Mô Hình Nguyên T Rutherford

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

MÔ HÌNH NGUYÊN TỬ RUTHERFORD

1.Thông tin về Ernest Rutherford


Ernest Rutherford (1871 - 1937) là một nhà vật lý người New Zealand hoạt
động trong lĩnh vực phóng xạ và cấu tạo nguyên tử. Ông được coi là "cha đẻ"
của vật lý hạt nhân; sau khi đưa ra mô hình hành tinh nguyên tử để giải thích thí
nghiệm trên lá vàng. Ông khám phá ra rằng nguyên tử có điện tích dương tập
trung trong hạt nhân rất bé, và từ đó đi đầu cho việc phát triển mẫu Rutherford,
còn gọi là mẫu hành tinh của nguyên tử. Nhờ phát hiện của mình và làm sáng tỏ
hiện tượng tán xạ Rutherford trong thí nghiệm với lá vàng mà ông được giải
Nobel hóa học vào năm 1908. 
2. Mô hình nguyên tử Rutherford
Mô hình nguyên tử Rutherford là mô hình có hạt nhân và các electron chuyển
động xung quanh hạt nhân.
3. Đặc điểm Mô hình nguyên tử Rutherford
- Nguyên tử có một lõi trung tâm nhỏ xíu, đậm đặc hay hạt nhân trên thực tế
chứa toàn bộ khối lượng của nguyên tử, để lại phần còn lại của nguyên tử hầu
như trống không. Đường kính của hạt nhân vào khoảng 10-13 cm so với đường
kính của nguyên tử là 10-8 cm.
- Toàn bộ điện tích dương của nguyên tử nằm ở hạt nhân, còn các electron phân
bố trong không gian trống xung quanh nó..
- Các electron chuyển động trong các quỹ đạo tròn khép kín xung quanh hạt
nhân giống như các hành tinh xung quanh mặt trời.
 

Mô hình nguyên tử Rutherford


Các electron quay xung quanh hạt nhân, Electron quay tròn sẽ phát ra năng
lượng và chuyển động xoắn ốc vào trong hạt nhân
4.Nhược điểm của Mẫu nguyên tử Rutherford
Giả thuyết các electron quay xung quanh hạt nhân còn nhiều vấn đề chưa hợp
lý. Theo lí thuyết điện từ cổ điển, nếu một hạt mang điện chuyển động có gia
tốc xung quanh một hạt mang điện dương, thì hạt đó sẽ phát ra năng lượng. Nếu
một electron phát ra năng lượng, thì tốc độ của nó sẽ giảm và nó sẽ đi vào
chuyển động xoắn ốc, cuối cùng thì rơi vào hạt nhân. Điều này không hề xảy ra
bởi nếu không thì các nguyên tử không bền vững được. Đây là yếu điểm chính
của mẫu nguyên tử Rutherford.
Điểm yếu này được khắc phục thông qua mô hình nguyên tử Bo
5. Thí nghiệm xây dựng nên Mẫu nguyên tử Rutherford (mẫu nguyên tử có
hạt nhân)
Năm 1909, Rutherford và Marsden đã thực hiện Thí nghiệm Tán xạ Hạt
Alpha, sử dụng thiết bị minh họa dưới .Họ hướng một chùm hạt alpha năng
lượng rất cao phát ra từ một nguồn phóng xạ vào một lá vàng mỏng với một
màn tròn huỳnh quang kẽm sulphide bố trí xung quanh nó. Hễ một hạt alpha đi
tới màn hứng, thì một lóe sáng nhỏ xíu được tạo ra tại điểm đó.

Thí nghiệm tán xạ hạt alpha của Rutherford và Marsden


Rutherford và Marsden để ý thấy phần lớn hạt alpha đi thẳng qua lá vàng và từ
đó tạo ra một lóe sáng trên màn hứng phía sau nó. Điều này cho thấy các
nguyên tử vàng có cấu trúc với nhiều khoảng trống. Trước sự bất ngờ lớn của
họ, các lóe sáng nhỏ xíu cũng được nhìn thấy ở những phần khác của màn hứng,
đôi khi ở phía trước lá vàng. Điều này cho thấy các nguyên tử vàng làm lệch
hướng, hay “tán xạ” các hạt alpha với góc tán xạ lớn tới mức một số hạt này bị
bật trở lại phía nguồn.

You might also like