Sách Học Đàn Tranh (Chốt)

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 42

TRƯỜNG ĐẠI HỌC FPT CẦN THƠ

BỘ MÔN NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG

Sách học

ĐÀN TRANH
CƠ BẢN

Tổng hợp và biên soạn:


PHẠM DUY PHƯƠNG
NGUYỄN THỊ THÙY TRANG

TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ


THÁNG 7/2022
LỜI NÓI ĐẦU

Các em thân mến!


Trong kho tàng các nhạc cụ dân tộc Việt Nam, có thể nói rằng đàn Tranh là loại
nhạc cụ phổ biến và được nhiều người yêu thích nhất. Với dáng vẻ thanh tao, trang
nhã, âm thanh trầm bổng, khi réo rắt, lúc nhẹ nhàng, đàn Tranh đã chinh phục bao
trái tim người Việt yêu âm nhạc dân tộc.

Nhằm giúp cho các em thuận tiện trong việc học bộ môn đàn Tranh, tác giả đã tổng
hợp và biên soạn quyển SÁCH HỌC ĐÀN TRANH CĂN BẢN này để trình bày
một cách tổng quát về nguồn gốc, cấu tạo, các tư thế diễn tấu, các kỹ thuật căn
bản,…của đàn Tranh kết hợp với các kiến thức về nhạc lý cơ bản để các em có thể
áp dụng và chơi được các bản nhạc mà các em yêu thích, phù hợp với khả năng của
mình.

Hy vọng với những kiến thức và kỹ năng được trang bị ban đầu trong quyển SÁCH
HỌC ĐÀN TRANH CĂN BẢN sẽ giúp các em hoàn thành tốt môn học này và
ngày càng thêm yêu quý cây đàn Tranh.
Chúc các em thành công!

Cần Thơ, tháng 7/2022

1
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU………………………………………………………………1


MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CỦA HỌC PHẦN…………………………….2
PHẦN 1: NGUỒN GỐC, CẤU TẠO CỦA ĐÀN TRANH...………………4
I-TÊN GỌI CỦA ĐÀN TRANH………………………………………………………….4
II-CẤU TẠO CỦA ĐÀN TRANH………………………………………………………..4
III-CÁC TƯ THẾ CHƠI ĐÀN…….……………………………………………………...6
IV-GIỚI THIỆU HỆ THỐNG DÂY ĐÀN TRANH CƠ BẢN…………………………...7
V-NHỮNG KỸ THUẬT DIỄN TẤU ĐÀN TRANH CƠ BẢN…………... …………….8

PHẦN 2: LÝ THUYẾT ÂM NHẠC CƠ BẢN……………………………..9


I-ÂM NHẠC, ÂM THANH………………………………………………………………9
II-KHUÔNG NHẠC, NỐT NHẠC, KHÓA NHẠC……………………………………..9

PHẦN 3: CÁC BÀI TẬP THỰC HÀNH………………………………….13


PHẦN 4: CÁC BẢN NHẠC ÁP DỤNG KỸ THUẬT……………………22

2
MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CỦA HỌC PHẦN

I-MỤC TIÊU CHÍNH:


1.Kiến thức:
- Nắm được những nét đăc trựng về nguồn gốc, lịch sử phát triển và cấu tạo
của Đàn Tranh.
- Làm quen với nhạc lý cơ bản và những kỹ thuật cơ bản của Đàn Tranh.

2. Kỹ năng:
- Đánh được tối thiểu 3 bản nhạc, trong đó có 1 bài nhạc nước ngoài ở mức
thông dụng, vận dụng được đúng các kỹ thuật cơ bản của đàn Tranh.
II-PHƯƠNG THỨC ĐÁNH GIÁ:
- Bài luận (bài về nhà): 15%
- Điểm ý thức tham gia lớp học: 15%
- Thi cuối môn học: Điểm thực hành chơi nhạc cụ theo yêu cầu: 70%

3
PHẦN 1: NGUỒN GỐC, CẤU TẠO CỦA ĐÀN TRANH

I-TÊN GỌI VÀ NGUỒN GỐC CỦA ĐÀN TRANH:


1.CÁC TÊN GỌI CỦA ĐÀN TRANH:
Đàn Tranh còn có tên gọi khác là đàn Thập Lục hay Thập Lục Huyền Cầm, do ban
đầu đàn chỉ có 16 dây. Sau này đàn Tranh được cải tiến lên 17, 19, 21, 22, 25,...dây
2. NGUỒN GỐC CỦA ĐÀN TRANH:
- Đàn Tranh có nguồn từ Trung Quốc, du nhập vào nước ta khoảng thế kỷ IX-XI.
-Được đưa vào phục vụ nhạc lễ trong cung đình từ thời nhà Trần (khoảng thế kỷ
XIII).
II-CẤU TẠO CỦA ĐÀN TRANH:
1.CÁC BỘ PHẬN CỦA ĐÀN TRANH:

- Thành đàn, cầu đàn, trục đàn, con nhạn được làm bằng gỗ cứng như: trắc, cẩm lai,
giáng hương,..
- Mặt đàn, đáy đàn được làm bằng gỗ nhẹ, xốp như: ngô đồng, gỗ tung, gỗ thông,..
- Dây đàn ngày xưa được dùng bằng dây tơ, dây đồng, dây thép. Sau này thường
được sử dụng bằng dây inox.

4
2.KÍCH THƯỚC CỦA ĐÀN TRANH:
-Đàn Tranh có hình hộp dài với khung đàn hình thang, chiều dài khoảng 110-
120cm.
-Đàn có 2 đầu: đầu lớn rộng khoảng 25- 30cm, cao khoảng 5-7cm. Đầu nhỏ rộng
khoảng 15- 20cm, cao khoảng 5- 6cm.
3.MÓNG ĐÀN VÀ TRỤC CHỈNH DÂY:
- Để đánh đàn, người ta phải đeo dụng cụ gọi là móng đàn, hình dáng như một cái
khoen để đeo vào đầu ngón tay. Hiện nay người chơi đàn thường đeo 3 móng đàn
vào 3 ngón cái, trỏ và giữa của bàn tay phải. Móng đàn có thể được làm bằng nhiều
chất liệu khác nhau như: đồng, inox, nhựa, sừng, đồi mồi.

-Trục chỉnh dây dùng để tra vào trục đàn nhằm điều chỉnh căng chùn dây đàn theo
cao độ mong muốn. Trục chỉnh dây thường được làm bằng gỗ cứng.

5
III-CÁC TƯ THẾ CHƠI ĐÀN
1.TƯ THẾ ĐỨNG ĐÀN:
-Phù hợp khi biểu diễn trên sân khấu

2.TƯ THẾ NGỒI TRÊN GHẾ:


-Là tư thế chơi đàn thông dụng nhất, phù hợp khi tập đàn ở nhà, khi biểu diễn trên
sân khấu.

3.TƯ THẾ NGỒI TRÊN SÀN:


-Thường dùng khi biểu diễn các loại hình âm nhạc truyền thống như: Đờn ca tài tử,
Ca Huế, Chèo,…
6
IV-GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG DÂY ĐÀN TRANH CƠ BẢN:

1.CÁCH LÊN DÂY ĐÀN TRANH:


-Đàn Tranh Việt Nam được lên dây theo hệ thống Ngũ cung (1 quãng 8 chỉ có 5
nốt nhạc), đây là hệ thống thang âm truyền thống của âm nhạc dân tộc Việt Nam.
-Trong phạm vi quyển sách này, xin giới thiệu cách lên dây cơ bản nhất của đàn
Tranh 17 dây, đếm từ ngoài vào trong, dây đầu tiên là dây số 1.
STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17
dây
Tên Sol La Đô Rê Mi Sol La Đô Rê Mi Sol La Đô Rê Mi Sol La
nốt 2 2 2 2 2 3 3 3 3 3 4 4
nhac

7
- Vị trí dây đàn tương ứng trên khuông nhạc 5 dòng kẻ:
STT dây:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17

Sol La Đô Rê Mi Sol La Đô Rê Mi Sol La Đô Rê Mi Sol La


2 2 2 2 2 3 3 3 3 3 4 4

2. ÂM VỰC CỦA ĐÀN TRANH:

-Tầm cữ cao độ của đàn Tranh rộng hơn 3 quãng 8 chia làm 3 âm khu:
o Âm khu trầm: tiếng đàn trầm đục.
o Âm khu trung: tiếng đàn trong trẻo.
o Âm khu cao: tiếng đàn réo rắt.

V-NHỮNG KỸ THUẬT DIỄN TẤU CƠ BẢN CỦA ĐÀN TRANH:

1.KỸ THUẬT TAY PHẢI:

-Các kỹ thuật tay phải thường dùng như: gảy từng ngón, đánh chồng âm, hợp âm,
song thanh, chuyền ngón quãng 8, ngón á, vê dây (tremolo), …

2.KỸ THUẬT TAY TRÁI:


-Nếu như bàn tay phải là bàn tay gảy trực tiếp vào dây đàn tạo ra âm thanh thì bàn
tay trái là bàn tay tô điểm và làm đẹp cho âm thanh đó, tức là phần hồn của bản
nhạc.
-Các kỹ thuật tay trái thường dùng: rung, nhấn, nhấn thế cung, mổ (vỗ), vuốt,
pizzicato (bịt tiếng),…

8
PHẦN 2: LÝ THUYẾT ÂM NHẠC CƠ BẢN

I-ÂM NHẠC- ÂM THANH:


-Âm nhạc là nghệ thuật sử dụng âm thanh.
-Âm thanh trong âm nhạc phải có đủ các yếu tố:
+Cao độ: âm thanh phát ra cao hay thấp
+Trường độ: âm thanh phát ra dài (lâu) hay ngắn (mau)
+Cường độ: Âm thanh phát ra mạnh (lớn) hay nhẹ (nhỏ)
+Âm sắc: đặc tính riêng của từng âm thanh

-Trong âm nhạc người ta dùng 7 âm thanh được đặt tên theo thứ tự từ thấp lên cao
như sau:
ĐÔ-RÊ-MI-FA-SOL-LA-SI
-Các nốt nhạc này còn được kí hiệu bằng các chữ cái:
ĐÔ=C, RÊ=D, MI=E, FA=F, SOL=G, LA=A, SI=B
-Ngoài ra 7 nốt nhạc này còn được chia nhỏ thành 12 bán cung bằng nhau. Hầu hết
các bản nhạc đều được hình thành từ 12 bán cung này.

II-KHUÔNG NHẠC- NỐT NHẠC- KHÓA NHẠC


-Để ghi lại chính xác các tính chất của một bản nhạc, người ta dùng một hệ thống
các ký hiệu như khuông nhạc, khóa nhạc, nốt nhạc,…
1.KHUÔNG NHẠC:
-Gồm có 5 dòng kẻ nằm ngang và 4 khe nằm xen kẽ với 5 dòng kẻ đó

9
-Ngoài ra còn có những dòng kẻ phụ khi kí âm cho những âm thanh cao hơn hoặc
thấp hơn vị trí khuông nhạc chính.
2.KHÓA NHẠC:
-Khóa nhạc là kí hiệu xác định tên nốt nhạc ghi trên khuông nhạc. Khóa nhạc được
ghi ở đầu khuông nhạc.
-Có 3 loại khóa nhạc: khóa Sol, Khóa Đô, Khóa Fa. Trong đó khóa Sol là thông
dụng nhất.
-Đàn Tranh sử dụng khóa Sol.

3.NỐT NHẠC:
-Để qui định trường độ của âm thanh, người ta dùng các hình nốt khác nhau.

10
4.DẤU CHẤM DÔI

5.VỊ TRÍ NỐT NHẠC TRÊN KHUÔNG NHẠC KHÓA SOL:

11
6.NHỊP- VẠCH NHỊP- Ô NHỊP:
-Nhịp là những khoảng thời gian bằng nhau được chia đều trong một bản nhạc
-Nhịp trong bản nhạc được chia thành những ô nhịp, mỗi ô nhịp có giá trị trường
độ bằng nhau.
-Vạch nhịp là ký hiệu để phân chia từng ô nhịp.

7.LOẠI NHỊP- SỐ CHỈ NHỊP:


-Mỗi bản nhạc có mỗi loại nhịp khác nhau, loại nhịp để xác định mỗi ô nhịp trong
bản nhạc có bao nhiêu phách, giá trị trường độ mỗi phách.
-Số chỉ nhịp là ký hiệu để cho biết bản nhạc thuộc loại nhịp gì. Số chỉ nhịp được
ghi 1 lần ở đầu bản nhạc, sau khóa nhạc.
-Các loại nhịp thường gặp: nhịp 2/4, nhịp 4/4, nhịp 3/4, nhịp 6/8,…

12
PHẦN 3: CÁC BÀI TẬP THỰC HÀNH

13
14
15
16
17
18
19
20
21
PHẦN 4: CÁC BÀI NHẠC ÁP DỤNG KỸ THUẬT

22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41

You might also like