Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

I.

Xu hướng của nhân cách


a.Khái niệm về xu hướng
+Xu hướng là sự hướng tới một mục tiêu, một đối tượng nào đó . Đó là hệ
thống các nhân tố thúc đẩy bên trong quy định Tính tích cực của con người
trong hoạt động của mình.

+Xu hướng của con người cho biết ý muốn hoặc chiều hướng phát triển của cá
nhân đó, hương vươn tới của họ và thúc đẩy con người hoạt động theo một mục
tiêu nhất định.

+Xu hướng của con người được biểu hiện qua nhu cầu, hứng thú, lý tưởng , thế
giới quan và niềm tin.

*Câu hỏi: Phân tích các biểu hiện của xu hướng nhân cách.

*Câu trả lời : Từ khái niệm trên ta có thể đánh giá: Xu hướng của nhân cách
thường được biểu hiện qua: nhu cầu, hứng thú, lý tưởng, thế giới quan, niềm tin.
Có thể nói rằng xu hướng chính là chiều hướng phát triển của nhân cách con
người, các thành phần trong xu hướng nhân cách như: nhu cầu, hứng thú,
nguyện vọng, lý tưởng, thế giới quan, niềm tin là các thành phần trong hệ thống.

2.Những biểu hiện của xu hướng


a.NHU CẦU
-Khái niệm:

+ Nhu cầu là sự thể hiện mối quan hệ tích cực , của cá nhân đối với hoàn cảnh ,
là những đòi hỏi mà cá nhân thấy cần được thỏa mãn , để tồn tại và phát triển.

+Nhu cầu là nguồn gốc của Tính tích cực, hoạt động đó chính là động cơ thúc
đẩy con người hoạt động. Lênin đã từng nói: “Giải quyết nhu cầu chính đáng
cho mỗi con người đó không những chỉ là mục tiêu liên kết các thành viên
trong tập thể mà còn là động lực để phát triển tập thể”.

*Câu hỏi : Nhu cầu con người được hình thành và phát triển như thế nào ? (Tài
liệu trang 104) (ai thuyết trình thì nói gợi ý câu trả lời nằm ở trang 104 tìm câu
trả lời)
*Câu trả lời : Nhu cầu của con người được hình thành va phát triển trong những
điều kiện xã hội lịch sử nhất định; trong quá trình hoạt động của cá nhân, nó
vừa có tính bền vữa và cơ động, có thể xây dựng và hình thành được ở con
người những nhu cầu phong phú lành mạnh và cao thượng, đồng thời cũng có
thể cải tạo được những nhu cầu không lành mạnh của bản thân.

B.HỨNG THÚ
– Khái niệm :
+ Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó , vừa
có ý nghĩa quan trọng trong đời sống , vừa có khả năng đem lại cho cá
nhân một sự hấp dẫn về tình cảm.

C.Vai trò của hứng thú :


+ Hứng thú làm tăng hiệu quả của quá trình nhận thức: (Khi có hứng thú
với một đối tượng nào đó, cá nhân có sự tập trung cao độ của chú ý, tình
cảm, hướng toàn bộ quá trình nhận thức vào đối tượng khiến quá trình
này nhạy bén và sâu sắc).
+ Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động và hành động sáng tạo:
(Hứng thú không chỉ dừng ở sự thích thú vẻ bề ngoài, sự tò mò mang tính
hiếu kì. Hứng thú chân chính luôn thúc đẩy con người hành động, hành
động sáng tạo để chiếm lĩnh đối tượng đó).
+ Hứng thú là một trong những cơ sở dễ dẫn đến tài năng : ( Thực tiễn
cho ta thấy , không một người tài ba lỗi lạc nào mà không hứng thú với
công việc của mình , với lĩnh vực mà mình hoạt động).

1. SỰ HÌNH THÀNH HỨNG THÚ

(K)* HỨNG THÚ LUÔN CÓ HAI YẾU TỐ. ĐỐI TƯỢNG PHẢI CÓ Ý
NGHĨA ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CÁ NHÂN (YẾU TỐ NHẬN THỨC).
ĐỐI TƯỢNG CÓ KHẢ NĂNG HẤP DẪN, TẠO RA NHỮNG KHOÁI
CẢ M (YẾU TỐ CẢM XÚC). CHÍNH VÌ ĐẶC ĐIỂM NÀY MÀ HỨNG
THÚ LÔI CUỐN CON NGƯỜI HƯỚNG VỀ PHÍA NÓ, TẠO RA TÂM
LÍ KHÁT KHAO TIẾP CẬN VÀ ĐI SÂU TÌM HIỂU NÓ.
+) Ví Dụ: Nhà bác học lỗi lạc Newton bị trái táo rơi trúng đầu , nhìn trái táo rơi
rụng trên mặt đất gợi cho nhà bác học
Nảy sinh suy nghĩ mới.
+) Bài thơ ngắm trăng là một trong những tác phẩm được bác hồ sáng tác và lấy
cảm hứng khi bị giam trong ngục tù.

+) Câu Hỏi :Em có cảm thấy thú vị khi học môn tâm lý học không? : Có
+) Em có hào hứng khi học môn thực hành môn kỹ thuật lầm trình không?: Có

3.Lí tưởng
1)Khái niệm:
-là một mục tiêu  cao đẹp được phản ánh vào đầu óc con người dưới hình thức
một hình ảnh mẫu mực và hoàn chỉnh có tác dụng lôi cuốn toàn bộ cuộc sống cá
nhân và hoạt động để hướng tới mục tiêu đó
- là biểu hiện của nhận thức sâu sắc, đòi hỏi cá nhân phải tích cực quan sát,
phân tích, tổng hợp, so sánh... Cao độ, Bộ tưởng tượng sâu sắc, phong phú.
-  khi con người có lý tưởng về cái gì đó, đó thì người ta yêu mến thiết tha với
nó. Có lý tưởng khiêu gợi sự ngạc nhiên, ngưỡng mộ, khâm phục, thiết tha
mong muốn rèn luyện để đạt được mục đích.
(K)* - là một trong những động cơ mạnh mẽ thúc đẩy con người hoạt động.  Lý
Tưởng thúc giục con người tiến lên phía trước, vạch kế hoạch hành động.
(K)* - là biểu hiện tập trung, hòa hợp cao độ của hoạt động nhận thức, xúc cảm
và hành động ý chí

2)Tính chất:

Lý tưởng vừa có tính hiện thực vừa có tính lãng mạn. Chất hiện thực của
lý tưởng biểu hiện:
-Thứ nhất: mục tiêu của lý tưởng luôn được cá nhân rút ra từ thực tế. Con người
lý tưởng hai xã hội lý tưởng điều rút ra, nhào nặn từ những"  chất liệu"  có trong
hiện thực.
-Thứ hai: khác với ước mơ, lý tưởng bao giờ cũng được xác định bởi sự nhận
thức sâu sắc về những điều kiện chủ quan và khách quan của cá nhân người
mang lý tưởng. Ở mức độ nào đó, ước mơ được xem là mầm sống của sự hình
thành lý tưởng cao đẹp sau này.

-Tính lãng mạn của Lý Tưởng biểu hiện ở chỗ, mục tiêu  của Lý Tưởng bao giờ
cũng là cái thuộc về tương lai, nó luôn được người mang lý tưởng tôi điểm bằng
những màu sắc tươi tắn rực rỡ nhất.
-Tính năng thực hiện và sự lãng mạn của lý tưởng phải được gắn chặt vào nhau.
- Nếu chỉ có tính  lãng mạn, bay bổng thì lý tưởng  trở thành viễn vông  hão
huyền; nếu chỉ có tính hiện thực, không có sự mơ ước về tương lai thì đó là
những mục tiêu trước mắt.
-Trong xã hội có giai cấp lý tưởng cá nhân mang tính chất giai cấp, không thể
có mẫu người chung cho mọi giai cấp

Câu hỏi

Cái đích của cuộc sống mà mỗi người khát khao muốn đạt được được gọi là?(Đáp án A)

A. Lý tưởng sống.

B. Mục đích.

C. Mục tiêu.
D. Mong muốn.

Lý tưởng sống của thanh niên hiện nay là gì ?(Đán án D)

A. Dám nghĩ dám làm.

B. Tham gia mọi hoạt động tình nguyện.

C. Hoạt động mọi phong trào sôi nổi.

D. Cả A,B,C.

Tóm tắt ý Chức Năng Của Lý tưởng :


- Lý tưởng có chức năng là xác định mục tiêu và chiều hướng phát triển của cá
nhân . Mục tiêu của lý tưởng là mục tiêu sống của cá nhân . Lý tưởng vạch ra
trước măt 1 cá nhân con đường mình phải hướng và đi tới .
=> Người không có lý tưởng sống thường chưa xác định được phương hướng
của cuộc đời , con người cảm thấy cuộc sống vô vị bế tắc . Ngược lại , khi xác
định được lý tưởng , con người ta trở nên yếu đời , tương lai rực rỡ muôn màu
muôn vẻ !.
- Ngoài ra , lý tưởng còn là động lực thúc đẩy , điều khiển toàn bộ hoát động
của con người . Chính sự thôi thúc của nhận thức và tình cảm trong lý tưởng đã
làm cho con người có thể vượt qua mọi khó khăn , thử thách . Vì vậy lý tưởng
còn là 1 động lực cơ bản thôi thúc cá nhân tu dưỡng.
- Lý tưởng trực tiếp chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách . Để vươn tới
mục tiêu của lý tưởng , cá nhân phải:
+ Hoạt động tích cực , cố gắng hết sức mình .
+ Phải biết xóa bỏ những nét tâm lý không phù hợp với mục tiêu đã được cá
nhân xác định .
=> Lý tưởng chính là căn cứ để con người xác định những tiêu chuẩn , thước đo
để đánh giá mình . đánh giá người khác . Trên cơ sở đó , nhân cách được hình
thành , củng cố và phát triển .
- Nhửng điều trình bày ở trên cho phép ta khẳng định rằng :
+ Xu hướng của cá nhân không tách khỏi hoạt động nhằm đạt tới mục tiêu cá
nhân đang hướng tới , xu hướng chính là 1 hay nhóm động cơ khác của hoạt
động . Xu hướng chính làm nhiệm vụ định hướng ĐIỀU KHIỂN VÀ ĐIỀU
HÀNH sự hình thành và phát triển của toàn bộ thuộc tính nhân cách , làm cho
chúng kết hợp hài hòa với nhau thành 1 chỉnh thể tròn vẹn.

Tổng kết :
- Tóm lại , xu hướng chiếm vị trí trung tâm cấu trúc nhân cách , nó quyết định
sự hình thành và phát triển toàn bộ cấu trúc nhân cách như 1 chỉnh thể trọn vẹn
cũng như quyết định sự hình thành và phát triển của mỗi yếu tố hình thành nhân
cách ấy , nói đến xu hướng là nói đến bộ phận hợp thành quan trọng nhất trong
cấu trúc nhân cách .
~ HẾT Ạ <33 ~

II.Khí chất
a.Khái niệm khí chất
-Khí chất là thuộc tính phức hợp của cá nhân, biểu hiện cường độ, tốc độ, nhịp
độ của các hoạt động tâm lý thể hiện sắc thái, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của
mỗi cá nhân.
-Khí chất được thể hiện bên ngoài của tâm lí cá nhân trong điều kiện bình
thường, tương đối ổn định và bền vững.
-Khí chất của mỗi người là bẩm sinh và được thừa hưởng quen thuộc.
II.Các kiểu thần kinh và các loại khí chất
*Các kiểu thần kinh:
-Theo Paplóp, hoạt động thần kinh con người gồm hai quá trình thần kinh cơ
bản: hưng phấn và ức chế. Có 3 thuộc tính: cường độ, sự linh hoạt và tính cân
bằng
-Có bốn kiểu cơ bản:
+Kiểu 1: mạnh, cân bằng, linh hoạt.
+Kiểu 2: mạnh, cân bằng, không linh hoạt.
+Kiểu 3: mạnh, không cân bằng (hưng phấn mạnh hơn cả ức chế)
+Kiểu 4: yếu (hưng phấn yếu hơn ức chế).
-Ngoài ra còn rất nhiều kiểu thần kinh trung gian và chuyển tiếp do muôn hình
muôn vẻ của các kiểu trên và sự kết hợp khác nhau của ba thuộc tính.
*Các loại khí chất:
-Hiện nay dựa vào 4 dạng hoạt động của hệ thần kinh thì khí chất được chia ra
thành 4 loại khí chất cụ thể sau:
1.Khí chất sôi nổi:
-Loại khí chất này tương ứng với kiểu thần kinh cân bằng, linh hoạt. Do thuộc
tính mạnh, cân bằng, linh hoạt của hưng phấn và ức chế nên người thuộc kiểu
này hoạt động mạnh mẽ dễ thành lập phản xạ có điều kiện.

 Ưu điểm: Có tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát, vui vẻ, dễ ham mê, lạc
quan. Quan hệ rộng rãi, dễ thân, dễ gần. Dễ nhìn thấy thiếu sót và dễ tiếp
thu phê bình.

 Nhược điểm: Nhận thức rộng mà không sâu; thiếu kiên trì, bền bỉ,
chóng chán, dễ phân tán sức lực.

2. Khí chất bình thản:

-Khí chất này tương ứng với kiểu thần kinh mạnh, cân bằng, không linh hoạt,
khó thành lập phản xạ có điều kiện phản xạ nhưng khi đã lập được thì khó bị
phá vỡ.

 Ưu điểm: Bình tĩnh, tâm lí bền vững, chín chắn trong hành động, thận
trọng, kiên trì và chu đáo, có năng lực kiềm chế, năng lực tự chủ cao.

 Hạn chế: Chậm chạp, ít biểu lộ sự hăng hái, hay do dự nên dễ bị bỏ lỡ


thời cơ, có tính ỉ cao, ít tháo vác

3. Khí chất nóng nảy:

-Khí chất này tương ứng với kiểu thần kinh mạnh, không cân bằng. Tâm lí
thường biểu hiện mạnh mẽ, nhận thức tương đối mạnh nhưng không sâu sắc dễ
bị biểu hiện bên ngoài đánh lừa

-Người này thường có tính kiềm chế kém, dễ bị xúc động, tính khí thất
thường, vì sự không cân bằng của quá trình thần kinh-hưng phấn mạnh hơn ức
chế, dễ nóng nảy và hay “Đao to búa lớn”.

 Ưu điểm: Thẳng thắn, trung thực, dũng cảm, sẵn sàng hiến thân cho
sự nghiệp với lòng nhiệt tình say sưa.

 Nhược điểm: Vội vàng, hấp tấp, nóng nảy, tình cảm bộc lộ mãnh liệt
nhưng thiếu tế nhị, quả quyết nhưng dễ đi đến liều mạng.

4. Khí chất ưu tư:

-Loại này tương ứng với kiểu thần kinh yếu. Do ức chế mạnh hơn hưng phấn,
các kích thích bên ngoài kìm hãm, đình chỉ hoạt động. Người này nhận thức sâu
sắc, tế nhị, có suy nghĩ chín chắn, năng lực dồi dào, lường trước được hậu quả
của hành động, tình cảm bền vững và thắm thiết, ít cởi mở nhưng dễ thông cảm,
làm việc tốt và có trách nhiệm.

 Nhược điểm: Thiếu tinh thần vươn lên, nếu có tác động của hoàn cảnh
bên ngoài, đặc biệt là tác động mạnh mẽ sẽ làm họ có thái độ e ngại, sợ
sệt, khiến họ có vẻ yếu đuối, ủy mị và chậm chạp.

*Kết luận
-Loại khí chất nào cũng có ưu điểm và nhược điểm, không có xấu hoặc tốt
hoàn toàn.

-Trong thực tế, ở mỗi người thường bao gồm nhiều thành phần trong cả 4 loại
trên. Ta xếp họ vào một loại khí chất nào đó do những biểu hiện khí chất điển
hình nhất, nổi bật nhất.

-Ở người có nhiều kiểu thần kinh trung gian chuyển tiếp, nhiều kiểu khí chất.

-Khí chất có thể biến đổi với tác động của hoàn cảnh sống, của rèn luyện và
giáo dục. Điều đó nói lên bản chất xã hội của khí chất.

You might also like