Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC


SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ TÀI
QUY TRÌNH SẢN XUẤT NƯỚC RỬA TAY SINH HỌC TỪ QUẢ BỒ HÒN

LỚP: L03 NHÓM: 24 HK211

GVHD: PHAN THỊ THANH NGA

SINH VIÊN THỰC HIỆN

HỌ VÀ TÊN % ĐIỂM ĐIỂM GHI


STT MSSV TÊN
ĐỆM BTL BTL CHÚ
1 2014748 Nguyễn Đắc Tín 100%
2 2012167 Nguyễn Anh Thư 100%
3 2014195 Phạm Phi Phụng 100%
4 2015124 Trần Thị Ánh Vy 100%

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 2
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 2
2. Nhiệm vụ của đề tài ................................................................................................. 2
3. Đối tượng nghiên cứu:............................................................................................. 3
4. Phạm vi nghiên cứu: ................................................................................................ 3
5. Bố cục tổng quát của đề tài: ................................................................................... 3
NỘI DUNG ......................................................................................................................... 4
CHƯƠNG I: TỔNG QUÁT .............................................................................................. 4
1.1. Nước rửa tay diệt khuẩn ..................................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm ........................................................................................................ 4
1.1.2. Thành phần chính .......................................................................................... 4
1.1.3. Phân loại ......................................................................................................... 4
1.1.4. Cách pha chế dung dịch rửa tay sát khuẩn theo Tổ chức Y tế thế giới ở
Việt Nam (WHO).......................................................................................................... 4
1.2. Quả bồ hòn ............................................................................................................ 5
1.2.1. Cây bồ hòn ...................................................................................................... 5
1.2.2. Quả bồ hòn ..................................................................................................... 5
1.2.3. Thành phần hoá học ...................................................................................... 6
1.2.4. Tính kháng khuẩn .......................................................................................... 6
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH LÀM NƯỚC RỬA TAY SINH HỌC ............................... 7
TỪ QUẢ BỒ HÒN ............................................................................................................. 7
2.1. Chuẩn bị nguyên liệu: (Ước lượng) ....................................................................... 7
2.2. Cách thực hiện: ....................................................................................................... 7
2.3. Đánh giá ................................................................................................................... 8
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 11

1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ngày nay nước rửa tay là một vật
dụng không còn xa lạ với mọi người. Tuy nhiên, sau khi bùng nổ dịch bệnh Covid-19
từ cuối năm 2019 đến nay, chúng ta mới thấy được tầm quan trọng của nước rửa tay.
Trong tình hình dịch bệnh, để thuận tiện cho việc đem theo bên mình và dễ dàng sử
dụng, nước rửa tay đã được điều chế thành loại nước rửa tay khô dạng nước hoặc dạng
gel.

Thành phần của nước rửa tay y tế nói chung và nước rửa tay khô nói riêng thường
bao gồm Ethanol (cồn), Deionized Water (nước tinh khiết), Sodium Lactate (chất hút
ẩm), Fragrance (hương liệu tạo mùi), Benzalkonium Chloride (chất diệt khuẩn). Phần
lớn các loại nước rửa tay đề có thành phần các chất hóa học tổng hợp, khi thải ra môi
trường sẽ gây ra những nguy cơ tiềm ẩn, đồng thời khi sử dụng lên da thời gian dài sẽ
ảnh hưởng để da, gây ra nhiều chứng bệnh da liễu. Bên cạnh đó, hiện trên thị trường
đã có một số loại nước tẩy rửa có nguồn gốc hữu cơ được nhập khẩu từ nước ngoài
hay sản xuất trong nước, nhưng giá thành lại khá cao nên ít được người dân lựa chọn.

Nhận thấy được những bất cập trên, chúng em đã tìm hiểu, nghiên cứu sản phẩm
thân thiện với môi trường, hiệu quả, có thể thay thế được các sản phẩm trên thị trường
nhưng có giá thành phù hợp, và hướng đến đối tượng sử dụng ở phạm vi rộng. Đó là
loại nước rửa tay có nguồn gốc từ sinh học, làm từ vật liệu thiên nhiên, hạn chế hóa
chất và thân thiện với môi trường. Có nguồn gốc từ thiên nhiên, nên nước rửa tay sinh
học không hại da tay, không gây dị ứng với da nhạy cảm, nước thải không gây hại cho
đất, nước, vi sinh vật. Chính do đó, sản phẩm này khắc phục tình trạng nước rửa tay
nhiều hóa chất trên thị trường, người sử dụng phải ngửi hương liệu công nghiệp, thêm
vào đó là cám giác không an toàn khi dùng cho trẻ nhỏ.

Nước rửa tay sinh học hiện nay vẫn còn xa lạ đối với phần lớn người dân.

Trong bài báo cáo này, chúng em sẽ đi sâu vào quy trình sản xuất nước rửa tay
sinh học được làm từ quả bồ hòn.

2. Nhiệm vụ của đề tài

Tìm hiểu quy trình sản xuất nước rửa tay sinh học có nguyên liệu từ quả bồ hòn,
nắm vững những lưu ý cần thiết.

2
3. Đối tượng nghiên cứu:

Quy trình sản xuất nước rửa tay sinh học có nguyên liệu từ quả bồ hòn.

4. Phạm vi nghiên cứu:

Không gian: Việt Nam;


Thời gian: Hiện nay;

5. Bố cục tổng quát của đề tài:

Ngoài mở đầu và kết luận, bài báo cáo gồm các chương:
Chương 1: Tổng quát;
Chương 2: Quy trình làm nước rửa tay sinh học từ quả bồ hòn.

3
NỘI DUNG

CHƯƠNG I: TỔNG QUÁT

1.1. Nước rửa tay diệt khuẩn

1.1.1. Khái niệm

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nước rửa tay diệt khuẩn là một loại dung dịch (nước,
gel hoặc bọt) chứa cồn, được tạo ra để sử dụng lên tay nhằm bất hoạt các loại vi khuẩn
hoặc kiềm hãm sự tăng trưởng của chúng. Sản phẩm này có thể chứa 1 hoặc nhiều loại
cồn, hoặc những hoạt chất khác với các tá dược và chất giữ ẩm.

1.1.2. Thành phần chính

Nguyên liệu chính trong trong nước rửa tay diệt khuẩn là cồn. Cồn có thể được lây
từ các mỏ dầu hoặc từ thực vật. Cồn thực vật được sản xuất bằng cách lên men tự nhiên
trái cây, ngũ cốc và rau củ.

1.1.3. Phân loại

Dựa vào mục đích sử dụng mà dung dịch thành 2 loại chính:

Dạng gel: thường dùng để tiêu diệt vi khuẩn trên tray vì gel phân tán trên tay tố
hơn, dễ dàng xoa tay và tiêu diệt vi khuẩn ở kẽ tay. Ở dạng gel, cồn sẽ bốc hơi và khô
đi lâu hơn so với cồn ở dạng nước, giúp cho việc đủ thời gian tiêu diệt vi khuẩn.

Dạng xịt phun sương: đối với các bề mặt sản phẩm cần tránh việc chạm tay trực
tiếp vào đồ vật như điện thoại, mặt bàn, tay nắm cửa,… thì lựa chọn tốt nhất là dạng
xịt phun sương. Điều này sẽ giúp cồn bốc hơi nhanh tránh làm tiêu hao sản phẩm.

1.1.4. Cách pha chế dung dịch rửa tay sát khuẩn theo Tổ chức Y tế thế giới ở
Việt Nam (WHO)

Đầu tiên cho 4 chai ml cồn 90 độ (theo WHO khuyến cáo sử dụng cồn 96 độ nhưng
Việt Nam chỉ bán cồn 90 độ) vào ly rỗng.

Bước 2: cho 12ml oxy già 3% vào ly chứa cồn 90 độ và khuấy đều.

Bước 3: cho 4ml glycerine và khuấy đều.

Bước 4: cho tiếp 14ml nước cất hoặc nước đun sôi để nguội và khuấy đều.

4
Cuối cùng: cho thành phẩm 270ml vào bình xịt phun sương để sử dụng.

1.2. Quả bồ hòn

1.2.1. Cây bồ hòn

Bồ hòn có tên khoa học là Sapindus mukorossi Gaertn, phân bố rải rác ở những
vùng á nhiệt đới và nhiệt đới như Ấn Độ, Malaysia và Srilanca. Tại Việt Nam, loài cây
này mọc nhiều ở những vùng núi trung du như Tuyên Giang, Bắc Giang, Thanh Hóa,
Thái Nguyên, Hà Tĩnh,…

Hình 1. Hình ảnh cây bồ hòn.

1.2.2. Quả bồ hòn

Quả thuộc loại quả hạch, hình cầu. Vỏ ngoài dày, có màu vàng nâu khi chín, sần
sùi. Bên trong có chứa một hạt màu đen, bóng, hình cầu. Thịt quả khá dày, khi chín
mềm lại khiến cho cả vỏ và thịt quả đều bị tóp lại, nhăn nheo, vị đắng.

Bồ hòn ra hoa quả nhiều hàng năm. Mùa sai quả vào khoảng tháng 10 – 11.

Hình 2. Hình ảnh quả bồ hòn.

5
1.2.3. Thành phần hoá học

Trong thịt quả bồ hòn có chứa 18% saponizit hay còn gọi là sapindus saponizit
C41H61O13– Sapindus saponin. Đây là một chất bột vô định hình, có màu trắng. Khi
thủy phân cho tinh thể với độ chảy 319°C, vào loại triterpen.

Các saponin trong dược liệu đều có dược tính mạnh như Sapindosid A, B, E, E1,
C, Y2, X, Y,… Ngoài ra hạt bồ hòn còn chứa 9 – 10% dầu béo.

1.2.4. Tính kháng khuẩn

Trong quả bồ hòn có chứa chất saponin- có tác dụng kháng khuẩn. Khi được pha
chế theo công thức riêng có thể làm dung dịch diệt khuẩn, diệt nấm hoặc chữa ho,
thông tắc họng,…

6
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH LÀM NƯỚC RỬA TAY SINH HỌC

TỪ QUẢ BỒ HÒN

2.1. Chuẩn bị nguyên liệu: (Ước lượng)

+ 20 quả bồ hòn
+ Nước
+ 1 thanh vỏ quế
+ 2 cây sả và vỏ chanh (vỏ chanh vàng sẽ có mùi thơm hơn)
+ Đường phèn theo tỉ lệ 1:3 với quả bồ hòn (1 phần đường 3 phần bồ hòn)

2.2. Cách thực hiện:

Bước 1: Lên men lần đầu: Tách hạt ra khỏi quả bồ hòn. Sau khi tách hạt, đặt quả
bồ hòn đã được tách trong thùng chứa ở nhiệt độ khoảng 20ºC – 90ºC, trong thời gian
2 tuần trở lên để quả lên men.

Bước 2: Làm sạch sơ lược

 Phần quả lên men ở bước 1 được cho vào 1 bể chứa kín. Đổ đầy nước vào
bể rồi để nghỉ trong 5-10 phút để làm sạch một số chất hòa tan bám trên quả.
 Cuối cùng, lọc phần quả ra khỏi bể.

Bước 3: Thu dung dịch

 Nghiền nhỏ phần quả đã làm sạch, thu được hỗn hợp nhuyễn gồm thịt quả
(1) và xơ (2).
 Cho hỗn hợp trên vào thiết bị chiết. Đổ nước cất vào và khởi động máy.
Phần thịt quả (1) cùng nước sẽ được chiết ra, gọi là dung dịch bồ hòn (A).
 Nấu phần dung dịch A để làm sạch vi khuẩn.

Bước 4: Lên men lần hai

 Cho dung dịch A đã nấu vào thiết bị chân không (vacuum device) để trong
khoảng nửa tháng đến 6 tháng.
 Sau đó, ta thu được dung dịch đặc (B) gồm chất sapomin hoạt động bề mặt,
acid hữu cơ, glucose và vitamin.

7
Bước 5: Lấy sản phẩm từ bồ hòn

 Bơm dung dịch B vào thùng chứa (container) ở áp suất ổn định. Để trong
khoảng thời gian phù hợp (nửa tháng trở lên) để phần thịt lắng xuống (3) và dung
dịch bồ hòn D trở thành pectin (4).
 Cho dung dịch pectin (4) vào bể lắng, thu được dung dịch pectin sạch (C)
và phần bã đã lắng xuống (D).

Bước 6: Tạo dung dịch rửa tay từ sản phẩm thô (C) và (D)

 Cho sản phẩm C và D vào nồi đun sôi với nước, quế và đường phèn. Sau
khi đun sôi, để bếp thêm 45 phút
 Một bên cho vỏ chanh bào mỏng, sả đập dập vào khoảng 100ml nước và
đun sôi. Sau đó bỏ vào nồi bồ hòn đang sôi
 Nấu xong chờ đến khi nước nguội hẳn, lọc qua ray hoặc đồ lược 1

2.3. Đánh giá

a) Yếu tố ảnh hưởng đến độ tẩy rửa của quả bồ hòn:

 Nhiệt độ: Khi sử dụng chất tẩy rửa xảy ở nhiệt độ càng cao, sức căng bề mặt
của nước càng yếu → tăng cường hiệu quả hoạt động của saponin, làm cho xà
phòng dễ hòa tan vào nước hơn, quá trình tạo bọt được thực hiện dễ dàng hơn.
→ Nhiệt độ cao giúp hiệu quả tẩy rửa cao hơn. 2
 Độ pH: trong môi trường pH quá cao hoặc thấp cũng sẽ ảnh hưởng đến khả
năng tẩy rửa của xà phòng.
 Nước cứng:
 Nước cứng là nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+.

 Nước cứng làm ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng tạo bọt của xà phòng, làm
giảm tác dụng tẩy rửa do tạo muối Canxi không tan (thường gọi là “váng bọt xà
phòng”).3

1
Heng-Jui Hsu (2013), Method for extracting substances from soapberry fruit and its seeds, Patent Application
Publication

2
Tạ Thị Lượng, …, Ngô Xuân Bình (2020), Tối ưu quy trình tách chiết saponin từ quả bồ hòn, Tạp chí Nghiên cứu
Khoa học và Công nghệ quân sự, Số Đặc sản Hội thảo Quốc gia FEE, tr.316-322.

3
Vnexpress (16/4/2020), Lý do xà phòng mất tác dụng trong nước cứng, Truy cập từ nguồn https://vnexpress.net/ly-
do-xa-phong-mat-tac-dung-trong-nuoc-cung-4085143.html

8
b) Hạn sử dụng: khoảng 1 năm. 4

c) Ưu điểm và nhược điểm của nước rửa tay sinh học từ quả bồ hòn:

Hình 3. Sơ đồ ưu – nhược điểm của chất tẩy rửa từ quả bồ hòn

Ưu điểm:

 Khả năng tạo bọt tự nhiên tốt, an toàn.


 Tính ăn mòn ít, ít gây hại cho người sử dụng.
 Thành phần là saponin thân thiện với môi trường.
 Khả năng kháng khuẩn tương đối.

Nhược điểm:

 Khả năng tẩy rửa trung bình nên công năng bị hạn chế.
 Chưa kháng được vi khuẩn gram âm.
 Thời gian bảo quản ngắn.
 Giá thành cao vì trải qua nhiều công đoạn sản xuất.

4
Mến Hạ (24/5/2019), Cách làm enzym bồ hòn và ứng dụng dùng bồ hòn trong gia đình, Truy cập từ nguồn
https://hamen.org/cach-u-enzym-bo-hon-va-ung-dung/

9
KẾT LUẬN

Sản phẩm tẩy rửa từ quả bồ hòn có thể sẽ trở thành xu hướng mới trong tương
lai. Ngoài những đặc tính về tẩy rửa, saponin trong quả bồ hòn còn đáp ứng được
những tiềm năng trong việc phát triển sản phẩm tiêu dùng thân thiện với môi trường
và an toàn với người sử dụng.

Hiện nay đã có nhiều sản phẩm nước rửa tay bồ hòn trên thị trường Ecocare,
Thainguyenhome,… Bên cạnh nước rửa tay, tính chất của quả bồ hòn cũng được ứng
dụng làm nước rửa chén, tẩy rửa như các sản phẩm Nước rửa chén bồ hòn Moshav
Farm, nước rửa chén FML Family,…

Ngoài quả bồ hòn, còn nhiều nguồn gốc sinh học khác của thể ứng dụng làm
nước rửa tay cũng như chất tẩy rửa, trong tương lai những sản phẩm có nguồn gốc
sinh học nên và sẽ được sử dụng rộng rãi.

10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. B.N. Suhagia, I.S. Rathod, Sunil Sindhu, 2011, Sapindus mukorossi (areetha): an
overview, IJPSR, Vol 2
2. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ
Trung Đàm, Phạm Văn Hiền, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn
Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam,
Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, tr 243-244.
3. Đỗ Tất Lợi (2006), Những cây thuốc và vị thuốc VIệt Nam, Nhà xuất bản Y học, tr
751-752
4. Heng-Jui Hsu (2013), Method for extracting substances from soapberry fruit and its
seeds, Patent Application Publication
5. K. Nakayama, H. Fujino, and R. Kasai, 1986, “Solubilizing properties of saponins
from Sapindus mukorossi gaertn,” Chemical and Pharmaceutical Bulletin, vol. 34,
no. 8, pp. 3279–3283.
6. Kramer A et al. 2002 Limited efficacy of alcohol-based hand gels. The Lancet 2002
7. Mến Hạ (24/5/2019), Cách làm enzym bồ hòn và ứng dụng dùng bồ hòn trong gia
đình, Truy cập từ nguồn https://hamen.org/cach-u-enzym-bo-hon-va-ung-dung/
8. Phạm Minh Nhật, Nguyễn Xuân Minh Ái và Đặng Thị Phương Thảo. (2019).
Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết nước từ một số loại cây dùng làm
thuốc dân gian tại vườn quốc gia bidoup - núi bà, tỉnh lâm đồng, Tạp chí Khoa học
trường Đại học Cần Thơ, tập 55
9. Tạ Thị Lượng, …, Ngô Xuân Bình (2020), Tối ưu quy trình tách chiết saponin từ
quả bồ hòn, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ quân sự, Số Đặc sản Hội
thảo Quốc gia FEE, tr.316-322.
10. Tổ chức Y tế thế giới. Guide to Local Production: WHO-recommended Handrub
Formulations
11. Vnexpress (16/4/2020), Lý do xà phòng mất tác dụng trong nước cứng, Truy cập từ
nguồn https://vnexpress.net/ly-do-xa-phong-mat-tac-dung-trong-nuoc-cung-
4085143.html

11

You might also like