6.4.1.1 + 6.4.1.2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

6.4.1.1.

khái niệm và đặc điểm của thuế

a.Khái niệm về thuế

Về mặt hình thức, thuế phản ảnh sự phân phối lại một phần tài chính của xã hội cho nhà nước, trong
đó người nộp thuế không có quyền yêu cầu nhà nước phải hoàn trả cho họ bất kỳ sản phẩm hay dịch
vụ cụ thể nào, do đó thuế không mang tính chất hoàn trả trực tiếp cho người nộp

Về mặt bản chất, thuế phản ánh mối quan hệ tài chính giữa người nộp thuế với nhà nước thông qua
hoạt động nộp thuế bắt buộc của người nộp thuế cho nhà nước. Nộp thuế cho nhà nước được coi là
nghĩa vụ, trách nhiệm của người nộp thuế được quy định trong luật, do đó, trốn thuế là hành vi vi
phạm pháp luật. thường

b. Đặc điểm của thuế

-Mang tính bắt buộc: Thuế là khoản đóng góp mang tính bắt buộc đối với người nộp thuế bởi vì
thuế là nguồn thu chủ yếu của nhà nước và nhà nước dùng số tiền đó để đảm bảo cho hoạt động
bình thưởng của mỗi quốc gia, đồng thời bảo vệ lợi ích quốc gia, đảm bảo an toàn, an ninh xã hội.
Tính bắt buộc thực chất xuất phát từ việc nhà nước là người cung ứng phần lớn các tiện ích, các
hàng hóa công cộng cho xã hội. Do đó, để hưởng được các lợi ích công cộng ấy người dân phải có
nghĩa vụ đóng thuế để nhà nước có được nguồn tài chính chỉ cho đầu tư, cung cấp các dịch vụ công
cộng.

-Tính chất không hoàn trả trực tiếp: Người nộp thuế có trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế khi có
phát sinh các hoạt động thuộc đối tượng chịu thuế, và điều này được quy định trong Hiến pháp của
mỗi quốc của đồng thời được thể chế hóa bằng các luật liên quan đến từng loại thuế cụ thể . Mặc
dầu người dân nộp thuế cho nhà nước, nhưng không có nghĩa là có quyền đòi hỏi nhà nước phải
hoàn trả lại bằng tiền hay hàng hóa dịch vụ cụ thể nào đó, tuy nhiên người dân được hưởng những
lợi ích gián tiếp từ các hàng hóa dịch vụ công cộng không trả tiền hay trả tiền ít hơn, hoặc được sống
trong môi trường xã hội bình an, an toàn... mà nhà nước sử dụng tiền thuế để tạo ra. Tuy nhiên,
người dân được quyền biết số tiền thuế nhà nước thu được và giám sát việc sử dụng nguồn thuế thu
được đúng quy định pháp luật hay không. Vì thế, theo quy định, các cơ quan tài chính nhà nước phải
có trách nhiệm công khai hoạt động ngân sách nhà nước hàng năm.

-Có tỉnh pháp lý cao: Bởi vì việc thu thuế được thể chế hóa bằng các luật thuế áp dụng cho các đối
tượng chịu thuế cụ thể, đồng thời được ghi nhận trong Hiến pháp của mỗi quốc gia, do đó thuế có
tính pháp lý cao. Ở các quốc gia, các luật thuế phải do cơ quan quyền lực nhà nước - Quốc Hội ban
hành.

Ví dụ, tại khoản 4 Điều 70 của Hiến pháp Việt nam 2013 có quy định rằng “Quốc Hội quyết định
chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết
định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương;
quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; quyết định dự toán ngân sách
nhà nước và phân bố ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước

6.4.1.2. Phân loại thuế

a. Phân loại theo tính chất kinh tế của thuế.

-Thuế gián thu: là loại thuế đánh vào người tiêu dùng thông qua hoạt động tiêu thụ hàng hoá, dịch
vụ và được ấn định trong giá cả hàng hoá hay dịch vụ.
Trong thuế gián thu, người nộp thuế và người chịu thuế độc lập nhau. Thông qua cơ chế giá cả, thuế
gián thu được chuyển cho người tiêu dùng gánh chịu, người sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ
chỉ là người thu hộ thuế cho nhà nước.

Ví dụ: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế tài nguyên, thuế bảo vệ
môi trường là các loại thuế gián thu.

-Thuế trực thu: là loại thuế đánh trực tiếp vào các thể nhân và pháp nhân khi có thu nhập hoặc tài
sản được quy định nộp thuế. Trong thuế trực thu, người nộp thuế chính là người chịu thuế.

Xét về mặt kinh tế, thuế trực thu là loại thuế tính trên thu nhập và quyền sử dụng tài sản hoặc giá trị
tài sản được qui định chịu thuế, do đó thường đụng chạm trực tiếp đến lợi ích kinh tế của người nộp
thuế, dễ gây tâm lý bất bình trong xã hội. Vì vậy, nhà nước phải xác đinh mức thu hợp lý, phù hợp
với khả năng đóng góp của người nộp thuế; Xét về mặt xã hội, thuế trực thu thực hiện việc phân
phối và điều tiết thu nhập của người nộp thuế vào lúc phát sinh thu nhập hay lúc hình thành tài sản
hoặc chuyển quyền tài sản.

Đối với các nước phát triển, tỷ trọng thuế trực thu thường chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng thu
thuế nộp vào ngân sách nhà nước. Ngược lại, đối với các nước đang phát triển ( trong đó có Việt
Nam) tỷ trọng thuế gián thu thường chiếm tỷ trọng lớn hơn.

b. Phân loại theo đối tượng chịu thuế

-Thuế đánh vào thu nhập: Bao gồm các sắc thuế có đối tượng chịu thuế là thu nhập, thu nhập từ lao
động dưới dạng tiền lương, tiền công, thu nhập từ hoạt động đầu tư tài chính hay đầu tư sản xuất
kinh doanh dưới dạng lợi nhuận, cổ tức,… Các loại thuế đánh vào thu nhập gồm thuế thu nhập
doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.

- Thuế đánh vào tiêu dùng: Bao gồm các sắc thuế đánh vào việc chi tiêu mua hàng hoá và dịch vụ.
Bản chất của các sắc thuế này là đánh vào phần thu nhập được mang tiêu dùng của người chịu thuế.
Phần lớn là các loại thuế gián thu như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt là các loại thuế
đánh vào tiêu dùng.

-Thuế đánh vào tài sản: Là các loại thuế có đối tượng chịu thuế là giá trị tài sản và quyền sử dụng tài
sản. Đây là loại thuế đánh vào giá trị tài sản và quyền sử dụng tài sản chứ không phải đánh vào phần
thu nhập phát sinh từ tài sản đó. Trên thế giới, thuế đánh vào tài sản bao gồm cả bất động sản và
động sản. Ở Việt Nam các loại thuế như thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông
nghiệp được coi là thuế đánh vào tài sản.

Như vậy thông qua việc phân loại các loại thuế cho thấy hệ thống thuế bao gồm nhiều loại vừa phát
huy tác dụng riêng, vừa hỗ trợ, vừa bổ sung cho nhau nhằm thực hiện một cách tổng hợp các chức
năng của hệ thống thuế.

You might also like