Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC

“ Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặt biệt là của triết học hiện đại”. Tùy theo mỗi lập trường
thế giới quan khác nhau thì khi giải quyết mội quan hệ giữa vật chất và ý thức mà hình thành hai
đường lối cơ bản:

+ Chủ nghĩa duy vật.

+ Chủ nghĩa duy tâm.

a. Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật siêu hình.
- Trong lịch sử triết học, khi lý giải mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, các nhà triết học đã
phạm nhiều sai lầm chủ quan, phiến diện.
- Khi nghiên cứu các tư tưởng triết học trong tác phẩm Luận cương về Phoiơbắc, C.Mác đã chỉ rõ
hạn chế “ sự vật, thực tại, cảm tính chỉ được nhận thức dưới hình thức khách thể, hay hình
thức trực quan, chứ không được nhận thức là hoạt động cảm tính của con người, là thực tiễn,
không được nhận thức về mặt chủ quan. Do đó, mặt năng động được chủ nghĩa duy tâm phát
triển, đối lập với chủ nghĩa duy vật. nhưng chỉ phát triển một cách trừu tượng - dĩ nhiên chủ
nghĩa duy tâm không hiểu hoạt động hiện thực, cảm tính".
- Đối với chủ nghĩa duy tâm:
+ Coi ý thức là tồn tại duy nhất, tuyệt đối, là tính thứ nhất.
+ Còn thế giới vật chất là bản sao, ý thức tinh thần là tính thứ hai.
- Thực tế, chủ nghĩa duy tâm là cơ sở lý luận của tôn giao, chủ nghĩa ngu dân.
- Thực tiễn, người duy tâm phủ nhận tính khách quan, cường điệu vai trò của nhân tố chủ quan,
duy ý chí, hanh động bất chấp đều kiền, quy luật khách quan.
- Chủ nghĩa duy vật siêu hình:
+ Tuyệt đối hóa yếu tố vật chất.
+ Nhấn mạnh một chiều vai trò của vật chất sinh ra ý thức, quyết định ý thức.
+ Không thấy được tính năng động, sáng tạo, vai trò to lớn của ý thức.
 Do vậy, họ đã phạm nhiều sai lầm “ khách quan chủ nghĩa”. Thụ
động, ỷ lại, trông chờ, không đem lại hiệu quả trong hoạt động
thức tiễn.
b. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Nắm vững phép biện chứng duy vật và luôn theo sát kịp thời, các nhà kinh điển của chủ nghĩa
Mác-Lênin đã khắc phục được những sai lầm, hạn chế của các quan niệm duy tâm, siêu hình.
Khái quát đung đắn về mặt triết học trên hai linh vực lớn là vật chất, ý thức và mối quan hệ giữa
chúng.
Vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng
 Vật chất quyết định ý thức:
Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức thể hiện:
- Thứ nhất: Vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức.
+ Vật chất “ sinh” ra ý thức.
+ Con người là kết quả của một quá trình phát triển.
+ Các thanh tựu của khoa học tự nhiên hiện đại đã chứng minh rằng: giới tự nhiên có trước con
người; vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau.
+ Vật chất là tính thứ nhất. Ý thức là tính thứ hai
+ Sự vận động của thế giới vật chất là yếu tố quyết định sự ra đời của cái vật chất có tư duy là
bộ óc của con người .
- Thứ hai: Vật chất quyết định nội dung của ý thức
+ Dưới bất kỳ hình thức nào, ý thức đều là phản ánh hiện thực khách quan.
+ Ý thức mà trong nội dung chẳng qua là kết quả của sự phản ánh hiện thực khách quan vào
trong đầu óc con người.
+ Thế giới khách quan, trước hết và chủ yếu là hoạt động thực tiễn có tính xã hội.
+ Ph.Ăngghen chỉ rõ: “ Ý thức […] không bao giờ có thể là cái gì khác hơn là sự tồn tại được ý
thức […]”.
+ Ý thức là hình ảnh thế giới khách quan.
- Thứ ba: Vật chất quyết định bản chất của ý thức.
+ Phản ánh và sáng tạo là hai thuộc tinh không tách rời trong bản chất của ý thức
+ Khác với chủ nghĩa duy vật cũ, xem xét thế giới vật chất như là sự vật, hiện tượng cảm tính.
+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng xem xét thế giới vật chất là thế giới của con người hoạt động
thực tiễn.
- Thứ tư: Vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức.
+ Mọi sự tồn tại, phát triển của ý thức đều gắn liền với quá trinh biến đổi của vật chất.
+ vật chất thay đổi thì sớm hay mượn, ý thức cũng phải thay đổi theo
+ Loài người nguyên thủy sống bầy đàn dụa vào sảm vật của thiên nhiên thì tư duy của họ cũng
đơn sơ, giản dị => Khi mối bước phát triển của sản xuất, tư duy, ý thức của con người ngày căng
mở rộng, đời sống tin thần ngày càng phong phú.
+ Sự vận động, biến đổi không ngừng của thế giới vật chất, của thực tiễn là yếu tố quyết định
sự vận động, biến đổi của tư duy, ý thức.
+ Chủ nghĩa Mác-Lênin là đỉnh cao của sự hình thành và phát triển không ngừng lý luận khoa
học.
+ Vật chất và ý thức là hai hiện tượng đối lập nhau về bản chất. Nhưng về mặt nhận thức luận,
cần quán triệt sâu sắc tư tưởng biện chúng cử V.I. Lênin.
 Ý thức có tinh động lập tương đối và tác động trở lại vật chất.
Được thể hiện trên :
- Thứ nhất: Tính độc lập tương đối của ý thức
+ Sự phản ánh thế giới vật chất vào trong đầu óc con người, do vật chất sinh ra.
+ Ý thức một khi ra đời thì có tinh độc lập tương đối, tác động trở lại thế giới vật chất.
+ Có thể thay đổi nhanh, chậm, song hahf so với hiện thực. Nhưng nhìn chung thì thường thay
đổi chậm so với sự biện đổi của thế giới vật chất.
- Thứ hai: Sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn của con
người.
+ Ý thức có thể làm biến đổi những điều kiền, hoàn cảnh vật chất, thậm chí còn tạo ra “thiên
nhiên thứ hai”.
+ Con người dựa trên những tri thức và hiểu biết quy luật khách quan, từ đó đề ra mục tiêu,
phương hướng, biện pháp và ý chí quyết tâm để chinh phục được mục tiêu đề ra. Đặc biệt là ý
thức tiến bộ.
- Thứ ba: Vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ chỉ đạo hoạt động, hanh động của con người.
+ Phản ánh đúng hiện thực => ý thức có thể dự báo, tiên đoán một cách chinh xác cho hiện
thực.
+ Có thể hình thanh nên những lý luận định hướng đúng đắn. Ngược lại, ý thức có thể tác động
tiêu cực khi nó phản ánh sai lạc, xuyên tạc hiện thực.
- Thứ tư: Xã hội phát triển thì vai trò ý thức ngày càng to lớn.
+ Trong bối cảnh toàn cầu hóa, vai trò của tri thức khoa học, tư tưởng chính trị, tư tưởng nhân
văn là hết sức quan trọng.
+ Năng động và sáng tạo của ý thức mặc dù rất to lớn nhưng không được vượt quá tính quy
định của những tiền đề vật chất đã xác định.
+ Nếu quên điều đó chúng ta sẽ rơi vào “ vung bùn” của chủ nghĩa chủ quan, duy tâm, duy ý
chí, phiêu lưu và không tranh khỏi thât bại trong hoạt động thực tiễn.

Ý nghĩa phương pháp luận.


- Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong triết học Mác-Lênin, rút ra nguyên tắc phương
pháp luận là tôn trọng tinh khách quan kết hợp với phát huy tính năng động chủ quan.
- Nhận thức và hoạt động thực tiễ mọi chủ trương, đường lối, kế hoạc, mục tiêu đều phải xuất
phát từ thực tế khách quan, từ những điều kiện tiền đề vật chất hiện có.
- Phải tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, nếu khôgn sẽ gây ra những hậu quả tại
hại khôn lường.
- Phát huy tính năng động sáng tạo, phát huy vai trò của nhân tố con người.
- Phải coi trọng công tác tư tưởng và giáo dực tư tưởng, coi trọng giao dục lý luận của chủ nghĩa
Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Để thực hiện nguyên tắc tôn trọng tính khách quan thì cần phải nhận thức và giải quyết đung
đắn các quan hệ lời ích.
- Phải biết kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân,lợi ích tập thể, lợi ích xã hội.
- Không vụ lợi trong nhận thức và hanh động của minh.

You might also like