Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Tư Tưởng Hồ Chí Minh

Nhóm lớp: 36
Thành viên nhóm:
+ Lê Văn Quốc Sử-21DTHB6
+Nguyễn Trọng Nghĩa-21DTHB6
Lời mở đầu:
Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất
cả các dân tộc. Từ ngàn xưa đến nay gắn liền với truyền thống
yêu nước, đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Điều đó nói lên một
khát khao to lớn của dân tộc ta là luôn mong muốn có được một
nền độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân và đó cũng là một
giá trị tinh thần thiêng liêng, bất hủ của dân tộc mà Hồ Chí
Minh là hiện thân cho tinh thần ấy. Tư tưởng Hồ Chí Minh về
quyền của các dân tộc thuộc địa mà trước hết là quyền bình
đẳng và tự do đã hình thành. Căn cứ vào những quyền tự do,
bình đẳng và quyền con người “những quyền mà không ai có thể
xâm phạm được” đã được ghi trong bản Tuyên ngôn độc lập của
cách mạng Mỹ năm 1776, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền
của Cách mạng Pháp năm 1791, Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng
định những giá trị thiêng liêng, bất biến về quyền dân tộc: “Tất
cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào
cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do... Đó là
những lẽ phải không ai chối cãi được”.

Mối quan hệ Độc lập dân tộc với CNXH

- Thứ nhất, độc lập dân tộc là tiền đề, điều kiện của chủ nghĩa
xã hội. Việc giành độc lập đã được hun đúc thành chủ nghĩa dân
tộc thực sự và vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà Hồ Chí Minh coi
là động lực to lớn của đất nước.

1
- Thứ hai, chủ nghĩa xã hội là mục tiêu làm nền tảng vững chắc
bảo đảm độc lập dân tộc. Theo Hồ Chí Minh, cách mạng giải
phóng dân tộc độc lập phải phát triển thành cách mạng xã hội
chủ nghĩa thì mới thắng lợi hoàn toàn, vì nếu tiến lên chủ nghĩa
xã hội thì dân tộc càng thành công, giàu lên từng ngày. Chủ
nghĩa xã hội là điều kiện tiên quyết để củng cố và thực hiện độc
lập dân tộc trên thực tế. Đó là sự độc lập thực sự, lâu dài. 

Độc lập dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội là trọng tâm của tư
tưởng Hồ Chí Minh và xuyên suốt của Cách mạng Việt Nam.Tư
tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội có cội nguồn sâu xa từ những giá trị văn hóa truyền thống
của dân tộc Việt Nam, tiếp thu tinh hoa của chủ nghĩa Mác-
Lênin.

Thực tiễn với đất nước ta hiện nay:


Đối với Việt Nam, hàng nghìn năm dưới ách thống trị tàn bạo
của chế độ phong kiến, thực dân, nhiều khuynh hướng cứu dân,
cứu nước đã được thử nghiệm nhưng đều không đem lại kết quả
cuối cùng mà dân tộc khát khao đạt được. Chỉ có chủ nghĩa xã
hội mới là nguồn gốc của tự do, bình đẳng, bác ái, xóa bỏ những
bức tường dài ngăn cản con người đoàn kết, yêu thương nhau.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự tham gia
của cả hệ thống chính trị và với ý chí, tinh thần quật cường của
cả dân tộc, Việt Nam đã và đang chung sức, đồng lòng nỗ lực
thực hiện hai nhiệm vụ trọng tâm là phòng, chống dịch hiệu quả
và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội,
an toàn cho nhân dân, trong đó có người nước ngoài đang làm
việc, học tập và sinh sống tại Việt Nam. Trong suốt 76 năm qua,
Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam không ngừng đấu tranh
bảo vệ nền độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ,
quyền tự quyết của dân tộc và quyền tự do, hạnh phúc của Nhân
dân với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Việt
Nam luôn tích cực ủng hộ và phấn đấu, trách nhiệm cho hòa
bình, quan hệ bình đẳng và sự phồn vinh ở khu vực và trên thế
giới. Đặc biệt, sau hơn 35 năm thực hiện đường lối Đổi mới, mở

2
cửa và hội nhập, vượt qua bao khó khăn, thách thức, với sự hỗ
trợ, giúp đỡ quý báu, hiệu quả của bạn bè quốc tế, Việt Nam đã
đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên tất cả
các lĩnh vực. Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam khẳng định,
Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam luôn ghi nhớ, trân trọng
và biết ơn sự đồng hành, ủng hộ hiệu quả, thiết thực của các
quốc gia, bạn bè, các tổ chức và cộng đồng quốc tế dành cho
Việt Nam trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, thống
nhất đất nước trước đây, cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc ngày nay.

Phần liên hệ
Liên hệ bản thân tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân
tộc:

Mỗi cá nhân đóng góp vào ý nghĩa đối với tính chất dân tộc. Và
sự liên kết, ràng buộc mang đến hiệu quả tổ chức và phản ánh
cuộc sống. Đại đoàn kết phải được thực hiện trong nhận thức, lý
tưởng và các định hướng công việc. Thực hiện với lợi ích tập
thể, đáp ứng các yêu cầu trong trách nhiệm, nhiệm vụ chung. Từ
đó mang đến các liên kết, hợp tác và hỗ trợ các chủ thể khác. Cá
nhân thực hiện rèn luyện từ những điều nhỏ nhất.

Trước tiên phải đến từ các nhận thức và thay đổi của chính
bản thân.

- Có đạo đức :

( không làm những điều trái nhân tính, biết tôn trọng bản thân và
những người xung quanh. Cốt cách đầu tiên dể hình thành nên
một con người tốt là một đạo đức tốt. )

- Bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, Thẳng thắn, trung
thực với những điều trong cuộc sống:

3
( chân thành, khiêm tốn, không bao che khuyết điểm, bảo vệ
công lý, bảo vệ người tốt, lên án những hành vi vô đạo đức, trái
pháp luật. )

- Bản thân cần tự đặt mình trong tổ chức, trong tập thể.
Đóng góp, có trách nhiệm tham gia vào việc chung của tập
thể.

( Như trong các môn học đòi hỏi tính đoàn kết, có trách nhiệm
cao như bài tập nhóm này. Chúng ta cần phải tích cực tham gia,
đóng góp ý kiến để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ của cả nhóm. )

- Phải tôn trọng nguyên tắc, pháp luật, nội quy của tổ chức. 

( tôn trọng những nguyên tắc từ những nơi như trường học, môi
trường làm việc của bản thân, những nơi công cộng. Không vi
phạm pháp luật . Tự giác ý thức tuân thủ những nguyên tắc nhỏ
bé nhất, đã là góp phần không nhỏ cho xã hội. )

You might also like