Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Đạo: Sự du nhập và biểu hiện trong xã hội phong kiến

Đạo giáo là một tôn giáo cổ xưa, có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đạo giáo có hai nhánh phát triển
chính: Đạo giáo thần tiên và Đạo giáo phù thủy. Trong quá trình tồn tại và phát triển, mặc dù Đạo
giáo chưa từng trở thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội Trung Quốc như Nho giáo, Phật giáo
nhưng vai trò của nó trong đời sống xã hội Trung Quốc rất to lớn. Đặc biệt trong tầng lớp người bình
dân và được người Trung Quốc coi là một tôn giáo “đặc sản” của dân tộc.

Sự du nhập
Đạo giáo được truyền bá vào Việt Nam từ rất sớm, về thời điểm cụ thể thì chưa có một nguồn sử
liệu nào xác định chính xác. Nhưng, theo quan điểm được nhiều người thừa nhận thì Đạo giáo được
truyền bá vào nước ta sau Nho giáo và Phật giáo. Đạo giáo được truyền bá vào Việt Nam đã có lúc
trở thành một tôn giáo độc lập như dưới triều đại Lý, Trần.

Đạo giáo du nhập vào Việt Nam đồng thời với thời kỳ áp đặt chính sách đô hộ của phong kiến
phương Bắc. Vào thời gian này, có một đạo sĩ thời Đông Hán (25 – 220) tên là Yên Kì Sinh đến Việt
Nam và tu đạo ở một quả núi nằm ở phía Đông Bắc, nơi mà sau đó ông trở thành trường sinh bất
lão. Khi Sĩ Nhiếp cai trị ở Giao Châu vào thế kỉ thứ II sau Công nguyên, thì đã có nhiều đạo sĩ đến đây
tu luyện và truyền đạo.

Sự ảnh hưởng trong xã hội phong kiến


Nhưng sau đó, hiện tượng dung hợp Đạo giáo với Phật giáo và Nho giáo đã diễn ra. Đến thời Lê, Đạo
giáo nhanh chóng kết hợp với Phật giáo, đa số đạo quán biến thành Phật tự, đạo sĩ, đạo kinh đều bị
mai một. Đến thời Nguyễn, khi Nho giáo trở thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội, được nhà
Nguyễn trọng dụng và được tôn vinh là “quốc giáo” thì Đạo giáo gần như mất hẳn trong đời sống tín
ngưỡng của người Việt Nam, danh từ Đạo giáo đã không còn được người đời nhắc đến nhiều. Trong
suốt tiến trình phát triển của dân tộc, cùng với Nho giáo và Phật giáo, Đạo giáo có ảnh hưởng không
nhỏ trong đời sống tinh thần, truyền thống và văn hóa của dân tộc ta, đặc biệt trong đời sống của
những người dân lao động. Trong buổi đầu truyền bá vào nước ta, Đạo giáo đã tìm thấy những tín
ngưỡng tương đồng có sẵn từ lâu. Sự sùng bái ma thuật, phù phép, bùa chú… của người Việt cổ, đã
trở thành mảnh đất mầu mỡ cho sự gieo mầm của Đạo giáo.

Kết luận
“Vì vậy, dễ hiểu là tại sao Đạo giáo, trước hết là Đạo giáo phù thủy, đã thâm nhập nhanh chóng và
hòa quyện dễ dàng với tín ngưỡng ma thuật cổ truyền tới mức không còn ranh giới”. “Nó như có sẵn
miếng đất thân thuộc, dân không học đã hay”. Trong nhiều năm qua, việc nghiên cứu Đạo giáo; sự
tồn tại của Đạo giáo ở Việt Nam cũng như những biểu hiện của nó trong tín ngưỡng dân gian Việt
Nam còn khiêm tốn hơn so với Phật giáo và Nho giáo

You might also like