Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Họ và tên: Phạm Nguyễn Thảo Nguyên

Lớp: HS45.2
MSSV: 2053801013106

1. Anh/chị hiểu như thế nào về “nguyên tắc tranh tụng” được quy định tại Điều 26
BLTTHS 2015?
Điều 26 Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 quy định như sau: “Trong quá trình khởi
tố, điều tra, truy tố, xét xử, điều tra viên, Kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố
tụng, người bị buộc tội, người bào chữa và người tham gia tố tụng khác đều có quyền bình
đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách
quan của vụ án.
Tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án do Viện Kiểm sát chuyển đến Tòa án để xét xử phải đầy
đủ và hợp pháp. Phiên tòa xét xử vụ án hình sự phải có mặt đầy đủ những người theo quy định
của Bộ luật này, trường hợp vắng mặt phải vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan
hoặc trường hợp khác do Bộ luật này quy định. Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho Kiểm
sát viên, bị cáo, người bào chữa, những người tham gia tố tụng khác thực hiện đầy đủ quyền,
nghĩa vụ của mình và tranh tụng dân chủ, bình đẳng trước Tòa án.
Mọi chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự, áp dụng điểm, khoản, điều của Bộ luật Hình sự để xác định tội danh,
quyết định hình phạt, mức bồi thường thiệt hại đối với bị cáo, xử lý vật chứng và những tình tiết
khác có ý nghĩa giải quyết vụ án đều phải được trình bày, tranh luận, làm rõ tại phiên tòa.
Bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả
tranh tụng tại phiên tòa”.
Theo đó, nội dung nguyên tắc không dừng lại ở xác định tranh tụng xét xử tại phiên tòa mà còn
bao quát trong tất cả quá trình tố tụng từ khởi tố, điều tra, truy tố cho đến xét xử để bảo đảm
bên buộc tội và bên bào chữa được quyền bình đẳng trong việc thu thập, đánh giá chứng cứ,
tài liệu và các tình tiết vụ án để làm rõ sự thật khách quan của vụ án trước khi vào cuộc tranh
tụng. Chỉ như vậy thì nguyên tắc tranh tụng trong xét xử mới thật sự được bảo đảm và hiệu
quả.
Để bảo đảm nguyên tắc này thì phiên tòa hình sự phải có mặt đầy đủ những người theo quy
định BLTTHS (Kiểm sát viên, người bào chữa, bị cáo, người bị hại, đương sự, người tham gia
tố tụng khác như người làm chứng, người giám định, người phiên dịch và những người khác)
để trình bày ý kiến, phục vụ quá trình xét hỏi và tranh luận trực tiếp tại phiên tòa nhằm làm sáng
tỏ nội dung vụ án. Đồng thời, Tòa án tạo điều kiện cho những người tiến hành tố tụng và những
người tham gia tố tụng tại phiên tòa được thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình, các bên
được tranh tụng một cách dân chủ, bình đẳng trước Tòa án nhưng không chèn ép hoặc có
những hành vi gây cản trở trong việc tranh tụng. Mọi chứng cứ và vấn đề có ý nghĩa giải quyết
vụ án đều phải được trình bày công khai, tranh luận đến cùng và làm rõ trực tiếp tại phiên tòa
để tránh gây oan sai người vô tội, bỏ lọt tội phạm hoặc xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng
của bị hại và người liên quan. Khi Tòa án ra bản án hoặc quyết định, phải căn cứ vào kết quả
kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa, từng bước xóa bỏ thực trạng
“án tại hồ sơ”. Các quy định này không những nhằm bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét
xử mà còn bảo đảm nguyên tắc xét xử trực tiếp; nguyên tắc thẩm phán, hội thẩm xét xử độc
lập, chỉ tuân theo pháp luật và nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại.
2. Toà án có vai trò như thế nào đối với tranh tụng trong TTHS?
Căn cứ theo Chương VIII Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức TAND năm 2014 thì TAND là
cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Theo
đó Nhiệm vụ của TAND là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ
chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức,
các nhân. Bằng hoạt động của mình, Toà án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ
quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức
đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.
Theo Điều 72, Hiến pháp 2014 quy định “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi
chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật” thể hiện Toà Án đóng một vai trò
quan trọng được trao thẩm quyền coi con người là có tội và buộc người đó chịu hình phạt, và
trong tất cả các thiết chế quyền lực nhà nước thì không một cơ quan nào được trao cho quyền
lực và thẩm quyền để làm việc này.
Bên cạnh đó, Toà án còn có trách nhiệm giám sát, kiểm tra và bảo đảm sự bình đẳng và các
điều kiện cần thiết khác để các bên tiến hành tranh tụng một cách khách quan, toàn diện và
công bằng về các vấn đề cần giải quyết trong vụ án làm cơ sở cho Toà án ra phán quyết để kết
thúc quá trình tranh tụng của hai bên về vụ án.
=> Tóm lại, không thể tạo ra được vai trò trung tâm của Toà Án nếu không có tố tụng tranh
tụng, nếu Toà án không được yêu cầu bảo đảm để trở thành chủ thể duy trì vị trí pháp lý bình
đẳng của các bên, bảo đảm sự tôn trọng quyền, lợi ích và quyền tự do định đoạt của các bên tố
tụng.

You might also like