Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 38

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA QUY HOẠCH

ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP


ĐỒ ÁN QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG TỶ LỆ 1/500

KHU DÂN CƯ DU LỊCH


SINH THÁI LÀNG CHÀI
HẢI MINH
Địa điểm: Phường Hải Cảng, Thành phố Quy Nhơn,
tỉnh Bình Định

GVHD : ThS.KTS ĐOÀN NGỌC HIỆP


SVTH : VÕ THỊ NGỌC NHỚ
MSSV : 17510501439
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP
QHCT KHU DÂN CƯ DU LỊCH SINH THÁI LÀNG CHÀI HẢI MINH
SVTH: Võ Thị Ngọc Nhớ - MSSV: 17510501439

MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 3
I. GIỚI THIỆU CHUNG ............................................................................................. 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỒ ÁN........................................................................................ 3
1.2. GIỚI THIỆU KHU VỰC LẬP QUY HOẠCH ...................................................... 3
1.3. VỊ TRÍ, QUY MÔ VÀ PHẠM VI RANH GIỚI LẬP QUY HOẠCH ................. 3
1.3.1. Vị trí ................................................................................................................ 3
1.3.2. Quy mô ............................................................................................................ 3
1.3.2. Phạm vi ranh giới ........................................................................................... 3
1.4. MỤC TIÊU, TÍNH CHẤT KHU VỰC .................................................................... 3
1.4.1. Mục tiêu .......................................................................................................... 3
1.4.2. Tính chất khu vực .......................................................................................... 3
1.5. NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN ................................................................................................... 3
1.6. CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH .................................................................................. 3
1.6.1. Căn cứ pháp lý ............................................................................................... 3
1.6.2. Các nguồn tài liệu và cơ sở bản đồ ............................................................... 3

II. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ HIỆN TRẠNG ........................................................................ 3


2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN .......................................................................................... 3
2.2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ............................................. 3
2.3. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ...................... 3
2.4. HIỆN TRẠNG TỔNG HỢP .................................................................................... 3

B. PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................... 3


I. NỘI DUNG VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỒ ÁN ............................................ 3
1.1. NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỒ ÁN ........................................................................... 3
1.2. CƠ SỞ LẬP ĐỒ ÁN .................................................................................................. 3

1
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP
QHCT KHU DÂN CƯ DU LỊCH SINH THÁI LÀNG CHÀI HẢI MINH
SVTH: Võ Thị Ngọc Nhớ - MSSV: 17510501439

1.3. QUY TRÌNH VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỒ ÁN .......................................... 3


1.3.1. Kế hoạch tổng thể .......................................................................................... 3
1.3.2. Kế hoạch chi tiết ............................................................................................. 3
1.4. PHƯƠNG PHÁP LẬP ĐỒ ÁN ................................................................................. 3

II. ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU .............................................................................. 3


2.1. NGHIÊN CỨU CƠ SỞ ĐỀ RA GIẢI PHÁP ......................................................... 3
2.2. NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ RA CHO KHU VỰC ................................ 3

III. ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP.................................................................................... 3


3.1. ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP TỔNG THỂ ............................................................. 3
3.2. ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP CỤ THỂ .................................................................... 3

IV. SẢN PHẨM ĐỒ ÁN ................................................................................................. 3


4.1 BẢN VẼ ....................................................................................................................... 3
4.2 THUYẾT MINH ......................................................................................................... 3
4.3 MAQUETTE ............................................................................................................... 3

2
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP
QHCT KHU DÂN CƯ DU LỊCH SINH THÁI LÀNG CHÀI HẢI MINH
SVTH: Võ Thị Ngọc Nhớ - MSSV: 17510501439

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỒ ÁN:
1.1.1 Lĩnh vực đề tài :
Quy hoạch xây dựng đô thị
1.1.2 Cấp độ quy hoạch :
Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500
1.1.3 Tên đồ án :
Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu dân cư du lịch sinh thái làng chài Hải Minh
1.1.4 Khu vực lập quy hoạch theo định hướng cấp trên :
Theo Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị du lịch Phương Mai (phân khu 5), Khu
kinh tế Nhơn Hội được UBND tỉnh Bình Định phê duyệt, thì khu vực lập quy hoạch là
khu dân cư du lịch sinh thái thuộc khu đô thị du lịch Phương Mai được kỳ vọng có vai trò
quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế địa phương.

1.2 GIỚI THIỆU KHU VỰC LẬP QUY HOẠCH:


“HẢI MINH – Ánh sáng của biển”
Hải Minh là một làng chài nhỏ nằm trên bán đảo Phương Mai (KV9- phường Hải Cảng)
thuộc thành phố Quy Nhơn, cách bến Hàm Tử 15 phút đi đò máy. Theo Quy hoạch phân
khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị du lịch Phương Mai (phân khu 5), thì khu vực lập quy hoạch
là khu dân cư du lịch sinh thái thuộc khu đô thị du lịch Phương Mai. Làng chài nằm tách
biệt với trung tâm thành phố, mang một vẻ đẹp hoang sơ đầy bí ẩn. Hình ảnh Làng ngư
phủ ẩn hiện một nét đẹp kinh xưa bởi những dấu tích xưa còn sót lại như: di tích lịch sử
núi Tam Tòa, dấu ấn Tường Lũy xưa….
Làng chài Hải Minh được chia làm Hải Minh Ngoài và Hải Minh Trong, khu vực lập quy
hoạch thuộc Hải Minh Ngoài.
Làng chài Hải Minh nằm uốn mình theo mép sóng, biển ôm làng, làng dựa lưng vào núi
với sóng nước mênh mông. Hình thái đô thị được hình thành từ tập quán và đặc điểm nghề
cá để ngư dân có thể sinh sống tiện lợi an toàn trong môi trường sinh thái và nhân văn, nhà
cửa được xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ XX, nằm san sát mép nước có hình thái
nhỏ, tàu thuyền neo đậu trước nhà.
Không gian xanh và lộng gió , mặt nước trước nhà êm ả mang đặc trưng của những vùng
eo, vịnh biển từ khi hình thành khu vực. Ngoài ra, khu vực còn có những di tích lịch sử

3
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP
QHCT KHU DÂN CƯ DU LỊCH SINH THÁI LÀNG CHÀI HẢI MINH
SVTH: Võ Thị Ngọc Nhớ - MSSV: 17510501439

như tượng đài vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo trên đảo, núi Đá Đen (núi Tam Tòa)
với những dấu tích Tường Lũy xưa và nhiều giá trị lịch sử, văn hóa tôn giaó (chùa, đền),….
Di tích núi Tam Tòa được Bộ VH-TT công nhận Di tích lịch sử vào năm 1988. Với những
tiềm năng dồi dào, khu vực thuận lợi khai thác du lịch nghỉ dưỡng, tham quan, khám phá,
trải nghiệm và tương tác với hoạt động khu dân cư làng chài để đa dạng loại hình du lịch.
Hoạt động tàu thuyền, nuôi trồng thủy sản sinh động và là đặc trưng của làng ngư phủ. Tàu
thuyền là phương tiện di chuyển duy nhất đưa du khách tới làng và di chuyển tới các khu
du lịch lân cận. Ngoài ra, còn có các lễ hội truyền thống hằng năm được tổ chức trên mặt
nước.
“HẢI MINH – Ánh sáng của biển”, vào ban đêm nhìn từ bãi biển Quy Nhơn, đặc biệt là ở
khu vực bến Hàm Tử, chúng ta có thể thấy những ánh sáng nhiều màu sắc thấp thoáng
ngoài biển, đó là ánh sáng của đèn trên thuyền neo đậu trước làng chài, là ánh sáng của
những ngôi nhà nhỏ đơn sơ, là ánh sáng của ngọn hải đăng dẫn đường cho thuyền cập bến.
Đó chính là ánh sáng của biển.
Mang những nét đẹp bình dị hoang sơ, đầy bí ẩn , làng chài Hải Minh là khu vực tiềm năng
cần được giữ gìn và khai thác phát triển du lịch địa phương.

1.3 VỊ TRÍ, QUY MÔ VÀ PHẠM VI RANH GIỚI LẬP QUY HOẠCH:


1.3.1 Vị trí và liên hệ vùng:
Làng chài Hải Minh là một ngôi làng nhỏ nằm dưới dãy núi Tam Tòa, tựa núi, hướng biển.
Nó tọa lạc trên bán đảo Phương Mai, thuộc khu vực 9, phường Hải Cảng, thành phố Quy
Nhơn, tỉnh Bình Định.
Khu vực lập quy hoạch nằm trong khu đô thi du lịch Phương Mai thuộc phân khu 5 khu
Kinh tế Nhơn Hội
Nằm ở vị trí cửa ngõ vào cảng biển Quy Nhơn, nơi đặt ngọn hải đăng dẫn đường cho tàu
thuyền cập bến.
 Cách bến Hàm Tử 1.5km
 Cách trung tâm mới Nhơn Hội 15km
 Cách sân bay Phù Cát 30km

4
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP
QHCT KHU DÂN CƯ DU LỊCH SINH THÁI LÀNG CHÀI HẢI MINH
SVTH: Võ Thị Ngọc Nhớ - MSSV: 17510501439

 Cách bến xe Quy Nhơn 5.25km


 Cách quảng trường trung tâm tp Quy Nhơn 3.5km
Khu vực nằm tách biệt với thành phố, chưa có giao thông kết nối, kết nối với các khu du
lịch xung quanh và trung tâm thành phố bằng đường thủy.

Vị trí khu đất trong tổng thể quy hoạch chung khu kinh tế Nhơn Hội

5
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP
QHCT KHU DÂN CƯ DU LỊCH SINH THÁI LÀNG CHÀI HẢI MINH
SVTH: Võ Thị Ngọc Nhớ - MSSV: 17510501439

1.3.2 Ranh giới:


Có giới hạn tứ cận như sau:
 Phía Bắc và phía Tây giáp núi Tam Tòa
 Phía Đông và phía Nam giáp biển Đông

Phạm vi ranh giới khu đất

6
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP
QHCT KHU DÂN CƯ DU LỊCH SINH THÁI LÀNG CHÀI HẢI MINH
SVTH: Võ Thị Ngọc Nhớ - MSSV: 17510501439

1.3.3 Quy mô :
Diện tích: 41.16 ha
Dân số: 1512 người

1.4 MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ TÍNH CHẤT KHU VỰC:


1.4.1 Mục tiêu:
- Khai thác quỹ đất hợp lý nhằm tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nâng cao chất
lượng cuộc sống của dân cư đồng thời vẫn giữ gìn và phát huy các giá trị kiến trúc cảnh
quan, văn hóa truyền thống làng chài.
- Xây dựng hình ảnh đặc trưng của khu dân cư du lịch sinh thái tựa núi hướng biển, phát
triển hài hòa với môi trường tự nhiên thông qua áp dụng mô hình phát triển du lịch sinh
thái theo hướng bền vững.
- Đảm bảo kết nối với các khu vực xung quanh thông qua phát triển hệ thống giao thông
thủy và bộ.

1.4.2 Tính chất khu vực:


- Theo định hướng Quy hoạch chung Khu kinh tế Nhơn Hội đến năm 2040 cũng như
quy hoạch phân khu 5 đã được phê duyệt, khu vực lập quy hoạch là một phần khu
dân cư du lịch sinh thái Hải Minh.
- Chức năng khu vực: khu vực ở hiện hữu kết hợp phát triển du lịch sinh thái với hệ
sinh thái núi, biển đa dạng, cảnh quan tự nhiên và văn hóa đặc trưng của làng ngư
phủ.

1.5 NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN :
- Đánh giá các điều kiện tự nhiên:
+ Phân tích các điều kiện tự nhiên : Vị trí địa lý, Khí hậu, Địa hình, Thủy văn; Tác
động của biến đổi khí hậu.
+ Đánh giá các tiềm năng du lịch sinh thái của khu vực
- Vai trò vị thế, mối quan hệ của khu dân cư du lịch sinh thái làng chài Hải Minh
trong tổng thể khu vực
- Xác định các cơ sở lập quy hoạch thông qua việc xác định vai trò chức năng, đánh
giá hiện trạng và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của khu vực lập quy hoạch.

7
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP
QHCT KHU DÂN CƯ DU LỊCH SINH THÁI LÀNG CHÀI HẢI MINH
SVTH: Võ Thị Ngọc Nhớ - MSSV: 17510501439

- Đánh giá tổng hợp phân tích SWOT: về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức.
- Xác định tính chất, dự báo, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
- Đề xuất tổng mặt bằng sử dụng đất.
- Đề xuất thiết kế đô thị
- Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật :Quy hoạch giao thông và chỉ giới đường đỏ,
chỉ giới xây dựng, chiếu sáng đô thị.

1.6 CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH:


1.6.1 Căn cứ pháp lý :
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014;
- Luật Quy hoạch Đô thị số 21/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017;
- Luật số 35/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 về Sửa đổi, bổ sung một số điều
của 37 luật có liên quan đến quy hoạch;
- Nghị định 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về Việc
lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý Quy hoạch đô thị;
- Nghị định 44/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng.
- Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng về Quy
định hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy
hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;
- Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13 tháng 5 năm 2013 của Bộ Xây dựng về
Hướng dẫn về nội dung thiết kế đô thị;
- Luật du lịch 09/2017/ QH14;
----------------------------------------------
- QCVN 01:2021/BXD về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;
- TCVN 7801: 2008 - Quy Hoạch Phát Triển Khu Du Lịch - Tiêu Chuẩn Thiết Kế;
----------------------------------------------
- Quyết định số 514/QĐ-TTg ngày 08/5/2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt
Điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định
đến năm 2040;

8
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP
QHCT KHU DÂN CƯ DU LỊCH SINH THÁI LÀNG CHÀI HẢI MINH
SVTH: Võ Thị Ngọc Nhớ - MSSV: 17510501439

- Quyết định số 3405/QĐ-UBND ngày 19/8/2020 của UBND tỉnh về việc phê duyệt
Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị du lịch Phương Mai
(Phân khu 5), Khu kinh tế Nhơn Hội
1.6.2 Nguồn tài liệu, số liệu, bản đồ :
- Đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh
Bình Định đến năm 2040;
- Các bản đồ nền địa chính được cung cấp từ tài liệu Sở tài Nguyên Môi trường;
- Bản đồ khảo sát địa hình
- Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất khu kinh tế Nhơn Hội

II. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ HIỆN TRẠNG


2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN:
a. Địa hình, địa chất:
- Địa hình đa dạng, mang nét đặc trưng của vùng đồng bằng duyên hải bao gồm các
kiểu địa hình: đồi núi, đồng bằng và biển
- Độ dốc giảm dần từ Đông sang Tây. Khu vực đồi núi cao nhất có độ cao 119m, thấp
nhất là khu vực đồng bằng có độ cao 2.5m
b. Khí hậu, thủy văn:
- Khí hậu: Quy Nhơn có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa
khô từ tháng 3- 9, mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau
- Nhiệt độ trung bình hằng năm khoảng 28 độ C, Số giờ nắng trung bình cả năm 2783
giờ
- Độ ẩm không khí trung bình 79,9%, độ ẩm không khí cao nhất 85%, độ ẩm không khí
thấp nhất 71%, lượng bốc hơi 1.192mm.
- Hướng gió chính chủ đạo: Bắc và Tây Bắc và Đông Nam. Theo tài liệu khí hậu vùng
biển Việt Nam, vùng Thành Phố Quy Nhơn nằm trong tọa độ ít bị ảnh hưởng của bảo
và áp thấp nhiệt đới

2.2 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI:


a. Kinh tế :
- Người dân làng chài Hải Minh sống chủ yếu bằng ra khơi nghề đánh bắt thủy sản và
nuôi trồng thủy sản trên biển. Ngoài ra, còn có các loại hình dịch vụ phục vụ du lịch
như hàng trên biển, homestay, …..
- Đến đây du khách sẽ được tham gia trải nghiệm chèo thuyền thúng, ra khơi giăng lưới,
thả câu bắt tôm cá,… với ngư dân.

9
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP
QHCT KHU DÂN CƯ DU LỊCH SINH THÁI LÀNG CHÀI HẢI MINH
SVTH: Võ Thị Ngọc Nhớ - MSSV: 17510501439

b. Văn hóa-xã hội:


- Mang nét văn hóa đặc trưng của làng chài đời sống sinh hoạt gắn liền với biển, vào
những dịp rằm làng chài mang không khí nhộn nhịp hơn hẳn vì đoàn thuyền ra khơi
trở về, các hoạt động lễ chùa, vui chơi tụ họp của thanh niên trai tráng sau gần nửa
tháng ra khơi ….
- Khu vực tồn tại nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, tôn giaó: lũy tường thành cổ, chùa Hải
Long, tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo, dưới chân núi Tam Tòa còn có phế tích đền
thờ cổ nằm trong làng chài Hải Minh được cho là nơi thờ Uy Minh vương Lý Nhật
Quang. Hiện di tích này còn lại một cổng tam quan, phía sau là dấu vết tường xây
bằng vôi, gạch đá ong… Đặc biệt, trước cổng có ngôi mộ một con cóc kỳ lạ mà xung
quanh ngôi mộ có nhiều câu chuyện ly kỳ. Di tích núi Tam Tòa được Bộ VH-TT công
nhận Di tích lịch sử vào năm 1988. Tuy nhiên, đền thờ Uy Minh vương có từ thời
Chiêm Thành đã mất dấu tích kiến trúc xưa.
- Vào mùa xuân hàng năm, người dân nơi đây tổ chức lễ hội cầu ngư với đầy đủ kiệu
rước, đội trống chiêng, ban nhạc, đội hò bả trạo, hát tuồng, diễn xướng theo nghi lễ
đặc trưng

2.3 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN:


a. Hiện trạng sử dụng đất:
- Khu vực có 10.81 ha là diện tích đất ở chiếm 26.26%, còn lại là 23.75 ha diện tích đất
lâm nghiệp và 6.6 ha diện tích mặt nước
- Khu vực không có các công trình công cộng : trường học, y tế, …. Chỉ có khu chợ nhỏ
tự phát hoạt động vào sáng sớm.
- Không có giao thông cơ giới trong khu vực, người dân đi bộ và kết nối với khu vực
khác bằng tàu thuyền
- Hệ thống núi tự nhiên và mặt nước sâu của khu vực là một tiềm năng lớn, cần có những
biện pháp khai thác hiệu quả và hợp lý.

10
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP
QHCT KHU DÂN CƯ DU LỊCH SINH THÁI LÀNG CHÀI HẢI MINH
SVTH: Võ Thị Ngọc Nhớ - MSSV: 17510501439

b. Hiện trạng kiến trúc cảnh quan:


- Nằm ở cửa biển với địa hình đồi núi cao, tại đây đứng trên đỉnh núi Tam Tòa, ta có
thể ngắm thành phố bao quát bốn phía; thấy cây cầu Thị Nại nối liền Quy Nhơn với
Nhơn Lý, thấy Cù Lao Xanh êm đềm biển lặng,…..Phong cảnh hoang sơ, núi non
trùng điệp, sóng biển vỗ rì rào biển ôm làng, làng dựa lưng vào núi với sóng nước
mênh mông
- Bãi Rạng phía sau tượng đài, sóng êm, quan cảnh đẹp và vẫn còn hoang sơ thích hợp
tắm biển
- Không gian làng chài đa dạng hấp dẫn mang đặc trưng riêng để nhận diện khu vực, có
các hoạt động chài lưới, không gian đan lưới, phơi cá.
- Nhà ở chủ yếu là nhà bán kiên cố 1 tầng, rất ít nhà kiên 2-3 tầng chỉ có vài căn trên
toàn khu vực, trước nhà có khoảng sân bậc thềm để phục vụ hoạt động đan lưới,…
- Khu vực còn tồn tại nhiều công trình kiến trúc cổ : di tích đền thờ, tường thành cổ,…

2.4 HIỆN TRẠNG TỔNG HỢP:

Sơ đồ đánh giá hiện trạng tổng hợp

11
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP
QHCT KHU DÂN CƯ DU LỊCH SINH THÁI LÀNG CHÀI HẢI MINH
SVTH: Võ Thị Ngọc Nhớ - MSSV: 17510501439

 Điểm mạnh:
- Khu vực có vị trí thuận lợi về cảnh quan, tựa núi hướng biển
- Văn hóa làng chài đặc trưng, còn tồn tại nhiều di tích lịch sử
- Hiện trạng đồi núi còn 70%, giữ nguyên được cảnh quan tự nhiên, không khí mát mẻ
trong lành, lộng gió
- Hai mặt giáp biển thuận lợi cho việc thoát nước và tạo cảnh quan.
- Hiện trạng dân cư tập trung chủ yếu dọc ven biển thuận lợi cho việc phát triển sâu vào
trong khu đất.

 Điểm yếu:
- Hệ thống hạ tầng xã hội như trường học, y tế... còn thiếu nên cần được đầu tư.
- Hệ thống giao thông trong khu vực chưa phát triển, không có giao thông cơ giới kết nối
ra bên ngoài, chỉ tiếp cận khu vực qua giao thông thủy
- Chưa khai thác được cảnh quan tiềm năng bên trong khu vực.

 Cơ hội:
- Nhờ vào điều kiện cảnh quan tự nhiên hiện hữu, bản sắc đặc trưng của làng chài nơi đây
có tiềm năng khai thác cảnh quan đồi núi, biển để phát triển dịch vụ du lịch sinh thái, nghĩ
dưỡng, trải nghiệm.
- Tại khu vực phía Nam bán đảo Phương Mai hầu như tập trung rất nhiều dự án khu du
lịch khác, thu hút nhiều khách du lịch đến với khu vực nói chung và khu đất nói riêng

 Thách thức:
- Hệ thống hạ tầng kĩ thuật chưa hoàn chỉnh gây tốn kém cho việc nâng cấp, cải tạo.
- Để phát triển một khu du lịch sẽ gây nguy cơ làm giảm diện tích cây xanh tự nhiên, ảnh
hưởng tới hệ sinh thái và môi trường. Vì vậy, cần có các giải pháp bố trí cây xanh phù hợp,
đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường khi đề xuất quy hoạch.

12
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP
QHCT KHU DÂN CƯ DU LỊCH SINH THÁI LÀNG CHÀI HẢI MINH
SVTH: Võ Thị Ngọc Nhớ - MSSV: 17510501439

B. NỘI DUNG:
I. NỘI DUNG VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỒ ÁN:
1.1. NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỒ ÁN
Nội dung đồ án Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu dân cư du lịch sinh thái Làng chài Hải
Minh bao gồm:

1. Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên:


a) Liên hệ khu vực : đánh giá phân tích vị trí địa lý, vai trò vị thế mối quan hệ
của khu dân cư du lịch sinh thái làng chài Hải Minh trong tổng thể khu vực.
- Sơ đồ mối liên hệ vùng khu đất trong QHC Khu kinh tế Nhơn Hội
- Sơ đồ vị trí và liên hệ với các khu du lịch trên bán đảo Phương Mai
- Sơ đồ vị trí và phạm vi ranh giới
b) Phân tích đánh giá hiện trạng :
- Lịch sử hình thành và phát triển khu vực
 Timeline quá trình hình thành làng chài Hải Minh
 Các sơ đồ hình nền thể hiện quá trình phát triển của làng chài Hải
Minh
 Nhận xét + hình ảnh minh họa

- Phân tích đánh giá hiện trạng địa hình, khí hậu.
 Sơ đồ đánh giá hiện trạng địa hình
 Sơ đồ phân tích ảnh hưởng của hướng nắng- hướng gió đến khu đất
 Nhận xét + hình ảnh minh họa

- Phân tích đánh giá hiện trạng vùng cảnh quan-môi trường.
 Sơ đồ đánh giá hiện trạng vùng cảnh quan-môi trường.
 Sơ đồ phân tích hệ thống điểm nhìn
 Nhận xét + hình ảnh minh họa

- Phân tích đánh giá hiện trạng hình thái công trình kiến trúc.
 Sơ đồ đánh giá hiện trạng hình thái công trình kiến trúc
 Sơ đồ vị trí các công trình có giá trị về văn hóa lịch sử
 Phân tích đánh giá loại hình kiến trúc trong khu vực
 Mặt cắt không gian
 Nhận xét + hình ảnh minh họa

- Phân tích đánh giá hiện trạng sử dụng đất.

13
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP
QHCT KHU DÂN CƯ DU LỊCH SINH THÁI LÀNG CHÀI HẢI MINH
SVTH: Võ Thị Ngọc Nhớ - MSSV: 17510501439

 Sơ đồ đánh giá hiện trạng sử dụng đất


 Bảng thống kê hiện trạng sử dụng đất
 Biểu đồ cơ cấu hiện trạng sử dụng đất
 Nhận xét + hình ảnh minh họa
- Phân tích đánh giá hiện trạng tổng hợp.
 Bản đồ đánh giá hiện trạng tổng hợp TL 1/1000
 Các bảng thống kê giao thông
 Đánh giá swot
 Đánh giá quỹ đất xây dựng

2. Xác định tầm nhìn, mục tiêu, cơ sở khoa học


- Xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ
- Bảng What, Why, How
- Cơ sở lí thuyết
- Cơ sở thực tiễn
- Các vấn đề cần đạt được
3. Tổng hợp cơ sở, ý tưởng thiết kế
- Các hình ảnh minh họa chi tiết cho từng phân khu trong khu đất
- Sơ đồ ý tưởng phân khu chức năng
- Sơ đồ ý tưởng cảnh quan
- Sơ đồ ý tưởng giao thông
- Sơ đồ ý tưởng tổng hợp

4. Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất


- Xác định chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, hạ tầng xã hội và hạ tầng
kỹ thuật cho toàn khu vực quy hoạch.
 Bảng tổng hợp các chỉ tiêu kiến trúc - quy hoạch
 Bảng tổng hợp các chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật

- Xác định chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị về mật độ xây
dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao công trình, khoảng lùi công trình đối
với từng lô đất và trục đường.
 Sơ đồ phương án so sánh
Bảng cân bằng đất đai
 Sơ đồ phương án chọn
Bảng cân bằng đất đai
 Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất - TL: 1/5000
 Bảng thống kê quy hoạch sử dụng đất

14
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP
QHCT KHU DÂN CƯ DU LỊCH SINH THÁI LÀNG CHÀI HẢI MINH
SVTH: Võ Thị Ngọc Nhớ - MSSV: 17510501439

- Xác định chiều cao, cốt sàn và trần tầng một; hình thức kiến trúc, hàng
rào, màu sắc, vật liệu chủ đạo của các công trình và các vật thể kiến trúc
khác cho từng lô đất; tổ chức cây xanh công cộng, sân vườn, cây xanh
đường phố và mặt nước trong khu vực quy hoạch.
 Sơ đồ phân vùng cảnh quan
 Hình ảnh minh họa không gian
 Bản đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan
 Hình ảnh tiểu cảnh các không gian đặc trưng
5. Quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị:
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị được bố trí đến mạng lưới đường nội bộ,
bao gồm các nội dung sau: Xác định mạng lưới giao thông (kể cả đường đi
bộ nếu có), mặt cắt, chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng, xác định và cụ
thể hóa quy hoạch phân khu về vị trí, quy mô bến tàu, bãi đỗ xe.
 Sơ đồ tổ chức giao thông cộng cộng
 Sơ đồ tính chất tuyến đường
 Bản đồ quy hoạch giao thông TL 1/1000
 Bảng thống kê giao thông và các chỉ tiêu kĩ thuật
 Các mặt cắt từng khu vực đặc trưng
6. Thiết kế đô thị :
- Xác định các công trình điểm nhấn trong khu vực quy hoạch theo các
hướng tầm nhìn
- Xác định khoảng lùi công trình trên từng đường phố, nút giao thông
- Xác định hình khối, màu sắc, hình thức kiến trúc chủ đạo của các công
trình kiến trúc
- Hệ thống cây xanh mặt nước và quảng trường

1.2. CƠ SỞ LẬP ĐỒ ÁN
Cơ sở liên quan đến quy hoạch chi tiết xây dựng “khu dân cư du lịch sinh thái
làng chài Hải Minh”:
 Cơ sở pháp lý
- Quyết định số 514/QĐ-TTg ngày 08/5/2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê
duyệt Điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh
Bình Định đến năm 2040;
- Quyết định số 3405/QĐ-UBND ngày 19/8/2020 của UBND tỉnh về việc phê
duyệt Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị du lịch
Phương Mai (Phân khu 5), Khu kinh tế Nhơn Hội
- Đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh
Bình Định đến năm 2040;

15
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP
QHCT KHU DÂN CƯ DU LỊCH SINH THÁI LÀNG CHÀI HẢI MINH
SVTH: Võ Thị Ngọc Nhớ - MSSV: 17510501439

- Các bản đồ nền địa chính được cung cấp từ tài liệu Sở tài Nguyên Môi trường;
- Bản đồ khảo sát địa hình
- Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất khu kinh tế Nhơn Hội

 Cơ sở lý thuyết
Khái niệm về du lịch sinh thái:
- Theo Hiệp hội Du lịch Sinh Thái (The Internatonal Ecotourism society) thì “DLST
là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trường và cải
thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương”.
- Hector Ceballos-Lascurain- một nhà nghiên cứu tiên phong về du lịch sinh
thái(DLST), định nghĩa DLST lần đầu tiên vào năm 1987 như sau: "Du lịch sinh
thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên ít bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với những
mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, trân trọng và thưởng ngoạn phong cảnh và giới động-
thực vật hoang dã, cũng như những biểu thị văn hoá (cả quá khứ và hiện tại) được
khám phá trong những khu vực này"
Định nghĩa quy hoạch du lịch sinh thái:
- Quy hoạch DLST là việc tổ chức phân chia các đơn vị không gian lãnh thổ trong
phạm vi một khu vực có hệ sinh thái đặc trưng thường là một khu cảnh quan đặc thù
như các khu BTTN hoặc vườn quốc gia sao cho phù hợp với chức năng môi trường
và điều kiện tự nhiên vốn có của nó, đồng thời vừa tổ chức được hoạt động DLST,
bảo vệ và tôn tạo hệ sinh thái trên mỗi đơn vị ấy một cách hiệu quả
Tiêu chuẩn thiết kế khu du lịch sinh thái :
- Địa điểm xây dựng khu du lịch sinh thái: Khu vực thiết kế và xây dựng khu du lịch
sinh thái cần phải gần gũi với thiên nhiên
- Tạo sự thống nhất giữa các không gian
- Tạo được điểm nhấn ấn tượng
- Đồng điệu giữa màu sắc và ánh sáng

Nguyên tắc phát triển bền vững khu vực giáp mặt nước (hội nghị toàn cầu về đô thị
tương lai-Berlin-7/2015)

16
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP
QHCT KHU DÂN CƯ DU LỊCH SINH THÁI LÀNG CHÀI HẢI MINH
SVTH: Võ Thị Ngọc Nhớ - MSSV: 17510501439

5 yếu tố cảnh quan của Kevin Lynch: tuyến - cạnh biên - mảng vùng - nút - điểm
nhấn để cấu trúc hóa không gian đô thị.

 Cơ sở tính toán
- Năm 2019, thành phố Quy Nhơn đón hơn 4,8 triệu lượt khách (tăng 18% so với năm
2018), bao gồm hơn 4,3 triệu lượt khách nội địa và 484 nghìn lượt khách quốc tế;
tổng doanh thu du lịch ước đạt 6.000 tỷ đồng.
- Năm 2017, có 156 cơ sở lưu trú du lịch, đến nay đã tăng lên 320 cơ sở lưu trú du
lịch (tổng cộng 7.906 phòng), bao gồm: 1 khách sạn 5 sao, 7 khách sạn 4 sao, 7
khách sạn 3 sao, 39 khách sạn 2 sao, 45 khách sạn 1 sao, 221 cơ sở lưu trú đạt chuẩn
du lịch.
 Cơ sở thực tiễn

- Làng chài Sok Kwu Wan:

17
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP
QHCT KHU DÂN CƯ DU LỊCH SINH THÁI LÀNG CHÀI HẢI MINH
SVTH: Võ Thị Ngọc Nhớ - MSSV: 17510501439

 Nằm trên bờ biển phía đông của Lamma, Hong Kong có cảm giác giống như một
cộng đồng ven biển mắc kẹt trong thời gian, với những ngôi nhà sàn khiêm tốn,
nhà thuyền, trang trại cá, hàng chục nhà hàng hải sản ngoài trời và một bộ sưu tập
thuyền và phao đầy màu sắc trong bến cảng.
 Kết nối với các làng chài khác trên đảo bằng đường đi bộ dài Lamma Family Trail

Bài học áp dụng :


 Phát triển nền kinh tế hiện hữu đặc trưng của làng chài thông qua cải tạo các
không gian đặc trưng nổi bật như nhà thuyền, trang trại cá, nhà hang trên sông với
những trải nghiệm mới lạ để kết hợp phát triển du lịch trải nghiệm
 Xây dựng tuyến đi bộ kết nối các khu vực cảnh quan đặc trưng và tăng tính kết nối
với các khu vực lân cận

- Amanoi Ninh Thuận:


 Đây là khu nghỉ dưỡng kết hợp Spa đầu tiên của Tập đoàn khách sạn nghỉ dưỡng
Aman tại Việt Nam
 Khu nghỉ dưỡng cung cấp rất nhiều hoạt động thể thao kết hợp với thiên nhiên như
yoga trong lành giữa lòng sông,hoạt động khám phá ngoài trời, trải nghiệm văn
hóa và thư giãn, chèo thuyền kayak, lặn biển,... đặc biệt chỉ có tại Amanoi, cung
đường trekking tự nhiên theo cấp độ sẽ làm thỏa mãn các thượng khách muốn
chinh phục giới hạn của bản thân.

Bài học áp dụng :


 Tổ chức các khu tĩnh, khu resort nghỉ dưỡng kết hợp các hoạt động thư giãn,
chăm sóc sức khỏe như spa, yoga,…. ở khu vực địa hình đồi núi cao thoáng
mát yên tĩnh, có tầm nhìn đẹp có thể bắt trọn không gian thành phố và không
gian biển trong tầm mắt.

18
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP
QHCT KHU DÂN CƯ DU LỊCH SINH THÁI LÀNG CHÀI HẢI MINH
SVTH: Võ Thị Ngọc Nhớ - MSSV: 17510501439

 Tổ chức các tuyến du lịch trải nghiệm, khám phá văn hóa di tích lịch sử, hang
dơi, chinh phục núi đá đen,….
 Kiến trúc công trình hướng biển phù hợp với cảnh quan
- Phố cổ Hội An:

 Đô thị cổ Hội An nổi tiếng với lối kiến trúc điển hình về thương cảng truyền thống
của khu vực Đông Nam Á và đến nay vẫn được bảo tồn gần như nguyên vẹn.
 Trái ngược với đô thị hiện đại, Hội An gây ấn tượng với du khách bằng những ngôi
nhà lợp mái rêu phong, bức tường sơn vàng cổ kính và những chiếc đèn lồng làm
nên thương hiệu Hội An. Với lối kiến trúc độc đáo, mỗi ngôi nhà ở Hội An đều đảm
bảo sự hài hòa giữa không gian sống và thiên nhiên.
 Một nét đặc trưng trong kiến trúc ở Hội An là những con phố uốn lượn theo ven
sông và ôm ấp những ngôi nhà. Ở mỗi góc nhỏ bình yên ấy, du khách dễ dàng bắt
gặp những gánh hàng rong với nhiều món ẩm thực nổi tiếng như cao lầu, mì Quảng,
bánh mì, cơm gà… hay những cửa hàng bày bán các đồ dùng thủ công mỹ nghệ.
Tất cả như phản ánh cuộc sống sinh hoạt giản dị, chậm rãi và hồn hậu của người
dân nơi đây.

Bài học áp dụng:


 Khai thác văn hóa đặc trưng của địa phương và giá trị công trình để đưa ra các
không gian du lịch gần gũi, sinh động, hấp dẫn như tuyến phố thương mại dịch vụ
du lịch, tuyến phố ẩm thực với các không gian đa dạng bên trong và bên ngoài
công trình đều có sự tương tác.
 Không gian buôn bán xen lẫn với tuyến đi bộ, tận dụng khai thác mặt nước phục
vụ du lịch
 Công trình xây dựng mới mang đường nét, vật liệu của các công trình cũ tạo sự
hài hòa
 Chợ hải sản tạo nên hình ảnh khu vực cũn như mang lại giá trị kinh tế và là nơi
ngư dân thuận tiện buôn bán, tạo nên sự tấp nập tại khu vực

19
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP
QHCT KHU DÂN CƯ DU LỊCH SINH THÁI LÀNG CHÀI HẢI MINH
SVTH: Võ Thị Ngọc Nhớ - MSSV: 17510501439

1.3. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỒ ÁN

1.3.1. Kế hoạch tổng thể :


Kế hoạch thực hiện đồ án trong 16 tuần được chia thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 :Thực hiện xác định Cơ sở lập đồ án, việc hình thành các cơ sở để lập đồ án
cần nghiên cứu các cơ sở liên quan nhằm hướng đến bước đề xuất ý tưởng cho giai đoạn
2, được thực hiện trong 6 tuần.
- Giai đoạn 2: Đề ra các Giải pháp quy hoạch, định tính, định lượng, làm rõ các sơ đồ ý
tưởng ở giai đoạn 1, được thực hiện trong 6 tuần.
- Giai đoạn 3: Thể hiện đồ án bằng các bản vẽ có bố cục logic, rõ ràng, dễ hiểu. Thuyết
minh làm rõ các nội dung đã được tóm tắt, bổ sung các sơ đồ không có trong bản vẽ, thực
hiện trong 4 tuần.

3 giai đoạn trên được chia theo trình tự cùng phương pháp thực hiện từng giai đoạn như
sau:

20
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP
QHCT KHU DÂN CƯ DU LỊCH SINH THÁI LÀNG CHÀI HẢI MINH
SVTH: Võ Thị Ngọc Nhớ - MSSV: 17510501439

1.3.2. Kế hoạch chi tiết:


-Trong giai đoạn Xác lập cơ sở lập đồ án, kế hoạch thực hiện trong 6 tuần qua 2 bước:
+ Bước 1: Xác lập cơ sở thiết kế thực hiện trong 4 tuần;
+ Bước 2: Tổng hợp cơ sở và ý tưởng thiết kế thực hiện trong 2 tuần;
-Từ những cơ sở giai đoạn 1, giai đoạn 2 Định hướng giải pháp sẽ thực hiện trong 6 tuần
qua 4 bước tiếp theo, và gần như được thể hiện song song và bổ trợ với nhau để đưa ra giải
pháp một cách chính xác nhất:
+ Bước 3: Định hướng giải pháp sử dụng đất, được thực hiện trong 2 tuần;
+ Bước 4: Định hướng giải pháp cảnh quan, được thực hiện trong 1 tuần;
+ Bước 5: Định hướng giải pháp giao thông, được thực hiện trong 2 tuần;
+ Bước 6: Định hướng thiết kế đô thị, được thực hiện trong 2 tuần;
-Kết hợp với những gì ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2, giai đoạn 3 được thực hiện trong 4
tuần:
+ Bước 7: Bước cuối thể hiện đồ án bao gồm bản vẽ và thuyết minh thực hiện trong 4 tuần;

BẢNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

21
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP
QHCT KHU DÂN CƯ DU LỊCH SINH THÁI LÀNG CHÀI HẢI MINH
SVTH: Võ Thị Ngọc Nhớ - MSSV: 17510501439

1.4. PHƯƠNG PHÁP LẬP ĐỒ ÁN


STT Phương pháp thực hiện Mục đích
1 Phương pháp quan sát Khảo sát hiện trạng, thu thập thông tin tư liệu để rà
thực địa soát, bổ sung, đánh gía hiện trạng và tiềm năng phát
triển khu dân cư du lịch sinh thái làng chài Hải Minh
2 Phương pháp thống kê Thống kê các dữ liệu định lượng và định tính, đưa ra
nhận xét đánh giá.
3 Phương pháp định tính, Tích hợp những thông tin đã thu thập, tổng hợp lại
định lượng một cách trình tự và so sánh với các tiêu chuẩn hiện
hành để có những nhận định chính xác

22
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP
QHCT KHU DÂN CƯ DU LỊCH SINH THÁI LÀNG CHÀI HẢI MINH
SVTH: Võ Thị Ngọc Nhớ - MSSV: 17510501439

4 Phương pháp SWOT Đưa ra ưu khuyết điểm, đồng thời tìm ra nội lực sẵn
có và các tác động bên ngoài vào khu vực để đề xuất
các giải pháp mang tính khả thi hơn.
5 Phương pháp so sánh Chọn lọc ra phương pháp đáp ứng tốt nhất các mục
tiêu đã đề ra cho khu dân cư du lịch sinh thái Hải
Minh
6 Phương pháp tính toán Tổng hợp số lượng, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của
khu vực
7 Phương pháp luận Lập luận đưa ra những ý tưởng thuyết phục về các
định hướng giải pháp
8 Phương pháp phân tích Phân tích các vấn đề khác nhau của hiện trạng để
nhìn rõ được các vấn đề một cách chi tiết và chồng
lớp nhằm xác định được các khu vực có nhiều vấn
đề nhất để phân cấp giải quyết cho phù hợp
9 Phương pháp sơ đồ hóa Sơ đồ hóa các thông tin, thành dạng sơ đồ, hình vẽ
thông tin được truyền đạt đến người xem một cách
khoa học và dễ hiểu

II. ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU :


2.1. NGHIÊN CỨU CƠ SỞ ĐỀ RA GIẢI PHÁP :
 Nghiên cứu định hướng phát triển;
- Nghiên cứu các định hướng cấp trên, các pháp lý liên quan đề đưa ra các chỉ tiêu
kinh tế kỹ thuật và phương án thiết kế phù hợp cho khu đất.

 Nghiên cứu các cơ sở thực tiễn;


- Nghiên cứu các giải pháp thực tiễn, các casetudy về cách tổ chức khai thác các
không gian văn hóa đặc trưng gắn với làng chài, tổ chức khu du lịch sinh thái nghỉ
dưỡng tựa núi hướng biển.

 Nghiên cứu về điều kiện tự nhiên;


- Nghiên cứu về địa hình để đề ra giải pháp bố trí các khu chức năng phù hợp với điều
kiện địa hình.
- Nghiên cứu về khí hậu bao gồm: sự ảnh hưởng của gió, nhiệt độ tác động đến khu
đất nhằm đề xuất giải pháp kiến trúc phù hợp tình trạng khí hậu hiện hữu.

23
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP
QHCT KHU DÂN CƯ DU LỊCH SINH THÁI LÀNG CHÀI HẢI MINH
SVTH: Võ Thị Ngọc Nhớ - MSSV: 17510501439

- Nghiên cứu các vùng cảnh quan cây xanh, mặt nước tiềm năng nhằm đề xuất giải
pháp tận dụng diện tích cây, mặt nước sẵn có để phát triển phù hợp.

 Nghiên cứu về hiện trạng không gian kiến trúc;


- Nghiên cứu về các CTCC hiện hữu xung quanh khu đất nhằm đề xuất thêm nhiều
hạng mục, tiện ích bổ sung cho khu du lịch.
- Nghiên cứu về loại hình nghĩ dưỡng hiện hữu xung quanh để tìm ra giải pháp phù
hợp.
- Nghiên cứu về loại hình kiến trúc hiện hữu, điều kiện không gian nhà ở để định
hướng cải tạo hoặc áp dụng loại hình kiến trúc mới vào khu vực.

 Nghiên cứu về hiện trạng văn hóa xã hội :


- Nghiên cứu về các di tích lịch sử, công trình tôn giaó để đề xuất các giải pháp bảo
tồn, trùng tu, phát triển phù hợp với từng loại công trình.
- Nghiên cứu về phong tục tập quán, các hoạt động đặc trưng, văn hóa truyền thống
của làng chài nhằm đề xuất các phương án tổ chức không gian phù hợp để phát triển
và giữ gìn các giá trị đặc trưng của khu vực.

 Nghiên cứu về hiện trạng sử dụng đất;


- Nghiên cứu về các chức năng dịch vụ cần bổ sung cho khu dân cư du lịch sinh thái
- Nghiên cứu các khu vực đất xây dựng thuận lợi, ít thuận lợi để đề ra các giải pháp
bố trí thể loại công trình thích hợp.

 Nghiên cứu về hiện trạng giao thông;


- Nghiên cứu các tuyến giao thông thủy tiếp cận khu vực để đề ra các giải pháp bố trí
bến tàu, tuyến giao thông thủy thuận lợi phát triển du lịch, không gây cản trở va
chạm với tàu thuyển đánh cá ra vào cửa biển.
- Nghiên cứu các tuyến đường mòn, đường tự phát, các tuyến giao thông liên khu vực
hiện hữu trong khu vực nhằm đề xuất định hướng giao thông mới phù hợp.

2.2. NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ RA CHO KHU VỰC :

a) Nghiên cứu tổ chức phân khu và giải pháp sử dụng đất phù hợp một khu dân
cư du lịch sinh thái.

24
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP
QHCT KHU DÂN CƯ DU LỊCH SINH THÁI LÀNG CHÀI HẢI MINH
SVTH: Võ Thị Ngọc Nhớ - MSSV: 17510501439

- Tìm hiểu những khu dân cư du lịch sinh thái, khu du lịch trải nghiệm văn hóa làng
chài, khu du lịch nghỉ dưỡng ở trong và ngoài nước : Amanoi Ninh Thuận, Làng
chài Sok Kwu Wan, các làng chài ở Nha Trang,….
- Nghiên cứu về các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật phù hợp với tính chất, đặc điểm khu đất;
- Nghiên cứu về các yếu tố để hình thành một khu dân cư du lịch du lịch sinh thái
- Nghiên cứu giải pháp phân khu chức năng cho một khu dân cư du lịch sinh thái
 Khu dân cư làng chài: Cách thức tổ chức phân khu tôn trọng các giá trị đời sống
văn hóa lịch sử làng chài, những di tích lịch sử, không gian sinh sống hoạt động
của cư dân làng chài, không gian tôn giáo tín ngưỡng cần được bảo tồn và phát
triển du lịch tại khu vực
 Khu dịch vụ du lịch : cách thức tổ chức phân khu hài hòa , gần gũi thiên nhiên,
nghiên cứu những không gian dịch vụ du lịch phù hợp cho khu vực
b) Nghiên cứu các giải pháp về giao thông và các tuyến du lịch khi đến làng chài
- Nghiên cứu về các mô hình giao thông đã được áp dụng trong các khu du lịch sinh
thái.
- Nghiên cứu các giải pháp quy hoạch giao thông phù hợp với khu dân cư làng chài.
- Nghiên cứu các giải pháp quy hoạch hệ thống giao thông mạch lạc liên kết từng
phân khu một cách logic đối với khu dân cư du lịch sinh thái.
- Nghiên cứu hình thức tổ chức các tuyến đường đi bộ, xe đạp cho toàn khu vực.
- Nghiên cứu về giải pháp kết nối các phân khu chức năng trong khu vực.
- Nghiên cứu các loại hình du lịch có thể phát triển mạnh: Du lịch trải nghiệm, Du
lịch tham quan, Du lịch tìm hiểu văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng...
- Các hình thức tổ chức thương mại từ những giá trị văn hóa truyền thống áp dụng
vào khu vực.
- Nghiên cứu tổ chức các chuỗi tuyến điểm du lịch khi tới làng chài.

c) Nghiên cứu các giải pháp về không gian kiến trúc cảnh quan và thiết kế đô thị
- Nghiên cứu các thể loại kiến trúc phù hợp có thể có trong trục không gian chính khu
trung tâm khu du lịch, loại hình kiến trúc phục vụ cho các hoạt động du lịch, các
loại hình lưu trú nghỉ dưỡng phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội cho các đối tượng
du khách hướng đến.
- Nghiên cứu các loại hình kiến trúc phù hợp với khu làng chài: nhà mặt nước, không
gian nhà ở, mô hình nhà nuôi trồng trên mặt biển phù hợp với đời sống người dân
và điều kiện tự nhiên của khu vực
- Nghiên cứu cách kết nối không gian khu dân cư với khu dịch vụ du lịch, khu chan
hòa 2 bên
- Nghiên cứu các loại hình không gian mở phù hợp trong khu vực.
- Nghiên cứu hình thức xây dựng bờ kè, đường dạo ven biển.

25
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP
QHCT KHU DÂN CƯ DU LỊCH SINH THÁI LÀNG CHÀI HẢI MINH
SVTH: Võ Thị Ngọc Nhớ - MSSV: 17510501439

- Nhưng tiềm năng khai thác tài nguyên sinh thái – cảnh quan khu vực : cây bản địa,
mặt nước,…và cách khai thác

III. ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP :


3.1. ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP TỔNG THỂ:
a. Định hướng phân khu chức năng và sử dụng đất:
Đề xuất khu dân cư du lịch sinh thái làng chài Hải Minh có diện tích 41.16 ha chia
làm 3 phân khu:
- Phân khu A: khu vực đón tiếp bao gồm: lối vào chính, tiểu cảnh điểm nhấn đón khách,
nhà tiếp đón và lưu niệm, bến tàu, bãi xe trung chuyển,…. có diện tích 4 ha
- Phân khu B: khu dân cư làng chài truyền thống cải tạo chỉnh trang kết hợp du lịch sinh
thái cộng đồng gồm: homestay, nhà ở dân cư, nhà hàng trên biển, khu nuôi trồng trên
biển, khu dịch vụ du lịch trải nghiệm làng ngư phủ,…. Có diện tích 14.16 ha
- Phân khu C: khu dịch vụ du lịch sinh thái , nghĩ dưỡng có diện tích 23ha gồm 4 tiểu
khu:
 Tiểu khu C1: Khu dịch vụ lưu trú gồm: biệt thự hạng 1,biệt thự, bungalow,
nhà nghỉ tập thể và nhà nghỉ nhân viên.
 Tiểu khu C2: khu ẩm thực bao gồm: nhà hàng trung tâm, cafe view biển,…
 Tiểu khu C3: khu dịch vụ giải trí- thư giãn bao gồm: vườn hoa bậc thang,
khối yoga, thiền, khối trà đạo, khối spa- massage, khu tổ chức sự kiện,
picnic..
 Tiểu khu C4: gồm các khối quản lí.
- Định hướng về các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính cho các khu chức năng
- Khu A là khu vực cải tại kết hợp xây mới với nhiệm vụ khu tiếp đón, các công trình hạ
tầng giao thông tĩnh, điểm nhấn thể hiện hình ảnh của 1 khu dân cư du lịch sinh thái
mang đậm nét văn hóa của làng ngư phủ,… được xây dựng ở vị trí thuận lợi tiếp cận,
có tầm nhìn tốt.
- Khu B được thực hiện theo hình thái thiết kế đô thị là chính, kiểm soát phát triển mới
và cải tạo chỉnh trang khu dân cư hiện hữu thành làng truyền thống kết hợp tổ chức khai
thác các hoạt động dịch vụ du lịch trải nghiệm gắn liền với nghề cá, xây dựng thêm các
công trình hạ tầng xã hội phục vụ người dân trong khu vực: chợ, trường học, y tế, không
gian sinh hoạt của cộng đồng ngư dân…. Mở rộng không gian tổ chức các hoạt động
tôn giaó tín ngưỡng.
- Khu C là khu xây dựng mới với nhiệm vụ là tạo lập cảnh quan, tổ chức các không gian
dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng kết hợp sinh thái. Xây dựng các khu lưu trú nghỉ dưỡng,
khu dịch vụ ẩm thực, vườn hoa, khu dịch vụ giải trí- thư giãn, các khối quản lý,… được
xây dựng ở khu vực địa hình ít thuận lợi, mật độ xây dựng và tầng cao thấp :

+ 15%diện tích đất là dành cho dịch vụ lưu trú (biệt thự hạng 1,biệt thự, bungalow,..)

26
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP
QHCT KHU DÂN CƯ DU LỊCH SINH THÁI LÀNG CHÀI HẢI MINH
SVTH: Võ Thị Ngọc Nhớ - MSSV: 17510501439

+ 15% diện tích đất để tổ chức không gian cho các hoạt động dịch vụ nghỉ dưỡng
hướng sinh thái .
+ 5% đất dành để xây dựng khối quản lý
- Khai thác các không gian thương mại tiềm năng ven biển và trên mặt biển để phát triển
kinh tế :
+ Không gian nhà ở ven biển: đề xuất chuyển đổi công năng thành nhà ở kết hợp
thương mại hoặc homestay trên cơ sở là nhà hiện hữu cải tạo chỉnh trang, định hướng
MĐXD: 70-80%
+ Phát triển không gian chợ kết hợp với đường ven biển xuất thêm đất công cộng ven
biển là các quảng trường nhỏ khoảng 200m2 dùng làm nơi tổ chức các hoạt động
văn hóa, lễ hội, tôn giaó, tín ngưỡng,…

b. Định hướng giao thông và các tuyến du lịch:


- Định hướng giải pháp giao thông phù hợp với loại hình dân sống kết hợp với làng
chài: bãi tập trung, bến tàu,…
- Định hướng giải pháp quy hoạch hệ thống giao thông mạch lạc có tính liên kết khu
vực.
- Nâng cấp giao thông trong khu vực. Giao thông nội bộ và khu tham quan,khu trải
nghiệm,khu nghỉ dưỡng, khu ở tách biệt lẫn nhau.
- Định hướng giải pháp tổ chức đường đi dạo, đi xe đạp ven biển, đề xuất các không
gian đỗ xe đạp
- Định hình các khu vực hệ thống hạ tầng phục vụ cho làng chài để đảm bảo vệ sinh
môi trường.
- Tổ chức giải pháp điểm tập kết du khách
- Định hướng giải pháp tổ chức các điểm đưa đón khách du lịch tham quan, các điểm
du lịch biển núi,..
- Định hướng các chuỗi, tuyến du lịch theo mục đích:
 Du lịch trải nghiệm cộng đồng, tham quan: địa điểm tập kết – tổ chức dạo biển
ngắm bình minh- tìm hiểu trải nghiệm các hoạt động của ngư dân trên làng chài –
tham gia các hoạt động nuôi trồng trên mặt nước- thưởng thức hải sản vào buổi
trưa – nghỉ ngơi ở homestay-chinh phục núi đá đen, tham quan các di tích – dùng
bữa ở nhà hàng trên đỉnh núi ngắm trọn cảnh thành phố Quy Nhơn từ trên đỉnh
núi- trải nghiệm câu mực ban đêm, thưởng thức hải sản tươi sống
 Du lịch nghỉ dưỡng hướng sinh thái : đón khách ở bến hàm tử- địa điểm tập kết-
nghỉ ngơi thư giãn ở biệt thự, bungalow- ăn trưa ở nhà hàng- tham gia khác khóa
thiền, yoga ngoài trời kết hợp đi dạo toàn khu vực- dung bữa tối , ngắm cảnh biển ở
bãi Rạng- thư giãn ở spa- massage

c. Định hướng về kiến trúc cảnh quan khu vực và thiết kế đô thị:

27
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP
QHCT KHU DÂN CƯ DU LỊCH SINH THÁI LÀNG CHÀI HẢI MINH
SVTH: Võ Thị Ngọc Nhớ - MSSV: 17510501439

- Định hướng cấu trúc không gian tổng thể và các khu chức năng phù hợp với đặc điểm
khu vực tựa núi hướng biển.
- Tổ chức không gian kết hợp hoạt động cư dân làng chài và hoạt động du lịch
- Định hướng tuyến đường ven biển là tuyến cảnh quan chính trong bố cục không gian
kiến trúc cảnh quan của khu vực. Khai thác yếu tố không gian cảnh quan ven biển bằng
cách mở các không gian công cộng để tổ chức các hoạt động quảng bá du lịch văn hóa
làng chài, kết hợp khai thác không gian nuôi trồng trên mặt nước thành không gian văn
hóa đặc trưng của làng chài truyền thống .
- Định hướng phân vùng không gian kiến trung cảnh quan toàn khu vực:
+ Khoanh vùng không gian trung tâm: khu trung tâm dịch vụ du lịch, khu trung tâm
văn hóa làng chài
+ Xác định các trục đường cần tạo lập không gian cảnh quan chính: Các tuyến cảnh
quan ven biển, tuyến đường chính kết nối từ khu du lịch ra vien biển
- Các không gian quảng trường tổ chức các hoạt động văn hóa, tạo điều kiện để du khách
giao lưu, tìm hiểu, trải nghiệm văn hóa làng chài
- Đề xuất các loại cây xanh bản địa bố trí phù hợp với từng khu chức năng trong khu vực,
tạo ra sự đa dạng sinh thái, góp phần tạo nét đặc trưng cho khu vực.
- Nhấn mạnh yếu tố cảnh quan núi Tam Tòa, cảnh quan ven biển.
- Hình thành các vườn hoa, tuyến cảnh quan dẫn ra biển, bãi tắm
- Lựa chọn hình thức xây dựng kè cứng không có rào chắn dễ dàng kết nối với mặt nước
đối với các khu vực không có bãi tắm và bãi đá
- Định hướng loại hình kiến trúc phù hợp với khu làng chài: nhà mặt nước, không gian
hiên nhà rộng, sân trước để phục vụ cho hoạt động vá lướt đánh cá, sân sau chứa các
dụng cụ phục vụ nghề biển, mô hình nhà bè, lồng nuôi tôm cá trên mặt biển phù hợp
với đời sống người dân và điều kiện tự nhiên của khu vực.
- Hướng đến loại hình biệt thự nghĩ dưỡng cao cấp hài hòa với tự nhiên, bungalow với
chất liệu gỗ mang phong cách cổ điển phù hợp với cảnh quan núi, biển
- Mật độ xây dựng thấp cho các không gian ở.
- Áp dụng hệ thống hạ tầng xanh, kiến trúc truyền thống đặc trưng khu vực vào các công
trình nhà ở mặt nước.

28
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP
QHCT KHU DÂN CƯ DU LỊCH SINH THÁI LÀNG CHÀI HẢI MINH
SVTH: Võ Thị Ngọc Nhớ - MSSV: 17510501439

29
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP
QHCT KHU DÂN CƯ DU LỊCH SINH THÁI LÀNG CHÀI HẢI MINH
SVTH: Võ Thị Ngọc Nhớ - MSSV: 17510501439

3.2. ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP CỤ THỂ:


a. Phân khu A: Khu vực tiếp đón
Khu A là khu vực cải tạo kết xây mới với điểm nhấn thể hiện hình ảnh của 1 khu
dân cư du lịch sinh thái mang đậm nét văn hóa của làng ngư phủ,…
- Cải tạo mở rộng quy bến tàu để thuận lợi phục vụ du lịch, đưa đón du khách
- Bổ sung công trình điểm nhấn thể hiện hình ảnh khu vực
- Bổ sung bãi xe trung chuyển kết nối với bến tàu phục vụ đưa đón du khách
- Xây dựng công trình nhà tiếp đón, nhà lưu niệm
- Mật độ xây dựng tối đa 60%
- Tầng cao trung bình 2 tầng, điểm nhấn cao tối đa

b. Phân khu B: khu dân cư làng chài truyền thống


- Khu B là không gian hiện hữu cải tạo chỉnh trang, hạn chế xây dựng cao tầng ngoại
trừ một số công trình mang tính điểm nhấn.

30
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP
QHCT KHU DÂN CƯ DU LỊCH SINH THÁI LÀNG CHÀI HẢI MINH
SVTH: Võ Thị Ngọc Nhớ - MSSV: 17510501439

- Định hướng cải tạo chỉnh trang nhà ở hiện hữu phù hợp với không gian sinh hoạt của
ngư dân, kết hợp với các hình thức dịch vụ lưu trú và dịch vụ ẩm thực ( nhà hàng,
quán nhậu, homestay,…) để tạo tiềm năng phát triển kinh tế cho các hộ dân. MĐXD
khoảng 60-80%
- Đề xuất nhấn tuyến cảnh quan ven biển bằng hình thức tái hiện không gian sinh hoạt
buôn bán nhộn nhịp ven biển, tạo thành một tuyến du lịch văn hóa làng chài.
- Đề xuất mở rộng lộ giới các tuyến đường chính, đặc biệt là không gian đi bộ và buôn
bán
- Tạo không gian xanh, mở rộng các hẻm kết nối ra biển, thu hút khách du lịch tham
quan làng chài
- Mở rộng, cải tạo đối với không gian bến, chợ hiện hữu
- Đề xuất tổ chức cảnh quan trục ẩm thực hải sản với hình thức phố đi bộ ban đêm
- Đề loại hình kiến trúc phù hợp với khu làng chài: nhà mặt nước, không gian hiên nhà
rộng, sân trước để phục vụ cho hoạt động vá lướt đánh cá, sân sau chứa các dụng cụ
phục vụ nghề biển, mô hình nhà bè, lồng nuôi tôm cá trên mặt biển phù hợp với đời
sống người dân và điều kiện tự nhiên của khu vực.
- Đề xuất tổ chức không gian nuôi trồng trên biển với loại hình nhà bè kết hợp du lịch
trải nghiệm, nhà hàng, quán nhậu,… trên biển
- Khoanh vùng bảo tồn di tích lũy thành cổ và đền thờ cổ đi kèm với khai thác vào du
lịch, liên kết với các công trình tôn giaó trong ngưỡng cho phép, mục đích của việc
này là nhằm tạo nguồn thu để bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử.
- Đề xuất công trình điểm nhấn tại vị trí kết nối tuyến đường chính trong khu dịch vụ
du lịch với tuyến cảnh quan ven biển nhằm nhấn trục cảnh quan dẫn ra biển, kết nối
hài hòa 2 khu vực B và C
- Khai thác các không gian trục đường dẫn đến quảng trường trước chùa Hải Long tạo
tiềm năng du lịch tâm linh gắn liền với lễ hội “Đêm hoa Đăng”, lễ cầu ngư, đua
thuyền, phóng sinh nhằm bảo tồn, tôn tạo các giá trị lịch sử phi vật thể và là điều liện
thuận lợi để phát triển kinh tế cho khu vực.
c. Phân khu C: Khu dịch vụ du lịch sinh thái nghỉ dưỡng
- Khu C sẽ là khu dịch vụ du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, là khu vực xây mới.
- Định hướng xây mới với các công trình dịch vụ lưu trú, dịch vụ nghỉ dưỡng hướng
sinh thái, công trình quản lý phụ trợ ,… với mật độ xây dựng thấp từ 30-40% , tần cao
tối đa 2 tầng
- Đối với khu C1:
+ Đề xuất loại hình lưu trú: biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp hài hòa với tự nhiên, bungalow
với chất liệu gỗ mang phong cách cổ điển phù hợp với cảnh quan núi, biển.
+ Đề xuất xây dựng ở khu vực có địa hình cao, view đẹp, lộng gió, vừa có thể thử giãn
ngắm bình minh, và ngắm cảnh đêm thành phố Quy Nhơn.
+ Đề xuất giao thông khu vực chủ yếu là đường đi bộ thuận tiện kết nối với khu ẩm
thực và khu dịch vụ giải trí thư giãn

31
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP
QHCT KHU DÂN CƯ DU LỊCH SINH THÁI LÀNG CHÀI HẢI MINH
SVTH: Võ Thị Ngọc Nhớ - MSSV: 17510501439

+ Đề xuất tổ chức vườn hoa, không gian mở đường đi dạo tầm nhìn hướng ra biển kết
nối hài hòa mới thiên nhiên
- Đối với khu C2:
+ Đề xuất xây dựng nhà hàng trung tâm , café view biển ở vị trí cao nhất có thể
ngắm trọn cảnh biển, và toàn cảnh khu vực
+ Đề xuất công trình sử dụng hình thức kiến trúc, vật liệu hài hòa , gần gũi với thiên
nhiên
+ Đề xuất giao thông kết nối trực tiếp với giao thông chính của khu dịch vụ du lịch
- Đối với tiểu khu C3:
+ Đề xuất tổ chức các không gian giải trí thư giãn : thiền, yoga, trà đạo, …. ở vị trí
yên tĩnh, không gian trong lành thoáng mát gần gũi thiên nhiên

IV. SẢN PHẨM ĐỒ ÁN:


4.1. BẢN VẼ
STT THÀNH PHẦN BẢN VẼ
Cơ sở lập đồ án -Cơ sở pháp lí
-Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng khu đất trong
QHC Khu kinh tế Nhơn Hội
1 Vị trí, vai trò, giới hạn khu -Sơ đồ vị trí và liên hệ với các khu du lịch trên
đất bán đảo Phương Mai

-Sơ đồ vị trí và phạm vi ranh giới

-Sơ đồ hiện trạng cảnh quan-môi trường


-Sơ đồ hiện trạng địa hình-khí hậu
-Sơ đồ hiện trạng công trình kiến trúc
2 Đánh giá tách lớp hiện trạng
-Sơ đồ đánh giá hiện trạng sử dụng đất
-Sơ đồ đánh giá hiện trạng giao thông
+ Mặt cắt hiện trạng giao thông

32
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP
QHCT KHU DÂN CƯ DU LỊCH SINH THÁI LÀNG CHÀI HẢI MINH
SVTH: Võ Thị Ngọc Nhớ - MSSV: 17510501439

-Bản đồ đánh giá hiện trạng tổng hợp TL


1/1000
3 Đánh giá tổng hợp hiện trạng - Các bảng thống kê giao thông
-Đánh giá swot
-Đánh giá quỹ đất xây dựng

-Xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ


-Bảng What, Why, How
Mục tiêu,
-Cơ sở lí thuyết
4 nhiệm vụ, các cơ sở hình
-Cơ sở thực tiễn
thành ý tưởng
-Các vấn đề cần đạt được

-Các hình ảnh minh họa chi tiết cho từng phân
khu trong khu đất
-Sơ đồ ý tưởng phân khu chức năng
Tổng hợp cơ sở, ý tưởng thiết -Sơ đồ ý tưởng cảnh quan
5
kế -Sơ đồ ý tưởng giao thông
-Sơ đồ ý tưởng tổng hợp

-Sơ đồ phương án so sánh


+ Bảng cân bằng đất đai
-Sơ đồ phương án chọn
+ Bảng cân bằng đất đai
-Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất
TL 1/1000
6 Quy hoạch kiến trúc
+ Bảng thống kê sử dụng đất
-Sơ đồ phân vùng cảnh quan
+ Hình ảnh minh họa không gian
-Bản đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh
quan
-Hình ảnh tiểu cảnh các không gian đặc trưng

33
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP
QHCT KHU DÂN CƯ DU LỊCH SINH THÁI LÀNG CHÀI HẢI MINH
SVTH: Võ Thị Ngọc Nhớ - MSSV: 17510501439

-Sơ đồ tổ chức giao thông cộng cộng


-Sơ đồ tính chất tuyến đường
-Bản đồ quy hoạch giao thông TL 1/1000
7 Quy hoạch hạ tầng
-Bảng thống kê giao thông và các chỉ tiêu kĩ
thuật
-Các mặt cắt từng khu vực đặc trưng

Hướng dẫn thiết kế đô thị toàn khu vực


1. Cảnh quan đô thị khu vực trung tâm
2. Cảnh quan đô thị dọc các trục đường chính
3. Các khu vực không gian mở
4. Các công trình điểm nhấn
5. Khu vực các ô phố
Hướng dẫn thiết kế chi tiết
-Sơ đồ định vị khu vực thiết kế
-Sơ đồ sử dụng đất khu vực thiết kế
8 Thiết kế đô thị + Bảng thống kê sử dụng đất
- ý tưởng thiết kế không gian mở
- ý tưởng thiết kế hình ảnh đô thị
- ý tưởng thiết kế không giao thông
- ý tưởng thiết kế không gian giữa các công
trình
- Khung hướng dẫn thiết kế khu vực
- Sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh
quan
- Mặt cắt điển hình

34
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP
QHCT KHU DÂN CƯ DU LỊCH SINH THÁI LÀNG CHÀI HẢI MINH
SVTH: Võ Thị Ngọc Nhớ - MSSV: 17510501439

4.2. THUYẾT MINH:


1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do và sự cần thiết pháp lập quy hoạch
1.2. Vị trí khu vực lập quy hoạch
1.3. Phạm vi ranh giới, quy mô lập quy hoạch
1.4. Tính chất, chức năng, mục tiêu và nhiệm vụ của đồ án
1.5. Căn cứ lập quy hoạch
2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHU VỰC LẬP QUY HOẠCH
2.1. Vị trí và vai trò của khu dân cư du lịch sinh thái trong khu du lịch Phương Mai
2.2. Đặc điểm tự nhiên
2.3. Hiện trạng dân cư – kinh tế xã hội
2.4. Hiện trạng sử dụng đất
2.5. Hiện trạng kiến trúc cảnh quan
2.6. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật
2.7. Các định hướng có liên quan
2.8. Đánh giá hiện trạng quỹ đất xây dựng
2.9. Đánh giá hiện trạng tổng hợp
3. CƠ SỞ LẬP ĐỒ ÁN
3.1. Cơ sở pháp lý
3.2. Cơ sở lý thuyết
3.3. Cơ sở thực tiễn
3.4. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật theo nhiệm vụ quy hoạch đã được phê
duyệt
3.5. Cở sở tính toán
4. QUY HOẠCH KIẾN TRÚC
4.1. Cơ cấu tổ chức không gian – chức năng
4.2. Quy hoạch sử dụng đất

35
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP
QHCT KHU DÂN CƯ DU LỊCH SINH THÁI LÀNG CHÀI HẢI MINH
SVTH: Võ Thị Ngọc Nhớ - MSSV: 17510501439

4.3. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan


5. QUY HOẠCH GIAO THÔNG
6. THIẾT KẾ ĐÔ THỊ
6.1. Xác định các chỉ tiêu về khống chế khoảng lùi
6.2. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu vực các không gian mở -
cây xanh mặt nước
6.3. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu vực các khu trung tâm và
điểm nhấn
6.4. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu vực các ô phố

4.3 MAQUETTE :

Tờ 1 - tờ 6

36
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP
QHCT KHU DÂN CƯ DU LỊCH SINH THÁI LÀNG CHÀI HẢI MINH
SVTH: Võ Thị Ngọc Nhớ - MSSV: 17510501439

Tờ 7- tờ 12

Tờ 13 – 18

37

You might also like