Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 25

Đánh giá kiến thức về ung thư cổ tử cung và thực

trạng tiêm phòng vắc xin ngừa virus Human


Papillomavirus (HPV) của sinh viên nữ ngành Dược
học Trường đại học Y dược – ĐHQGHN

Abstract
[Draw your reader in with an engaging abstract. It is typically a short summary of the
document.
When you’re ready to add your content, just click here and start typing.]

Huyền Nguyễn
[Email address]

0
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................................................ 3
CHƯƠNG 1 ........................................................................................................................................... 4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................................................................... 4
1.1 Đại cương về Human Pamillomavirus ...................................................................................... 4
1.1.1 Cấu tạo về Human Pamillomavirus ....................................................................................... 4
1.1.2 Chức năng các vùng gen và protein của Human Papilloma virus ......................................... 4
1.1.3 Các týp Human Papilloma virus nguy cơ .............................................................................. 5
1.1.4 Biểu hiện lâm sàng của nhiễm Human Papilloma virus ........................................................ 5
1.1.5 Cơ chế gây ung thư HPV........................................................................................................ 5
1.1.6 Các phương pháp phát hiện nhiễm Human Papilloma virus ................................................. 6
1.2 Bệnh ung thư cổ tử cung ............................................................................................................. 7
1.2.1 Tổng quan về bệnh ung thư cổ tử cung .................................................................................. 7
1.2.2 Các giai đoạn của ung thư cổ tử cung ................................................................................... 7
1.2.3 Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư và các yếu tố nguy cơ...................................................... 9
1.2.4 Tầm soát và phòng ngừa ung thư cổ tử cung ....................................................................... 10
1.3 Vaccine HPV.............................................................................................................................. 10
1.3.1 Tổng quan vác xin HPV ....................................................................................................... 10
1.3.2 Đối tượng tiêm Vaccine HPV ............................................................................................... 12
1.3.3 Tính an toàn của vaccine HPV............................................................................................. 13
Chương II ............................................................................................................................................ 14
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊM CỨU...................................................................... 14
2.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiêm cứu ............................................................................ 14
2.1.1 Đối tượng nghiêm cứu ......................................................................................................... 14
2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiêm cứu ....................................................................................... 14
2.2 Phương pháp nghiêm cứu ........................................................................................................ 14
2.2.1 Thiết kế nghiêm cứu ............................................................................................................. 14
2.2.2 Cỡ mẫu :............................................................................................................................... 14
2.2.3 Phương pháp thu thập thông tin .......................................................................................... 14
2.2.4 Các biến cố và chỉ số nghiêm cứu........................................................................................ 15
2.3 Xử lý số liệu ............................................................................................................................... 16
2.4 Đạo đức nghiêm cứu ................................................................................................................. 17
CHƯƠNG III............................................................................................................................ 18
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊM CỨU ...................................................................................... 18
3.1 Thực trạng kiến thức về ung thư cổ tử cung và tỷ lệ tiêm phòng vaccine HPV của sinh
viên nữ ngành Dược học tại Trường đại học Y dược – Đại học quốc gia Hà Nội ..................... 18

1
3.1.1 Đặc điểm đối tượng nghiêm cứu .......................................................................................... 18
3.1.2 Mức độ hiểu biết về đường lây truyền : ............................................................................... 19
3.1.3 Mức độ hiểu biết về các bệnh đi kèm ................................................................................... 19
3.1.4 Mức độ hiểu biết về yếu tố nguy cơ của UTCTC ................................................................. 19
3.1.5 Mức độ hiểu biết về triệu chứng đặc trưng của UTCTC : ................................................... 20
3.1.6 Mức độ về biện pháp dự phòng ngừa ung thư cổ tử cung.................................................... 20
3.2 Thực trạng tiêm phòng vaccine HPV của sinh viên nữ ngành Dược học – Trường Đại học
Y Dược – Đại học Quốc Gia Hà Nội .............................................................................................. 20
3.2.1 Tỷ lệ sinh viên đã được tiêm ngừa vaccine HPV : ............................................................... 20
3.2.2 Tỷ lệ sinh viên dự định tham gia tiêm phòng ....................................................................... 21
3.2.3 Nguyên nhân sinh viên không dự định tiêm : ....................................................................... 21
CHƯƠNG IV ....................................................................................................................................... 22
DỰ KIẾN BÀN LUẬN ....................................................................................................................... 22
4.1 Đặc điểm chung của sinh viên nữ ngành Dược học Trường Đại học Y Dược- Đại học Quốc
Gia Hà Nội ....................................................................................................................................... 22
4.2 Thực trạng hiểu biết của sinh viên về ung thư cổ tử cung ................................................ 22
4.3 Thực trạng tiêm phòng của sinh viên ............................................................................... 22
DỰ KIẾN KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 22
1. Thực trạng hiểu biết của sinh viên Dược học Trường đại học Y Dược – Đại học Quốc Gia
Hà Nội về ung thư cổ tử cung ................................................................................................ 22
2. Thực trạng tiêm phòng vaccine HPV của sinh viên Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc
Gia Hà Nội ............................................................................................................................ 22
KẾ HOẠCH NGHIÊM CỨU............................................................................................................. 22
1. Kế hoạch tiến độ ......................................................................................................................... 22
2. Kế hoạch nhân lực ; .................................................................................................................... 23
3. Kế hoạch sử dụng máy móc thiết bị nghiêm cứu ..................................................................... 23
4. Kế hoạch tài chính : .................................................................................................................... 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................. 24

2
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư cổ tử cung (UTCTC) đã và đang là mối nguy hàng đầu đe dọa sức
khỏe, tính mạng của phụ nữ trên toàn cầu. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO), mỗi năm thế giới ghi nhận hơn 500.000 trường hợp mắc mới và có
khoảng 250.000 ca tử vong. Ước tính đến năm 2030, số ca tử vong do căn bệnh
này có thể tăng lên đến 443.000 người, gấp đôi các ca tử vong liên quan đến các
tai biến sản khoa.
Riêng Việt Nam ghi nhận có hơn 4.000 ca mắc mới mỗi năm và hơn 2.000
ca tử vong. Thêm vào đó, chi phí điều trị ung thư vùng cổ tử cung khá cao, gây
sức ép không nhỏ đến nguồn lực kinh tế. Và căn bệnh này cũng để lại hệ lụy nặng
nề cho sức khỏe, tâm sinh lý và hạnh phúc của người phụ nữ.
Với phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” thì việc được phòng ngừa
UTCTC đúng cách, đúng thời điểm rất quan trọng. Một trong những phương pháp
phòng ngừa UTCTC an toàn và đạt hiệu quả cao là tiêm vaccine ngừa HPV. Tuy
hiện nay UTCTC đứng hàng thứ hai trong các ung thư ở nữ giới nhưng kiến thức
liên quan đến bệnh và phương pháp phòng ngừa lại ít được quan tâm.
Trường Đại học Y Dược – Đại học quốc gia Hà Nội là trường đại học đào tạo các
kiến thức y khoa dược học cho các sinh viên khu vực phía Bắc. Ngành Dược học
là ngành có tỷ lệ sinh viên nữ cao so với các khối ngành sức khỏe vì vậy việc đáp
ứng kiến thức về ung thư cổ tử cung và tiêm vaccine phòng ngừa HPV là rất quan
trọng. Vì vậy đề tài “Khảo sát kiến thức về bệnh ung thư cổ tử cung và tiêm
vaccine ngừa HPV của nữ sinh viên Dược học Đại học Y Dược – Đại học Quốc
gia Hà Nội” được thực hiện với mục tiêu :
1. Xác định tỷ về sự hiểu biết của nữ sinh viên (SV) Khoa Dược Trường
đại học Y Dược - ĐHQGHN về bệnh UTCTC và tìm hiểu số nữ SV đã
tham gia tiêm HPV;
2. Kiến nghị các giải pháp phù hợp góp phần nâng cao kiến thức, gia tăng
tỉ lệ tiêm ngừa HPV và giảm tỉ lệ mắc bệnh UTCTC xuống mức thấp
nhất.

3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Đại cương về Human Pamillomavirus
1.1.1 Cấu tạo về Human Pamillomavirus
Human Papilloma virus (HPV) là virus có cấu trúc DNA thuộc họ
Papovaviridae, không vỏ, đối xứng xoắn ốc, có đường kính từ 52- 55nm, vỏ gồm
72 đơn vị capsomer. Mỗi đơn vị capsid gồm một pentamer của protein cấu trúc
L1 kết hợp với protein L2. Cả hai protein cấu trúc đều do virus tự mã hóa:
Protein capsid chính (L1) có kích thước khoảng 55 kDa và chiếm khoảng 80%
tổng số protein của virus. Protein capsid phụ (L2) có kích thước khoảng 70 kDa.
Bộ gen HPV chia làm 3 vùng:
Vùng điều hòa thượng nguồn chiếm 10% chiều dài bộ gen, có 800- 1000
cặp base, là vùng rất biến động. Trình tự của vùng này gồm trình tự tăng cường
để gắn kết các nhân tố phiên mã; promoter cho sự phiên mã để tổng hợp RNA
và điểm khởi đầu sao chép ORF.
Vùng gen sớm: Có 6 gen, ký hiệu là E1, E2, E4, E5, E6, E7 và các khung
đọc mở ORF. Sản phẩm vùng này là các protein chức năng giúp cho quá trình
nhân lên của DNA, gây hiện tượng tăng sinh và biến đổi tế bào, hình thành tế
bào bất tử.
Vùng gen muộn: Gồm 2 gen tổng hợp protein L1 và L2, là protein cấu
trúc capsid của virus. Đây là vùng gen mã hóa muộn hơn, do đó vùng chứa gen
L1 và gen L2 còn được gọi là vùng sao chép muộn. [1], [31], [51], [118].
1.1.2 Chức năng các vùng gen và protein của Human Papilloma virus
Gen E1: Mã hóa cho protein gắn đặc hiệu vào DNA. E1 có hoạt động tháo
xoắn không phụ thuộc ATP, rất cần thiết cho sự sao chép của virus. Là một trong
2 vùng gen bảo tồn nhất của HPV.
Gen E2: Mã hóa cho các yếu tố phiên mã của tế bào. E2 tương tác với E1
nên giúp E1 dễ dàng gắn liền vào điểm khởi động sao chép và tăng cường sao
chép.
Gen E4: Mã hóa cho protein E4, có vai trò giúp sự trưởng thành và phóng
thích HPV ra khỏi tế bào mà không làm ly giải tế bào chủ [1], [27], [63].
Gen E5: Mã hóa cho sản phẩm protein E5. Tác động ngay ở giai đoạn đầu
của sự xâm nhiễm, tạo ra các phức hợp với thụ thể của yếu tố tăng trưởng, biệt
hóa, kích thích sự phát triển tế bào. E5 giúp ngăn chặn sự chết của tế bào khi có
sự sai hỏng DNA do HPV gây ra.
Gen E6: Gen có vai trò gây ung thư, có 151 acid amin hình thành cấu trúc
Cys- X- X- Cys gắn kẽm điều hòa. Protein E6 có hay không có liên kết E7 gây
kích thích tế bào chủ phân bào mạnh mẽ và sự phân chia này sẽ là mãi mãi. Protein
E6 sẽ gắn kết với protein p53- là protein ức chế sinh u của tế bào, làm tăng sự
phân giải của p53 bởi hệ thống protein của tế bào và làm giảm khả năng ức chế
khối u của protein này. Ngoài ra, E6 liên kết với gen ras trong quá trình bất tử
hóa tế bào và kích thích sự phát triển của NIH 3T3, đồng thời hoạt hóa promoter
E2 của Adenovirus.
4
Gen E7: Mã hóa protein E7, có 98 acid amin và hình thành 2 cấu trúc gắn
kẽm. Gen E7 có vai trò trong gây ung thư ở tế bào chủ. Gen E7 tương đồng ở cấu
trúc gắn kẽm với E6, có cấu trúc là Cys- X- X- Cys nên góp phần liên kết chặt
chẽ với E6 hơn, hỗ trợ nhau tác động lên sự bất tử tế bào chủ.
Gen L1 và L2: Đây là 2 vùng gen cấu trúc. Vùng L1 mã hóa protein L1,
là thành phần chủ yếu cấu tạo nên nang của virus. L1 có trọng lượng phân tử 56-
60 kDa, được phosphoryl hóa yếu và không gắn với DNA. Vùng L2 mã hóa
protein vỏ capsid phụ, có trọng lượng phân tử 60- 69kDa, lại được phosphoryl
hóa cao và khả năng gắn DNA [1], [31], [51], [118].
1.1.3 Các týp Human Papilloma virus nguy cơ
Có hơn 100 loại HPV khác nhau và không phải tất cả chúng đều gây ra các
vấn đề về sức khỏe. Chia thành 2 nhóm : Nhóm nguy cơ thấp: 6, 11, 13, 34, 40,
42, 43, 44, 57, 61, 71,81... gây nên tổn thương mụn cóc bộ phận sinh dục ngoài,
ở bàn tay, gan bàn chân, sang thương u nhú đường hô hấp và bệnh lý khác.
Nhóm nguy cơ cao gồm các týp HPV: 16, 18, 31, 33, 34, 35, 39, 45, 51, 52, 56,
58, 59, 66, 68, 70… trong đó, HPV 16, 18 chiếm 70% ung thư CTC
1.1.4 Biểu hiện lâm sàng của nhiễm Human Papilloma virus
HPV là một loại vi rút lây truyền qua đường tình dục. Nó được truyền qua
tiếp xúc bộ phận sinh dục (chẳng hạn như quan hệ tình dục qua đường âm đạo và
hậu môn). Nó cũng được truyền qua tiếp xúc da với da. Ít nhất 50% những người
đã quan hệ tình dục sẽ bị nhiễm HPV vào một thời điểm nào đó trong đời. Viêm
nhiễm HPV không có triệu chứng lâm sàng rõ, diễn tiến âm thầm. Ở nữ, cơ quan
sinh dục thường bị nhiễm HPV là CTC. Các trường hợp ung thư CTC (99,7%) có
liên quan trực tiếp đến nhiễm một hoặc nhiều týp HPV. Có hơn 150 genotypes
HPV trong đó 13 genotypes được cho là gây nên ung thư cổ tử cung. Hầu hết các
trường hợp ung thư cổ tử cung đều tìm thấy sự hiện diện của HPV genotypes 16
và 18. HPV genotypes 16 và 18 hiện diện trong 66% các trường hợp ung thư cổ
tử cung, HPV genotypes 31, 33, 45, 52, và 58 được tìm thấy trong 15% các trường
hợp ung thư cổ tử cung (Saraiya và cs, 2015). Tỉ lệ HPV 16 và 18 được tìm thấy
trong các trường hợp tân sinh trong biểu mô cổ tử cung 2+ (CIN) là 50-60%, còn
lại 25% các trường hợp là do HPV genotypes 31, 33, 45, 52, và 58 (Hariri và cs,
2015). Hơn 90% các trường hợp mụn cóc sinh dục là do HPV 6 và 11.
1.1.5 Cơ chế gây ung thư HPV
Human Papilloma virus (HPV) có DNA gồm 8000 cặp base. Hai chuỗi,
phân tử DNA cuộn lại trong một vỏ protein bao gồm 2 phân tử L1 và L2. Bộ mã
di truyền của HPV ngoài phần mã để tạo L1, L2 còn có phần mã hóa của 6 loại
protein sớm từ E1 đến E7 cần thiết cho sự nhân đôi của DNA và sự thành lập hạt
thể virion mới trong tế bào bị nhiễm HPV. Các gen gây ung thư của HPV tác
động vào gen của tế bào chủ vốn làm nhiệm vụ ức chế quá trình phát triển của tế
bào (p53 và RB); do đó sẽ gây ra sự phát triển hỗn loạn của nhóm tế bào bị nhiễm
[49], [51]. Diễn tiến tự nhiên của HPV là khả năng lui bệnh đến khỏi hẳn, tuy
nhiên, nhóm nguy cơ cao có thể gây tổn thương về mô học của CTC để hình thành
ung thư [31], [49]. HPV tác động vào tế bào biểu mô vảy không sừng hóa của

5
CTC, với chức năng che chở, bảo vệ, sẽ phát triển dần lên hướng bề mặt và sau
đó được bong ra ngoài. HPV sát nhập vào gen tế bào ký chủ, vùng gen E6, E7
điều khiển tổng hợp protein E6, E7 theo chiều hướng bất thường làm kích hoạt
các chất sinh ung thư, bất hoại gen ức chế tạo khối u. Các protein này làm vô hiệu
hóa chức năng của protein điều khiển sự tăng trưởng tế bào làm tế bào tăng sinh
liên tục và bất thường nên sinh ung thư. Khi tế bào bất thường chiếm toàn bộ các
lớp của tế bào biểu mô vảy, có khả năng lan rộng khỏi màng đáy vào lớp sâu hơn
biểu mô vảy và hình thành ung thư CTC giai đoạn xâm lấn [1], [31], [51].

Hình 1.1 Cơ chế sinh ung thư của Human Papilloma virus
1.1.6 Các phương pháp phát hiện nhiễm Human Papilloma virus
1.1.6.1 Xét nghiệm Pap (Papanicolaou) test phết mỏng cổ tử cung
Phết tế bào thu được từ cổ tử cung lên lam kính, nhuộm và soi dưới kính hiển
vi. Pap test giúp tầm soát tổn thương sớm tại cổ tử cung do nhiễm HPV định kỳ
hàng năm, nếu kết quả âm tính trong ba năm liên tiếp thì chỉ cần làm lại mỗi ba
năm.
1.1.6.2 Xét nghiệm sinh học phân tử
Phương pháp sinh học phân tử để phát hiện đoạn gen đặc hiệu của HPV (HPV-
DNA) được xem là tiêu chuẩn để chẩn đoán HPV, xét nghiệm này có độ nhạy và
độ đặc hiệu cao hơn Pap test, cho phép định tuýp HPV, định nhóm HPV nguy cơ
cao/thấp và định lượng HPV. Có thể sử dụng các phương pháp sau đây:
Khuếch đại chuỗi đích (target amplification method): Polymerase Chain
Reaction (PCR) là phương pháp của khuếch đại chuỗi nucleotid đích, cho phép
các vùng đặc hiệu của DNA nhân lên trong ống nghiệm nhằm khuếch đại chuỗi
đích để tạo ra nhiều bản sao từ một đoạn DNA hoặc RNA mà không cần sử dụng
sinh vật sống. Kỹ thuật real time PCR so với PCR có thao tác đơn giản và thời
gian ngắn hơn, độ nhạy và đặc hiệu cao hơn, tránh được ngoại nhiễm sản phẩm

6
PCR dẫn đến kết quả dương tính giả. Bệnh phẩm sử dụng là máu toàn phần hoặc
huyết thanh được đựng trong ống không có chất chống đông. Kit real - time có
thể sử dụng cho cả mục đích định tính và định lượng, xác định được một số tuýp
HPV (từ 4 - 5 tuýp) thường gặp nhất trong cùng một xét nghiệm. Đây là xét
nghiệm HPV thường dùng nhất hiện nay.
Khuếch đại dấu hiệu lai (hybridization signal amplification): Đại diện của
phương pháp này là Hydrid capture II (HCII), là phản ứng lai đi kèm với khuếch
đại tín hiệu, sử dụng 2 hỗn hợp đầu dò RNA để phát hiện và phân biệt nhiễm týp
HPV nguy cơ cao (16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59 và 68) hoặc týp
nguy cơ thấp (6, 11, 42, 43, 44) nhưng việc định danh chính xác thường không
thực hiện được. Số bản DNA virus tối thiểu để xác định nhiễm HPV khi trong
mẫu phải có từ 5000 bản sao trở lên. Phương pháp này sử dụng đầu dò RNA đặc
hiệu hướng trực tiếp về chuỗi DNA gồm các kiểu gen HPV. Digen sử dụng kháng
thể có bản quyền dùng trong lai DNA-RNA. Kháng thể sử dụng trong các bước
bắt giữ và bước phát hiện được đánh dấu bằng phân tử báo cáo- phân tử được tạo
ra bằng hệ thống phát hiện quang hóa học. HCII được Cơ quan Quản lý thuốc và
thực phẩm Hoa Kỳ(FDA) và Cộng đồng châu Âu cho phép thực hiện [1], [22],
[51], [54].
1.2 Bệnh ung thư cổ tử cung
1.2.1 Tổng quan về bệnh ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là ung thư ác tính hình thành trong các mô cổ tử cung
(cơ quan kết nối tử cung và âm đạo). Có rất nhiều loại bệnh ung thư cổ tử cung.
Loại phổ biến nhất là ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC), chiếm khoảng 80% -
85% tất cả các loại ung thư cổ tử cung.
Nhiễm HPV là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư cổ tử cung, 90-100%
ung thư cổ tử cung có HPV dương tính. Mặc dù có tới hơn 200 týp HPV khác
nhau, nhưng chỉ khoảng 40 týp lây nhiễm ở đường sinh dục và ít nhất 15 týp liên
quan đến ung thư. Các nhóm 16, 18, 45, 56 thường có liên quan với các tổn thương
loạn sản nặng và ung thư cổ tử cung xâm nhập. HPV nhóm 18 có liên quan với
ung thư biểu mô tuyến và ung thư biểu mô kém biệt hoá cổ tử cung cũng như tỷ
lệ di căn hạch và khả năng tái phát của bệnh. Các nghiên cứu cho thấy HPV nhóm
16 liên quan với ung thư biểu mô vảy sừng hoá có tỷ lệ tái phát thấp hơn. Do nhận
thấy mối liên quan rõ rệt giữa nhiễm HPV và nguy cơ mắc bệnh ung thư nên hiện
nay đã có nhiều nghiên cứu đã được thực hiện và đã tìm ra văcxin chống HPV
làm giảm sự nhiễm HPV liên tục cũng như giảm các tổn thương loạn sản.
1.2.2 Các giai đoạn của ung thư cổ tử cung
Giai đoạn ung thư cổ tử cung được xếp từ giai đoạn I đến IV. Theo quy định,
số càng nhỏ, ung thư càng ít lan rộng. Số cao hơn, như giai đoạn IV, nghĩa là ung
thư đã tiến triển hơn. Và trong một giai đoạn, chữ cái xếp trước có nghĩa là giai
đoạn thấp hơn.
Giai đoạn 0 - ung thư tại chỗ : Ở giai đoạn này, người bệnh không có bất
cứ dấu hiệu, triệu chứng nào nên thường chỉ phát hiện thông qua thăm khám và
sàng lọc ung thư cổ tử cung. Điều trị bệnh giai đoạn này cũng tương đối đơn giản,

7
với mục tiêu ngăn chặn sự phát triển của bệnh sang ung thư xâm lấn. Ở giai đoạn
này, biện pháp điều trị chủ yếu là khoét chóp cổ tử cung, cắt LEEP, cắt bỏ 1 phần
cổ tử cung hoặc tử cung.
Ung thư cổ tử cung giai đoạn 1 : Tế bào ung thư đã hoàn toàn khu trú tại
cổ tử cung, đã phát triển từ bề mặt cổ tử cung xuống các mô sâu hơn của cổ tử
cung. Ung thư không lan đến các hạch bạch huyết lân cận. Ung thư không lan đến
các cơ quan xa. Ung thư cổ tử cung giai đoạn 1 được chia thành giai đoạn IA và
IB với mức độ tiến triển bệnh nặng dần:

Hình 1.2 Biểu đồ các giai đoạn phát triển ung thư cổ tử cung
Giai đoạn IA : Khối u lúc này có kích thước độ sâu nhỏ hơn hoặc bằng 5mm
và chiều rộng nhỏ hơn hoặc bằng 7mm, chỉ có thể chẩn đoán được bằng vi thể.
Giai đoạn IA lại được chia thành: IA1 (mô đệm bị xâm lấn sâu nhỏ hơn hoặc bằng
3mm, rộng nhỏ hơn hoặc bằng 7mm), IA2 (mô đệm bị xâm lấn sâu nhỏ hơn hoặc
bằng 3mm, rộng nhỏ hơn hoặc bằng 7mm).
Giai đoạn IB : Ở giai đoạn này đã thấy được tổn thương ở cổ tử cung hoặc
trên vi thể lớn hơn IA2 và được chia thành IB1 (khối u nhỏ hơn hoặc bằng 4cm),
IB2 (khối u lớn hơn 4cm).
Ung thư cổ tử cung giai đoạn 1 vẫn là giai đoạn sớm, dấu hiệu bệnh rất hiếm
khi xảy ra nên hầu hết bệnh nhân không biết mình mắc bệnh nếu không xét
nghiệm sàng lọc hay khám tử cung. Triệu chứng có thể xuất hiện trong giai đoạn
này gồm: chảy máu âm đạo, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, màu dịch âm đạo
lạ,...Việc điều trị bệnh giai đoạn này tùy theo mong muốn tiếp tục sinh con của
bệnh nhân mà lựa chọn phương pháp bảo tồn khả năng sinh sản là sinh thiết hình
nón. Ngược lại, nếu không muốn tiếp tục sinh con, điều trị sẽ đơn giản hơn bằng

8
cắt bỏ tử cung hoàn toàn bằng phẫu thuật mở ổ bụng hoặc nội soi. Ngoài ra,
phương pháp xạ trị ngoài kết hợp xạ trị trong và hóa trị có thể được xem xét để
tăng hiệu quả tiêu diệt tế bào ung thư.
Ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 : Đây là giai đoạn ung thư đã phát triển
vượt ra ngoài cổ tử cung và tử cung, nhưng không lan đến các thành của khung
chậu hoặc phần dưới của âm đạo. Không lan đến các hạch bạch huyết lân cận.
Không lan đến các cơ quan xa. Hai giai đoạn nhỏ IIA và IIB cũng đánh giá mức
độ xâm lấn của tế bào ung thư nặng dần:
Ung thư giai đoạn IIA: Khối u lan tới 2⁄3 âm đạo nhưng chưa xâm lấn vào
các mô cạnh cổ tử cung. Giai đoạn này được chia làm IIA1 (khối u nhỏ hơn hoặc
bằng 4cm), IIA2 (khối u lớn hơn 4cm).
Ung thư giai đoạn IIB: Tế bào ung thư lúc này đã xâm lấn vào các mô cạnh
cổ tử cung nhưng chưa lấn đến thành bên tiểu khung.
Phương pháp điều trị bệnh giai đoạn 2 cũng chia thành 2 nhóm theo nhu cầu duy
trì khả năng sinh sản của bệnh nhân. Phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung và mổ hạch
bạch huyết vùng chậu là phương pháp cho phép bệnh nhân có thể tiếp tục sinh
sản sau điều trị. Với tế bào ung thư di căn xa không thể loại bỏ hết bằng phẫu
thuật, hóa trị liệu và xạ trị liệu sẽ được thực hiện kết hợp.
Ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 : Đây là giai đoạn bệnh phát triển mạnh
mẽ, khối u đã xâm lấn đến thành bên khung chậu và/hoặc xâm lấn tới 1/3 dưới
âm đạo và/hoặc xâm lấn niệu quản, dẫn đến giãn đường tiết niệu cao. Ung thư có
thể làm tắc niệu quản (ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang). Giai đoạn này
được chia thành:
IIIA: khối u chưa xâm lấn đến thành bên tiểu khu, đã xâm lấn đến 1⁄3 dưới
âm đạo.
IIIB: khối u đã lan đến thành bên khung chậu, có thể xâm lấn đến cả niệu
quản, từ đó dẫn đến thận bị ứ nước hoặc bị mất chức năng.
Ung thư cổ tử cung giai đoạn 4 : Ung thư cổ tử cung giai đoạn 4 là giai
đoạn đã xâm lấn vào bàng quang hoặc trực tràng hoặc đến các cơ quan xa như
phổi hoặc xương. Giai đoạn này được chia thành IVA (khối u xâm lấn bàng
quang, có thể xâm lấn cả trực tràng) và IVB (khối u di căn xa ra ngoài tiểu khung).
Triệu chứng bệnh lúc này không chỉ là ung thư tại chỗ mà còn là triệu chứng ung
thư thứ phát. Nếu ung thư xâm lấn đến phổi, triệu chứng thường gặp là khó thở,
ho, ho ra máu,... Nếu ung thư di căn đến gan, bệnh nhân thường bị vàng mắt, vàng
da, đau gan,... Khả năng chữa khỏi bệnh ở giai đoạn này là rất thấp, hóa xạ trị kết
hợp sẽ giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh và giảm đau đớn, tăng chất lượng
cuộc sống
1.2.3 Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư và các yếu tố nguy cơ
Bất kể điều gì làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh đều được gọi là các yếu tố
nguy cơ. Có một yếu tố nguy cơ không có nghĩa là bạn sẽ mắc ung thư, không có
yếu tố nguy cơ nào không có nghĩa là bạn sẽ không mắc ung thư.
Nhiễm các vi rút Papilloma ở người (HPV) là nguyên nhân phổ biến nhất
hoặc yếu tố nguy cơ gây ung thư cổ tử cung. Những loại vi rút này được truyền

9
đi trong quá trình quan hệ tình dục, cũng như thông qua quan hệ tình dục bằng
miệng hoặc qua đường hậu môn. Tất cả phụ nữ có hoạt động tình dục đều có nguy
cơ phát triển ung thư cổ tử cung.Tuy nhiên, những phụ nữ có nhiều bạn tình (hoặc
các bạn tình của họ có nhiều đối tác khác), và quan hệ tình dục sớm có nguy cơ
lớn hơn.
Các yếu tố nguy cơ bao gồm: Hút thuốc lá, Dùng thuốc tránh thai trong
thời gian dài, Hệ miễn dịch suy yếu làm khả năng chống lại viêm nhiễm và các
loại bệnh giảm theo. Điều này có thể do nhiễm virus HIV hoặc sử dụng các loại
thuốc ngăn chặn đào thải cơ quan nội tạng sau cấy ghép , Sinh nhiều con
1.2.4 Tầm soát và phòng ngừa ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung sớm thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng. Tuy
nhiên, có thể phát hiện sớm bằng việc tầm soát thường xuyên. Càng phát hiện
sớm, cơ hội chữa khỏi càng cao. Phết đồ âm đạo là một xét nghiệm tầm soát ung
thư cổ tử cung. Thủ thuật này được thực hiện ngoại trú. Xét nghiệm được thực
hiện bằng cách sử dụng một dụng cụ nhựa hoặc kim loại, để mở rộng âm đạo.
Bác sĩ hoặc y tá sẽ khám nghiệm vùng âm đạo và tử cung, và thu thập một vài tế
bào từ tử cung và các vùng lân cận bằng một miếng gạc. Các tế bào này được gửi
tới phòng thí nghiệm để kiểm tra xem liệu có tế bào bất thường hay không. Xét
nghiệm nguy cơ HPV cao (hrHPV) có thể được thực hiện trên các tế bào này nhìn
vào virus HPV có thể gây ra ung thư cổ tử cung.
Phụ nữ nên bắt đầu tầm soát ung thư cổ tử cung ở tuổi 21, hoặc trong vòng
3 năm sau khi quan hệ tình dục lần đầu tiên – Tùy theo sự kiện nào tới trước. Nếu
phụ nữ trong độ tuổi 21 – 29, nên làm phết đồ âm đạo 3 năm 1 lần. Nếu phụ nữ
trong độ tuổi 30 – 64, nên làm phết đồ âm đạo kết hợp kiểm tra HPV mỗi 5 năm
hoặc chỉ làm phết đồ âm đạo mỗi 3 năm. Nếu phụ nữ từ 65 tuổi trở lên, có thể
dừng tầm soát nếu kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung trước đó bình thường.
Phòng ngừa : Có thể giảm thiểu mắc ung thư bằng các bước sau :
Vắc-xin phòng HPV được phát triển có tác dụng phòng chống các chủng
HPV là nguyên nhân gây khoảng 75 – 80 % các ca ung thư cổ tử cung. Vắc-xin
HPV phù hợp với nữ giới trong độ tuổi 9 – 26 và hiệu quả nhất trước khi bắt đầu
quan hệ tình dục
Tầm soát ung thư cổ tử cung thường xuyên, kể cả khi đã tiêm chủng HPV.
Điều này sẽ giúp phát hiện và điều trị các sự thay đổi của tế bào có thể biến đổi
thành ung thư
Điều chỉnh hành vi quan hệ tình dục. Giảm tiếp xúc với vi khuẩn HPV có
thể làm giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung. Sử dụng bao cao su có thể phòng ngừa
các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục bao gồm HPV.
1.3 Vaccine HPV
1.3.1 Tổng quan vác xin HPV
Vắc xin HPV bảo vệ chống lại nhiễm virut gây u nhú ở người (HPV). HPV là
một nhóm gồm hơn 200 loại virus có liên quan , trong đó hơn 40 loại lây lan qua
đường tình dục trực tiếp. Trong số này, có hai loại HPV gây ra mụn cóc sinh dục

10
và khoảng một chục loại HPV có thể gây ra một số loại ung thư - cổ tử cung, hậu
môn, hầu họng , dương vật , âm hộ và âm đạo.
Hai loại vắc xin HPV hiện đã được WHO kiểm định trước:
Vắc-xin bốn giá (GARDASIL® / Silgard®, do Merck & Co5 sản xuất)
(HPV4) bảo vệ chống lại các typ 6, 11, 16 và 18
Vắc-xin hai giá (Cervarix®, do GlaxoSmithKline sản xuất ) (HPV2) bảo vệ
chống lại các typ 16 và typ 18
Vào tháng 12 năm 2014, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ
(FDA) đã phê duyệt vắc xin HPV 9 hóa trị (GARDASIL 9®) của Merck, bao
gồm năm loại HPV bổ sung 31, 33, 45, 52 và 58 so với vắc xin hóa trị bốn. Vắc
xin 9 hóa trị hiện đang được WHO xem xét sơ tuyển.
Bảng 1 Bảng tóm tắt đặc điểm của từng loại vacxin HPV
Hãng Bivalent Quadrivalent 9-Valent
vaccin (Cervarix ) (Gardasil/Silgard) (Gardasil 9)
Loại Các hạt giống virus Các hạt giống virus Các hạt giống virus
Vaccine L1-capsid tái tổ hợp L1-capsid tái tổ hợp L1- capsid tái tổ hợp
(VLP) (VLP) (VLP)
Các type 16,18 6,11,16,18 6,11,16,18,31,33,45,
HPV phòng 52,58
ngừa
Các bệnh Ung thư cổ tử cung Ung thư cổ tử cung ( Ung thư cổ tử cung (
ngăn ngừa (và tổn thương bộ Và các tổn thương Và tổn thương sinh
phận sinh dục tiền sinh dục tiền ác tính dục tiền ác tính ở cổ
ác tính ở cổ tử cung, ở cổ tử cung, âm hộ, tử cung, âm hộ và âm
âm hộ và âm đạo ) âm đạo ) đạo )
Mụn cóc sinh dục Mụn cóc sinh dục
Bảo vệ chéo 31,33 31,45 Không cần thiết
chống lại
các type
HVP
Số liều 2 2 2
Khoảng thời 0 và 6 tháng 0 và 6 tháng 0 và 6 tháng
gian giữa ( không có khoảng ( không có khoảng ( không có khoảng
các liều tiêm thời gian tối đa thời gian tối đa thời gian tối đa
nhưng đề xuất nhưng đề xuất không nhưng đề xuất không
không qua 12-15 qua 12-15 tháng ) qua 12-15 tháng )
tháng )
Đường tiêm Tiêm bắp Tiêm bắp Tiêm bắp
Presentation Lọ 1 liều; VVM 30 Lọ 1 liều; VVM 30 Lọ 1 liều; VVM
and Type Lọ 2 liều; VVM 30 TBD
of Vaccine
VialMonitor

11
(VVM)

Hạn sử dụng 48 tháng ở 2-8 ° C 36 tháng ở 2-8 ° C, 36 tháng ở 2-8 ° C,


đối với lọ 1 liều; vắc xin nhạy cảm với vắc xin nhạy cảm với
36 tháng ở 2-8 ° C đông lạnh đông lạnh
đối với lọ 2 liều;
vắc xin bị nhạy cảm
với đông lạnh
Chống chỉ Phản ứng dị ứng Phản ứng dị ứng Phản ứng dị ứng
định nghiêm trọng với nghiêm trọng với bất nghiêm trọng với
bất kỳ thành phần kỳ thành phần vắc bất kỳ thành phần
vắc xin nào sau liều xin nào sau liều đầu vắc xin nào sau liều
đầu tiên tiên đầu tiên
Bệnh sốt nặng Bệnh sốt nặng Bệnh sốt nặng
Phụ nữ có thai Phụ nữ có thai Phụ nữ có thai
1.3.2 Đối tượng tiêm Vaccine HPV
Ủy ban Cố vấn về Thực hành Tiêm chủng (ACIP) của Trung tâm Kiểm soát và
Phòng ngừa Dịch bệnh ( ACIP) đưa ra các khuyến nghị liên quan đến tất cả việc
tiêm chủng ở Hoa Kỳ, bao gồm cả việc chủng ngừa HPV. Các khuyến nghị hiện
tại của ACIP cho việc chủng ngừa HPV là :
Trẻ em và người lớn từ 9 đến 26 tuổi : Chủng ngừa HPV được khuyến cáo
thường quy ở tuổi 11 hoặc 12; Có thể bắt đầu tiêm chủng từ 9 tuổi. Tiêm phòng
HPV được khuyến cáo cho tất cả những người từ 26 tuổi trở lên không được tiêm
phòng đầy đủ trước đó.
Người lớn từ 27 đến 45 tuổi : Mặc dù thuốc chủng ngừa HPV đã được Cơ
quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) chấp thuận để tiêm cho đến 45
tuổi, nhưng việc chủng ngừa HPV không được khuyến khích cho tất cả người lớn
từ 27 đến 45 tuổi. Thay vào đó, ACIP khuyến cáo rằng các bác sĩ lâm sàng nên
cân nhắc thảo luận với bệnh nhân của họ trong độ tuổi này, những người chưa
được tiêm chủng đầy đủ trước đó liệu việc tiêm phòng HPV có phù hợp với họ
hay không. Tiêm phòng HPV trong độ tuổi này mang lại ít lợi ích hơn vì nhiều
người đã tiếp xúc với vi rút.
Người đang mang thai : Nên trì hoãn việc tiêm phòng HPV cho đến sau khi
mang thai, nhưng không cần thử thai trước khi tiêm phòng. Không có bằng chứng
nào cho thấy việc tiêm phòng sẽ ảnh hưởng đến thai kỳ hoặc gây hại cho thai nhi
Phụ nữ đã bị nhiễm HPV trước đó : ACIP khuyến cáo những người bị nhiễm
HPV và / hoặc kết quả xét nghiệm Pap bất thường có thể chỉ ra nhiễm HPV vẫn
nên chủng ngừa HPV nếu họ ở trong độ tuổi thích hợp (từ 9 đến 26 tuổi) vì vắc-
xin có thể bảo vệ họ chống lại các loại HPV nguy cơ cao mà họ chưa mắc phải.
Tuy nhiên, những người này nên được thông báo rằng việc chủng ngừa sẽ không
chữa khỏi các bệnh nhiễm trùng HPV hiện tại hoặc điều trị các kết quả bất thường
của xét nghiệm Pap của họ.Mặc dù vắc-xin HPV đã được chứng minh là an toàn

12
khi tiêm cho những người đã bị nhiễm HPV, nhưng vắc-xin này mang lại lợi ích
tối đa nếu người tiêm trước khi họ có hoạt động tình dục. Có khả năng một người
nào đó đã bị nhiễm HPV trước đây vẫn sẽ nhận được một số lợi ích còn lại từ
việc tiêm chủng, ngay cả khi người đó đã bị nhiễm một hoặc nhiều loại HPV có
trong vắc xin.
1.3.3 Tính an toàn của vaccine HPV
Hơn 12 năm theo dõi an toàn cho thấy vắc xin không gây ra tác dụng phụ
nghiêm trọng . Các vấn đề phổ biến nhất là đau nhức ngắn và các triệu chứng cục
bộ khác tại chỗ tiêm. Những vấn đề này tương tự như những vấn đề thường gặp
với các loại vắc xin khác.
FDA và CDC đã tiến hành đánh giá tính an toàn về các tác dụng phụ có hại
liên quan đến việc chủng ngừa Gardasil đã được báo cáo cho Hệ thống Báo cáo
Sự kiện Có hại của Vắc-xin kể từ khi vắc-xin được cấp phép. Tỷ lệ tác dụng phụ
có hại phù hợp với những gì đã thấy trong các nghiên cứu về tính an toàn được
thực hiện trước khi vắc xin được phê duyệt và tương tự như những gì đã thấy ở
các vắc xin khác. Đánh giá dữ liệu an toàn gần đây nhất đối với vắc-xin HPV tiếp
tục chỉ ra rằng những vắc-xin này an toàn.
Ngất (ngất xỉu) đôi khi được quan sát thấy với Gardasil, cũng như với các
loại vắc-xin khác. Ngã sau khi ngất xỉu đôi khi có thể gây ra chấn thương nghiêm
trọng, chẳng hạn như chấn thương đầu. Những điều này phần lớn có thể được
ngăn ngừa bằng cách giữ người đó ngồi trong vòng 15 phút sau khi tiêm chủng.
FDA và CDC đã nhắc nhở các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe rằng, để
ngăn ngừa té ngã và thương tích, tất cả những người nhận vắc xin nên ngồi hoặc
nằm và được quan sát chặt chẽ trong 15 phút sau khi tiêm chủng. CDC có thêm
thông tin trên trang Thuốc chủng ngừa virus HPV (Human Papillomavirus) .

13
Chương II
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊM CỨU
2.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiêm cứu
2.1.1 Đối tượng nghiêm cứu
✓ Tiêu chuẩn lựa chọn
Các sinh viên từ năm 1 đến năm cuối chuyên ngành Dược học đang học tập
tại Trường Đại học Y dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội
Các sinh viên đồng ý tham gia điền vào biểu mẫu trực tuyến sau khi được giới
thiệu và giải thích về nghiêm cứu
✓ Tiêu chuẩn loại trừ
Sinh viên không đồng ý tham gia nghiêm cứu
Sinh viên đã thôi học tại Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội
2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiêm cứu
✓ Địa điểm thực hiện nghiêm cứu tại Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc
Gia Hà Nội
✓ Thời gian nghiêm cứu : Từ tháng 12/2022 – 9/2023
2.2 Phương pháp nghiêm cứu
2.2.1 Thiết kế nghiêm cứu
Ngiêm cứu : Mô tả cắt ngang
2.2.2 Cỡ mẫu :
Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng một tỷ lệ trong quần
thể:
2 𝑝.(1−𝑝)
n = 𝑍(1−𝛼 ⁄2) 𝑒2

n: Cỡ mẫu tối thiểu cần chọn


p: Trị số mong muốn của tỷ lệ
Z(1-α/2): Hệ số tin cậy, ứng với độ tin cậy 95% là 1,96
d: Khoảng sai số mong muốn thu được từ mẫu so với thực tế; d = 0,05
α: Mức ý nghĩa thống kê (5%)
p: tỉ lệ ước tính của các nghiên cứu trước đó (p = 0,5), khi đó p(1 - p) lớn
nhất nên thu được cỡ mẫu tối đa;
2.2.3 Phương pháp thu thập thông tin
➢ Công cụ thu thập thông tin
Tiến hành phỏng vấn trực tiếp 50 nữ sinh viên được lựa chọn ngẫu nhiên
nhằm xây dựng phiếu khảo sát cho nghiên cứu định lượng. Sau khi phỏng vấn,
xây dựng sơ bộ phiếu khảo sát. Phiếu này được tiếp tục được hoàn thiện sau khi
tham khảo ý kiến của Bác sĩ chuyên khoa sản tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội và
Bác sĩ chuyên khoa tại trung tâm tiêm chủng quốc gia
Bộ câu hỏi phiếu khảo sát gồm 3 phần
Phần 1 : Những thông tin chung về đối tượng nghiêm cứu
14
Phần 2 : Thông tin về kiến thức virus HPV, bênh ung thư cổ tử cung và
vaccine tiên phòng HPV
Phần 3 : Thực trạng về tiêm phòng HPV của bản thân người tham gia
nghiêm cứu
➢ Kỹ thuật thu thập thông tin
Bản thân người nghiêm cứu là điều tra viên
Bộ câu hỏi được thử nghiệm trước khi đưa vào điều tra
➢ Quy trình thu thập :
Bộ câu hỏi được gửi dưới dạng Google form tới sinh viên tất cả các lớp đang
học tập tại trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội từ tháng 2/2023
đến hết tháng 5/2023.
2.2.4 Các biến cố và chỉ số nghiêm cứu
2.2.4.1 Các biến cố nghiêm cứu
Mục tiêu Biến số Định nghĩa Phân loại biến
Tuổi Theo thông tin Định lượng
CCCD
Quê quán Thành thị, Nông Định tính
thôn, miền núi
Năm học Năm thứ nhất đến Định tính
năm thứ năm theo
văn bản nhà trường
Hiện nay ở cùng Gia đình, trọ/kí túc Định tính
xá, nhà người thân
Học lực hiện nay Xuất sắc, giỏi, khá, Định tính
trung bình, yếu theo
điểm trung bình
hiện tại
Hôn nhân Tình trạng hôn Định tính
Đặc điểm của đối nhân hiện tại của
tượng nghiêm sinh viên
cứu Từng quan hệ tình Có hoặc không Định tính
dục
Độ tuổi quan hệ Tính tại thời điểm Định lượng
tình dục làm khảo sát
Số con Số con mà sinh viên Định lượng
hiện có
Đường lây truyền Sinh viên trả lời câu Định tính
Mức độ hiểu biết
Các bệnh đi kèm hỏi theo hiểu biết
về HPV và ung
khi bị nhiễm virus kiến thức cá nhân
thư cổ tử cung
HPV

15
Yếu tố nguy cơ
ung thư cổ tử cung
Các giai đoạn ung
thư cổ tử cung
Triệu chứng đặc
trưng của UTCTC
Phương pháp dự
phòng phòng
ngừa UTCTC
Chưa tiêm Tỷ lệ sinh viên đã Định tính
Thực trạng tiêm tiêm vaccine
phòng vaccine Tiêm 1 mũi
HPV của sinh Tiêm 2 mũi
viên nữ
Tiêm đủ 3 mũi
Loại vaccine Cervarix Tên vaccine được Định tính
HPV đã tiêm Gardasil viết trên tờ thông
(với sinh viên đã tin tiêm chủng
được tiêm chủng)
Dự định tiêm Có hoặc không Do ngăn ngừa Định tính
phòng HPV (với UTCTC, do bác sĩ
sinh viên chưa khuyên, do bạn bè
tiêm ) rủ,....
Với sinh viên Nguyên nhân Giá thành vaccine, Định tính
không có dự định không tiêm ngừa sự an toàn vaccine,
tiêm sợ tiêm,...
2.2.4.1 Các chỉ số nghiêm cứu
- Tỷ lệ quê quán các sinh viên
- Học lực của các sinh viên từ năm hai đến năm cuối ngành dược học
- Tỷ lệ phân bố nơi ở của các sinh viên
- Tỷ lệ sinh viên đã tiêm vaccine
- Tỷ lệ loại vaccine HPV mà sinh viên đã tiêm
- Dự định tiêm phòng của các sinh viên chưa tiêm vaccine HPV
- Lý do sinh viên ngại không muốn tiêm phòng vaccine HPV
- Các kiến thức cơ bản về ung thư cổ tử cung và tiêm phòng HPV của sinh viên
2.3 Xử lý số liệu
Thông tin được làm sạch và mã hoá. Số liệu được nhập bằng phần mềm
Epidata. Phân tích số liệu bằng phần mềm thống kê STATA. Các thống kê mô tả
16
được thực hiện. Thống kê mô tả các biến định lượng bao gồm trung bình, trung
vị và độ lệch chuẩn. Thống kê mô tả các biến định tính bao gồm tỷ lệ phần trăm.
Thống kê suy luận cho biến định lượng được sử dụng để so sánh sự khác biệt giữa
các nhóm. So sánh biến phân loại sử dụng kiểm định Chi-square Test hoặc
Fisher’s exact test. Mức ý nghĩa thống kê p < 0,05 được sử dụng trong thống kê
suy luận.
2.4 Đạo đức nghiêm cứu
Nghiên cứu được sự đồng ý của Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo và công tác
Học sinh sinh viên Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội cho phép
thực hiện nghiên cứu.
Trước khi tham gia nghiên cứu, tất cả các đối tượng nghiên cứu sẽ được
cung cấp thông tin rõ ràng liên quan đến mục tiêu và nội dung nghiên cứu.
Đối tượng được thông báo là tự nguyện quyết định tham gia vào nghiên cứu
hay không. Các thông tin thu thập được từ các đối tượng chỉ phục vụ cho mục
đích nghiên cứu, hoàn toàn được giữ bí mật.
Số liệu đảm bảo tính khoa học, tin cậy và chính xác.

17
CHƯƠNG III
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊM CỨU
3.1 Thực trạng kiến thức về ung thư cổ tử cung và tỷ lệ tiêm phòng vaccine
HPV của sinh viên nữ ngành Dược học tại Trường đại học Y dược – Đại
học quốc gia Hà Nội
3.1.1 Đặc điểm đối tượng nghiêm cứu
Bảng 3.1 Phân bố nhóm tuổi của đối tượng nghiêm cứu
Nhóm tuổi Số lượng Tỉ lệ (%)
Năm nhất
Năm hai
Năm ba
Năm bốn
Năm năm
Tổng
Nhận xét : Số sinh viên chiếm nhiều nhất ...

Bảng 3.2 Đặc điểm nơi ở, học lực của đối tượng nghiêm cứu
Đặc điểm Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Nông thôn
Quê quán Thành thị
Miền núi
Xuất sắc
Giỏi
Học lực
Khá
Yếu
Nhận xét : Tỷ lệ nhóm sinh viên đến từ nông thôn chiếm đa số ...

Bảng 3.3 Đặc điểm tình trạng hôn nhân và tình trạng quan hệ tình dục của đối
tượng nghiêm cứu
Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%)
Độc thân
Tình trạng hôn nhân Kết hôn
Ly thân/li dị
Chưa
Từng quan hệ tình dục

Độ tuổi quan hệ 19 – 24 tuổi
Chưa
Từng sinh con 01 đến 02 con
Trên 03 con
Nhận xét :

18
3.1.2 Mức độ hiểu biết về đường lây truyền :
Nhận xét : Đường lây truyền được sinh viên nhận thức đúng : vết thương
hở, dụng cụ y tế không hợp vệ sinh, dùng chung quần áo lót, chăn mền. Nhưng
vẫn còn nhiều SV nhầm lẫn với đường lây truyền HIV, HP… SV trả lời sai rằng
HPV lây qua đường máu, mẹ sang con, dùng chung chén đũa, không khí và khi
tiếp xúc qua da
Hình 3.1 Tỉ lệ (%) sinh viên nhận biết đường lây
truyền HPV
Tiếp xúc qua da
Qua đường hô hấp
Đường tình dục
Mẹ sang con
Dụng cụ y tế không hợp vệ sinh
Dùng chung quần áo lót
Vết thương hở
Qua đường máu

0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2

3.1.3 Mức độ hiểu biết về các bệnh đi kèm


Nhận xét : Nghiên cứu đánh giá cao các nhận định đúng của SV được khảo
sát về một số bệnh đi kèm khác khi nhiễm HPV bao gồm: ung thư hậu môn, ung
thư âm đạo và mụn cóc sinh dục. Song, vẫn còn đến SV nhận định sai rằng khi
nhiễm HPV sẽ gây ung thư buồng trứng và SV nghĩ lại HPV gây ung thư vú
Hình 3.2 Tỷ lệ sinh viên hiểu biết về các
bênh đi kèm UTCTC
Ung thư âm đạo

Mụn cóc sinh dục

Ung thư hậu môn

Ung thư vú

Ung thư buồng trứng

0 0.2 0.4 0.6 0.8 1

3.1.4 Mức độ hiểu biết về yếu tố nguy cơ của UTCTC


Nhận xét : Yếu tố nguy cơ gây UTCTC cơ bản được SV lựa chọn đúng như :
thói quen vệ sinh kém, độ tuổi quan hệ tình dục, sinh nhiều con, Dùng thuốc
tránh thai lâu dài, Hút thuốc lá,Béo phì , thiếu vitamin A. Còn một số sinh viên
bị nhầm lẫn hiểu sai cho rằng ung thư vú gây UTCTC

19
Hình 3.3 Tỉ lệ (%) sinh viên biết được các
yếu tố nguy cơ tiềm ẩn gây ung thư
Thói quen vệ sinh kém
Độ tuổi quan hệ tình dục
Dùng thuốc tránh thai hoocmon
Đa sản ( Sinh nhiều con )
Hút thuốc lá
Tiền căn ung thư vú
Thiếu vitamin A
Béo phì
0 0.5 1 1.5

3.1.5 Mức độ hiểu biết về triệu chứng đặc trưng của UTCTC :
Nhận xét :

Hình 3.4 Tỷ lệ sinh viên biết về triệu


chứng đặc trưng của UTCTC
Dịch âm đạo nhiều, sẫm màu
Rong kinh
Bí tiểu, tiết dắt, tiểu buốt
Thường xuyên đau quặn bụng dưới

0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2

3.1.6 Mức độ về biện pháp dự phòng ngừa ung thư cổ tử cung


Nhận xét :

Hình 3.5 Tỷ lệ sinh viên nhận thức về


biện pháp phòng ngừa UTCTC
Tiêm Vaccine
Tham gia sàng lọc UTCTC
Chung thủy với 1 bạn tình
Không dùng chung thức ăn
Không quan hệ tình dục

0 0.2 0.4 0.6 0.8 1

3.2 Thực trạng tiêm phòng vaccine HPV của sinh viên nữ ngành Dược học
– Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc Gia Hà Nội
3.2.1 Tỷ lệ sinh viên đã được tiêm ngừa vaccine HPV :
Nhận xét :

20
Hình 3.6 Tỷ lệ sinh viên đã tiêm
ngừa vaccine HPV
Tiêm12mũi
Tiêm mũi
chưa tiêm 9%
10% Đã tiêm
23% 58%

Đã tiêm chưa tiêm Tiêm 1 mũi Tiêm 2 mũi

3.2.2 Tỷ lệ sinh viên dự định tham gia tiêm phòng


Nhận xét

Hình 3.7 Tỷ lệ sinh dự định tham


gia tiêm ngừa vaccine

có không

3.2.3 Nguyên nhân sinh viên không dự định tiêm :


Nguyên nhân Số sinh viên Tỷ lệ (%) SV
Giá cao
Sự an toàn của vaccine
Hiệu quả vaccine
Quá nhiều lần tiêm
Tốn thời gian
Không quan hệ tình dục
Bảng 3.4 Tỷ lệ (%) lý do không dự định tiêm phòng HPV của sinh viên

21
CHƯƠNG IV
DỰ KIẾN BÀN LUẬN
4.1 Đặc điểm chung của sinh viên nữ ngành Dược học Trường Đại học Y
Dược- Đại học Quốc Gia Hà Nội
4.2 Thực trạng hiểu biết của sinh viên về ung thư cổ tử cung
4.2.1 Sinh viên nhận thức được về bệnh ung thư cổ tử cung
4.2.2 Sinh viên còn nhầm lẫn về ung thư cổ tử cung với ung thư vú, ung
thư buồng trứng
4.3 Thực trạng tiêm phòng của sinh viên
4.3.1 Thực trạng sinh viên đã tiêm phòng vaccine HPV
4.3.2 Thực trạng sinh viên dự định tiêm phòng vaccine HPV
4.3.3 Thực trạng sinh viên không muốn tiêm phòng vaccine HPV

DỰ KIẾN KẾT LUẬN


1. Thực trạng hiểu biết của sinh viên Dược học Trường đại học Y Dược – Đại
học Quốc Gia Hà Nội về ung thư cổ tử cung
Phần lớn SV có kiến thức sơ lược về bệnh UTCTC và tác nhân chính gây
UTCTC. Tuy nhiên vẫn còn trường hợp sinh viên không biết nên trả lời sai rằng
HPV lây truyền qua đường máu (%), mẹ sang con (%), chỉ xảy ra với phụ nữ
(%) , HPV là tác nhân gây ung thư buồng trứng (%) và gây ung thư vú với (%).
Ngoài ra nghiêm trọng hơn khi có đến 81,3% SV cho rằng ung thư vú gây
UTCTC.
Tỷ lệ SV không rõ giai đoạn biểu hiện bệnh là ..
Dự kiến bàn luận
2. Thực trạng tiêm phòng vaccine HPV của sinh viên Trường Đại học Y Dược
– Đại học Quốc Gia Hà Nội
Số sinh viên tiêm ngừa ...

KẾ HOẠCH NGHIÊM CỨU


1. Kế hoạch tiến độ
STT Thời gian Nội dung Phụ Trách
1 12-1/2022 - Hoàn thành sơ lược về kế - Phụ trách đề tài
hoạch nghiêm cứu
- Khảo sát địa điểm nghiêm
cứu
- Xin phép đơn vị liên quan
được phép tiến hành nghiêm
cứu

22
2 2-3/2022 - Tìm kiếm đội ngũ tham gia - Phụ trách đề tài
nghiêm cứu - 50 sinh viên Dược học
- Tiến hành làm bộ câu hỏi trường
khảo sát - Bác sỹ chuyên khoa
3 3-6/2022 - Lập form khảo sát - Toàn bộ nhóm thực
- Tiến hành khảo sát với toàn hiện đề tài
bộ sinh viên Dược học - Sinh viên Dược học
Trường Đại học y Dược – tham gia đề tài
Đại học Quốc Gia Hà Nội
- Thu thập số liệu
4 6-8/2022 - Tiến hành lọc số liệu - Toàn bộ nhóm thực
- Tính toán số liệu thu thập hiện đề tài
được
- Đưa ra kết quả tính toán số
liệu
5 8-10/2022 - Đưa ra bàn luận, kết luận -Toàn bộ nhóm thực
từ kết quả thu được hiện đề tài
6 10-12/2022 - Báo cáo kết quả thu được - Người phụ trách đề tài

2. Kế hoạch nhân lực ;


- Người hướng dẫn đề tài : 01 người
- Người phụ trách đề tài : 01 người
- Người hỗ trợ tham gia đề tài : 03 người
3. Kế hoạch sử dụng máy móc thiết bị nghiêm cứu
- Máy tính cài đặt phần mềm Epidata, phần mềm thống kê STATA
4. Kế hoạch tài chính :
STT Danh mục Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Máy tính laptop 5 20 triệu VND Vận động ứng
viên tham gia
chuẩn bị
2 Phiếu khảo sát 50 500 đồng VND 25000 VND
Tổng tạm tính 25000 VND
Chi phí phát sinh 10% 2500 VND
Tổng 27500 VND

23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) World Health Organization. (2016). Guide to introducing HPV vaccine into
national immunization programmes. World Health Organization.
(2) U.S. Department of Health and Human Services Centers for Disease
Control and Prevention Human Papillomavirus (HPV) Vaccination: What
Everyone Should Know
(3) Lưu Đức Tâm, “Nghiêm cứu tỷ lệ nhiễm Human Papilloma virus, một số
yếu tố liên quan và kết quả điều trị các tổn thương tử cung ở phụ nữ Thành
phố Cần Thơ” , Luận án tiến sĩ Đại học Huế - Trường Đại học Y dược
(2017)
(4) Nguyễn Thị Xuân Liễu, Lưu Huệ Phương, “Khảo sát kiến thức về ung thư
cổ tử cung và tiêm vaccine ngừa HPV của sinh viên khoa Dược năm thứ 5
Đại học Nguyễn Tất Thành”, Tạp chí khoa học và Công nghệ số 10,2020
(5) National cancer institute, “Human Papillomavirus (HPV) Vaccines”,2021
[online] : https://www.cancer.gov/about-cancer/causes-
prevention/risk/infectious-agents/hpv-vaccine-fact-sheet

24

You might also like