Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: THANH TOÁN QUỐC TẾ

Phần 1: LÝ THUYẾT
Chương 1: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
1. Khái niệm ngoại hối, các hình thái ngoại hối
2. Khái niệm tỷ giá hối đoái? Phương pháp niêm yết giá trực tiếp, gián tiếp tỷ giá hối đoái. Cho ví dụ minh
họa.
3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái và đề ra các biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái.
4. Thị trường ngoại hối là gì? Những ai tham gia vào thị trường ngoại hối?
5. Rủi ro hối đoái là gì? Nó phát sinh như thế nào? Làm thế nào để phòng ngừa rủi ro hối đoái?
6. Nghiệp vụ Arbitrage có tác dụng phòng ngừa rủi ro tỷ giá hay không? Tại sao nói nghiệp vụ Arbitrage lại
làm cân bằng thị trường tiền tệ?
7. Thế nào là nghiệp vụ hối đoái có kỳ hạn? Khách hàng và ngân hàng sử dụng nghiệp vụ kỳ hạn vào mục
đích gì?
8. Thế nào là hợp đồng SWAP? Hợp đồng SWAP sử dụng vào mục đích gì?
9. So sánh giao dịch giao ngay và giao dịch có kỳ hạn ngoại hối
10. Thế nào là nghiệp vụ quyền chọn. Các quyết định của nhà đầu tư khi tỷ giá thay đổi đối với hợp đồng
quyền chọn mua và bán.
Chương 2. CÁC PHƯƠNG TIỆN TTQT
1. Hối phiếu là gì? Nó được tạo lập như thế nào?
2. Các đặc điểm của hối phiếu. Nội dung của hối phiếu?
3. Tại sao khi ký phát xong thì phải chấp nhận hối phiếu đặc biệt là hối phiếu có kỳ hạn.
4. Ký hậu hối phiếu là gì? Mục đích của ký hậu? Các loại ký hậu? Loại hối phiếu nào thì có thể chuyển
nhượng được?
5. Hối phiếu sử dụng trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ có những điểm nào khác so với hối phiếu sử
dụng trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ? Tại sao có những sự khác biệt đó.
6. Điều kiện phát hành Séc? Nội dung của Séc? Tờ Séc thế nào được coi là hợp lệ? Thời hạn lưu thông séc
theo Công ước quốc tế về séc năm 1931.
7. Phân biệt các loại Séc
8. Phân biệt Séc - Hối phiếu
Chương 3. CÁC PHƯƠNG THỨC TTQT
1. Trình bày quy trình thanh toán phương thức chuyển tiền? Ưu và nhược điểm của phương thức này và
những trường hợp áp dụng?
2. Trình bày toàn bộ quy trình lập chứng từ, luân chuyển chứng từ và thanh toán theo phương thức nhờ thu
kèm chứng từ với điều kiện D/A và D/P? Ưu nhược điểm của phương thức này?
3. So sánh nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ? Tại sao nhờ thu không phải là phương thức có lợi cho
người bán? Cách áp dụng trong thực tế?
4. Nêu bản chất của phương thức thanh toán nhờ thu, những rủi ro mà nhà xuất khẩu thường gặp trong
phương thức thanh toán này và nêu những cách hạn chế rủi ro?
5. Vì sao tín dụng chứng từ là phương thức thanh tóan áp dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế hiện nay?
6. Nêu ưu và nhược điểm và trường hợp nào nên áp dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ? Phương
thức tín dụng chứng từ có phải là phương thức an toàn tuyệt đối với nhà nhập khẩu/xuất khẩu hay không?
7. Nêu mối quan hệ của giữa hợp đồng ngoại thương và L/C? L/C có thể thay thế cho hợp đồng ngoại thương
hay không ? Tại sao?
8. Cho biết các phương thức thanh tóan quốc tế áp dụng trong ngoại thương. Trên cương vị của nhà xuất
khẩu/nhập khẩu anh chị lựa chọn nên phương thức thanh toán nào ? Tại sao?
9. Phân tích quyền lợi và nghĩa vụ của hai đơn vị xuất khẩu và nhập khẩu khi tham gia vào phương thức
thanh toán: chuyển tiền và tín dụng chứng từ. Vai trò của các ngân hàng thay đổi như thế nào trong hai
phương thức thanh toán đó?
10. Cho biết các loại L/C: đặc điểm, sử dụng khi nào, có lợi cho ai?

Phần 2: BÀI TẬP

- Áp dụng phương pháp tính chéo để tính toán các tỷ giá


- Lập hối phiếu trong thanh toán nhờ thu và tín dụng chứng từ
Ghi chú:
- Hình thức thi: Lý thuyết (trắc nghiệm) và Bài tập

You might also like