Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 60

ĐẠI CƯƠNG

KÝ SINH TRÙNG Y HỌC

PGS. TS Lê Xuân Hùng


Mục tiêu bài học

1. Hiểu được KST, đặc điểm của bệnh do KST và


tác hại của KST.
2. Đặc điểm sinh học: sinh lí, sinh thái, chu kỳ phát
triển.
3. Đặc điểm dịch tễ học, đặc điểm gây bệnh và các
hình thức lây truyền bệnh.
4. Nguyên tắc điều trị và biện pháp phòng chống
bệnh do KST.
1. Ký sinh trùng Y học
(Khái niệm và Định nghĩa)
• Khái niệm KST y học.
Một ngành KH nghiên cứu hiện tượng kí sinh - hiện tượng
những sinh vật sống ăn bám và gây tác hại cho cơ thể
con người.
KST là một khái niệm rất rộng, được dùng để chỉ các loài
phải sống dựa trên cơ thể vật chủ. Có thể hiểu đơn giản
chúng là loài động vật ký sinh, chúng vừa “sống bám”
vừa “giành ăn” hoặc trực tiếp “ăn” cơ thể chúng sống.
Trong y học, KST hay động vật ký sinh là sinh vật chiếm
sinh chất của các sinh vật khác đang sống để tồn tại và
phát triển. Chúng sống gửi, sống bám hoàn toàn hoặc
một phần vào loài khác. KST Y học gồm có nhiều loài
khác nhau như: Giun sán, đơn bào, nấm, côn trùng…
1. Ký sinh trùng Y học
(Khái niệm và Định nghĩa)

Nhiệm vụ nghiên cứu của KST Y học.


⁃ Hình thái, phân loại KST.
⁃ Đặc điểm sinh học: sinh lí, sinh thái, chu kỳ phát
triển.
⁃ Tác động qua lại giữa KST và vật chủ (kí chu)̉.
⁃ Các đặc điểm dịch tễ học, đặc điểm gây bệnh.
⁃ Các biện pháp điều trị và phòng chống bệnh KST.
1. Ký sinh trùng Y học (tiếp)

Định nghĩa:
Là sinh vật sống nhờ vào sinh vật khác, chiếm các chất
của sinh vật đó để tồn tại và phát triển.
Một số khái niệm:
- KST đơn ký sinh (đơn thực): KST chỉ có 1 loài vật chủ
(giun đũa trên người).
- KST đa ký sinh (đa thực): KST có nhiều loại vật chủ (sán lá
gan).
- KST tạm thời: sống tạm thời ở vật chủ để lấy thức ăn
(người là vật chủ tạm thời của muỗi).
- KST vĩnh viễn: sống suốt đời trên vật chủ (người là vật chủ
vĩnh viễn của giun đũa).
1. Ký sinh trùng Y học (tiếp)

Một số khái niệm (tiếp):


- Nội KST: KST sống sâu trong ở các cơ quan cơ thể
(giun đũa trong ruột người).
- Ngoại KST : KST sống ở da, lông, tóc móng (nấm
da, nấm tóc).
- KST lạc vật chủ: (người nhiễm giun đũa chó, lợn).
- KST lạc chỗ: kí sinh lạc sang cơ quan, phủ tạng
khác (giun chui ống tụy, ống mật…)
2. Hiện tượng ký sinh
• Cộng sinh (symbiosis):
Hai SV dựa vào nhau tồn tại và phát triển, quan hệ
này có tính thường xuyên và bắt buộc (con mối và
trùng roi sống trong ruột mối: mối ăn gỗ, nhưng
không có men phân hủy cellulose thành đường, trùng
roi có men mà cả hai đều cần đường.
• Hỗ sinh (mutualism):
Có lợi cho cả hai bên, nhưng không bắt buộc phải
sống dựa vào nhau (hải qùy và tôm: tôm chui vào hải
quỳ để được bảo vệ, hải qùy kiếm được nhiều thức
ăn nhờ tôm bơi, di chuyển đi mọi nơi - hải qùy không
di chuyển được).
2. Hiện tượng ký sinh (tiếp)

• Hội sinh (commensalism):


Quan hệ chỉ có lợi cho một bên, nhưng bên kia
không bị thiệt hại (Entamoeba coli sống hội sinh, ăn
thức ăn thừa trong đại tràng của người, nhưng không
gây hại).
• Kháng sinh (antibiosis):
Loài này ức chế sự sinh trưởng của loài khác (nấm
mốc và vi khuẩn).
• Kí sinh (parasitism):
Một sinh vật sống nhờ có lợi là KST, sinh vật kia bị kí
sinh và bị thiệt hại gọi là vật chủ (ký chủ).
3. Vật chủ (ký chủ)
Định nghĩa:
•Sinh vật bị KST sống nhờ, ở đó KST tôǹ tại và nhân lên.
•Là những sinh vật bị ký sinh, tức là bị ký sinh trùng chiếm
sinh chất, trong quan hệ này, vật chủ là đối tượng bị thiệt hại,
ví dụ khi người bị nhiễm giun thì người là vật chủ, giun là vật
ký sinh.
Có nhiều khái niệm về vật chủ. Dựa vào mối quan hệ giữa
ký sinh trùng và vật chủ mà phân các loại vật chủ sau:
•Vật chủ cuối cùng hay vật chủ chính: Là vật chủ mang KST ở
giai đoạn trưởng thành hoặc có khả năng sinh sản hữu giới. Ví
dụ: người là vật chủ chính trong chu kỳ sán lá gan. Muỗi là vật
chủ chính trong chu kỳ của KST sốt rét. Giun đũa lợn thì lợn là
vật chủ chính hay vật chủ vĩnh viễn.
3. Vật chủ (ký chủ)
• Vật chủ trung gian hay vật chủ phụ:
Là nơi KSTdạng ấu trùng ký sinh và sinh sản vô tính tại đó,
như ở bệnh sán ruột khi trứng thải qua phân ra ngoài môi
trường, sau đó trứng phát triển thành ấu trùng, ấu trùng này
ký sinh trong ốc và sinh sản vô tính tại đây. Ví dụ muỗi là vật
chủ trung gian trong chu kỳ KST sốt rét. Vật chủ trung gian
có thể là vật chủ chính như muỗi trong chu kỳ của KST sốt
rét, có thể là vật chủ phụ như muỗi trong chu kỳ của giun chỉ
bạch huyết.
• Vật chủ dự trữ:
Một số KST đã phát triển thành mầm bệnh gây nhiễm ở môi
trường bên ngoài nhưng chưa có điều kiện xâm nhập vào
vật chủ cuối cùng nên nó xâm nhập vào vật chủ khác gọi là
vật chủ dự trữ. KST khi ký sinh trong vật chủ dự trữ không
phát triển thêm, dễ gây nhiễm cho vật chủ.
3. Vật chủ (ký chủ)
Một số khái niệm vật chủ (tiếp):
•Vật chủ bổ sung: Một số bệnh KST trong quá trình sống
thích nghi phải qua vật chủ bổ sung để phát triển thành mầm
bệnh, ví dụ bệnh sán lá gan nhỏ ở người và động vật.
•Vật chủ tình cờ hay vật chủ ngõ cụt: Một số ấu trùng xâm
nhập, di chuyển (lavra migrans) tới vị trí nào đó ở cơ thể thì
dừng, không phát triển được, sau một thời gian thì bị chết. Ví
dụ hội chứng ấu trùng di chuyển của giun đũa, giun móc chó
trên người. Nhưng một số loại khác tuy không phát triển
nhưng có thể tồn tại lâu dài, nếu bị động vật khác ăn thịt thì
vào vật chủ mới này chu kỳ sẽ hoàn thành. Ví dụ ấu trùng giun
xoắn Trichinella spiralis, Echinococcus granulosus.
•Vật chủ trung gian truyền bệnh cơ học: Chỉ đơn giản là
chuyên chở một cách thụ động, không phát triển, ví dụ ruồi.
Sinh lý của KST

• Hạn định đời sống của KST:


Mỗi loài đều có tuổi thọ riêng ngay cả với những
loài động vật hạ đẳng mà phương thức sinh sản
vô giới tưởng chừng như vô hạn. Vì thế một số
bệnh KST sẽ tự hết nếu không bị tái nhiễm.
Ví dụ: giun kim sống khoảng một tháng, giun đũa
khoảng một năm. Trong thời gian này nếu không
bị tái nhiễm (nghĩa là cắt đứt được vòng đời phát
triển của chúng) thì cơ thể người sẽ tự sạch giun.
3. Sinh lý của KST
• Dinh dưỡng và chuyển hoá của KST:
Nguồn dinh dưỡng của KST chủ yếu dựa vào sự chiếm
đoạt những chất dinh dưỡng của vật chủ như gluxit,
protit, lipit, vitamin…
• Hô hấp:
Yếm khí (nội KST). Oxy được cung cấp nhờ các men
chuyển hoá thức ăn, hoặc Vi Khuẩn cộng sinh.
• Bài tiết:
Các chất chuyển hoá thừa sau khi chiếm thức ăn từ vật
chủ được thải ra đều là những chất độc gây nhiễm độc
Vật chủ.
5. Chu kỳ phát triển của KST
Là toàn bộ quá trình phát triển của ký sinh trùng từ giai
đoạn non như trứng hoặc ấu trùng đến khi trưởng thành
hoặc có khả năng sinh sản.
Phân loại chu kỳ:
•Chu kỳ đơn giản: chỉ cần một vật chủ như chu kỳ của
giun đũa người chỉ có một vật chủ là người.
•Chu kỳ phức tạp: cần từ 2 vật chủ trở lên như KST sốt
rét cần 2 vật chủ là người và muỗi hay sán dây lợn cần
người và lợn. Chu ky cần nhiều vật chủ như sán lá gan
nhỏ. Chu kỳ qua nhiều sinh vật, không có giai đoạn
ngoại cảnh như giun xoắn.
•Chu kỳ ngoại cảnh/ngoại giới: giun đũa, giun tóc, móc
1

Người

Ngoại giới
2
Vật chủ
Ngoại giới
trung gian

3
Vật chủ
Ngoại giới Ngoại giới
trung gian

4
Vật chủ
Ngoại giới 5 trung gian
Vật chủ
trung gian

Các kiểu chu kỳ của ký sinh trùng


5. Phân loại chu kỳ (5 kiểu chu kỳ)

• Kiểu chu kỳ 1: Ví dụ chu kỳ của giun đũa (Ascaris


lumbricoides), Giun tóc (Trichuris trichiura), amip gây
bệnh (Entamoeba histolytica), trùng roi (Giacdia
lamblia)…
• Kiểu chu kỳ 2: Ví dụ chu kỳ của sán lá nhỏ (Clonorchis
sinensis), sán lá phổi (Paragonimus westermani), sán
dây (Taenia)…
• Kiểu chu kỳ 3: Ví dụ chu kỳ của sán máng (Shitosoma),
sán lá ruột (Fasciola buski)…
• Kiểu chu kỳ 4: Ví dụ chu kỳ của đường roi đường máu
(Trypanosoma cruzi).
• Kiểu chu kỳ 5: Ví chu kỳ của giun chỉ, KST sốt rét.
Chu kỳ phát triển giun đũa

🡪 Từ lúc người nuốt trứng -> con trưởng thành 2-3 tháng, sống 1-2 năm
Chu kỳ phát triển của giun tóc

60-70 ngày, Sống 5-10 năm


®Î 3.000- 20.000 w/ngµy
Chu kỳ phát triển của giun móc / giun mỏ

Chu kú: 4-5 tuÇn


Trøng: 9000 -30.000/ngµy
Ký sinh ở tá tràng.
Ngưêi nhiÔm 1 giun mÊt
0,02-0,1ml m¸u/ngµy.
Chu kỳ phát triển của sán dây
Chu kỳ phát triển của ấu trùng sán lợn
Chu kỳ phát triển sán lá gan lớn

fhgjgj
huh
6. Tác động KST đến vật chủ (Tác hại)
• Chiếm đoạt chất dinh dưỡng của vật chủ:
Có thể là chất đã được tiêu hoá như dưỡng chấp, hoặc là
chất đã chuyển hoá như máu, dịch tế bào, dịch mô…
• Gây độc cho vật chủ:
Bằng chất đã chuyển hoá tiết ra hoặc chất thải của KST.
• Gây hại do tác động cơ học:
Giun đũa gây tắc ruột, tắc ống mật, ấu trùng sán lợn chèn
ép não gây động kinh, hoặc che lấp đồng tử gây mù…
• Mở đường cho vi khuẩn gây bệnh:
Qua vết xước, vết loét bên ngoài/ bên trong cơ thể vật chủ
như giun kim gây viêm ruột thừa, giun đũa gây áp xe gan.
• Làm tăng tính thụ cảm của vật chủ với nhiễm khuẩn:
8. Đặc điểm của KST
Về hình thể, kích thước:
- Kích thước: thay đổi tùy loài, tùy giai đoạn phát triển như trứng
sán dây chỉ cỡ vài μm nhưng sán trưởng thành dài hàng mét.
- Hình thể: khác nhau tùy loại, tùy giai đoạn phát triển như KST
sốt rét ở hồng cầu có lúc hình nhẫn, lúc hình hoa nhiều cánh.
- Màu sắc KST: có thể thay đổi tùy thuộc vào vị trí ký sinh và môi
trường như chấy ở đầu thì đen hơn rận ở quần áo.
Về cấu tạo cơ quan:
₋ Thay đổi để thích nghi với đời sống ký sinh.
₋ Những bộ phận không cần thiết đã thoái hóa như giun đũa
không có cơ quan vận động.
₋ Cơ quan thực hiện chức năng tìm, bám vào vật chủ, chiếm thức
ăn vật chủ rất phát triển như của muỗi, ấu trùng giun móc, bộ
phận chích hút sinh chất (vòi muỗi, bao miệng của giun móc).
₋ Cơ quan sinh sản cũng rất phát triển
8. Đặc điểm của KST (tiếp)
Về đặc điểm sinh sản.
•Sinh sản vô giới: (vô tính) .
+ Phân đôi: từ một tế bào mẹ phân thành hai tế bào con
như amip, trùng roi, KSTsốt rét
+ Phân liệt: từ 1 tế bào mẹ thành nhiều tế bào con.
•Sinh sản hữu giới : (hữu tính)
+ Lưỡng giới: có thể thực hiện giao hợp chéo giữa hai bộ
phận sinh dục đực và cái trên cùng một cá thể như sán lá
gan, sán dây..
+ Hữu giới giữa cá thể đực và cái: giun đũa, giun tóc...
+ Kết hợp giữa giữa giao bào đực và cái: KST sốt rét.
•Sự luân phiên sinh sản hữu giới và sinh sản vô giới: sán
lá, một số loài sán dây, KST sốt rét, Toxoplasma sp….
7. Đáp ứng của Vật chủ đến KST
Đáp ứng miễn dịch tự nhiên (bẩm sinh).
•Miễn dịch tự nhiên tuyệt đối:
Một loài KST chỉ ký sinh được ở một số vật chủ nhất định,
ví dụ: người chỉ nhiễm KST sốt rét người mà không nhiễm
KST sốt rét chuột, gà… và ngược lại.
•Miễn dịch tự nhiên tương đối:
o Phụ thuộc vào nhiều yếu tố của vật chủ và yếu tố của tự
nhiên môi trường vật chủ tồn tại.
o Vai trò của TB, mô nhất là lách, ví dụ: khỉ không nhiễm KST
sốt rét người, nhưng sau cắt lách khỉ có thể bị nhiễm.
o Điều kiện sống, ví dụ: các loài động vật ăn cỏ trong tự nhiên
không nhiễm giun xoắn nhưng trong thực nghiệm có thể.
Đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu.
10. Cách ghi danh pháp, đặt tên KST
Danh pháp
•Tên thông thường
•Tên khoa học: Ví dụ Giun đũa: tên thông thường là giun đũa, lải,
sán đũa… Tên KH là Ascaris lumbricoides (giống Ascaridae, loài
lumbricoides.
Cách đặt tên ký sinh trùng
-Sự tiến hóa: Đơn bào – Protozoa
-Hình thể: Sán lá, Sán dây, Giun móc, Giun lươn, kim…)
-Kích thước: Muỗi SR – Anopheles minimus (minima: nhỏ)
-Hình dạng: Amip (Amoeba:không hình)
-Dựa vào vật chủ ký sinh: Ascaris suum (sius: lợn)
-Dựa vào vị trí ký sinh: Fasciola hepatica (hepati : gan)
-Tên địa phương tìm: Anopheles philippinesis (Philippine)
-Tên người tìm: giun chỉ Wuchereria bancrofti
9. Phân loại KST
Ký sinh trùng thuộc giới động vật:
• Đơn bào (Protozoa)
- Cử động bằng chân giả (Rhizopoda): Các loại amip.
- Cử động bằng roi (Flagellata): Các loại trùng roi.
- Cử động bằng lông (Ciliata): Trùng lông Balantidium coli.
- Không có bộ phận vận động: Trùng bào tử (Sporozoa).
• Đa bào (Metazoaire):
- Giun sán.
- Chân đốt -tiết túc (Arthropoda).
• Ký sinh trùng thuộc giới thực vật: Nấm ký sinh
11. Dịch tễ học bệnh KST

Nghiên cứu dịch tễ là nội dung quan trọng nhất của


KST học nhất là trong phòng chống bệnh KST, nghiên
cứu bao gồm:
1. Nguồn chứa/ mang mầm bệnh (tác nhân gây bệnh).
2. Đường KST thải ra môi trường hoặc vào vật khác.
3. Đường xâm nhập của KST vào vật chủ, sinh vật.
4. Khối cảm thụ.
5. Các yếu tố khác (gián tiếp)
11. Dịch tễ học bệnh KST
Đường xâm nhập của KST vào vật chủ:
⁃Đường miệng (giun sán)
⁃Đường hậu môn (giun kim)
⁃Qua đường hô hấp : nấm
⁃Qua đường máu, nhau thai (SR, Toxo..)
⁃Qua đường sinh dục (trùng roi âm đạo..)
⁃Qua da (KSTSR, giun móc/ mỏ, giun lươn, ghẻ..)
11. Dịch tễ học bệnh KST
Khối cảm thụ:
-Tuổi : bệnh KST mọi lứa tuổi đều có cơ hội
-Giới: không có sự khác biệt. Trong trùng roi
đường sinh dục thì nữ nhiều hơn.
-Nghề nghiệp: có liên quan do bệnh KST liên quan
với sinh địa cảnh, thổ nhưỡng, tập quán.
+ SR; Người đi rừng, ngủ rẫy
+ Giun móc vùng đất cát, trồng rau mầu
+ Sán máng vịt nông dân vùng trồng lúa nước.
11. Dịch tễ học bệnh KST
• Khối cảm thụ:
Cơ địa, Khả năng miễn dịch: trẻ em bị nhiễm
giun nhiều hơn người lớn. Người nhiễm HIV dễ
bị nhiễm nấm.
• Môi trường: Nhìn chung sinh cảnh địa lý, thổ
nhưỡng có ảnh hưởng đến bệnh KST.
• Khí hậu, thời tiết: khí hậu nhiệt đới, bán nhiệt
đới, nóng ẩm, mưa nhiều làm bệnh KST phát
triển.
• Các yếu tố kinh tế - văn hóa – xã hội
12. Đặc điểm bệnh học KST

Bệnh phổ biến theo vùng: Vùng nhiệt đới nóng ẩm


Hình thức và điều kiện lan tràn bệnh do KST:
-Khuyếch tán chủ động: KST thường vận động từ nơi
này đến nơi khác như muỗi di chuyển tự nhiên.
-Khuyếch tán thụ động: nhờ vào điều kiện tự nhiên: gió,
nước chảy KST phát tán xa hơn, nguy hiểm hơn.
Điều kiện lan tràn của bệnh KST:
+ Phải có ổ dịch tự nhiên.
+ Phải có vật chủ thích hợp và đầy đủ cho từng loại.
+ Phải có điều kiện tự nhiên thuận lợi.
+ Tập quán và môi trường sinh sống của con người.
12. Đặc điểm bệnh học KST (tiếp)

• Thời kỳ ủ bệnh, phát bệnh, lui bệnh và sau khi khỏi


bệnh, tùy bệnh có một số tính chất riêng.
• Diễn biến dần dần, tuy có thể có cấp tính và ác tính.
• Gây bệnh lâu dài.
• Bệnh thường mang tính chất vùng (vùng lớn hoặc
vùng nhỏ) liên quan mật thiết với các yếu tố địa lý, thổ
nhưỡng…
• Bệnh thường gắn chặt với điều kiện kinh tế - xã hội.
• Bệnh có ảnh hưởng rõ rệt của văn hóa – tập quán –
tín ngưỡng – giáo dục.
• Bệnh liên quan trực tiếp với y tế, sức khỏe công cộng
12. Đặc điểm bệnh học KST (tiếp)

Hội chứng ký sinh trùng


-Hội chứng thiếu, suy giảm dinh dưỡng
-Hội chứng viêm.
-Hội chứng nhiễm độc.
-Hội chứng não – thần kinh.
-Hội chứng thiếu máu.
-Hội chứng tăng bạch cầu ưa acid
12. Đặc điểm bệnh do KST (tiếp)

Diễn biến của hiện tượng ký sinh,


bệnh ký sinh trùng:
Những hậu quả sau:
• Ký sinh trùng chết.
• Ký sinh trùng tồn tại nhưng không phát triển.
• Ký sinh trùng phát triển hoàn tất chu kỳ hoặc một
số giai đoạn của chu kỳ và tiếp tục phát triển trong
cơ thể vật chủ.
• Vật chủ bị ký sinh không bị bệnh hoặc chưa biểu
hiện bệnh hoặc bị bệnh (nhẹ, nặng hoặc có thể tử
vong).
13. Tác hại của KST và bệnh KST

Các yếu tổ ảnh hưởng đến bệnh KST


- Loại KST : to, nhỏ, vị trí ký sinh, phương thức ký
sinh, sinh chất chúng chiếm..
-Số lượng KST: ảnh hưởng đến sinh chất của vật
chủ và gây biến chứng
-Tính di chuyển của KST: gây biến chứng hoặc lan
tỏa bệnh
-Phản ứng của vật chủ.
13.Tác hại của KST và bệnh KST
Tác hại về dinh dưỡng, sinh chất
KST sống ký sinh làm vật chủ mất sinh chất, phụ
thuộc vào
-Kích thước, độ lớn của KST
-Số lượng
-Loại sinh chất, thức ăn mà chúng chiếm
-Phương thức chiếm thức ăn
-Tuổi thọ của KST
-Rối loạn tiêu hóa.
-Độc tố KST gây nhiễm độc
13. Tác hại của KST và bệnh KST

Tác hại tại chỗ


-Gây đau, viêm loét
-Gây dị ứng
-Gây tắc
-Gây chén ép, kích thích tại chỗ
-Phản ứng viêm
Tổn thương tại chỗ Gây tắc cơ học
13. Tác hại của KST và bệnh KST
• Tác hại do nhiễm các chất độc: do trong quá
trình sống, phát triển, KST sản sinh nhiều
sản phẩm chuyển hóa. Các sản phẩm này
gây viêm, phù nề, dị ứng, nhiễm độc tại chỗ
hoặc toàn thân
• Tác hại trong việc vận chuyển mần bệnh
• Tác hại làm thay đổi các thành phần, bộ phận
của cơ thể:KSTSR, giun chỉ..
• Gây các biến chứng nội ngoại khoa : gây tắc,
áp xe..
14.
14. Chẩn đoánbệnh
Chẩn đoán bệnhKST
KST

Chẩn đoán lâm sàng:


- Dựa vào các triệu chứng lâm sàng của
từng bệnh
- Khai thác kỹ tiền sử, các yếu tố dịch tễ.
- Thăm khám kỹ, có hệ thống (người sống
lâu trong vùng có sự lan truyền bệnh cao)
14. Chẩn đoán bệnh KST
Chẩn đoán xét nghiệm:
Bệnh phẩm xét nghiệm:
-Phân : Khối lượng lấy, vị trí lấy, thời gian lấy
-Máu: có thể xét nghiệm xác định trực tiếp hoặc gián tiếp qua
các phản ứng huyết thanh học.
-Tủy xương: KSTSR
-Mô : ấu trùng sán dây, ấu trùng giun xoắn
-Dịch và các chất thải:
+ Đờm: trứng SLP, nấm
+ Dịch tá tràng : tìm trứng SLG
+ Dịch màng phổi: tìm amip
14. Chẩn đoán bệnh KST
Kết hợp : Lâm sàng, Dịch tễ học và Xét nghiệm:
•Phương pháp KST học:
Phát hiện sự có mặt của KST và xác định hình thể
•Phương pháp chẩn đoán miễn dịch học:
Dựa trên kết quả phản ứng kháng nguyên - kháng thể.
Phương pháp này cho phép phát hiện được KST có
trong cơ thể một cách gián tiếp.
•Nuôi cấy, gây nhiễm trên động vật thực nghiệm:
•Phương pháp sinh học phân tử:
Kỹ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction) có độ nhạy
và độ đặc hiệu cao, chẩn đoán chính xác, sớm.
15. Điều trị bệnh KST
• Mục đích:
Tiêu diệt hoặc tống KST ra khỏi cơ thể BN nhưng đôi khi
chỉ nhằm đạt mức giảm cường độ nhiễm, làm bớt
nguy hiểm và bớt thải mầm bệnh ra môi trường.
• Nguyên tắc:
Điều trị đặc hiệu, toàn diện, hàng loạt.
- Chẩn đoán chính xác trước khi điều trị:
- Chọn thuốc đặc hiệu ít độc, có tác dụng rộng cho
người bệnh (điều trị đa nhiễm KST):
- Kết hợp với phòng bệnh, chống tái nhiễm và ô nhiễm
môi trường:
- Thành viên GĐ người bệnh và tập thể/ cộng đồng.
15. Điều trị bệnh KST

Giải quyết các tác nhân gây bệnh (loại trừ, tiêu diệt
KST) là việc sử dụng thuốc hoặc hóa chất để diệt
KST.
• Liều lượng thuốc
• Nơi điều trị:
• Chu kỳ điều trị
• Đối tượng đích
• Xét nghiệm trước điều trị
15. Điều trị bệnh KST

• Xử lý mầm bệnh đào thải ra do điều trị


• Nhuận tràng và thuốc tẩy
• Điều trị triệu chứng, biến chứng
• Điều trị phải kết hợp với dự phòng tốt
• Điều trị chọn lọc, ưu tiên
• Điều trị dựa vào số lượng KST có trong cơ
thể
• Chọn thuốc
15. Điều trị bệnh KST

Chọn thuốc
- Có tác dụng với nhiều loại (giun)
- Ít độc có thể dùng nhiều lần trong năm
- Dễ và tiện sử dụng (có thể dùng tại gia đình,
cộng đồng…)
- Giá thành chấp nhận được
- Dễ kiếm, dễ mua, dễ bảo quản.
15. Phòng chống bệnh KST

Nguyên tắc:
-Quy mô rộng lớn: bệnh xã hội, phổ biến, nhiều người
mắc, dễ lây lan.
-Thời gian lâu dài, và có kế hoạch bệnh KST thường
kéo dài, tái nhiễm liên tiếp.
-Kết hợp nhiều biện pháp.
-Lồng ghép với các chương trình, dịch vụ y tế khác.
-Xã hội hóa, cộng đồng tự giác tham gia.
-Kết hợp với ngành Thú y (bệnh truyền từ động vật sang
người)
16. Phòng chống KST và bệnh KST

Nguyên tắc:
- Xã hội hóa công tác phòng chống
-Kế hợp với chăm sóc sức khỏe ban đầu
- Lựa chọn vấn đề KST ưu tiên
- Kết hợp với phòng chống bệnh KST thú y
– vật nuôi và môi trường
16. Phòng chống KST và bệnh KST

Biện pháp chủ yếu:


- Diệt KST (mần bệnh) ở người,ở vật chủ trung
gian, ở ngoại cảnh…
- Cắt đứt chu kỳ sống của KST
- Chống ô nhiễm mần bệnh ở ngoại cảnh
- Quản lý và xử lý phân
- Phòng chống côn trùng đốt
- Đảm bảo ăn chín, uống sôi, thực phẩm sạch
16. Phòng chống KST và bệnh KST

Biện pháp chủ yếu:


- Vệ sinh môi trường, cá nhân, tập thể
- Giáo dục sức khỏe thay đổi hành vi
- Phát triển kinh tế - xã hội
- Nâng cao trình độ giáo dục và dân trí
- Phát triển mạng lưới y tế cơ sở
17. Bệnh KST ở Việt Nam và các chương
trình phòng chống
• Khí hậu nhiệt đới, tập quán/ hành vi SK của con người, vệ
sinh môi trường là những điều kiện rất thích hợp cho sự
phát triển và lây nhiễm các mầm bệnh KST ở Việt Nam.
• Một số địa phương, người dân có phong tục tập quán ăn
gỏi cá, thịt lợn tái, thịt bò tái, tiết canh, gan lợn tái, nem
chua… cua nướng và rau thủy sinh không nấu chín … đây
là yếu tố nguy cơ gây bệnh sán lá gan, sán lá phổi, sán
dây, ấu trúng sán lợn, giun xoắn… trong cộng đồng.
• Đa số bệnh KST ở người có nguồn gốc từ môi trường,
động vật nuôi, thú hoang dã, bệnh tồn tại dai dẳng khó diệt
trừ mầm bệnh triệt để.
• Các bệnh giun truyền qua đất, bệnh giun đường ruột thì
trẻ em và phụ nữ độ tuổi sinh sản được coi là nhóm đích.
17. Một số bệnh KST điển hình ở Việt Nam

• Bệnh sốt rét: P.falciparum 70-80%, P.vivax


20-30%, P. malaria 2-5% (tây nguyên và miền
trung, đông nam bộ...)
• Bệnh giun chỉ: Brugia malayi 79% Khánh
Hòa, Ninh Thuận.
• Sán lá phổi: Lai Châu, Yên Bái
• Sán lá gan lớn : Hải hậu (NĐ), Kim sơn (NB),
Khánh Hòa.
• Giun xoắn: Một số tỉnh miền núi phía Bắc.
Miền Bắc:
-Đồng bằng: 80-95 %
Bệnh Giun đũa - Trung du:
- Miền núi:
80-90 %
50-70 %
- Ven biển: 70 %

• Tỷ lệ nhiễm giun đũa rất cao, đặt


biệt là trẻ em lứa tuổi từ 5-9 tuổi.
• Các tỉnh phía Bắc có tỉ lệ nhiễm
cao hơn các tỉnh phía Nam.
• Nông thôn nhiễm cao hơn thành
thị.
• Trong những năm gần đây, tỉ lệ Miền Trung:
nhiễm giun đũa có khuynh - Đồng bằng: 70,5 %
hướng tăng ở các tỉnh miền núi - Tây Nguyên: 10-25 %
- Miền núi : 38,4 %
và miền Nam. - Vïng ven biển:
• Cường độ nhiễm nhẹ (số trứng 12,5%
trung bình/gam phân < 10.000).
Miền Nam:
- Đồng bằng: 45-60%
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Nêu hiện tượng và các loại hình ký sinh của KST.
2. Thế nào là vật chủ chính, vật chủ phụ, vật chủ vĩnh viễn,
vật chủ tạm thời, vật chủ trung gian, vật chủ ngõ cụt/ vật
chủ tình cờ?
3. Nêu các kiểu chu kỳ phát triển (vòng đời) của KST.
4. Trình bầy tác động KST đến vật chủ (tác hại) và đáp ứng
của vật chủ đến nhiễm KST.
5. Tóm tắt phân loại KST
6. Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh do KST (nguồn bệnh/
tác nhân gây bệnh, đường ký sinh trùng thải ra môi trường
hoặc vào vật khác, đường xâm nhập của KST vào vật
chủ, khối cảm thụ và các yếu tố gián tiếp khác).
7. Nêu một số đặc điểm bệnh học do KST.
CẢM ƠN
xuanhungvsr@yahoo.com

0912323874

You might also like