: bộ đo, nắp đạy trạm đấu dây, chụp thuỷ
tinh (hình 6.1).

Hình 6.1. Công tơ điện


Cấu trúc của công tơ điện 1 pha loại cảm ứng (hình 6.2) gồm phần tĩnh là 2 nam
châm điện A và B. Nam châm A quấn dây đường kính lớn, ít vòng trên lõi chữ U - là
cuộn dòng, còn nam châm B quấn dây cỡ nhỏ, nhiều vòng - là cuộn thế. Cuộn dòng

70
được mắc nối tiếp với tải và cuộn thế - mắc song song với tải. Đĩa nhôm gắn trên trục
quay tự do được đặt trong khe giữa nam châm thế và nam châm dòng.

Hình 6.2. Hình dạng (a), ký hiệu sơ đồ (b) và cấu tạo (c) của công tơ điện
b) Nguyên lý hoạt động
Khi có dòng tải đi qua cuộn A, sẽ tạo ra từ thông biến thiên qua đĩa nhôm, và tạo
dòng xoáy cảm ứng I1 trong đĩa nhôm. Đồng thời, điện áp tải đặt vào cuộn B, cũng sẽ
tạo ra từ thông biến thiên qua đĩa nhôm, và tạo dòng xoáy cảm ứng I2 trong đĩa nhôm.
Các dòng điện I1 và 12 nằm trong từ trường sẽ tác động với nhau làm xuất hiện lực
điện từ, làm quay đĩa. Moment quay M sẽ tỷ lệ với dòng điện tải, điện áp tải, góc lệch
pha cos giữa chúng: M = k’.U.I.cos = k’P
Khi đĩa nhôm quay, trục vít vô tận và các bánh răng liên kết sẽ làm quay trông số
để đếm điện năng tiêu thụ.
Nam châm vĩnh cửu được bố trí với 2 cực N và S ở 2 phía của đĩa nhôm, tạo từ
trường phụ tương tác với từ trường sinh bởi các dòng điện xoáy, làm sinh moment
hãm. Khi chỉnh vít nam châm (theo phía + hoặc -) sẽ cho phép điều chỉnh tốc độ quay
của đĩa.
Khi đĩa nhôm quay đều thì moment hãm bằng moment quay: Mh = k”.n = k’P
suy ra : n =(k’/k”)P = kP.
Sau thời gian t, số vòng quay bằng nt = k.Pt => N = k.A
Như vậy qua chỉ số tổng trên trống số, ta xác định được điện năng tiêu thụ trong
khoảng thời gian xác định.

71
Trên mặt của công tơ điện có ghi các chỉ số: điện thế định mức (220V), dòng
định mức (20A), tần số sử dụng (50Hz) và số vòng quay của đĩa nhôm cho mỗi kWh
(900v/lkWh). Chỉ dẫn đấu nối công tơ thường được gắn bên trong nắp hộp đấu dây.
Chú ý khi sử dụng cần tính dòng tải tổng cộng để không vượt quá dòng điện định
mức để tránh làm hỏng công tơ.
3.1.2. Thiết bị chống dòng điện rò
a) Nguyên lý cấu tạo

A. Rơle tác động


C. Lõi biến dòng
T. Nút nhấn kiểm tra
R. Điện trở hạn dòng

Hình 6.3. Nguyên lý cấu tạo của thiết bị chống dòng rò


- Nguyên lý chung của thiết bị chống dòng rò là so sánh dòng điện theo các chiều
đi và về trong mỗi chu kỳ, nếu phát hiện sự chênh lệch nhau thì ngắt điện thông qua
một cuộn dây cảm ứng.
- Dòng rò được so sánh mức độ với ngưỡng cho phép của nó để ngắt điện.
b) Cấu tạo và nguyên lý làm việc

Hình 6.4. Cấu tạo bên trong của một thiết bị chống dòng rò điển hình
72
Nguồn cấp (dây pha và dây trung hòa) được nối với các cực (1) và dây nối cấp
điện cho tải được nối với các cực (2).
Khi nút phục hồi (3) được nhấn, các tiếp điểm (4 ẩn sau phần tử 5) đóng, cho
phép dòng điộn đi qua. Cuộn đây solenoid (5) giữ các tiếp điểm đóng khi núl phục hồi
đã nhả ra.
Cuộn dây cảm biến (6) là biến dòng kiểu vi sai với các dây đi vào giữa là dây pha
và trung hoà. Trong trạng thái vận hành bình ihường, không có hiện tượng rò dòng
điện, dòng điện qua dây pha bằng dòng điện qua dây trung tính (nhưng ngược chiều
nhau) thì không tạo ra từ thông trong cuộn dây cảm biến và thiết bị điộn chông dòng
điện rò khỏng tác động. Nếu có hiện tượng rò dòng điện (ví dụ như người chạm vào
phần mang điện của thiết bị có trang bị thiết bị bảo vệ chông dòng rò), dòng điện trong
hai dây (dây pha và dây trung tính, đối với thiết bị một pha) và trong các dây (ba dây
pha và dây trung tính) không bằng nhau nên dòng điện tổng I Δ = IL- IN > 0 đi trong
cuộn cảm biến (6) và dòng này được nhận biết bởi mạch cảm biến (7). Mạch cảm biến
cắt nguồn cấp điện cho cuộn dây solenoid (5) và các tiếp điểm (4) sẽ được tách rời
dưới áp lực của lò xo, cắt nguồn cấp điện cho thiết bị.
Thiết bị chống dòng rò được chế tạo để có thể cắt dòng trong vài phần giây nhờ
đó nhanh chóng giảm nguy hiểm do sôc điện.
Nút nhấn kiểm tra (8) cho phép kiểm tra sự vận hành chính xác của thiết bị chống
dòng rò bằng cách cấp một dòng nhỏ qua dây thử (9). Đây là việc mô phỏng dòng
không cân bằng đi trong cuộn cảm biến. Nếu thiết bị chống dòng rò không hoạt động
cắt mạch khi nhấn nút kiểm tra thì cần phải thay thế thiết bị chống dòng rò.
3.1.3. Chuông điện
a) Cấu tạo
Chuông điện là dụng cụ phát tín hiệu âm thanh khi nhấn nút gọi. Thông thường
nút nhấn bố trí ngoài cổng hay cửa, còn chuông đặt trong nhà.
Chuông điện có nhiều loại, cấu tạo theo kiểu rơ le điện từ hoặc chuông điện tử.

Hình 6.5. Chuông điện từ kiểu rơ le với tiếp điểm


73
b) Nguyên lý hoạt động
Chuông điện có 2 cuộn dây để tạo mạch từ dạng móng ngựa. Khi nhấn nút
chuông sẽ cấp dòng điện đi qua 2 cuộn dây, qua lò xo lá, tiếp điểm K trở về nguồn.
Hai cuộn dây trở thành nam châm điện hút lá sắt non, làm gõ búa vào chuông. Với 1
lần hút, tiếp điểm K bị hở, nam châm mất điện và lò xo lá đưa cần gõ về vị trí ban đầu,
làm đóng tiếp điểm K, cấp điện cho nam châm, làm gõ búa vào chuông,.... Kết quả khi
nhấn chuông sẽ tạo hồi chuông cho đến khi nhả nút nhấn.
Đặc điểm của chuông điện từ loại này là có thể làm việc với nguồn xoay chiều
hoặc một chiều. Nhược điểm là có sử dụng tiếp điểm K nên có sự đánh tia lửa điện, có
thể làm mau hư tiếp điểm, đồng thời gây nhiễu vào mạng điện. Ngoài ra, âm thanh hồi
chuông mạnh có thể làm giật mình.
Trên hình 6.6 mô tả chuông điện xoay chiều sử dụng 1 cuộn dây. Điện thế nuôi là
xoay chiều, có thời điểm I = 0, khi đó nam châm điện không hút lá sắt non gắn trên
cần búa gõ. Còn khi I = Imax, nam châm hút. Lò xo lá cũng như trên, có tác dụng đưa
buá gõ ra xa khi nam châm không hút cần búa.
Chuông loại này có cấu tạo đơn giản, không có tiếp điểm nên bền hơn.

Hình 6.6. Chuông điện xoay chiều không có tiếp điểm


Trên hình 6.7 mô tả chuông điện được sử dụng rộng rãi hiện nay
Chuông có cấu tạo gồm 1 cuộn dây có 1 lõi sắt non có thể dịch chuyển bên trong.
Khi dịch lên sẽ đập vào thanh kim loại A phát một âm thanh, khi dịch xuống sẽ đập
vào thanh B phát một âm thanh khác. Với 2 âm thanh khác nhau (bính - bong) tạo
thông báo dễ chịu hơn cho gia đình.
Ở trạng thái bình thường lò xo đẩy lõi sắt lên trên. Khi nhân nút chuông, cấp điện
cho cuộn dây, làm hút lõi sắt non vào lòng cuộn dây và gõ vào thanh B. Khi nhả nút
nhấn, lò xo đẩy lõi sắt lên trên và gõ vào thanh A.

74
Hình 6.7. Chuông điện xoay chiều phát 2 âm thanh
Chuông điện tử có cấu tạo là một mạch điện tử phát âm thanh. Do kỹ thuật phát
triển, có thể tạo chuông báo bằng 1 khúc nhạc, tiếng chim hót,... Hiện nay trong thị
trường có loại chuông điện tử “không dây”, trong đó nút nhấn và mạch báo chuông
được cấp nguồn tại chỗ.
3.1.4. Bút thử điện
a) Cấu tạo
Bút thử điện là dụng cụ kiểm tra sơ bộ bằng mắt trạng thái có điện hoặc không ở
điểm cần kiểm tra.
Bút thử điện có cấu trúc gồm vỏ bút, đầu tiếp xúc điện (dạng tuốc nôvít dẹt), điện
trở hạn chế (~ M), bóng đèn neon, lò xo và tay cầm (hình 6.8).

Hình 6.8. Cấu tạo bút thử điện


b) Nguyên lý hoạt động
Khi tiếp xúc đầu bút vào điểm có điện, dòng điện sẽ đi qua điện trở, bóng neon,
lò xo, tay cầm của người và xuống đất. Điện thế đặt trên bóng đèn neon sẽ làm sáng
bóng, báo có điện. Điện trở làm hạn chế dòng điện không gây nguy hiểm cho người.
Chú ý: Bút thử điện chỉ dùng để kiểm tra mạng điện dân dụng 220V (110V).
Không sử dụng cho lưới điện cao vôn vì sẽ gây nguy hiểm.

75
3.2. Kết cấu và nguyên lý làm việc một số mạch điện dân dụng khác
3.2.1. Mạch đèn huỳnh quang
a) Sơ đồ nguyên lý

CC

CT

P N

Hình 6.9. Sơ đồ nguyên lý mạch đèn huỳnh quang


b) Nguyên lý làm việc
Đèn huỳnh quang làm việc dựa trên nguyên tắc phóng điện trong chất khí.
- Khi chưa đóng điện, starter ở trạng thái hở. Khi đóng điện, toàn bộ điện áp
nguồn đặt lên hai cực của starter làm cho thanh lưỡng kim bắt đầu nóng lên (lúc này
chấn lưu chỉ làm nhiệm vụ dẫn điện). Sự co giãn của lá lưỡng kim làm cho tiếp điểm
của starter đóng lại, dòng điện chạy qua tim đèn. Tim đèn được đốt nóng phát ra điện
tử làm ion hóa khi Argon ở hai đầu bóng đèn, nhiệt độ tăng cao làm thủy ngân bốc hơi
dẫn đến ion hóa toàn bộ lượng khí trong ống.
- Lúc tiếp điểm của starter đóng lại thì điện áp trên starter giảm xuống, hồ quang
mất dần, nhiệt độ của hai lá lưỡng kim giảm mạnh, hai lá lưỡng kim trở về trạng thái
cũ và tiếp điểm mở ra đột ngột. Sự thay đổi đột ngột này tác động đến chấn lưu và làm
cho cuộn dây của chấn lưu tạo ra một sức điện động cảm ứng có giá trị cao đặt giữa
hai điện cực của bóng đèn. Suất điện động cảm ứng này tạo ra điện trường có cường
độ lớn. Điện trường này làm bức xạ các điện tử và tạo thành dòng electron chạy trong
ống đèn. Ánh sáng phát ra từ ống đèn nhờ sự masát giữa các điện tử khi di chuyển với
bột huỳnh quang trong ống đèn.
- Sau khi phát sáng dòng điện chạy hoàn toàn trong bóng đèn, starter hở mạch,
chấn lưu trở thành tải cảm tiêu thụ điện và điện áp trên hai đầu đèn nhỏ hơn điện áp
nguồn (điện áp duy trì của bóng).
76
3.2.2. Mạch điện chuông báo
a) Sơ đồ nguyên lý
L N

CD CD

N
CC

C
Hình 6.10. Sơ đồ nguyên lý mạch điện chuông báo
b) Nguyên lý làm việc
- Giả sử, ban đầu nút nhấn N có trạng thái tiếp điểm như hình. Khi đó, mạch điện
bị ngắt, chuông không báo.
- Khi ấn nút N, mạch điện được khép kín. Dòng điện chạy qua chuông, nên
chuông ngừng báo.
*Mạch điện chuông báo được sử dụng để gọi cửa.
3.2.3. Mạch điều khiển đèn sử dụng rơle
a) Sơ đồ nguyên lý
L N

CD NC NC CD
Ð3
CC NO NO

A1

A2
CT

Hình 6.11. Sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển đèn sử dụng rơle


b) Nguyên lý làm việc
- Ban đầu đèn được nối với tiếp điểm NO (tiếp điểm thường mở) chưa có dòng
điện chạy qua đèn nên đèn tắt.

77
- Khi đóng CT sẽ có nguồn cấp vào cuộn dây A1, A2 làm chuyển đổi trạng thái
tiếp điểm từ NO sang NC (tiếp điểm thường đóng), lúc này mạch điện khép kín nên
đèn sáng.
- Khi mở CT sẽ ngắt nguồn cấp vào cuộn dây A1, A2 làm chuyển đổi trạng thái
tiếp điểm từ NC sang NO, lúc này mạch điện hở nên đèn tắt.
3.2.4. Mạch rơle thời gian và quạt hút gió
a) Sơ đồ nguyên lý

L N

CD CD
4 5
CC 3 6
2 7
1 8

CT

Hình 6.12. Sơ đồ nguyên lý mạch mạch rơle thời gian và quạt hút gió
b) Nguyên lý làm việc
- Khi đóng CT sẽ có nguồn cấp vào chân 2-7 của Rơle làm chuyển đổi trạng thái
tiếp điểm từ 4-1 (tiếp điểm thường mở) sang 3-2 (tiếp điểm thường đóng) theo khoảng
thời gian cài đặt, sau khoảng thời gian đó mạch điện khép kín nên quạt quay.
- Khi mở CT sẽ ngắt nguồn cấp vào chân 2-7 làm chuyển đổi trạng thái tiếp điểm
từ tiếp điểm 3-2 (tiếp điểm thường đóng) sang 4-1 (tiếp điểm thường mở), lúc này
mạch điện hở nên quạt tắt.
IV. YÊU CẦU THIẾT BỊ THỰC HÀNH
Yêu cầu thiết bị thực hành cho một nhóm thực hành:

TT Chủng loại – quy cách kỹ thuật Đơn vị Số lượng Ghi chú


1 Bộ thực hành điện dân dụng Bộ 01
2 Dây nối 4mm Bộ 01
3 Bút thử điện Chiếc 01
4 Đồng hồ VOM Chiếc 01

78
V. QUY TRÌNH THỰC HÀNH
Quy trình lắp ráp mạch điện chiếu sáng thông dụng theo sơ đồ nguyên lý
Bước 1. Khảo sát mô hình thực hành lắp mạch điện chiếu sáng (hình 6.13).

Hình 6.13. Bộ thực hành điện dân dụng


Bước 2. Phân tích sơ đô nguyên lý mạch điện cần lắp ráp
Bưóc 3. Chọn các module thiết bị trên mô hình phù họp với thiết bị có trên sơ
đồ nguyên lý cần lắp
Bước 4. Vẽ sơ đồ nối dây cho sơ đồ nguyên lý mạch điện cần lắp ráp
Bước 5. Nối dây giữa các thiết bị với nhau trên mô hình đúng theo sơ đồ
nguyên lý
Bước 6. Kiểm tra sự phù hợp giữa mạch điện sau khi lắp với sơ đồ nguyên lý
Bước 7. Kiểm tra nguội mạch điện sau khi lắp xong
Bước 8. Kiểm tra hoạt động của mạch điện theo nguyên lý làm việc, quan sát
hoạt động của mạch điện và ghi lại kết quả.

79
VI. BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH

PHIẾU BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH 5


TÊN BÀI THỰC HÀNH
Lắp ráp mạch điện dân dụng khác theo sơ đồ nguyên lý

Họ và tên sinh viên: … … … … … … … … … … … … … ... … …


MSSV: … … … … … … … Lớp: … … … … Nhóm: … … … …
Đánh giá
NỘI DUNG BÁO CÁO CỦA SINH VIÊN
SV GV
Khảo sát thiết bị điện dân dụng:
a. Rơ le thời gian
… … … … … … … … … … … … … ... … …
… … … … … … … … … … … … … ... … …
… … … … … … … … … … … … … ... … …
b. Rơ le trung gian
1 … … … … … … … … … … … … … ... … …
… … … … … … … … … … … … … ... … …
… … … … … … … … … … … … … ... … …
c. Chuông điện
… … … … … … … … … … … … … ... … …
… … … … … … … … … … … … … ... … …
… … … … … … … … … … … … … ... … …
Kết quả kiểm tra mạch điện sau khi lắp:
a. Tên mạch điện … … … … … … … ... … …
2
b. Kiểm tra nguội … … … … … … … ... … …
c. Kiểm tra hoạt động … … … … … ... … …

3 Thời gian thực hiện bài thực hành

Kết quả thực hành

80
BÀI THỰC HÀNH SỐ 6
LẮP ĐẶT CÁC MẠCH ĐÈN CHIẾU SÁNG
I. MỤC TIÊU
- Giải thích cách hoạt động của mạch đèn huỳnh quang từ việc đọc sơ đồ mạch.
- Cách tạo ra một sơ đồ mắc dây dựa trên vị trí của các bộ phận đã xác định
trước.
- Vẽ các sơ đồ mạch được trình bày riêng rẽ và sơ đồ mạch tổng thể.
- Trình bày cách hoạt động của một mạch.
- Lắp ráp, thử nghiệm và vận hành một mạch theo đúng sơ đồ mạch.
II. NHIỆM VỤ THỰC HÀNH
2.1. Tìm hiểu kiến thức lý thuyết của bài thực hành
1. Các mạng chiếu sáng huỳnh quang
2. Dimmer dùng cho nhiều mạng chiếu sáng
2.2. Thực hành theo quy trình
1. Quy trình lắp đặt đường dây điện cho các hệ thống chiếu sáng huỳnh quang
trong tòa nhà.
2. Quy trình lắp đặt các mạch đèn huỳnh quang (đóng-ngắt)
3. Quy trình lắp đặt các mạch đèn huỳnh quang (mạch kép)
4. Quy trình lắp đặt mạch tiếp đôi
5. Quy trình lắp đặt mạch kép (mạch nhanh-trễ pha)
6. Quy trình lắp đặt các mạng chiếu sáng huỳnh quang có bù
7. Quy trình lắp đặt mạch đèn sợi đốt với dimmer
8. Quy trình lắp đặt mạch đèn compact huỳnh quang với dimmer
III. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
3.1 Cấu tạo của đèn huỳnh quang

Đèn huỳnh quang bao gồm một ống khí với các điện cực đốt nóng (ống xoắn) tại
cả hai đầu.

81
Mặt trong của ống được sơn phủ vật liệu huỳnh quang có nhiệm vụ chuyển bức
xạ điện từ không nhìn thấy được thành ánh sáng mà mắt người có thể nhìn được. Ống
khí chứa một hỗn hợp của khí trơ và hơi thủy ngân.
Đèn huỳnh quang không thể được nối trực tiếp với điện lưới mà cần một tắc te và
một bộ chấn lưu.
3.2 Cách hoạt động của đèn huỳnh quang
Ánh sáng trong đèn huỳnh quang được tạo ra trong bốn bước:
Bước 1: Phóng điện phát sáng
Các điện cực có dạng các ống xoắn đốt nóng
Khi đèn huỳnh quang được bật, điện áp đường dây không đủ lớn để làm cho khí
bên trong ống đèn tạo ra phóng hồ quang điện. Điện áp đường dây này được đặt đồng
thời lên một tắc te nối song song với đèn. Các điện cực của tắc te này có dạng các công
tắc lưỡng kim. Với tắc te, điện áp đường dây đủ để tạo ra hiện tượng phóng điện phát
sáng sao cho một dòng điện nhỏ (imin) có thể chạy qua khí ga bên trong tắc te. Do đó,
có một lớp khí phát sáng được tạo ra tại bề mặt các điện cực của tắc te, làm cho các
tiếp điểm lưỡng kim nóng lên.

Bước 2: Sự nóng sáng


Sự nóng lên của các tiếp điểm lưỡng kim làm cho chúng bị cong và tạo thành
một mạch đốt nóng, cho phép dòng điện đốt nóng lớn hơn (iHeat ) chạy qua bộ chấn
lưu, ống xoắn đốt nóng của đèn huỳnh quang và tắc te. Điều này làm cho các ống xoắn
nóng sáng, phát ra các electron nhiệt-điện và do đó, tăng cường số hạt mang điện
trong khí ga. Trong bước nóng sáng này, một phần nhỏ thủy ngân sẽ bay hơi.

Bước 3: Mồi

82
Một khi các tiếp điểm lưỡng nhiệt trong tắc te đã đóng mạch, hiện tượng phóng
điện phát sáng không còn xảy ra nữa, dần dần các dải lưỡng kim sẽ nguội đi. Một khi
chúng đã nguội tới một nhiệt độ nhất định, mạch đốt nóng sẽ đột ngột mở trở lại, làm
gián đoạn dòng điện tới các ống xoắn đốt nóng. Các ống xoắn đốt nóng tiếp tục nóng
sáng và phát ra các electron nhưng do dòng điện đốt nóng đã bị ngắt đột ngột, một
điện áp cảm ứng cao sẽ được sinh ra. Điện áp này có thể lên tới 1000V. Điện áp như
vậy là đủ để làm cho khí ga trong ống “bật cháy” và bắt đầu phóng ra hồ quang điện
giúp cho dòng điện chạy giữa các điện cực tại hai đầu của ống đèn.

Bước 4: Phóng hồ quang điện


Bộ chấn lưu làm cho dòng điện chạy qua đèn bị giới hạn. Điện áp đường dây bị
chia giữa bộ chấn lưu và đèn. Phần điện áp bị giảm trên đèn được gọi là điện áp hồ
quang, điện áp này thường có giá trị giữa 50 và 110V. Do tắc te được nối song song
với đèn, nó cũng chịu chung điện áp hồ quang này nhưng điện áp này không còn đủ
lớn để tạo ra hiện tượng phóng điện phát sáng nữa.

IV. YÊU CẦU THIẾT BỊ THỰC HÀNH


Yêu cầu thiết bị thực hành cho một nhóm thực hành:
TT Mô tả Số lượng Model
1 Nguồn cung cấp 1
2 Đèn huỳnh quang 2
3 Bộ Dimmer 1

V. QUY TRÌNH THỰC HÀNH


5.1. Quy trình thực hành các mạch đèn huỳnh quang (đóng-ngắt)

83
Bước 1: Tìm hiểu sơ đồ mặt bằng:

Bước 2: Tìm hiểu sơ đồ mạch được trình bày riêng rẽ:

Bước 3: Tìm hiểu sơ đồ mắc dây

Bước 4: Tìm hiểu sơ đồ mạch tổng hợp


84
Bước 5: Lắp ráp mạch điện theo sơ đồ:

Bước 6: Vận hành và nhận xét


5.2. Các mạch đèn huỳnh quang (mạch kép)
Bước 1: Tìm hiểu sơ đồ măt bằng:

85
Bước 2: Hoàn thành sơ đồ mạch với các bộ phận riêng rẽ (được trình bày riêng rẽ).

Bước 3: Hoàn thành sơ đồ mạch cụ thể với các bộ phận được vẽ cùng nhau (sơ đồ
tổng thể). Đảm bảo rằng các dây nối giao nhau ít nhất có thể.

86
Bước 4: Lắp ráp mạch như đã thể hiện trong các sơ đồ. Kiểm tra để chắc chắn mạch
đã được lắp ráp đúng trước khi đóng điện.

Bước 5: Lắp ráp mạch điện theo sơ đồ:

Bước 6: Vận hành và nhận xét


5.3. Mạch tiếp đôi
Bước 1: Tìm hiểu sơ đồ măt bằng:

87
Bước 2: Hoàn thành sơ đồ mạch với các bộ phận riêng rẽ (được trình bày riêng rẽ).

Bước 3: Hoàn thành sơ đồ mạch cụ thể với các bộ phận được vẽ cùng nhau (sơ đồ
tổng thể). Đảm bảo rằng các dây nối giao nhau ít nhất có thể.

88
Bước 4: Lắp ráp mạch như đã thể hiện trong các sơ đồ. Kiểm tra để chắc chắn mạch
đã được lắp ráp đúng trước khi đóng điện.

Bước 5: Lắp ráp mạch điện theo sơ đồ:

Bước 6: Vận hành và nhận xét


5.4. Mạch kép (mạch nhanh-trễ pha)
Bước 1: Tìm hiểu sơ đồ măt bằng:

89
Bước 2: Hoàn thành sơ đồ mạch với các bộ phận riêng rẽ (được trình bày riêng rẽ).

Bước 3: Hoàn thành sơ đồ mạch cụ thể với các bộ phận được vẽ cùng nhau (sơ đồ
tổng thể). Đảm bảo rằng các dây nối giao nhau ít nhất có thể.

90
Bước 4: Lắp ráp mạch như đã thể hiện trong các sơ đồ. Kiểm tra để chắc chắn mạch
đã được lắp ráp đúng trước khi đóng điện.

Lưu ý: Đảm bảo rằng hai đèn được nối song song chứ không phải nối tiếp. Tụ điện nên
được nối nối tiếp với một bộ chấn lưu.
Bước 5: Lắp ráp mạch điện theo sơ đồ:

Bước 6: Vận hành và nhận xét

91
5.5. Các mạng chiếu sáng huỳnh quang có bù
Bước 1: Lắp ráp mạch như đã thể hiện trong các sơ đồ.
Lưu ý: Kiểm tra để chắc chắn mạch đã được lắp ráp đúng trước khi đóng điện.

Bước 2: Vận hành và nhận xét


5.6. Mạch đèn sợi đốt với dimmer
Bước 1: Tìm hiểu các sơ đồ:

Bước 2: Lắp ráp mạch điện theo sơ đồ:

92
Bước 3: Kiểm tra cách hoạt động của đèn dimmer.
Đặt dimmer sao cho nó cho dòng điện khoảng 250 mA đi qua. Giữ nguyên thiết lập
này cho tất cả các phép đo sau:
I= mA
Đo điện áp đường dây, điện áp trên đèn và điện áp trên dimmer.
Uđường dây = V
Uđèn = V
UDimmer = V
Tính thành phần công suất tác dụng (P), công suất phản kháng (Q), công suất biểu kiến
(S) và hệ số công suất.
P= W
S= W
Q= W
λ = P/S =
5.7. Mạch đèn compact huỳnh quang với dimmer
Bước 1: Tìm hiểu các sơ đồ:

93
Bước 2: Lắp ráp mạch điện theo sơ đồ:

Bước 3: Kiểm tra cách hoạt động của đèn compact huỳnh quang
Bằng cách đo các điện áp trong mạch dimmer cho đèn compact huỳnh quang,
chúng ta có thể kiểm tra được mạch có hoạt động đúng hay không. Bắt đầu đo khi các
kết nối được thực hiện, sau đó bật đèn lên. Ban đầu, đèn nên sáng với độ sáng tối đa.

94
Đo điện áp tại đầu vào +/- tới chấn lưu khi không kết nối dây dẫn điều khiển cho
dimmer.
Bạn đo được điện áp bằng bao nhiêu tại các đầu ra?
U= V
Đo điện áp tại đầu vào +/- tới chính chấn lưu khi các dây dẫn điều khiển tới dimmer có
kết nối và xoay núm xoay dimmer. Khoảng điện áp mà bạn đo được là bao nhiêu?
U= tới V
Đo điện áp trên đèn thực tế (chân số 1 và 4). Xoay dimmer tới vị trí cực đại. Bạn đo
được điện áp bằng bao nhiêu?
U= V
Đo điện áp trên các cuộn đốt nóng (chân số 1 và 2). Điện áp ở đây bằng bao nhiêu?
U= V
5.8. Mạch đèn halogen với dimmer
Bước 1: Tìm hiểu các sơ đồ:

Bước 2: Lắp ráp mạch điện theo sơ đồ:

95
Bước 3: Kiểm tra xem mạch đèn halogen có hoạt động không
Việc kiểm tra chức năng mạch một cách có hệ thống sẽ đảm bảo rằng có thể đưa
hệ thống vào hoạt động mà không gặp vấn đề gì và phát hiện nhanh sự cố nếu chúng
xảy ra. Việc kiểm tra này có thể được thực hiện bằng cách đo điện áp. Chỉ sử dụng các
đầu dò và ổ cắm an toàn. Không được phép sử dụng các dây lọt vỏ hoặc các kết nối
dạng tương tự.
Hãy đo điện áp tại đầu vào của dimmer. Nối vôn kế tới đầu vào L1 của dimmer và
điểm trung hòa của máy biến thế điện tử.
UDimmer In = V
Hãy đo điện áp tại đầu ra của dimmer.
UDimmer Out = V
Hãy đo điện áp tại đầu vào của máy biến thế.
UTran In = V
Hãy đo điện áp tại đầu ra của máy biến thế.
UTran Out = V
Hãy đo điện áp trên đèn halogen.
ULamp = V

96
VI. BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH

PHIẾU BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH 6


TÊN BÀI THỰC HÀNH
Tính toán thiết kế mạng điện một pha trong sinh hoạt
Họ và tên sinh viên: … … … … … … … … … … … … … ... … …
MSSV: … … … … … … … Lớp: … … … … Nhóm: … … … …
Đánh giá
NỘI DUNG BÁO CÁO CỦA SINH VIÊN
SV GV
Kết quả tính toán đèn sợi đốt với dimmer:
a. Tính toán Uđường dây , Uđèn , UDimmer
… … … … … … … … … … … … … ... … …
1 … … … … … … … … … … … … … ... … …
b. Tính toán thành phần P, Q,Svà hệ số công suất
… … … … … … … … … … … … … ... … …
… … … … … … … … … … … … … ... … …
Kết quả tính toán compact huỳnh quang với dimmer
Đo điện áp bằng bao nhiêu tại các đầu ra
U= V
Khoảng điện áp
2 U= tới V
Đo điện áp cực đại
U= V
Đo điện áp trên các cuộn đốt nóng .
U= V
Kết quả tính toán đèn halogen với dimmer
UDimmer In = V
UDimmer Out = V
3
UTran In = V
UTran Out = V
ULamp = V
4 Thời gian thực hiện bài thực hành

Kết quả thực hành

97
BÀI THỰC HÀNH SỐ 7
CHUYỂN MẠCH ĐỘNG CƠ BA PHA BẰNG TAY VÀ CÔNG TẮC TƠ

I. MỤC TIÊU
- Trình bày được các trang bị điện và nguyên lý làm việc của các chuyển mạch
động cơ ba pha bằng tay và công tắc tơ.
- Lắp ráp và đấu được các các chuyển mạch động cơ ba pha bằng tay và công tắc
tơ.
II. NHIỆM VỤ THỰC HÀNH
2.1. Tìm hiểu kiến thức lý thuyết của bài thực hành
1. Trang bị điện cho các các chuyển mạch động cơ ba pha bằng tay và công tắc
tơ.
2. Sơ đồ nguyên lý vận hành của các chuyển mạch động cơ ba pha bằng tay và
công tắc tơ.
2.2. Thực hành theo quy trình
1. Quy trình lắp ráp chuyển mạch ON - OFF
2. Quy trình lắp ráp chuyển mạch sao – tam giác
3. Quy trình lắp ráp mạch đảo chiều sao – tam giác
4. Quy trình lắp ráp chuyển mạch thay đổi cực động cơ Dahlander
5. Quy trình lắp ráp chuyển mạch thay đổi cực động cơ 2 dây quấn riêng biệt
III. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
3.1. Chuyển mạch ON-OFF động cơ điện ba pha
a) Sơ đồ nguyên lý :
Xem Hình 7.1. Sơ đồ nguyên lý mạch chuyển mạch ON-OFF động cơ điện ba pha
b) Nguyên lý hoạt động :
- Khi đóng áptômát F1và bảo vệ quá động cơ Q2 (còn tay gạt của chuyển mạch
ON-OFF đang ở vị trí 0) động cơ (M) chưa hoạt động được, mạch điện ở trạng thái
chờ. Quay tay gạt của chuyển mạch ON-OFF sang vị trí 1, động cơ sẽ được nối với
lưới điện, bắt đầu làm việc.
- Muốn dừng động cơ, quay tay gạt của chuyển mạch ON-OFF sang vị trí 1.
Động cơ được loại khỏi lưới điện và dừng tự do.
- Nếu trong quá trình làm việc động cơ bị quá tải hoặc mất pha, dòng điện các
pha sẽ tăng cao làm bộ bảo vệ của động cơ Q2 tác động, cắt mạch điện. Động cơ được
loại khỏi lưới điện.

98
Hình 7.1. Sơ đồ nguyên lý mạch chuyển mạch ON-OFF động cơ điện ba pha
3.2. Mạch chuyển mạch sao – tam giác
a) Sơ đồ nguyên lý :

99
Hình 7.2. Sơ đồ chuyển mạch sao – tam giác
b) Nguyên lý hoạt động :
- Khi đóng áptômát F1và bảo vệ quá động cơ Q2 (còn tay gạt của bộ chuyển đổi
sao-tam giác đang ở vị trí 0) động cơ (M) chưa hoạt động được, mạch điện ở trạng thái
chờ. Quay tay gạt của bộ chuyển đổi sao-tam giác sang vị trí “star”, các tiếp điểm L1-
U1, L2 – V1 và L3-W1 đóng lại. Chuyển mạch nối các tiếp điểm U2, V2 và W2 với
điểm trung tính động cơ sẽ được nối với lưới điện theo mạch hình sao, bắt đầu làm
việc ở chế độ nối sao.

100
- Quay tay gạt của bộ chuyển đổi sao-tam giác sang vị trí “delta”, các tiếp điểm
L1-U1&W2, L2-V1&U2, L3-W1&V2 động cơ sẽ chạy ở mạch tam giác.
- Muốn dừng động cơ, quay tay gạt của bộ chuyển đổi sao-tam giác về vị trí 0.
Các ttiếp điểm được mở ra, động cơ được cắt khỏi lưới điện và dừng tự do.
3.3. Mạch chuyển mạch đảo chiều sao – tam giác
a) Sơ đồ nguyên lý 

Hình 7.3. Sơ đồ nguyên lý chuyển mạch đảo chiều sao – tam giác
b) Nguyên lý hoạt động :
- Khi đóng áptômát F1và bảo vệ quá động cơ Q2 (còn tay gạt của bộ chuyển đổi
sao-tam giác đang ở vị trí 0) động cơ (M) chưa hoạt động được, mạch điện ở trạng thái
chờ. Quay tay gạt của bộ chuyển đổi sao-tam giác sang vị trí “star” theo chiều kim
101
đồng hồ, các tiếp điểm L1-U1, L2 – V1 và L3-W1 đóng lại. Chuyển mạch nối các tiếp
điểm U2, V2 và W2 với điểm trung tính động cơ sẽ được nối với lưới điện theo mạch
hình sao, bắt đầu làm việc ở chế độ nối sao và quay theo chiều kim đồng hồ.
- Quay tay gạt của bộ chuyển đổi sao-tam giác sang vị trí “delta” theo chiều kim
đồng hồ, các tiếp điểm L1-U1&W2, L2-V1&U2, L3-W1&V2 động cơ sẽ chạy ở mạch
nối tam giác và quay theo chiều kim đồng hồ.
- Quay tay gạt của bộ chuyển đổi sao-tam giác sang vị trí “star” theo ngược chiều
kim đồng hồ, các tiếp điểm L1-U1, L2 – V1 và L3-W1 đóng lại. Chuyển mạch nối các
tiếp điểm U2, V2 và W2 với điểm trung tính động cơ sẽ làm việc ở chế độ nối sao và
quay theo chiều kim đồng hồ.
- Quay tay gạt của bộ chuyển đổi sao-tam giác sang vị trí “delta” theo ngược
chiều kim đồng hồ, các tiếp điểm L1-U1&W2, L2-V1&U2, L3-W1&V2 động cơ sẽ
chạy ở mạch nối tam giác và quay theo ngược chiều kim đồng hồ.
- Muốn dừng động cơ, quay tay gạt của bộ chuyển đổi sao-tam giác về vị trí 0.
Các ttiếp điểm được mở ra, động cơ được cắt khỏi lưới điện và dừng tự do.
3.4. Mạch chuyển mạch thay đổi cực động cơ Dahlander
a) Phương pháp thay đổi tốc độ động cơ bằng thay đổi số đôi cực động cơ Dahlander

Xuất phát từ các biểu thức và

Ta thấy khi thay đổi số đôi cực p thì tốc độ thay đổi, do đó tốc độ rôto động
cơ thay đổi.
Với phương pháp thay đổi cực động cơ Dahlander, dây quấn stato gồm hai phần
và sự thay đổi số cực bằng cách đổi nối tương ứng các phần của nó. Phương pháp này
chỉ dùng với động cơ có 2 cấp tốc độ có tỷ số biến tốc 2:1.
Sơ đồ đấu dây cho động cơ Dahlander như sau:

- Nếu nguồn đấu vào T1, T2, T3 và T4, T5, T6 để hở, động cơ sẽ được nối Δ và sẽ
quay chậm với sôi đôi cực 2p = 4.
- Nếu nguồn đấu vào T4, T5, T6 và T1, T2, T3 nối tắt, động cơ sẽ được nối Y//Y và sẽ
quay nhanh với sôi đôi cực 2p = 2.

102
b) Sơ đồ nguyên lý 

Hình 7.4. Sơ đồ nguyên lý mạch chuyển mạch thay đổi cực động cơ Dahlander
c) Nguyên lý hoạt động :
- Khi đóng áptômát F1và bảo vệ quá động cơ Q2 (còn tay gạt của bộ chuyển đổi
đang ở vị trí 0) động cơ (M) chưa hoạt động được, mạch điện ở trạng thái chờ.
- Quay tay gạt của bộ chuyển mạch sang vị trí “I”, động cơ được nối thành mạch
tam giác và chạy ở tốc độ thấp.

103
- Quay tay gạt của bộ chuyển mạch sang vị trí “II”, động cơ được nối thành
mạch sao kép và chạy với tốc độ cao hơn.
3.5. Mạch chuyển mạch thay đổi cực động cơ 2 dây quấn riêng biệt
a) Phương pháp thay đổi tốc độ động cơ bằng đổi cực động cơ 2 dây quấn riêng biệt
Động cơ có 2 dây quấn riêng biệt tương ứng số đôi cực là 2p = 2 và 2p = 4. Việc
lựa chọn các cuộn dây ta sẽ có hai tốc độ khác nhau của động cơ.
b) Sơ đồ nguyên lý 

Hình 7.5. Sơ đồ nguyên lý mạch thay đổi cực động cơ 2 dây quấn riêng biệt
104
c) Nguyên lý hoạt động :
- Khi đóng áptômát F1và bảo vệ quá động cơ Q2 (còn tay gạt của bộ chuyển đổi
đang ở vị trí 0) động cơ (M) chưa hoạt động được, mạch điện ở trạng thái chờ.
- Quay tay gạt của bộ chuyển mạch sang vị trí “I”, các tiếp điểm L1-U1, L2-V1
và L3-W1 đóng lại và stato được nối với số cặp cực cao hơn. Động cơ được nối thành
mạch hình sao và chạy ở tốc độ thấp.
- Quay tay gạt của bộ chuyển mạch sang vị trí “II”, các tiếp điểm L1-U2, L2-
V12và L3-W2 đóng lại và stato được nối với số cặp cực thấp. Động cơ được nối thành
mạch hình sao và chạy ở tốc độ cao hơn.
- Muốn dừng động cơ, quay tay gạt của bộ chuyển mạch về vị trí 0. Các tiếp điểm
được mở ra, động cơ được cắt khỏi lưới điện và dừng tự do.
IV. YÊU CẦU THIẾT BỊ THỰC HÀNH
Yêu cầu thiết bị thực hành cho một nhóm thực hành:

TT Mô tả Số lượng Model
1 Nguồn cung cấp 1
2 Công tắc tơ 2
3 Bộ chuyển mạch ON – OFF 1
4 Bộ chuyển mạch sao – tam giác 1
Bộ chuyển mạch đảo chiều sao – tam
5 1
giác
Bộ chuyển mạch thay đổi cực động cơ
6 1
Dahlander
7 Động cơ điện 3 pha 2
8 Rơle nhiệt 2

V. QUY TRÌNH THỰC HÀNH


5.1. Quy trình thực hành lắp ráp chuyển mạch ON - OFF
Bước 1: Tìm hiểu cấu tạo thực tế và các thông số kỹ thuật cơ bản của các thiết bị
như:
- Điện áp và dòng điện định mức.
- Tình trạng hoạt động của thiết bị (tốt hay hỏng),…
Bước 2: Đấu mạch điện theo sơ đồ nguyên lý hình 7.1
Dựa vào sơ đồ nguyên lý tiến hành đấu dây:
- Đấu dây theo sơ đồ nguyên lý,bắtđầu tiến hành đấu dây từ áp tô mát, sau đó từ
áp tô mát đấu dây vào mạch on - offvà đấu cho thiết bị bảo vệ quá động cơ Q2, cuối
cùng đấu dây cho động cơ.
Bước 3: Kiểm tra nguội theo các bước sau:

105
- Vặn nút của mạch on - off, đo lần lược các cặp pha bằng đồng hồ vạn năng để
thang điện trở, đồng hồ chỉ giá trị điện trở bằng điện trở giữa hai đầu cực ra dây động
cơ.
- Đặt que đo của ôm mét vào hai đầu của mạch, mạch sẽ nối đúng nếu ôm mét
chỉ giá trị “∞” khi chưa tác động và chỉ giá trị tương đương với điện trở cuộn hút công
tắc tơ trong trạng thái sau:
+ Quay tay gạt sang vị trí 1.
+ Ấn vào núm của công tắc tơ (để đóng tiếp điểm duy trì).
Bước 4: Vận hành mạch theo các bước sau:
- Đóng áp tô mát nguồn.
- Quaytay gạt của chuyển mạch ON-OFF sang vị trí 1, quan sát hoạt động của
động cơ.
-Quaytay gạt của chuyển mạch ON-OFF sang vị trí 0, động cơ dừng hoạt động.
- Cắt áp tô mát.
- Theo dõi hoạt động của động cơ ghi vào bảng.
Bảng 8.1 Bảng trạng thái hoạt động của Mạch điều khiển động cơ xoay chiều ba
pha bằng khởi động từ đơn
Hoạt động của các phần tử trong mạch
Thứ tự Trạng thái
Bộ chuyển
điều khiển điều khiển Bảo vệ Q2 Động cơ M
mạch Q1
1 Tay gạt vị trí 0
2 Tay gạt vị trí 1
3 Tác động Q2
*) Câu hỏi thảo luận:
Câu 1: Cần đặt tay điều khiển chuyển mạch cam về vị trí nào để động cơ được
đóng chuyển mạch?
Câu 2: Cần có bao nhiêu tiếp điểm trong một bộ chuyển mạch nếu sử dụng nó
cho động cơ ba pha?
Câu 3: Động cơ có thể được đóng hoặc tắt chuyển mạch nhờ sử dụng một bộ
chuyển mạch cực đơn hoặc kép được không?
Câu 4: Vị trí chuyển mạch nào được trình bày trong sơ đồ mạch điện?
5.2. Qui trình thực hành lắp ráp chuyển mạch sao – tam giác
Bước 1: Tìm hiểu cấu tạo thực tế và các thông số kỹ thuật cơ bản của các thiết bị.
Bước 2: Đấu mạch điện theo sơ đồ nguyên lý hình 7.2.
- Dựa vào sơ đồ nguyên lý tiến hành đấu dây:
Đấu dây theo sơ đồ nguyên lý, tiến hành đấu dây cấp nguồn cho áp tô mát, tiếp
theo từ áp tô mát ta đấu vào thiết bị bảo vệ quá động cơ Q2, sau đó ta nối dây vào
mạch chuyển đổi sao – tam giác và đấu vào động cơ.
Bước 3: Kiểm tra nguội theo các bước sau:

106
- Đặt que đo của ôm mét vào hai đầu của mạch, mạch sẽ nối đúng nếu ôm mét
chỉ giá trị “∞” khi chưa tác động và chỉ giá trị tương đương với điện trở cuộn hút công
tắc tơ trong trạng thái sau:
- Ấn vào núm của công tắc tơ (để đóng tiếp điểm duy trì).
- Gạt quay tay gạt sang vị trí star.
Bước 4:Vận hành mạch theo các bước sau:
- Nối dây nguồn.
- Đóng áp tô mát nguồn.
- Vận hành động cơ làm việc ở chế độ nối sao:
+ Quay tay gạt của bộ chuyển đổi sao-tam giác từ vị trí “0” sang vị trí“star”.
- Vận hành động cơ làm việc ở chế độ nối tam giác:
+ Quay tay gạt của bộ chuyển đổi sao-tam giác sang vị trí“delta”.
- Dừng động cơ:
+ Quay tay gạt của bộ chuyển đổi sao-tam giác về vị trí 0.
- Cắt áp tô mát.
- Theo dõi hoạt động của động cơ ghi vào bảng.

Thứ tự Hoạt động của các phần tử trong mạch


Trạng thái
điều Bộ chuyển
điều khiển Bảo vệ Q2 Động cơ M
khiển đổi Q1
1 Tay gạt vị trí 0
2 Tay gạt vị trí star
3 Tay gạt vị trí delta
4 Tác động Q2
*) Câu hỏi thảo luận:
Câu 1: Tóm tắt sơ đồ để minh họa nguyên lý của các dây quấn động cơ được nối
thành mạch hình sao và tam giác?
Câu 2: Khi nào thì động cơ phát ra đủ công suất của nó, và khi nào dòng điện
động cơ định mức?
Câu 3: Các tiếp điểm nào được nối với điểm trung tính trong mạch hình sao?
5.3. Quy trình thực hành lắp ráp mạch đảo chiều sao – tam giác
Bước 1: Tìm hiểu cấu tạo thực tế và các thông số kỹ thuật cơ bản của thiết bị sử
dụng trong mạch:
- Điện áp và dòng điện định mức.
- Tình trạng hoạt động của thiết bị (tốt hay hỏng),…
Bước 2: Đấu mạch điện như hình 7.3.
-Dựa vào sơ đồ nguyên lý tiến hành đấu dây:
Đấu dây theo sơ đồ nguyên lý, tiến hành đấu dây cấp nguồn cho áp tô mát, tiếp theo từ
áp tô mát ta đấu vào thiết bị bảo vệ quá động cơ Q2, sau đó ta nối dây vào mạch đảo
chiều sao – tam giác và đấu vào động cơ.
Bước 3: Kiểm tra nguội theo các bước sau:
107
- Đặt que đo của ôm mét vào hai đầu của mạch, mạch sẽ nối đúng nếu ôm mét
chỉ giá trị “∞” khi chưa tác động và chỉ giá trị tương đương với điện trở cuộn hút công
tắc tơ trong trạng thái sau:
- Ấn vào núm của công tắc tơ (để đóng tiếp điểm duy trì).
- Quay tay gạt sang vị trí star.
Bước 4:Vận hành mạch theo các bước sau:
- Nối dây nguồn.
- Đóng áp tô mát nguồn.
-Quay tay gạt của bộ chuyển đổi sao-tam giác từ vị trí “0” sang vị trí“star”.
-Quay tay gạt của bộ chuyển đổi sao-tam giác sang vị trí“delta” theo chiều kim
đồng hồ.
- Quay tay gạt của bộ chuyển đổi sao-tam giác sang vị trí“star” theo ngược chiều
kim đồng hồ.
- Quay tay gạt của bộ chuyển đổi sao-tam giác sang vị trí“delta” theo ngược
chiều kim đồng hồ
- Dừng động cơ:
+ Quay tay gạt của bộ chuyển đổi sao-tam giác về vị trí 0.
- Cắt áp tô mát.
- Theo dõi hoạt động của động cơ ghi vào bảng.
Thứ tự Hoạt động của các phần tử trong mạch
Trạng thái
điều Bộ chuyển
điều khiển Bảo vệ Q2 Động cơ M
khiển mạch Q1
1 Tay gạt vị trí 0
Tay gạt vị trí star
2
cùng chiều
Tay gạt vị trí delta
3
cùng chiều
Tay gạt vị trí star
4
ngược chiều
Tay gạt vị trí delta
5
ngược chiều
7 Tác động Q2
*) Câu hỏi thảo luận:
Câu 1: Chiều quay được đảo như thế nào?
Câu 2:Ở dạng nào của mạch điện thì dòng điện lớn hơn?
Câu 3:Chiều quay có ảnh hưởng đến độ lớn của dòng điện động cơ không?
Câu 4: Ở dạng nào của mạch điện thì động cơ chạy ở công suất định mức của nó?
Câu 5: Chiều quay có ảnh hưởng nào đó đến công suất động cơ không?
5.4. Quy trình thực hànhlắp ráp chuyển mạch thay đổi cực động cơ Dahlander
Bước 1: Tìm hiểu cấu tạo thực tế và các thông số kỹ thuật cơ bản của thiết bị sử
dụng trong mạch.
108
Bước 2: Đấu mạch điện như hình 7.4.
- Đấu dây theo sơ đồ nguyên lý bắt đầu tiến hành đấu dây từ áp tô mát, sau đó từ
áp tô mát đấu dây cho bộ chuyển mạch thay đổi cực Q1, tiếp theo đấu day vào thiết bị
bảo vệ quá động cơ Q2, Q3, từ Q2, Q3 đấu dây cho động cơ.
Bước 3: Kiểm tra nguội theo các bước sau:
- Đặt que đo của ôm mét vào hai đầu của mạch, mạch sẽ nối đúng nếu ôm mét
chỉ giá trị “∞” khi chưa tác động và chỉ giá trị tương đương với điện trở cuộn hút công
tắc tơ trong trạng thái sau:
- Gạt quay tay gạt sang vị trí vị trí I.
- Ấn vào núm của công tắc tơ (để đóng tiếp điểm duy trì).
Bước 4:Vận hành mạch theo các bước sau:
- Nối dây nguồn.
- Đóng áp tô mát nguồn.
- Quay tay gạt của bộ chuyển mạch sang vị trí “I”, quan sát hoạt động của động
cơ.
- Quay tay gạt của bộ chuyển mạch sang vị trí “II”, quan sát hoạt động của động
cơ.
- Dừng động cơ.
+ Quay tay gạt của bộ chuyển đổi mạch thAy đổi cực về vị trí 0.
- Cắt áp tô mát.
Theo dõi hoạt động của mạch ghi kết quả vào bảng.
Thứ tự Hoạt động của các phần tử trong mạch
Trạng thái
điều Bộ chuyển
điều khiển Bảo vệ Q2 Bảo vệ Q3 Động cơ M
khiển mạch Q1
1 Tay gạt vị trí 0
2 Tay gạt vị trí I
3 Tay gạt vị trí II
4 Tác động Q2
5 Tác động Q3
*) Câu hỏi thảo luận:
Câu 1: Tốc độ nào của động cơ khi chuyển mạch thay đổi cực ở vị trí I? Các dây
quấn động cơ được nối như thế nào?
Câu 2: Tốc độ nào của động cơ khi chuyển mạch thay đổi cực ở vị trí II? Các dây
quấn động cơ được nối như thế nào?
Câu 3: Mục đích của chuyển mạch bảo vệ động cơ là gì? Tại sao một chuyển
mạch riêng biệt được yêu cầu cho mỗi tốc độ động cơ?
5.5. Quy trình thực hành lắp ráp chuyển mạch thay đổi cực động cơ 2 dây quấn
riêng biệt
Bước 1: Tìm hiểu cấu tạo thực tế và các thông số kỹ thuật cơ bản của thiết bị sử
dụng trong mạch.

109
Bước 2: Đấu mạch điện như hình 7.5.
- Đấu dây theo sơ đồ nguyên lý bắt đầu tiến hành đấu dây từ áp tô mát, sau đó từ
áp tô mát đấu dây cho bộ chuyển mạch thay đổi cực Q1, tiếp theo đấu day vào thiết bị
bảo vệ quá động cơ Q2, Q3, từ Q2, Q3 đấu dây cho động cơ.
Bước 3: Kiểm tra nguội theo các bước sau:
- Đặt que đo của ôm mét vào hai đầu của mạch, mạch sẽ nối đúng nếu ôm mét
chỉ giá trị “∞” khi chưa tác động và chỉ giá trị tương đương với điện trở cuộn hút công
tắc tơ trong trạng thái sau:
- Gạt quay tay gạt sang vị trí vị trí I.
- Ấn vào núm của công tắc tơ (để đóng tiếp điểm duy trì).
Bước 4: Vận hành mạch theo các bước sau:
- Nối dây nguồn cho áp tô mát.
- Đóng áp tô mát nguồn.
- Quay tay gạt của bộ chuyển mạch sang vị trí “I”, quan sát hoạt động của động
cơ.
- Quay tay gạt của bộ chuyển mạch sang vị trí “II”, quan sát hoạt động của động
cơ.
- Dừng động cơ.
+ Quay tay gạt của bộ chuyển đổi mạch thay đổi cực về vị trí0.
- Cắt áp tô mát.
Theo dõi hoạt động của mạch ghi kết quả vào bảng.
Thứ tự Hoạt động của các phần tử trong mạch
Trạng thái
điều Bộ chuyển
điều khiển Bảo vệ Q2 Bảo vệ Q3 Động cơ M
khiển mạch Q1
1 Tay gạt vị trí 0
2 Tay gạt vị trí I
3 Tay gạt vị trí II
4 Tác động Q2
5 Tác động Q3
*) Câu hỏi thảo luận:
Câu 1: Việc thay đổi tốc độ được thực hiện như thế nào?
Câu 2: Khi nào động cơ chạy ở tốc độ thấp và khi nào chạy ở tốc độ cao?
Câu 3: Đưa ra nguyên nhân tại sao cần thiết 2 chuyển mạch bảo vệ các động cơ?

110
VI. BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH

PHIẾU BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH 7


TÊN BÀI THỰC HÀNH
Chuyển mạch động cơ ba pha bằng tay và công tắc tơ

Họ và tên sinh viên: … … … … … … … … … … … … … ... … …


MSSV: … … … … … … … Lớp: … … … … Nhóm: … … … …
Đánh giá
NỘI DUNG BÁO CÁO CỦA SINH VIÊN
SV GV
Kết quả khảo sát:
a. Thông số định mức động cơ
… … … … … … … … … … … … … ... … …
1 … … … … … … … … … … … … … ... … …
b. Kết cấu chuyển mạch
… … … … … … … … … … … … … ... … …
… … … … … … … … … … … … … ... … …

Kết quả vận hành:


a. Chuyển mạch ON - OFF
… … … … … … … … … … … … … ... … …
… … … … … … … … … … … … … ... … …
b. Chuyển mạch sao – tam giác
… … … … … … … … … … … … … ... … …
… … … … … … … … … … … … … ... … …
c. Mạch đảo chiều sao – tam giác
2 … … … … … … … … … … … … … ... … …
… … … … … … … … … … … … … ... … …
d. Chuyển mạch thay đổi cực động cơ Dahlander
… … … … … … … … … … … … … ... … …
… … … … … … … … … … … … … ... … …
e. Chuyển mạch thay đổi cực động cơ hai dây quấn
riêng biệt
… … … … … … … … … … … … … ... … …
… … … … … … … … … … … … … ... … …

3 Thời gian thực hiện bài thực hành

Kết quả thực hành

111
BÀI THỰC HÀNH SỐ 8
CÁC MẠCH ĐIỀU KHIỂN KHỐNG CHẾ ĐỘNG CƠ BẰNG TAY

I. MỤC TIÊU
- Trình bày được các trang bị điện và nguyên lý làm việc của các mạch điều
khiển khống chế động cơ bằng tay.
- Lắp ráp và đấu được các mạch điều khiển khống chế động cơ bằng tay.
II. NHIỆM VỤ THỰC HÀNH
2.1. Tìm hiểu kiến thức lý thuyết của bài thực hành
1. Trang bị điện cho các mạch điều khiển khống chế động cơ bằng tay.
2. Sơ đồ nguyên lý vận hành của các mạch điều khiển khống chế động cơ bằng
tay.
2.2. Thực hành theo quy trình
1. Quy trình lắp ráp mạch điều khiển động cơ xoay chiều ba pha bằng khởi động
từ đơn
2. Quy trình lắp ráp mạch điều khiển động cơ xoay chiều ba pha tại hai vị trí.
3. Quy trình lắp ráp mạch điều khiển đảo chiều quay của động cơ ba pha bằng
khởi động từ kép
4. Quy trình lắp ráp mạch tự động giới hạn hành trình và đổi chiều chuyển động.
III. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
3.1. Mạch điều khiển động cơ xoay chiều ba pha bằng khởi động từ đơn
a) Sơ đồ nguyên lý:
L1
L2
L3
N

CB

FUSE 24V AC

K11
ON
OFF K1 OLR
OLR

K12 Ð

Hình 8.1. Sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển động cơ xoay chiều ba pha bằng khởi
động từ đơn

112
b) Nguyên lý hoạt động:
- Khi đóng áptômát CB, động cơ (M) chưa hoạt động được, mạch điện ở trạng
thái chờ. Nếu ấn nút ON cuộn dây cuộn dây Công tắc tơ K 1 có điện, tiếp điểm thường
mở K12 đóng lại để duy trì đồng thời tiếp điểm K 11 ở mạch động lực đóng, động cơ
được nối với lưới điện, bắt đầu làm việc.
- Muốn dừng ấn nút OFF, mạch điều khiển bị mất điện, nhả các tiếp điểm K 11 ở
mạch động lực ra. Động cơ được loại khỏi lưới điện và dừng tự do.
Nếu trong quá trình làm việc động cơ bị quá tải hoặc mất pha, dòng điện các pha
sẽ tăng cao làm rơle nhiệt (OLR) tác động, cắt điện mạch điều khiển. Động cơ được
loại khỏi lưới điện.
3.2. Mạch điều khiển động cơ xoay chiều ba pha tại 2 vị trí
a) Sơ đồ nguyên lý:
L1
L2 CB
L3
N

CB
ON1
OFF1 OFF2 K1 OLR
FUSE

K11
ON2
OLR

M K11

Hình 8.2. Sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển động cơ xoay chiều ba pha tại hai vị trí
b) Nguyên lý hoạt động:
Mở máy tại ví trí 1
- Đóng áp tô mát nguồn
- Ấn nút ON1, cuộn hút công tắc tơ K1 có điện sẽ đóng điện cho động cơ hoạt
động qua các tiếp điểm động lực K1 và duy trì hoạt động của mạch qua tiếp điểm K2.
Tắt máy tại vị trí 1
- Ấn nút OFF1, cuộn hút công tắc tơ K1 mất điện sẽ nhả các tiếp điểm K11 và K12,
động cơ bị ngắt điện - ngừng hoạt động.
Mở máy tại vị trí 2
- Ấn nút ON2, cuộn hút công tắc tơ K1 có điện sẽ đóng cho động cơ hoạt động
qua các tiếp điểm động lực K11 và duy trì hoạt động của mạch qua tiếp điểm K12.
Tắt máy tại vị trí 2
- Ấn nút OFF2 cuộn hút công tắc tơ K1 mất điện sẽ nhả các tiếp điểm K 11 và K12,
động cơ bị ngắt điện - ngừng hoạt động.
- Cắt áp tô mát nguồn.
3.3. Mạch điều khiển đảo chiều quay của động cơ ba pha bằng khởi động từ kép
113
Trong quá trình làm việc của một số máy móc, việc đổi chiều quay diễn ra tức
thì. Chẳng hạn như trong quá trình cắt ren của máy tiện, khi dao cắt đi hết hành trình
cắt thì lập tức người thợ phải kéo dao ra, đồng thời đổi chiều quay của trục chính để
đưa dao về vị trí xuất phát ban đầu, chuẩn bị cho hành trình cắt tiếp theo. Việc đổi
chiều quay yêu cầu diễn ra một cách nhanh chóng, không có đủ thời gian cho người
thợ sử dụng thêm thao tác ấn nút dừng. Để đáp ứng được yêu cầu trên ta sử dụng bộ
nút ấn hai tầng tiếp điểm thay thế cho bộ nút ấn một tầng tiếp điểm thông thường.
a) Sơ đồ nguyên lý 
L1
L2
L3
N

CB

24V AC FUSE

ON1
OFF ON2 K1 OLR
K23
K11 K21

K12 Ð

OLR
K2
K13

K22 Ð M

Hình 8.3. Sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển đảo chiều quay của động cơ ba pha bằng
khởi động từ kép
b) Nguyên lý hoạt động :
- Đóng CB cấp điện cho mạch. Muốn động cơ quay theo chiều thuận ấn ON 1,
công tắc tơ K1 có điện, đóng tiếp điểm K12 tự duy trì, mở tiếp điểm K13 tránh sự tác
động đồng thời của công tắc tơ K2. Đồng thời các tiếp điểm K11 ở mạch động lực đóng
lại cấp điện cho động cơ M quay theo chiều thuận.
- Muốn động cơ quay theo chiều ngược ấn ON 2, công tắc tơ K2 có điện đóng tiếp
điểm K22 tự duy trì, mở tiếp điểm K23 tránh sự tác động đồng thời của công tắc tơ K 1.
Đồng thời các tiếp điểm K21 ở mạch động lực đóng lại cấp điện cho động cơ T quay
theo chiều ngược lại.
- Muốn dừng động cơ, ấn nút OFF, công tắc tơ K 1 (hoặc K2) mất điện, động cơ
được cắt ra khỏi nguồn và dừng tự do.
3.4. Mạch tự động giới hạn hành trình và đổi chiều chuyển động

114
Trong một số máy móc, việc khống chế hành trình cũng như tự động đảo chiều
chuyển động cần được tự động hoá. Ví dụ hành trình của bàn xe dao máy cắt tiện,
chuyển động của bàn máy phay, hành trình chuyển động của máy bào giường.
Để thực hiện điều này đối với các máy móc sử dụng động cơ điện, người ta dùng
công tắc hành trình gắn vào vị trí cần khống chế. Khoảng cách giữa hai công tắc hành
trình được coi là phạm vi chuyển động của thiết bị công tắc.
a) Sơ đồ nguyên lý 
A B
LS1 LS2
1 2

CB

ON1
OFF K1 ON2 OLR
K23 LS11 1
2
K12 Ð

LS22
1 3

K2
LS21 K13
1 2 K22

Ð LS12
3 1

115
L1
L2
L3
N

CB

FUSE

K11 K21

OLR

Hình 8.4. Sơ đồ nguyên lý mạch tự động giới hạn hành trình và đổi chiều chuyển động
b) Nguyên lý hoạt động :
- Chạy máy về phía A: Sau khi đóng CB, nhấn nút ON 1, khởi động từ K1 có điện
đóng điện 3 pha vào động cơ để kéo bàn máy từ B đến A.
- Tự động đổi chiều: đến A mấu sẽ va vào LS 1 để mở tiếp điểm LS11 ra, khởi
động từ K1 sẽ nhả, bàn máy dừng lại. Lúc này tiếp điểm LS 12 của LS1 đóng lại để cấp
điện cho khởi động từ K2, nó sẽ hút để đóng điện (đã đảo dây) 3 pha vào động cơ, tự
động đưa bàn máy từ A về B. Hành trình kín của bàn máy đổi chiều liên tục tự động
tiếp diễn…
- Ấn vào nút OFF, khởi động từ K1 hoặc K2 sẽ nhả ra để động cơ dừng lại.
IV. YÊU CẦU THIẾT BỊ THỰC HÀNH
Yêu cầu thiết bị thực hành cho một nhóm thực hành:
TT Mô tả Số lượng Model
1 Nguồn cung cấp 1
116
2 Công tắc tơ 2 EE-IE-41
3 Nút nhấn 3 EE-IE-44
4 Rơle nhiệt 1 EE-IE-48
5 Động cơ điện 3 pha 1
6 Công tắc hành trình 2
7 Đèn 24V 2

V. QUY TRÌNH THỰC HÀNH


5.1. Quy trình thực hành mạch điều khiển động cơ xoay chiều ba pha bằng khởi
động từ đơn
Bước 1: Tìm hiểu cấu tạo thực tế và các thông số kỹ thuật cơ bản của các thiết bị
như:
- Điện áp và dòng điện định mức.
- Tình trạng hoạt động của thiết bị (tốt hay hỏng),…
Bước 2: Đấu mạch điện theo sơ đồ nguyên lý hình 8.1
Dựa vào sơ đồ nguyên lý tiến hành đấu dây:
- Đấu dây mạch điều khiển bắt đầu tiến hành đấu dây từ nút ấn, dây điều khiển từ
nút ấn đi ra ta luôn đấu sao cho tối thiểu nhất nếu có thể mà không ảnh hưởng đều sự
tác động của sơ đồ.
- Đấu dây mạch động lực: Dùng dây dẫn 3 pha từ sau CB đầu vào 3 đầu của 3
tiếp điểm động lực (phía không có rơ le nhiệt) sau đó từ rơ le nhiệt nhiệt đầu vào 3
đầu dây của động cơ (động cơ có thể đã được đấu sao hoặc tam giác).
Bước 3: Kiểm tra nguội theo các bước sau:
- Kiểm tra mạch động lực: Ấn vào núm của công tắc tơ, đo lần lược các cặp pha
bằng đồng hồ vạn năng để thang điện trở, đồng hồ chỉ giá trị điện trở bằng điện trở
giữa hai đầu cực ra dây động cơ.
- Kiểm tra mạch điều khiển: Đặt que đo của ôm mét vào hai đầu của mạch điều
khiển, mạch điều khiển sẽ nối đúng nếu ôm mét chỉ giá trị “∞” khi chưa tác động và
chỉ giá trị tương đương với điện trở cuộn hút công tắc tơ trong các trường hợp sau:
+ Ấn nút ON.
+ Ấn vào núm của công tắc tơ (để đóng tiếp điểm duy trì).
Bước 4: Hoạt động thử theo các bước sau:
- Đóng áp tô mát nguồn.
- Ấn nút ON quan sát hoạt động của động cơ.
- Ấn nút OFF dừng động cơ.
- Cắt áp tô mát.
- Theo dõi hoạt động của động cơ ghi vào bảng.
Bảng 8.1 Bảng trạng thái hoạt động của Mạch điều khiển động cơ xoay chiều ba pha
bằng khởi động từ đơn
117
Thứ tự Trạng thái Hoạt động của các phần tử trong mạch
điều khiển điều khiển Cuộn hút K K11 K12 Động cơ M
1 ON
2 Ấn OFF
3 Ấn ON
4 Tác động OLR
*) Câu hỏi thảo luận:
Câu 1: Khi mở máy động cơ bằng khởi động từ đơn có ưu điểm gì hơn so với
việc mở máy bằng cầu dao hoặc áp tô mát?
Câu 2: Có thể sử dụng công tắc để thay thế cho bộ nút ấn được không? Nếu được
thì mạch điện có nhược điểm gì?
Câu 3: Trong trường hợp công tắc tơ chỉ có 3 tiếp điểm chính (không có tiếp
điểm phụ duy trì), bạn có thể thay đổi cách đấu để mạch hoạt động tạm thời được
không? Nếu được, hãy vẽ sơ đồ mạch?
Câu 4: Với mạch điện hình 8.1, nếu ta bỏ tiếp điểm K 12 thì khi ta ấn nút ON động
cơ M sẽ hoạt động như thế nào?
Câu 5: Ưu và nhược điểm của mạch điện mở máy bằng khởi động từ?
Câu 6: Từ Mạch điều khiển động cơ xoay chiều ba pha bằng khởi động từ đơn
tại một vị trí hãy thành lập mạch điều khiển động cơ xoay chiều ba pha bằng khởi
động từ tại nhiều vị trí.
5.2. Qui trình thực hành mạch điều khiển động cơ xoay chiều ba pha tại hai vị trí
Bước 1: Tìm hiểu cấu tạo thực tế và các thông số kỹ thuật cơ bản của các thiết bị.
Bước 2: Đấu mạch điện theo sơ đồ nguyên lý hình 8.2.
Bước 3: Kiểm tra nguội theo các bước sau:
- Nối dây từ bót trên mạch vào động cơ.
- Kiểm tra mạch động lực.
- Kiểm tra mạch điều khiển.
+ Đặt que đo của ôm mét vào hai đầu của mạch điều khiển, mạch điều khiển sẽ
nối đúng nếu ôm mét chỉ giá trị “∞” khi chưa tác động và chỉ giá trị tương đương với
điện trở cuộn hút công tắc tơ trong các trường hợp sau:
+ Ấn nút ON1
+ Ấn nút ON2
+ Ấn vào núm của công tắc tơ (để đóng tiếp điểm duy trì)
Bước 4: Hoạt động thử theo các bước sau:
- Nối dây nguồn
- Đóng áp tô mát nguồn
- Vận hành động cơ tại vị trí 1:
+ Ấn nút ON1
+ Ấn nút OFF1
- Vận hành động cơ tại vị trí 2:
+ Ấn nút ON2
118
+ Ấn nút OFF2
- Cắt áp tô mát
Theo dõi hoạt động của động cơ, ghi vào bảng chân lý.
Thứ tự Trạng thái Hoạt động của các phần tử trong mạch
điều khiển điều khiển Cuộn hút K K11 K12 Động cơ M
1 Ấn ON1
2 Ấn OFF1
3 Ấn ON1
4 Ấn OFF2
5 Ấn ON2
6 Ấn OFF2
7 Ấn ON2
8 Ấn OFF1
Ấn ON1, Ấn
9
ON2
10 Tác động OLR

*) Câu hỏi thảo luận:


Câu 1: Vẽ sơ đồ mạch điều khiển động cơ ở ba vị trí bằng nút nhấn. Mở rộng
cho trường hợp điều khiển ở n vị trí.
Câu 2: Trong trường hợp không có nút ấn, bạn có thể thay thế bằng công tắc ba
cực và cầu dao hai ngả được không? Nếu được hãy vẽ sơ đồ mạch?
5.3. Quy trình thực hành mạch điều khiển đảo chiều quay của động cơ ba pha
bằng khởi động từ kép
Bước 1: Tìm hiểu cấu tạo thực tế và các thông số kỹ thuật cơ bản của thiết bị sử
dụng trong mạch.
Bước 2: Đấu mạch điện như hình 8.3.
Bước 3: Kiểm tra nguội theo các bước sau:
- Nối dây từ bót trên mạch động lực vào động cơ.
- Kiểm tra mạch động lực.
- Kiểm tra mạch điều khiển.
Đặt que đo của ôm mét vào hai đầu mạch điều khiển, mạch điều khiển sẽ nối
đúng nếu ôm mét chỉ giá trị “∞” khi chưa tác động hoặc khi ấn đồng thời nút ON 1 và
ON2.
- Ôm mét sẽ chỉ giá trị tương đương với điện trở cuộn hút của từng công tắc tơ
trong các trường hợp sau:
+ Ấn nút ON1.
+ Ấn nút ON2.
+ Ấn vào núm của từng công tắc tơ.
Bước 4: Hoạt động thử

119
- Nối dây nguồn.
- Đóng áp tô mát nguồn.
- Vận hành động cơ theo chiều thuận:
+ Ấn ON1.
- Đảo chiều quay động cơ tức thì:
+ Ấn nút ON2.
- Dừng động cơ.
+ Ấn nút OFF.
- Cắt áp tô mát.
Bước 5: Lắp Ampe kế và Vôn kế vào mạch điện. Quan sát tại thời điểm trước,
tại thời điểm và sau khi đảo chiều quay động cơ. Theo dõi hoạt động của mạch ghi kết
quả vào bảng.
Thứ tự Hoạt động của các phần tử trong mạch
Trạng thái
điều Cuộn hút Cuộn hút
điều khiển K11 K12 K21 K22 Đ/C M
khiển K1 K2
1 Ấn nút ON1
2 Ấn OFF
3 Ấn ON1
4 Ấn ON2
5 Ấn OFF
Ấn ON1 hoặc
6
Ấn ON2
7 Tác động OLR
*) Câu hỏi thảo luận:
Câu 1: Khi ấn ON1, ôm mét chỉ giá trị điện trở cuộn hút K 1 nhưng khi ấn vào
núm công tắc tơ, ôm mét chỉ giá trị “∞”, như vậy hư hỏng của mạch thuộc về phần tử
nào?
Câu 2: Giả sử mỗi cuộn hút có điện trở thuần là 100Ω, nếu mạch điều khiển nối
đúng thì khi ấn đồng thời hai phím ON 1 và ON2 giá trị điện trở của mạch điều khiển là
bao nhiêu ôm?
Câu 3: Trong mạch điện điều khiển, nếu ta bỏ 2 tiếp điểm thường đóng K 13 và
K23 có được không? Tại sao?
Câu 4: Ưu và nhược điểm của mạch điện trên, hướng khắc phục?
Câu 5: Phạm vi ứng dụng của mạch điện trên?
Câu 6: Cho vài ví dụ của ứng dụng mạch điện trên trong công nghiệp?
5.4. Quy trình thực hành mạch tự động giới hạn hành trình và đổi chiều chuyển
động
Bước 1: Tìm hiểu cấu tạo thực tế và các thông số kỹ thuật cơ bản của thiết bị sử
dụng trong mạch.
Bước 2: Đấu mạch điện như hình 8.4.
120
Bước 3: Kiểm tra nguội theo các bước sau:
- Nối dây từ bót trên mạch động lực vào động cơ.
- Kiểm tra mạch động lực.
- Kiểm tra mạch điều khiển: Đặt que đo của ôm mét vào hai đầu mạch điều
khiển, mạch điều khiển sẽ nối đúng nếu ôm mét chỉ giá trị “∞” khi chưa tác động hoặc
khi ấn đồng thời nút ON1 và ON2.
- Ôm mét sẽ chỉ giá trị tương đương với điện trở cuộn hút của từng công tắc tơ
trong các trường hợp sau:
+ Ấn nút ON1.
+ Ấn nút ON2.
+ Ấn vào núm của từng công tắc tơ.
+ Tác động vào từng công tắc hành trình.
Giữ nguyên một trong các trạng thái trên, tác động vào công tắc hành trình (nếu
ấn ON1 thì tác động vào LS1, nếu ấn ON2 thì tác động vào LS2) núm công tắc tơ còn
lại, OFF kim về ∞.
Bước 4: Hoạt động thử
- Nối dây nguồn.
- Đóng áp tô mát nguồn.
- Vận hành động cơ theo chiều thuận:
+ Ấn ON1.
- Đảo chiều quay động cơ tức thì:
+ Ấn nút ON2.
- Kiểm tra công tắc hành trình.
Tác động vào LS1 hoặc LS2 khi động cơ đang chạy.
- Dừng động cơ.
+ Ấn nút OFF.
- Cắt áp tô mát.
Theo dõi hoạt động của mạch ghi kết quả vào bảng.

Thứ tự Hoạt động của các phần tử trong mạch


Trạng thái
điều Cuộn hút Cuộn hút
điều khiển K11 K12 K21 K22 Đ/C M
khiển K1 K2
1 Ấn nút ON1
2 Ấn OFF
3 Ấn ON1
4 Ấn ON2
5 Tác động LS2
6 Tác động LS1
7 Ấn OFF
Ấn đồng thời
8
ON1 và ON2
121
9 Tác động OLR
*) Câu hỏi thảo luận:
Câu 1: Hành trình chuyển động đang theo chiều thuận, tác động vào công tắc
hành trình LS2, mạch hoạt động như thế nào?
Câu 2: Khi tới điểm B bàn máy ngừng hoạt động, theo bạn hư hỏng ở đâu? Tìm
nguyên nhân và cách khắc phục?
Câu 3: Ưu và nhược điểm của mạch điện trên? Hướng khắc phục?
Câu 4: Một vài ứng dụng trong công nghiệp?
Câu 5: So sánh với mạch điện giới hạn hành trình bằng rơ le thời gian?

122
VI. BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH

PHIẾU BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH 8


TÊN BÀI THỰC HÀNH
Các mạch điều khiển khống chế động cơ bằng tay

Họ và tên sinh viên: … … … … … … … … … … … … … ... … …


MSSV: … … … … … … … Lớp: … … … … Nhóm: … … … …
Đánh giá
NỘI DUNG BÁO CÁO CỦA SINH VIÊN
SV GV
Kết quả khảo sát:
a. Thông số định mức động cơ
… … … … … … … … … … … … … ... … …
1 … … … … … … … … … … … … … ... … …
b. Kết cấu công tắc tơ
… … … … … … … … … … … … … ... … …
… … … … … … … … … … … … … ... … …

Kết quả vận hành:


a. Mạch điều khiển động cơ xoay chiều ba pha bằng
khởi động từ đơn
… … … … … … … … … … … … … ... … …
… … … … … … … … … … … … … ... … …
b. Mạch điều khiển động cơ xoay chiều ba pha tại hai vị
trí
… … … … … … … … … … … … … ... … …
2 … … … … … … … … … … … … … ... … …
c. Mạch điều khiển đảo chiều quay của động cơ ba pha
bằng khởi động từ kép
… … … … … … … … … … … … … ... … …
… … … … … … … … … … … … … ... … …
d. Mạch tự động giới hạn hành trình và đổi chiều
chuyển động
… … … … … … … … … … … … … ... … …
… … … … … … … … … … … … … ... … …

3 Thời gian thực hiện bài thực hành

Kết quả thực hành

123
BÀI THỰC HÀNH SỐ 9
CÁC MẠCH ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ TỰ ĐỘNG

I. MỤC TIÊU
- Trình bày được các trang bị điện và nguyên lý làm việc của các mạch điều
khiển động cơ tự động.
- Lắp ráp và đấu được các mạch điều khiển động cơ tự động.
II. NHIỆM VỤ THỰC HÀNH
2.1. Tìm hiểu kiến thức lý thuyết của bài thực hành
1. Trang bị điện cho các mạch điều khiển động cơ tự động.
2. Sơ đồ nguyên lý vận hành của các mạch điều khiển động cơ tự động.
2.2. Thực hành theo quy trình
1. Quy trình lắp ráp mạch điện tự động đảo chiều quay động cơ ba pha bằng rơle
thời gian
2. Quy trình lắp ráp mạch điều khiển khởi động động cơ ba pha roto lồng sóc
bằng phương pháp đổi nối Y→Δ
3. Quy trình lắp ráp mạch điện chạy và ngừng máy theo thứ tự đã định
4. Quy trình lắp ráp mạch điện tự động đóng điện cho động cơ dự phòng khi
động cơ chạy chính bị sự cố quá tải.
III. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
3.1. Mạch điện tự động đảo chiều quay động cơ ba pha bằng rơle thời gian
a) Sơ đồ nguyên lý:
1 2
ON
OFF Rt OLR
1 3 5 4

Rt K1
7 K 22 9

T11

T12 K2
11 K 12 13

T1
15

T21
T2
K23
17

124
L1
L2
L3
N

CB

FUSE

K11 K21

OLR

Hình 9.1. Sơ đồ nguyên lý mạch mạch điện tự động đảo chiều quay động cơ ba
pha bằng rơle thời gian
b) Nguyên lý hoạt động:
Chạy máy thuận.
Ấn nút ON, Rơle trung gian R t sẽ tác động và tự duy trì. Khởi động từ K 1 sẽ có
điện đóng mạch động lực để cấp điện cho động cơ quay theo chiểu thuận. Rơle thời
gian T1 cũng có điện và tính thời gian (tuỳ điều chỉnh) quay: sau đó tiếp điểm 5-7 mở
ra, cắt điện vào cuộn hút K2, đồng thời tiếp điểm 5-11 của T 1 đóng lại để tiếp điện cho
cuộn hút K2.
Đổi chiều tự động
Khởi động từ K2 đóng điện (đã đổi dây A với C) ở mạch động lực sẽ cho động
cơ đổi chiều (quay ngược) tự động. Rơle thời gian T 2 lúc này tác động để tính thời
gian quay ngược. Sau đó nó lại cắt điện để T 1 tác động cho chu kì mới tiếp diễn. Tiếp
điểm 7-9 và 11-13 của 2 khởi động từ có tác dụng khoá chéo để bảo đảm an toàn.
Tắt máy:
Ấn nút OFF Rơle trung gian sẽ cắt toàn bộ mạch điều khiển, động cơ dừng lại.

125
3. 2. Mạch điều khiển khởi động động cơ ba pha roto lồng sóc bằng phương pháp
đổi nối Y→Δ
a) Sơ đồ nguyên lý:

CB

ON
OFF Rt OLR1 OLR2

R1
3 K1
1 8 T11 5 K23

T12
K2
8 6 K13

T1

L1
L2
L3
N

CB

FUSE

OLR1

A B C K21

M
X Y Z OLR2

K11

Hình 9.2. Sơ đồ nguyên lý mạch mạch điều khiển khởi động động cơ ba pha roto
lồng sóc bằng phương pháp đổi nối Y→Δ

126
b) Nguyên lý hoạt động:
Khi nhấn công tắc ON, Khởi động từ K 1 sẽ tác động, tiếp K11 đóng lại cấp điện
cho động cơ chạy với cách nối kiểu hình sao, đồng thời vào thời điểm này cuộn dây T 1
của rơ le thời gian cũng có dòng điện chạy qua do mạch kín làm tiếp điểm thường mở
của rơ le thời gian 1-3 (T13) đóng lại duy trì sự có điện của K1 và T1
Khi ta thả nút ON động cơ chạy sao cho đến khi tiếp điếp thời T 11(8-5) mở và
T12(8-6) đóng lại cuộn K2 có điện(lúc này K1 hở mạch) thì động cơ chạy theo cách nối
kiểu tam giác. Hai tiếp điểm K22 và K12 của hai công tắc tờ dùng để khóa chéo lẩn nhau
(K1 đóng thì K2 nhả và ngược lại).
Nếu có sự cố gì đó như mất pha, làm rơ le nhiệt nhảy thì tiếp điểm thường đóng
OLR2 hở, mạch điều khiển mất điện toàn bộ, công tắc tơ nhả hết, động cơ dừng lại.
3.3. Mạch điện chạy và ngừng máy theo thứ tự đã định
Trong sản xuất có những sản phẩm làm ra có khi phải trải qua một dây chuyền
công nghệ gồm nhiều công đoạn, mỗi công đoạn được thực hiện bởi một hoặc nhiều
động cơ dẫn động. Để điều khiển sự làm việc của các động cơ theo một trình tự nhất
định, đảm bảo các bước của quy trình sản xuất người ta dùng cơ chế điều khiển “bắc
cầu”.
a) Sơ đồ nguyên lý :

CB

ON
OFF K1 OLR1 OLR2 OLR3

R1 Rt

T1

T12
K2

T2

T22
K3

127
L1
L2
L3
N

CB

FUSE

K11 K21 K31

OLR1 OLR2 OLR3

M 1 M 2 M 3

Hình 9.3. Sơ đồ nguyên lý mạch điện chạy và ngừng máy theo thứ tự đã định
b) Nguyên lý hoạt động:
Ấn nút ON, Rơle trung gian Rt có điện, đóng tiếp điểm R 1 tự duy trì cho K1, tiếp
điểm K11 đóng lại, động cơ M1 hoạt động. Đồng thời rơle thời gian T 1 có điện bắt đầu
đếm thời gian để tác động đóng tiếp điểm T 12 cấp điện cho K2 và T2. Công tắc tơ K2 có
điện đóng tiếp điểm K21 ở mạch động lực lại cấp điện cho động cơ M 2 làm việc. Rơle
T2 có điện, bắt đầu đếm thời gian tác động tiếp điểm T 22 đóng lại. Công tắc tơ K3 có
điện, tiếp điểm K31 đóng lại, động cơ M3 hoạt động.
Sau khi rơle T2 tác động một thời gian, Rơle T1 tác động tiếp điểm T12 mở ra,
công tắc tơ K2 mất điện, tiếp điểm K21 mở ra, động cơ M2 ngừng hoạt động.
Để ngừng ba động cơ M1,M2,M3 ta ấn nút OFF công tắc tơ K1,K2,K3 mất điện, các
tiếp điểm K11,K21,K31 mở ra, động cơ M1,M2,M3 ngừng hoạt động.
3.4. Mạch điện tự động đóng điện cho động cơ dự phòng khi động cơ chạy chính
bị sự cố quá tải
Trong một số trạm cấp nước sinh hoạt đòi hỏi hoạt động bơm nước phải diễn ra
liên tục, vì vậy khi máy bơm chính có sự cố thì lập tức phải có máy bơm dự phòng
hoạt động để thay vào vị trí của máy bơm hỏng. Quá trình này có thể hoàn toàn tự
động hoá nhờ mạch điện hình 9.4.
a) Sơ đồ nguyên lý :

128
CB

ON
OFF K1 OLR 1
K 23

K12

RL 2
RL1 K2 OLR 2
K 13

RL

L1
L2
L3
N

CB

FUSE

K11 K21

OLR1 OLR2

M 1 M 2

Hình 9.4. Sơ đồ nguyên lý mạch điện tự động đóng điện cho động cơ dự phòng
khi động cơ chạy chính bị sự cố quá tải
b) Nguyên lý hoạt động :
Ấn nút ON, Công tắc tơ K1 có điện, đóng tiếp điểm T12 tự duy trì. Công tắc tơ K1
có điện đóng tiếp điểm K11ở mạch động lực đóng lại cấp điện cho các động cơ M 1 làm
việc.

129
Khi động cơ M1 bị sự cố tiếp điểm OLR1 của rơle nhiệt mở ra, công tắc tơ K1 mất
điện, tiếp điểm K11 mở ra, động cơ M11 ngừng hoạt động. Đồng thời tiếp điểm thường
mở của rơle nhiệt đóng lại. Rơle trung gian RL sẽ có điện và đóng các tiếp điểm RL 1,
RL2. Công tắc tơ K2 có điện, đóng tiếp điểm K21 ở mạch động lực, động cơ M2 hoạt
động.
IV. YÊU CẦU THIẾT BỊ THỰC HÀNH
Yêu cầu thiết bị thực hành cho một nhóm thực hành:
TT Mô tả Số lượng Model
1 Nguồn cung cấp 1
2 Công tắc tơ 3 EE-IE-41
3 Nút nhấn 3 EE-IE-44
4 Rơle nhiệt 3 EE-IE-48
5 Rơle trung gian 1
6 Rơle thời gian 2
7 Động cơ điện 3 pha 3
V. QUY TRÌNH THỰC HÀNH
5.1. Quy trình thực hành mạch điện tự động đảo chiều quay động cơ ba pha bằng
rơle thời gian
Bước 1: Tìm hiểu cấu tạo thực tế và các thông số kỹ thuật cơ bản của các thiết bị
sử dụng trong mạch.
Bước 2: Đấu mạch điện theo sơ đồ nguyên lý hình 9.1
Dựa vào sơ đồ nguyên lý tiến hành đấu dây.
- Vẽ sơ đồ dấu dây
Bước 3: Kiểm tra nguội theo các bước sau:
- Kiểm tra mạch động lực: Ấn vào núm của công tắc tơ, đo lần lược các cặp pha
bằng đồng hồ vạn năng để thang điện trở, đồng hồ chỉ giá trị điện trở bằng điện trở
giữa hai đầu cực ra dây động cơ.
- Kiểm tra mạch điều khiển
Bước 4: Hoạt động thử theo các bước sau:
- Đóng áp tô mát nguồn.
- Ấn nút ON quan sát hoạt động của động cơ.
- Ấn nút OFF dừng động cơ.
- Cắt áp tô mát.
- Theo dõi hoạt động của động cơ ghi vào bảng.
Bảng 9.1 Bảng trạng thái hoạt động của mạch điện tự động đảo chiều quay động cơ
ba pha bằng rơle thời gian

130
Thứ Trạn Hoạt động của các phần tử trong mạch
tự g thái Cuộn Cuộn Cuộn
điều điều Động
hút hút hút K11 K12 K13 K21 K22 K23 T11 T12 T21
khiển khiển cơ M
Rt K1 K2
Ấn
ON
T1 tác
1
động
T2 tác
động
Ấn
2
OFF
Tác
3 động
OLR

*) Câu hỏi thảo luận:


Câu 1: Vai trò của Rơle thời gian T2 trong mạch?
Câu 2: Có thể sử dụng công tắc tơ để thay thế cho rơle trung gian ở trong mạch
không ?
Câu 3: Hãy nêu một số ứng dụng sử dụng mạch điện tự động đảo chiều quay
động cơ ba pha bằng rơle thời gian?
5.2. Mạch điều khiển khởi động động cơ ba pha roto lồng sóc bằng phương pháp
đổi nối Y→Δ
Bước 1: Tìm hiểu cấu tạo thực tế và các thông số kỹ thuật cơ bản của các thiết bị
sử dụng trong mạch.
Bước 2: Đấu mạch điện theo sơ đồ nguyên lý hình 9.2
Bước 3: Kiểm tra nguội theo các bước sau:
- Kiểm tra mạch động lực: Ấn vào núm của công tắc tơ, đo lần lược các cặp pha
bằng đồng hồ vạn năng để thang điện trở, đồng hồ chỉ giá trị điện trở bằng điện trở
giữa hai đầu cực ra dây động cơ.
- Kiểm tra mạch điều khiển
Bước 4: Hoạt động thử theo các bước sau:
- Đóng áp tô mát nguồn.
- Ấn nút ON quan sát hoạt động của động cơ.
- Ấn nút OFF dừng động cơ.
- Cắt áp tô mát.
- Theo dõi hoạt động của động cơ ghi vào bảng.
Bảng 9.2 Bảng trạng thái hoạt động của mạch điều khiển khởi động động cơ ba pha
roto lồng sóc bằng phương pháp đổi nối Y→Δ
Thứ tự Trạng Hoạt động của các phần tử trong mạch
131
thái Cuộn Cuộn
điều Động
điều hút hút K11 K12 K21 K22 T11 T12 T13
khiển cơ M
khiển K1 K2
Ấn ON
1 T1 tác
động
3 Ấn OFF
Tác động
4
OLR
*) Câu hỏi kiểm tra:
Câu 1: Tại sao phải khởi động sao – tam giác động cơ không đồng bộ ba pha
công suất lớn?
Câu 2: So sánh dòng điện mở máy động cơ khi dùng biện pháp đổi nối sao – tam
giác (Y - ∆) với dòng mở máy khi dùng biện pháp mở máy động cơ trực tiếp?
Câu 3: Trong mạch điều khiển chúng ta bỏ tiếp điểm K 12 và K22 được không? Tại
sao?
Câu 4: Khi mạch điều khiển đã hoạt động đúng nguyên lý, nhưng khi đó ta ấn
nút ON hoạt động ở chế độ Y. Sau 1 thời gian đếm T 1 không chuyển sang hoạt động ở
chế độ ∆ mà lại ngừng hoạt động. Trình bày những nguyên nhân làm cho động cơ M
không hoạt động?
Câu 5: Ứng dụng của mạch điện mở máy sao – tam giác trên?
Câu 6: Ưu và nhược điểm của mạch điện mở máy sao – tam giác trên, hướng
khắc phục những nhược điểm trên?
5.3. Mạch điện chạy và ngừng máy theo thứ tự đã định
Bước 1: Tìm hiểu cấu tạo thực tế và các thông số kỹ thuật cơ bản của thiết bị sử
dụng trong mạch.
Bước 2: Đấu mạch điện như hình 9.3.
- Vẽ sơ đồ dấu dây
Bước 3: Kiểm tra nguội theo các bước sau:
- Kiểm tra mạch động lực.
- Kiểm tra mạch điều khiển
Bước 4: Hoạt động thử:
- Nối dây nguồn.
- Đóng áp tô mát nguồn.
- Mở máy động cơ:
+ Ấn nút ON.
- Dừng tất cả động cơ.
+ Ấn nút OFF.
- Cắt áp tô mát.
132
Theo dõi hoạt động của mạch ghi kết quả vào bảng.
Bảng 9.3 Bảng trạng thái hoạt động của mạch điện chạy và ngừng máy theo thứ tự đã
định
Thứ tự Hoạt động của các phần tử trong mạch
Trạng thái
điều
điều khiển K1 K2 K3 M1 M2 M3
khiển
1 Ấn ON
2 Ấn OFF
3 Tác động OLR

*) Câu hỏi thảo luận:


Câu 1: Nếu động cơ M1 có sự cố thì động cơ M2 có làm việc không? Tại sao?
Câu 2: Trình bày sự liên động giữa các động cơ M 1, M2 và M3, trong từng giai
đoạn làm việc của mạch?
Câu 3: Ở mạch điều khiển nếu ta thay tiếp điểm thường đóng mở chậm T22 của
T2 bằng tiếp điểm thường đóng mở chậm T12 của T1 thì mạch điện trên sẽ hoạt động
như thế nào?
Câu 4: Mạch điều khiển đã hoạt động theo đúng nguyên lý, nhưng khi điều khiển
động cơ thì chỉ có động cơ M1 hoạt động, các động cơ còn lại không hoạt động. Trình
bày những nguyên nhân làm cho động cơ M2 và M3 không hoạt động?
Câu 5: Ưu và nhược điểm của mạch điện trên? Hướng khắc phục?
Câu 6: So sánh mạch điều khiển theo thời gian và nút ấn?
5.4. Mạch điện tự động đóng điện cho động cơ dự phòng khi động cơ chạy chính
bị sự cố quá tải
Bước 1: Tìm hiểu cấu tạo thực tế và các thông số kỹ thuật cơ bản của thiết bị sử
dụng trong mạch.
Bước 2: Đấu mạch điện như hình 9.4.
- Vẽ sơ đồ dấu dây
Bước 3: Kiểm tra nguội theo các bước sau:
- Nối dây từ bót trên mạch động lực vào động cơ.
- Kiểm tra mạch động lực.
- Kiểm tra mạch điều khiển
Bước 4: Hoạt động thử:
- Nối dây nguồn.
- Đóng áp tô mát nguồn.
- Mở máy động cơ chính M1:
+ Ấn nút ON1.
+ Hoạt động thử chức năng “Tự động chạy M 2 khi M1 bị sự cố” (tác động vào
rơle nhiệt OLR1 khi M1 đang chạy).
133
- Dừng động cơ.
+ Ấn nút OFF.
- Cắt áp tô mát.
Theo dõi hoạt động của mạch ghi kết quả vào bảng.
Bảng 9.4 Bảng trạng thái hoạt động của mạch điện tự động đóng điện cho động cơ dự
phòng khi động cơ chạy chính bị sự cố quá tải
Thứ tự Hoạt động của các phần tử trong mạch
Trạng thái
điều
điều khiển K1 K2 M1 M2
khiển
1 Ấn ON
2 Tác động OLR1
3 Ấn OFF
*) Câu hỏi thảo luận:
Câu 1: Bạn hãy lấy ví dụ dùng trong thực tế ?
Câu 2: Ngoài sơ đồ giới thiệu ở trên, bạn có thể xây dựng sơ đồ mạch khác để
tự động đóng động cơ dự phòng được không? Vẽ sơ đồ mạch?
Câu 3: Khi mạch điều khiển hoạt động đúng nguyên lý, nhưng khi động cơ M 1
bị sự cố quá tải, động cơ dự phòng M 2 không hoạt động, trình bày những nguyên nhân
làm cho động cơ dự phòng không hoạt động khi động cơ chính bị sự cố?
Câu 4: Rơle trung gian RL có nhiệm vụ gì trong mạch điều khiển? Có thể bỏ
tiếp điểm thường đóng K13 và K23 được không? Tại sao?
Câu 5: Ưu và nhược điểm của mạch điện trên? Hướng khắc phục?
Câu 6: Động cơ M2 có công suất như thế nào đối với động cơ M1, tại sao?
Câu 7: Công việc diễn ra khi đã khắc phục xong sự cố ở động cơ M1?

134
VI. BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH

PHIẾU BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH 9


TÊN BÀI THỰC HÀNH
Các mạch điều khiển động cơ tự động

Họ và tên sinh viên: … … … … … … … … … … … … … ... … …


MSSV: … … … … … … … Lớp: … … … … Nhóm: … … … …
Đánh giá
NỘI DUNG BÁO CÁO CỦA SINH VIÊN
SV GV
Kết quả khảo sát:
a. Thông số định mức động cơ
… … … … … … … … … … … … … ... … …
1 … … … … … … … … … … … … … ... … …
b. Kết cấu rơ le thời gian
… … … … … … … … … … … … … ... … …
… … … … … … … … … … … … … ... … …

Kết quả vận hành:


a. Mạch điện tự động đảo chiều quay động cơ ba pha
bằng rơle thời gian
… … … … … … … … … … … … … ... … …
… … … … … … … … … … … … … ... … …
b. Mạch điện tự động mở máy động cơ lồng sóc qua
điện trở phụ hoặc cuộn kháng
2 … … … … … … … … … … … … … ... … …
… … … … … … … … … … … … … ... … …
c. Mạch điện chạy và ngừng máy theo thứ tự đã định
… … … … … … … … … … … … … ... … …
… … … … … … … … … … … … … ... … …
d. Mạch điện tự động đóng điện cho động cơ dự phòng
khi động cơ chạy chính bị sự cố quá tải
… … … … … … … … … … … … … ... … …
… … … … … … … … … … … … … ... … …

3 Thời gian thực hiện bài thực hành

Kết quả thực hành

135
BÀI THỰC HÀNH SỐ 10
CÁC MẠCH KHỞI ĐỘNG ĐỔI NỐI Y/∆ VÀ THAY ĐỔI TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ

I. MỤC TIÊU
- Trình bày được các trang bị điện và nguyên lý làm việc của các mạch khởi động
đổi nối Y/∆ và thay đổi tốc độ động cơ.
- Lắp ráp và đấu được các mạch khởi động đổi nối Y/∆ và thay đổi tốc độ động cơ.
II. NHIỆM VỤ THỰC HÀNH
2.1. Tìm hiểu kiến thức lý thuyết của bài thực hành
1. Trang bị điện cho các mạch khởi động đổi nối Y/∆ và thay đổi tốc độ động cơ.
2. Sơ đồ nguyên lý vận hành của các mạch khởi động đổi nối Y/∆ và thay đổi tốc
độ động cơ.
2.2. Thực hành theo quy trình
1. Quy trình lắp ráp mạch điều khiển khởi động động cơ ba pha roto lồng sóc
bằng phương pháp đổi nối Y/Δ
2. Quy trình lắp ráp mạch điều khiển khởi động động cơ ba pha roto lồng sóc
bằng phương pháp đổi nối Y/Δ tự động.
3. Quy trình lắp ráp mạch đảo chiều Y/Δ tự động.
4. Quy trình lắp ráp mạch điện thay đổi cực theo hai tốc độ (Dahlander).
5. Quy trình lắp ráp mạch điện thay đổi cực theo hai tốc độ (động cơ có hai dây
quấn).
III. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
3.1. Mạch điều khiển khởi động động cơ ba pha roto lồng sóc bằng phương pháp
đổi nối Y/Δ
a) Sơ đồ nguyên lý: Hình 10.1
b) Nguyên lý hoạt động:
Khi ấn nút S2 trong nhánh mạch 1, công tắc tơ Q2 nối sao được tác động. Nhánh
mạch 3 đóng lại bằng tiếp điểm thường mở của Q2 và công tắc tơ nguồn lưới được tác
động. Công tắc tơ Q2 trong nhánh mạch 4 mở và ngăn chặn công tắc tơ Q3 đóng lại.
Động cơ khởi động và chạy bằng mạch hình sao.
Ngay khi động cơ tăng tốc độ, nút ấn S1 trong nhánh mạch 1 được ấn và công
tắc tơ nối sao mở. Tiếp điểm n.c của Q2 trong nhánh mạch 4 đóng và công tắc tơ mạch
tam giác được tác động. Công tắc tơ nguồn lưới Q1 vẫn tác động liên tục. Tiếp điểm
n.c. Q3 trong nhánh mạch 1 mở và ngăn chặn công tắc tơ Q2 đóng lại. Động cơ khởi
động và chạy bằng mạch hình tam giác.
Bằng nút S0 trong nhánh mạch 1, toàn bộ mạch điều khiển có thể bị ngắt kết nối
vì vậy tất cả các công tắc tơ làm việc được giải tác động và động cơ được chuyển
mạch tắt. Các mạch điện sao-tam giác được sử dụng để hỗ trợ các động cơ khởi động
khi cần thiết cho động cơ có tải đã được cấp.

136
Hình 10.1. Sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển khởi động động cơ ba pha roto lồng sóc
bằng phương pháp đổi nối Y/Δ
137
3.2. Mạch điều khiển khởi động động cơ ba pha roto lồng sóc bằng phương pháp
đổi nối Y/Δ tự động
a) Sơ đồ nguyên lý:

Hình 10.2. Sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển khởi động động cơ ba pha roto lồng sóc
bằng phương pháp đổi nối Y/Δ tự động
138
b) Nguyên lý hoạt động:
Động cơ ba pha được đóng chuyển mạch bằng mạch điện sao-tam giác tự động.
Đầu tiên, công tắc tơ hình sao đóng công tắc tơ nguồn lưới, sau đó rơ le giữ chậm
chuyển mạch động cơ sang hoạt động nối tam giác.
Khi nút ấn đóng S1 được ấn, thì nhánh mạch 1 đóng và công tắc tơ nối sao và rơ
le giữ chậm thời gian được tác động. Tiếp điểm n.c. của Q2 trong nhánh mạch 4 mở và
khóa công tắc tơ tam giác Q3.
Tiếp điểm Q2 trong nhánh mạch 3 đóng, công tắc tơ nguồn lưới Q1được tác
động và tiếp điểm Q1 trong nhánh mạch 4 đóng.
Động cơ chạy theo cách nối hình sao.
Sau thời gian giữ chậm đặt trên rơ le hết hiệu lực, rơ le nhả ra và tiếp điểm n.c.
của K12 trong nhánh mạch 1 mở. Công tắc tơ nối sao Q2 được giải tác động và tiếp
điểm n.c. của Q2 trong nhánh mạch 4 đóng.
Công tắc tơ tam giác Q3 tác động và chuyển mạch động cơ sang làm việc nối
tam giác. Tiếp điểm n.c. của Q3 trong nhánh mạch 1 mở và khóa công tắc tơ nối sao
Q2.
Mạch điều khiển có thể được ngắt kết nối thông qua nút ấn S0. Các công tắc tơ
làm việc hở ra và động cơ được chuyển mạch tắt.
Thời gian giữ chậm đặt trên rơ le được xác định bằng các điều kiện của động cơ.
Các mạch điện sao-tam giác cung cấp khả năng hỗ trợ khi các động cơ khởi động.
3.3. Mạch đảo chiều Y/Δ tự động
a) Sơ đồ nguyên lý:

139
Hình 10.3. Sơ đồ nguyên lý mạch đảo chiều Y/Δ tự động
b) Nguyên lý hoạt động:
Động cơ ba pha được làm việc trong mạch đảo chiều sao-tam giác tự động. động
cơ cần khởi động trong cấu hình sao và, sau thời gian giữ chậm, cần chuyển đổi thành
mạch nối tam giác. Trình tự khởi động này áp dụng cho cả hai chiều quay theo chiều
kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ. Các công tắc tơ được khóa liên động bằng
cách sao cho chỉ có thể đảo chiều sau khi chuyển mạch tắt được ấn. Chuyển mạch sao-
tam giác được thực hiện bằng mạch trình tự.

Khi nút S1 được ấn, nhánh mạch 1 được khép kín và tiếp điểm n.c. của S1 trong
nhánh mạch 7 khóa công tắc tơ Q4 để ngăn chặn chuyển mạch quay ngược chiều kim
đồng hồ. Công tắc tơ Q2 được tác động và được khóa liên động bằng tiếp điểm Q2
trong nhánh mạch 3. Tiếp điểm n.c. của Q2 trong nhánh mạch 9 khóa công tắc tơ tam
giác để tránh đóng chuyển mạch. Tiếp điểm thường mở của Q2 trong nhánh mạch 4
đóng sao cho rơ le giữ chậm thời gian công tắc tơ Q1 theo chiều kim đồng hồ được
tác động. Tiếp điểm khóa liên động Q1 trong nhánh mạch 6 duy trì công tắc tơ Q1
theo chiều kim đồng hồ được tác động. Động cơ được nối hình sao và khởi động để
chạy theo chiều kim đồng hồ. Sau thời gian giữ chậm đặt trên rơ le giữ chậm thời gian
hết hiệu lực, tiếp điểm K11 trong nhánh mạch 1 mở và công tắc tơ nối sao được
chuyển mạch tắt. Tiếp điểm khóa liên động Q2 trong nhánh mạch 3 mở làm cho tiếp
điểm Q2 trong nhánh mạch 4 và rơ le giữ chậm thời gian được chuyển mạch tắt. Tiếp
điểm n.c. của Q2 trong nhánh mạch 9 chuyển đồi về vị trí đứng yên của nó và đóng
mạch công tắc tơ tam giác Q3. Công tắc tơ Q1 theo chiều kim đồng hồ vẫn đóng vì
vậy động cơ nối hình tam giác và quay theo chiều kim đồng hồ.
Khi chuyển mạch S0 được ấn, mạch điều khiển được ngắt kết nối. Bất cứ công
tắc tơ nào đã tác động thì mở ra và động cơ được chuyển mạch tắt.
140
Khi chuyển mạch S2 được ấn, mạch đóng và tiếp điểm n.c. của S2 trong nhánh
mạch 5 khóa công tắc tơ Q1 theo chiều kim đồng hồ. Công tắc tơ nối sao Q2 được tác
động và khóa liên động. Công tắc tơ tam giác Q3 bị khóa lại thông qua tiếp điểm n.c.
của Q2 trong nhánh mạch 9. Tiếp điểm Q2 trong nhánh mạch 4 đóng và đóng mạch rơ
le giữ chậm thời gian K11 và công tắc tơ Q4 ngược chiều kim đồng hồ. Các khóa liên
động sau cùng tiếp điểm Q4 trong nhánh mạch 8. Động cơ được nối hình sao và quay
ngược chiều kim đồng hồ. Sau khi đặt giữ chậm, rơ le giữ chậm thời gian K11 chuyển
mạch tắt và tiếp điểm K11 trong nhánh mạch 1 mở. Công tắc tơ nối sao cũng tắt. Các
tiếp điểm thường mở 3, 4 và tiếp điểm n.c. của Q2 trong nhánh mạch 9 trở về các trạng
thái ban đầu và rơ le giữ chậm thời gian K11 chuyển mạch tắt. Công tắc tơ ngược
chiều kim đồng hồ vẫn đóng. Công tắc tơ tam giác Q3 được tác động và được duy trì
bằng các tiếp điểm Q4 trong mạch 10. Động cơ được nối hình tam giác và quay
ngược chiều kim đồng hồ.
Khi chuyển mạch S0 được ấn, toàn bộ mạch điều khiển được ngắt kết nối. Bất
cứ công tắc tơ nào đã tác động nhả ra và động cơ được chuyển mạch tắt.
3.4. Mạch điện thay đổi cực theo hai tốc độ (Dahlander)
a) Sơ đồ nguyên lý:

141
Hình 10.4. Sơ đồ nguyên lý mạch điện thay đổi cực theo hai tốc độ (Dahlander)
b) Nguyên lý hoạt động:
Trong mạch điện thay đổi cực dạng Dahlander này, các dây quấn được nối tam
giác cho tốc độ thấp và được nối thành hình sao kép cho tốc độ cao. Các thay đổi tốc
độ chỉ có thể tác dụng từng bước gia tăng. Đối với động cơ có sẵn cho bài thực hành
này, tốc độ được thay đổi theo tỷ số 1:2.
Trong mạch điều khiển đã sử dụng, các công tắc tơ được khóa liên động sao cho
chỉ 1 tốc độ có thể được chọn.
Khi nút S2 (các tiếp điểm thường mở) làm việc, công tắc tơ Q1 được tác động
thông qua các tiếp điểm đóng của Q2 và Q3 trong nhánh mạch 1. Các tiếp điểm chính
của công tắc tơ Q1 khép kín mạch làm việc và động cơ được đóng ở tốc độ thấp. Đồng

142
thời, tiếp điểm khóa liên động trong nhánh mạch 2 và (n. c.) tiếp điểm khóa liên động
Q1 trong nhánh mạch 3 được mở ra.
Khi nút S3 được làm việc, nhánh mạch 1 bị ngắt và công tắc tơ Q1 nhả ra. Tại
cùng thời điểm, các công tắc tơ Q2 và Q3 được tác động thông qua tiếp điểm thường
mở S3 trong nhánh mạch 3. Tiếp điểm tự giữ Q2 trong nhánh mạch 4 đóng và duy trì
các công tắc tơ Q2 và Q3 được tác động. Các tiếp điểm n.c. của Q2 và Q3 trong nhánh
mạch 1 bây giờ mở ra và Q1 được khóa lại. Các tiếp điểm chính của các công tắc tơ
Q2 và Q3 đóng và động cơ chạy ở tốc độ cao hơn ở cấu hình sao kép.

Khi nút S1 được ấn, tất cả các mạch bị ngắt kết nối và mọi công tắc tơ nhả ra.
Động cơ được chuyển mạch tắt.

3.5. Mạch điện thay đổi cực theo hai tốc độ (động cơ có hai dây quấn)
a) Sơ đồ nguyên lý:

143
Hình 10.5. Sơ đồ nguyên lý mạch điện thay đổi cực theo hai tốc độ (động cơ có hai
dây quấn)
b) Nguyên lý hoạt động:
Khi mang tải, động cơ phản ứng theo các như một động cơ không đồng bộ có
một dây quấn stato. Nó cần được chỉ ra rằng chỉ có thể thay đổi tốc độ gia tăng.
Các động cơ có hai dây quấn riêng biệt được sử dụng ở nơi có vài tốc độ định
trước theo yêu cầu, ví dụ như các máy trộn, máy bơm, quạt gió và các máy công cụ.
Khi nút S1 được ấn, nhánh mạch 1 được nối kín và tiếp điểm n.c. của S1 trong
nhánh mạc 3 mở.
Công tắc tơ Q1 được tác động và động cơ chạy ở tốc độ thấp. Công tắc tơ Q1
được khóa liên động bằng tiếp điểm của chính nó, tiếp điểm thường mở Q1 trong
nhánh mạch 2 khi nút ấn S1 được tác động. Tiếp điểm n.c. của Q1 trong nhánh mạch
3 mở và khóa công tắc tơ Q2 sao cho nó không thể đóng lại.
Khi nút S2 hoạt động, nhánh mạch 1 bị ngắt và công tắc tơ Q1 nhả ra. Đồng
thời, tiếp điểm thường mở của S2 trong nhánh mạch 3 đóng và công tắc tơ Q2 được
tác động. Động cơ chạy ở tốc độ cao.
Khi chuyển mạch S2 được tác động, công tắc tơ Q2 được duy trì bằng chính tiếp
điểm khóa liên động của nó tiếp điểm (n. o.) Q2 trong nhánh mạch 4. Tiếp điểm n.c.
Q2 trong nhánh mạch 1 mở và khóa công tắc tơ Q1.

144
Nếu nút S0 được tác động, toàn bộ mạch điều khiển bị ngắt kết nối, công tắc tơ
làm việc nhả ra và động cơ được chuyển mạch tắt.
IV. YÊU CẦU THIẾT BỊ THỰC HÀNH
Yêu cầu thiết bị thực hành cho một nhóm thực hành:
TT Mô tả Số lượng Model
1 Nguồn cung cấp 1
2 Công tắc tơ 4 EE-IE-41
3 Nút nhấn 3 EE-IE-44
4 Rơle bảo vệ 2 EE-IE-48
5 Rơle thời gian 2
Động cơ không đồng bộ ba pha rô to
6 1
lồng sóc

V. QUY TRÌNH THỰC HÀNH


5.1. Quy trình thực hành mạch điều khiển khởi động động cơ ba pha roto lồng
sóc bằng phương pháp đổi nối Y/Δ
Khi ấn nút S2 trong nhánh mạch 1, công tắc tơ Q2 nối sao được tác động. Nhánh
mạch 3 đóng lại bằng tiếp điểm thường mở của Q2 và công tắc tơ nguồn lưới được tác
động. Công tắc tơ Q2 trong nhánh mạch 4 mở và ngăn chặn công tắc tơ Q3 đóng lại.
Động cơ khởi động và chạy bằng mạch hình sao.
Ngay khi động cơ tăng tốc độ, nút ấn S1 trong nhánh mạch 1 được ấn và công
tắc tơ nối sao mở. Tiếp điểm n.c của Q2 trong nhánh mạch 4 đóng và công tắc tơ mạch
tam giác được tác động. Công tắc tơ nguồn lưới Q1 vẫn tác động liên tục. Tiếp điểm
n.c. Q3 trong nhánh mạch 1 mở và ngăn chặn công tắc tơ Q2 đóng lại. Động cơ khởi
động và chạy bằng mạch hình tam giác.
Bằng nút S0 trong nhánh mạch 1, toàn bộ mạch điều khiển có thể bị ngắt kết nối
vì vậy tất cả các công tắc tơ làm việc được giải tác động và động cơ được chuyển
mạch tắt.
Các mạch điện sao-tam giác được sử dụng để hỗ trợ các động cơ khởi động khi cần
thiết cho động cơ có tải đã được cấp.
Bước 1: Tìm hiểu cấu tạo thực tế và các thông số kỹ thuật cơ bản của các thiết bị
như:
- Điện áp và dòng điện định mức.
- Tình trạng hoạt động của thiết bị (tốt hay hỏng),…
Bước 2: Đấu mạch điện theo sơ đồ nguyên lý hình 10.1
Dựa vào sơ đồ nguyên lý tiến hành đấu dây:

145
- Đấu dây mạch điều khiển
- Đấu dây mạch động lực:
Bước 3: Kiểm tra nguội theo các bước sau:
- Kiểm tra mạch động lực: Ấn vào núm của công tắc tơ, đo lần lược các cặp pha
bằng đồng hồ vạn năng để thang điện trở, đồng hồ chỉ giá trị điện trở bằng điện trở
giữa hai đầu cực ra dây động cơ.
- Kiểm tra mạch điều khiển: Đặt que đo của ôm mét vào hai đầu của mạch điều
khiển, mạch điều khiển sẽ nối đúng nếu ôm mét chỉ giá trị “∞” khi chưa tác động và
chỉ giá trị tương đương với điện trở cuộn hút công tắc tơ trong các trường hợp sau:
+ Ấn nút S2.
Bước 4: Hoạt động theo các bước sau:
- Đóng áp tô mát nguồn.
- Ấn nút S2 quan sát hoạt động của động cơ.
- Ấn nút S1 quan sát hoạt động của động cơ.
- Ấn nút S0 dừng động cơ.
- Cắt áp tô mát.
- Theo dõi hoạt động của động cơ ghi vào bảng.
Bảng 10.1 Bảng trạng thái hoạt động của mạch điều khiển khởi động động cơ ba pha
roto lồng sóc bằng phương pháp đổi nối Y/Δ
Thứ tự Trạng thái Hoạt động của các phần tử trong mạch
điều khiển điều khiển Q1 Q2 Q3 Động cơ M
1 Ấn S2
2 Ấn S1
3 Ấn S0
4 Tác động OLR
*) Câu hỏi thảo luận:
Câu 1: Các công tắc tơ nào được tác động cho mạch nối hình sao và các công tắc
tơ nào được tác động cho mạch nối hình tam giác?
Câu 2: Giải thích vì sao các công tắc tơ hình sao và tam giác cần phải khóa liên
động với nhau?
Câu 3: Tại sao không cần thiết có tiếp điểm khóa liên động cho công tắc tơ tam
giác Q3?

5.2. Quy trình thực hành mạch điều khiển khởi động động cơ ba pha roto lồng
sóc bằng phương pháp đổi nối Y/Δ tự động

146
Bước 1: Tìm hiểu cấu tạo thực tế và các thông số kỹ thuật cơ bản của các thiết bị
như:
- Điện áp và dòng điện định mức.
- Tình trạng hoạt động của thiết bị (tốt hay hỏng),…
Bước 2: Đấu mạch điện theo sơ đồ nguyên lý hình 10.2
Dựa vào sơ đồ nguyên lý tiến hành đấu dây:
- Đấu dây mạch điều khiển
- Đấu dây mạch động lực
Bước 3: Kiểm tra nguội theo các bước sau:
- Kiểm tra mạch động lực: Ấn vào núm của công tắc tơ, đo lần lược các cặp pha
bằng đồng hồ vạn năng để thang điện trở, đồng hồ chỉ giá trị điện trở bằng điện trở
giữa hai đầu cực ra dây động cơ.
- Kiểm tra mạch điều khiển: Đặt que đo của ôm mét vào hai đầu của mạch điều
khiển, mạch điều khiển sẽ nối đúng nếu ôm mét chỉ giá trị “∞” khi chưa tác động và
chỉ giá trị tương đương với điện trở cuộn hút công tắc tơ trong các trường hợp sau:
+ Ấn nút S2.
Bước 4: Hoạt động theo các bước sau:
- Đóng áp tô mát nguồn.
- Ấn nút S2 quan sát hoạt động của động cơ.
- Ấn nút OFF dừng động cơ.
- Cắt áp tô mát.
- Theo dõi hoạt động của động cơ ghi vào bảng.
Bảng 10.2 Bảng trạng thái hoạt động của mạch điều khiển khởi động động cơ ba pha
roto lồng sóc bằng phương pháp đổi nối Y/Δ tự động
Thứ tự Trạng thái Hoạt động của các phần tử trong mạch
điều khiển điều khiển Q1 Q2 Q3 Động cơ M
1 Ấn S2
2 Ấn S1
3 Ấn S0
4 Tác động OLR
*) Câu hỏi thảo luận:
Câu 1: Đóng chuyển mạch động cơ. Điều chỉnh thời gian giữ chậm trên rơ le
và lặp lại trình tự cấp nguồn. Khi nào các công tắc tơ được tác động khi nút S1 được
ấn và khi rơ le giữ chậm thời gian được bật?
Câu 2: Các rơ le giữ chậm thời gian cần phải được thiết kế để làm việc dài hạn?

147
Câu 3: Có thể động cơ được chuyển mạch thành mạch nối tam giác trực tiếp
được không? Đưa ra lí do cho câu trả lời của bạn?
Câu 4: Nhận dạng tiếp điểm các khóa liên động trong các công tắc tơ nối hình
sao và hình tam giác. Tại sao cần khóa liên động?
5.3. Quy trình thực hành mạch đảo chiều Y/Δ tự động
Bước 1: Tìm hiểu cấu tạo thực tế và các thông số kỹ thuật cơ bản của các thiết bị
như:
- Điện áp và dòng điện định mức.
- Tình trạng hoạt động của thiết bị (tốt hay hỏng),…
Bước 2: Đấu mạch điện theo sơ đồ nguyên lý hình 10.3
Dựa vào sơ đồ nguyên lý tiến hành đấu dây:
- Đấu dây mạch điều khiển
- Đấu dây mạch động lực
Bước 3: Kiểm tra nguội theo các bước sau:
- Kiểm tra mạch động lực: Ấn vào núm của công tắc tơ, đo lần lược các cặp pha
bằng đồng hồ vạn năng để thang điện trở, đồng hồ chỉ giá trị điện trở bằng điện trở
giữa hai đầu cực ra dây động cơ.
- Kiểm tra mạch điều khiển: Đặt que đo của ôm mét vào hai đầu của mạch điều
khiển, mạch điều khiển sẽ nối đúng nếu ôm mét chỉ giá trị “∞” khi chưa tác động và
chỉ giá trị tương đương với điện trở cuộn hút công tắc tơ trong các trường hợp sau:
+ Ấn nút S1.
+ Ấn vào núm của công tắc tơ (để đóng tiếp điểm duy trì).
Bước 4: Hoạt động thử theo các bước sau:
- Đóng áp tô mát nguồn.
- Ấn nút S1 quan sát hoạt động của động cơ.
- Ấn nút S0 dừng động cơ.
- Ấn nút S2 quan sát hoạt động của động cơ.
- Ấn nút S0 dừng động cơ.
- Cắt áp tô mát.
- Theo dõi hoạt động của động cơ ghi vào bảng.
Bảng 10.3 Bảng trạng thái hoạt động của mạch đảo chiều Y/Δ tự động
Thứ tự Hoạt động của các phần tử trong mạch
Trạng thái
điều Động cơ
điều khiển Q1 Q2 Q3 Q4
khiển M
1 Ấn S1
2 Ấn S0

148
3 Ấn S2
4 Ấn S0
Tác động
5
OLR
*) Câu hỏi thảo luận:
Câu 1: Ở giai đoạn điều khiển nào thì rơ le giữ chậm đóng mạch?
Câu 2: Nhận dạng tiếp điểm các khóa liên động cho các công tắc tơ nối sao và
tam giác?
Câu 3: Các công tắc tơ được khóa liên động ngược chiều kim đồng hồ và theo
chiều kim đồng như thế nào?
Câu 4: Tại sao các công tắc tơ ngược chiều kim đồng hồ và theo chiều
kim đồng hồ cần được khóa liên động?
Câu 5: Mạch điện trình tự có nghĩa là gì?
5.4. Quy trình thực hành mạch điện thay đổi cực theo hai tốc độ (Dahlander)
Bước 1: Tìm hiểu cấu tạo thực tế và các thông số kỹ thuật cơ bản của các thiết bị
như:
- Điện áp và dòng điện định mức.
- Tình trạng hoạt động của thiết bị (tốt hay hỏng),…
Bước 2: Đấu mạch điện theo sơ đồ nguyên lý hình 10.4
Dựa vào sơ đồ nguyên lý tiến hành đấu dây:
- Đấu dây mạch điều khiển
- Đấu dây mạch động lực
Bước 3: Kiểm tra nguội theo các bước sau:
- Kiểm tra mạch động lực: Ấn vào núm của công tắc tơ, đo lần lược các cặp pha
bằng đồng hồ vạn năng để thang điện trở, đồng hồ chỉ giá trị điện trở bằng điện trở
giữa hai đầu cực ra dây động cơ.
- Kiểm tra mạch điều khiển: Đặt que đo của ôm mét vào hai đầu của mạch điều
khiển, mạch điều khiển sẽ nối đúng nếu ôm mét chỉ giá trị “∞” khi chưa tác động và
chỉ giá trị tương đương với điện trở cuộn hút công tắc tơ trong các trường hợp sau:
+ Ấn nút S2.
+ Ấn nút S3.
+ Ấn vào núm của công tắc tơ (để đóng tiếp điểm duy trì).
Bước 4: Hoạt động thử theo các bước sau:
- Đóng áp tô mát nguồn.
- Ấn nút S2 quan sát hoạt động của động cơ.
- Ấn nút S3 quan sát hoạt động của động cơ.
149
- Ấn nút S1 dừng động cơ.
- Cắt áp tô mát.
- Theo dõi hoạt động của động cơ ghi vào bảng.
Bảng 10.4 Bảng trạng thái hoạt động của mạch điện thay đổi cực theo hai tốc độ
(Dahlander)
Thứ tự Trạng thái Hoạt động của các phần tử trong mạch
điều khiển điều khiển Q1 Q2 Q3 Động cơ M
1 Ấn S2
2 Ấn S3
3 Ấn S1
4 Tác động OLR
*) Câu hỏi thảo luận:
Câu 1: Mục đích của rơ le bảo vệ động cơ là gì?
Câu 2: Tốc độ nào được chọn bằng các tiếp điểm chính của công tắc tơ Q1? Các
dây quấn của động cơ Dahlander được cấu hình như thế nào khi được đóng chuyển
mạch bằng công tắc tơ này?
Câu 3: Mục đích của công tắc tơ Q3 là gì và các dây quấn động cơ được nối như
thế nào?
Câu 4: Mục đích của của các tiếp điểm n.c. của Q2 và Q3 trong nhánh mạch 1 là
gì?
Câu 5: Mục đích của tiếp điểm thường mở của Q1 trong nhánh mạch 2 là gì?
Câu 6: Điều gì xảy ra, nếu nút S2 được ấn trong khi động cơ đang chạy ở một
tốc độ cao?
Câu 7: Mục đích của tiếp điểm n.c. của Q1 trong nhánh mạch 3 là gì?
5.5. Quy trình thực hành mạch điện thay đổi cực theo hai tốc độ (động cơ có hai
dây quấn)
Bước 1: Tìm hiểu cấu tạo thực tế và các thông số kỹ thuật cơ bản của các thiết bị
như:
- Điện áp và dòng điện định mức.
- Tình trạng hoạt động của thiết bị (tốt hay hỏng),…
Bước 2: Đấu mạch điện theo sơ đồ nguyên lý hình 10.5
Dựa vào sơ đồ nguyên lý tiến hành đấu dây:
- Đấu dây mạch điều khiển
- Đấu dây mạch động lực
Bước 3: Kiểm tra nguội theo các bước sau:

150
- Kiểm tra mạch động lực: Ấn vào núm của công tắc tơ, đo lần lược các cặp pha
bằng đồng hồ vạn năng để thang điện trở, đồng hồ chỉ giá trị điện trở bằng điện trở
giữa hai đầu cực ra dây động cơ.
- Kiểm tra mạch điều khiển: Đặt que đo của ôm mét vào hai đầu của mạch điều
khiển, mạch điều khiển sẽ nối đúng nếu ôm mét chỉ giá trị “∞” khi chưa tác động và
chỉ giá trị tương đương với điện trở cuộn hút công tắc tơ trong các trường hợp sau:
+ Ấn nút S1.
+ Ấn nút S2.
+ Ấn vào núm của công tắc tơ (để đóng tiếp điểm duy trì).
Bước 4: Hoạt động thử theo các bước sau:
- Đóng áp tô mát nguồn.
- Ấn nút S1 quan sát hoạt động của động cơ.
- Ấn nút S2 quan sát hoạt động của động cơ.
- Ấn nút S0 dừng động cơ.
- Cắt áp tô mát.
- Theo dõi hoạt động của động cơ ghi vào bảng.
Bảng 10.5 Bảng trạng thái hoạt động của mạch điện thay đổi cực theo hai tốc độ
(động cơ có hai dây quấn)
Thứ tự Trạng thái Hoạt động của các phần tử trong mạch
điều khiển điều khiển Q1 Q2 Động cơ M
1 Ấn S1
2 Ấn S2
3 Ấn S0
4 Tác động OLR
*) Câu hỏi thảo luận:
Câu 1: Dây quấn động cơ có bao nhiêu cặp cực để chạy tốc độ thấp?
Câu 2: Dây quấn nào được nối trong mạch khi công tắc tơ Q2 được tác động?
Câu 3: Hai tốc độ được khóa liên động như thế nào?
Câu 4: Tại sao lại cần 2 rơ le bảo vệ động cơ?

151
VI. BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH

PHIẾU BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH 10


TÊN BÀI THỰC HÀNH
Các mạch đổi nối sao – tam giác và thay đổi tốc độ động cơ

Họ và tên sinh viên: … … … … … … … … … … … … … ... … …


MSSV: … … … … … … … Lớp: … … … … Nhóm: … … … …
Đánh giá
NỘI DUNG BÁO CÁO CỦA SINH VIÊN
SV GV
Kết quả khảo sát:
a. Thông số định mức động cơ
… … … … … … … … … … … … … ... … …
1 … … … … … … … … … … … … … ... … …
b. Kết cấu động cơ 2 tốc độ
… … … … … … … … … … … … … ... … …
… … … … … … … … … … … … … ... … …

Kết quả vận hành:


a. Mạch điều khiển khởi động động cơ ba pha roto lồng
sóc bằng phương pháp đổi nối Y/Δ
… … … … … … … … … … … … … ... … …
… … … … … … … … … … … … … ... … …
b. Mạch điều khiển khởi động động cơ ba pha roto lồng
sóc bằng phương pháp đổi nối Y/Δ tự động
… … … … … … … … … … … … … ... … …
… … … … … … … … … … … … … ... … …
2 c. Mạch đảo chiều Y/Δ tự động
… … … … … … … … … … … … … ... … …
… … … … … … … … … … … … … ... … …
d. Mạch điện thay đổi cực theo hai tốc độ (Dahlander)
… … … … … … … … … … … … … ... … …
… … … … … … … … … … … … … ... … …
e. Mạch điện thay đổi cực theo hai tốc độ (động cơ có
hai dây quấn)
… … … … … … … … … … … … … ... … …
… … … … … … … … … … … … … ... … …

3 Thời gian thực hiện bài thực hành

Kết quả thực hành

152
153

You might also like