Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Họ và tên: Lê Thị Minh Hiếu. Lớp: 45K06.

2
MSV: 191121006221
Câu hỏi: Rút ra nhận thức về cách mạng Việt Nam qua bộ môn đường lối cách mạng của
Đảng Cộng sản Việt Nam
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi Đảng ra đời đến nay đã trải qua những thời kỳ, giai
đoạn lịch sử quan trọng, ghi những dấu mốc lịch sử của Đảng, của cách mạng và dân tộc
Việt Nam. Đó là thời kỳ lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh đi tìm con đường cứu nước
(1911-1920) và khẳng định con đường đúng đắn để giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp,
xã hội và con người. Thời kỳ 1920-1930, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác-
Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, cùng với các chiến sĩ
cách mạng tiền bối chuẩn bị những điều kiện về chính trị, tư tưởng và tổ chức để thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 2-1930, công bố Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Từ
năm 1930 đến năm 1945, Đảng lãnh đạo các phong trào cách mạng rộng lớn (1930-1931);
khôi phục tổ chức (1932-1935); phong trào đòi dân sinh, dân chủ (1936-1939); hoàn chỉnh
đường lối giải phóng dân tộc, lãnh đạo phong trào đấu tranh giành độc lập, giành chính
quyền (1939-1945) dẫn tới thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Sau thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám, Đảng lãnh đạo Nhà nước và trở thành Đảng
cầm quyền. Đảng lãnh đạo xây dựng, củng cố, bảo vệ Nhà nước dân chủ nhân dân và mọi
thành quả của cách mạng, xây dựng chế độ mới, cải thiện đời sống của nhân dân, xây dựng
đời sống mới, đồng thời lãnh đạo, chỉ đạo cuộc kháng chiến ở Nam Bộ chống sự xâm lược
của thực dân Pháp (1945-1946). Đảng đề ra đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu
dài, dựa vào sức mình là chính và chỉ đạo cuộc kháng chiến toàn quốc toàn quốc từ tháng
12-1946, đánh bại các kế hoạch chiến tranh lớn của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ dẫn đến
chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7-5-1954), buộc Pháp ký Hiệp định Geneve (21-7-1954),
các nước cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản, độc lập, thống nhất, chủ quyền, toàn
vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia.
Thực dân Pháp rút hết quân về nước, đế quốc Mỹ thay thế thực dân Pháp, chiếm miền Nam
Việt Nam (từ vĩ tuyến 17 về phía Nam) xây dựng chế độ thực dân kiểu mới, thông qua chính
quyền tay sai, hòng chia cắt lâu dài nước Việt Nam, vi phạm và không thực hiện những điều
khoản của Hiệp định Geneve về thống nhất nước Việt Nam vào năm 1956. Trong hoàn cảnh
đó, Đảng đã lãnh đạo nhân dân miền Bắc tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, quá độ đưa
miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, đồng thời Đảng chủ động đề ra đường lối lãnh đạo, chỉ
đạo cách mạng ở miền Nam, tiến hành cuộc chống Mỹ, cứu nước nhằm giải phóng miền
Nam, thống nhất đất nước. Điểm nổi bật của cách mạng Việt Nam thời kỳ 1954-1975 là
Đảng lãnh đạo đồng thời thực hiện 2 chiến lược cách mạng, cách mạng xã hội chủ nghĩa và
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Hai chiến lược cách mạng đó có mối quan hệ mật thiết
và quyết định lẫn nhau thực hiện mcụ tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội với khát vọng
của cả dân tộc là độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc.
Với sự toàn thắng của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch
Hồ Chí Minh lịch sử (30-4-1975), đất nước Việt Nam hoàn toàn độc lập và thống nhất. Đảng
đề ra đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa và lãnh đạo cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã
hội, xây dựng lại đất nước sau 30 năm kháng chiến lâu dài, gian khổ, đồng thời lại phải tiến
hành chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây-Nam và biên giới phía Bắc, thực hiện nghĩa
vụ quốc tế, cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng, hồi sinh đất nước, tiếp
tục giúp đỡ cách mạng Lào. Những năm 1975-1986, Đảng từng bước đổi mới tư duy, đổi
mới cơ chế, chính sách, khảo nghiệm thực tiễn để tìm con đường đổi mới đất nước.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam (12-1986) đã hoạch định
đường lối đổi mới toàn diện cả về cơ chế, chính sách kinh tế, hệ thống chính trị, các chính
sách xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Đảng lãnh đạo nhân dân vượt qua khó
khăn, thách thức cả ở trong nước và tác động quốc tế, kiên định con đường xã hội chủ nghĩa,
đẩy mạnh xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng đường lối đổi mới. Trên cơ sở đổi mới tư duy,
tăng cường nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, Đảng đã thông qua Cương lĩnh xây dựng
đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội tại Đại hội VII của Đảng (6-1991).
Cương lĩnh được bổ sung, phát triển năm 2011 tại Đại hội XI của Đảng. Thực hiện công
cuộc đổi mới vừa bổ sung, phát triển đường lối đổi mới và Cương lĩnh vừa chú trọng những
chủ trương, chính sách lớn về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính trị và Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; đề ra và thực
hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, các chính sách xã hội, xây dựng nền văn hóa tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng và thực hiện Chiến lược bảo vệ Tổ quốc, thế trận
quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân; thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ,
hòa bình, hợp tác, phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ, Việt Nam là bạn, đối
tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng thế giới, tích cực, chủ động hội nhập
quốc tế. Thành công của công cuộc đổi mới làm cho thế và lực của đất nước tăng lên, khẳng
định con đường phát triển đúng đắn của dân tộc Việt Nam.
Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1930 đến nay đã lãnh đạo giai cấp công nhân, nhân dân lao
động và toàn thể dân tộc Việt Nam tiến hành sự nghiệp đấu tranh cách mạng lâu dài đi từ
thắng lợi này đến thắng lợi khác để có được cơ đồ và vị thế như ngày nay. Thành tựu của
cách mạng vô cùng phong phú, toàn diện và vẻ vang phản ánh quy luật vận động, phát triển
của cách mạng Việt Nam do Đảng lãnh đạo.

You might also like