Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Thảo luận về 2 khái niệm “Nhà quản trị” và “Nhà lãnh đạo”:

Những cuộc tranh luận về đề tài lãnh đạo và quản lý đã trở thành đầu đề bàn
tán sôi nổi nhiều năm nay. Theo Warren Bennis, ông cho rằng “Có một sự khác
biệt rất rõ nét giữa quản lý và lãnh đạo, và cả hai đều quan trọng. Quản lý
nghĩa là dẫn dắt, hoàn thành công việc, chịu trách nhiệm và tiến hành. Lãnh
đạo là tạo ảnh hưởng, là dẫn dắt định hướng về cách thức, tiến trình, hành
động và quan điểm. Sự khác biệt này rất quan trọng”. ông mô tả cách nhìn
nhận của mình về sự khác biệt giữa quản lý và lãnh đạo như sau:
 Quản lý điều hành; lãnh đạo đổi mới
 Quản lý là bản sao; lãnh đạo là bản gốc
 Quản lý duy trì; lãnh đạo phát triển
 Quản lý tập trung vào hệ thống và cấu trúc; lãnh đạo tập trung vào con
người
 Quản lý dựa vào sự kiểm soát; lãnh đạo khơi gợi sự tin tưởng
 Quản lý chấp nhận thực tế; lãnh đạo điều tra thực tế
 Quản lý có tầm nhìn hẹp; lãnh đạo có tầm nhìn rộng
 Quản lý hỏi như thế nào và khi nào; lãnh đạo hỏi cái gì và tại sao
 Quản lý tập trung kết quả cuối cùng; lãnh đạo quan tâm tới phạm vi
rộng lớn bên ngoài
 Quản lý làm theo; lãnh đạo khởi nguồn
 Quản lý chấp nhận hiện trạng; lãnh đạo thách thức nó
 Quản lý là một chiến sĩ giỏi; lãnh đạo là người của chính họ
 Quản lý làm đúng việc; lãnh đạo làm việc đúng
Ở mặt khác, t heo Forbes, có 9 điểm khác biệt giữa nhà lãnh đạo và nhà quản
trị như sau:
 Quản lý đưa ra mục tiêu, lãnh đạo đưa ra tầm nhìn
 Quản lý duy trì hiện trạng, lãnh đạo là tác nhân thay đổi
 Quản lý là học hỏi, lãnh đạo là duy nhất
 Quản lý hạn chế rủi ro, lãnh đạo chấp nhận rủi ro
 Quản lý kiểm soát ngắn hạn, lãnh đạo đi đường dài
 Quản lý phát triển hoàn thiện kỹ năng hiện có, lãnh đạo mở rộng phát
triển cá nhân
 Quản lý giám sát và dẫn dắt công việc, lãnh đạo củng cố niềm tin
 Quản lý hướng dẫn, lãnh đạo huấn luyện
 Quản lý hỏi “Như nào bao giờ”, lãnh đạo hỏi “Cái gì tại sao”
Đọc qua ta có thể thấy quản lý chú trọng việc duy trì ổn định trật tự, còn lãnh
đạo thì tập trung vào phát triển. Theo John.P.Kotter: “Lãnh đạo và quản lý là
hai hệ thống hành động khác biệt và tương hỗ…Cả hai đều cần thiết cho sự
thành công trong môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp và không ổn
định”, “Lãnh đạo mạnh với quản lý yếu thì không hề tốt hơn, và đôi khi thực sự
tồi tệ hơn là lãnh đạo yếu với quản lý mạnh”
Các phong cách lãnh đạo phổ biến hiện nay:
 Phong cách lãnh đạo độc đoán chuyên quyền
 Phong cách lãnh đạo dân chủ
 Phong cách lãnh đạo ủy quyền
 Phong cách lãnh đạo chuyển đổi
 Phong cách lãnh đạo giao dịch
Mỗi phong cách lãnh đạo đều có ưu nhược điểm riêng. Không có phong cách
nào là tốt nhất tối ưu nhất. Nhưng có thể khẳng định rằng, người lãnh đạo tài
giỏi nhất là người biết kết hợp khéo léo và linh hoạt những phong cách trong
những tình huống thích hợp và dựa vào nguồn nhân lực sẵn có.

You might also like