Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Nguyễn Ngọc Thu Thảo – NHC01 – 31201022739

Tình huống
Người giáo viên với tiêu chuẩn - chân thực

1. Bạn có tin các học sinh hiểu những gì họ làm là sai trái?
Em nghĩ các bạn học sinh chưa thực sự hiểu những gì họ làm là sai. Vì nếu biết đó là hành
động sai trái thì họ sẽ không dám vi phạm. Các bạn học sinh có lẽ vẫn chưa hiểu được “đạo
văn” là gì và nó có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sự nghiệp học tập và công việc của họ
trong tương lai như thế nào nếu vi phạm.
2. Hình phạt đối với hành vi sai trái có thích hợp không?
Theo em hình phạt dành cho các bạn học sinh là thích hợp. Bởi vì giáo viên đã cảnh báo
trước các học sinh không được sao chép các tài liệu trên Internet làm của mình và nếu điều
này bị phát hiện thì học sinh sẽ bị điểm không. Vị giáo viên đã đưa ra hình phạt đúng với
những gì mình cảnh báo trước. Tuy nhiên ở trường hợp này, các học sinh chưa hiểu rõ lỗi sai
của mình nên mới vi phạm. Vì vậy hội đồng trường nên cho học sinh cơ hội khác để làm lại
bài trước khi cho điểm 0.
3. Theo ý bạn Hội đồng trường cần làm điều gì trong việc sửa đổi cách tính điểm?
Hội đồng trường nên có quy định rõ ràng trong việc trích dẫn và chống đạo văn. Nên quy
định một mức tỷ lệ giới hạn mà nếu tỷ lệ tương đồng nằm trên mức đó thì bị coi là đạo văn.
Đồng thời nêu rõ mức phạt đối với hành vi này, chẳng hạn vi phạm lần 1 thì bị cảnh cáo, vi
phạm lần 2 sẽ bị 0 điểm. Nếu tham khảo tư liệu thì phải trích dẫn và nêu đầy đủ địa chỉ
trang web, tên tác giả của tư liệu đó.
4. Hãy đánh giá cách cư xử của phụ huynh học sinh.
Cách cư xử của phụ huynh học sinh theo em là chưa đúng. Trước khi phản đối giáo viên, họ
nên tìm hiểu rõ rằng tại sao con em mình lại làm như vậy. Sau đó nên thảo luận với nhà
trường và giáo viên cho học sinh cơ hội làm lại hay tìm biện pháp xử lí thích hợp hơn. Cách
hành xử của phụ huynh như vậy là chưa đủ tin tưởng vào sự giáo dục của giáo viên và nhà
trường, đồng thời chưa khiến con em mình nhận ra hành vi sai của bản thân.
5. Hãy đánh giá lời phát biểu rằng việc lấy tư liệu trên Internet không còn là sai trái nữa.
Việc lấy tư liệu trên Internet không sai, nhưng những tư liệu đó cần được dẫn nguồn, có đầy
đủ tên tác giả, tác phẩm. Tư liệu cũng chỉ nên dừng lại ở việc được tham khảo chứ không
thể bị sao chép toàn bộ. Nếu sao chép toàn bộ thì đó được coi là đạo văn, là hành vi sai trái.
6. Đâu là các hậu quả cho trường Piper và các học sinh?
Âm vang của vụ rắc rối này lan tỏa khắp đất nước và tất cả 12 trưởng khoa của đại học bang
Kansas cùng ký tên gửi một lá thư cho trường Piper cảnh báo các học sinh trường này là khi
lên đại học họ sẽ được “chăm sóc đặc biệt”. James Swanson, một thành viên trong Hội đồng
trường không hài lòng về thái độ đó đã viết một lá thư phản ứng lại đại học Kansas và nói
rằng điều đó là không công bằng. Sau đó ông đã nhận được lời xin lỗi của các quan chức tại
đại học Kansas. Tuy vậy âm vang vụ này vẫn chưa yên và học sinh trường Piper vẫn còn bi
“chọc quê”. Trong một cuộc thi đấu thể thao của học sinh các trường đã xuất hiện một tấm
bảng “Những người đạo văn” được giơ lên trong đám đông khán giả. Các sinh viên trường
than phiền rằng các học bổng và khen thưởng trao cho họ qua thành tích học tập xuất sắc
của họ đôi khi bị các sinh viên khác chế giễu.
7. Bạn có cho rằng sao chép tư liệu là thiếu đạo đức? Tại sao chúng ta lo ngại về cách xử sự
như vậy?
Em cho rằng sao chép tư liệu là thiếu đạo đức, bởi các ấn phẩm hay các công trình khoa học
được xem là tài sản trí tuệ, nếu sao chép tư liệu thì cũng tương tự tội ăn cắp tài sản của
người khác hoặc tự ý sử dụng tài sản của người khác mà không được phép của khổ chủ. Khi
bạn gian lận thông qua việc sao chép tư liệu tức là bạn đang lừa dối chính mình, vì bạn đã
làm mất cơ hội học hỏi và phát triển kiến thức của mình về một chủ đề cụ thể.
8. Phải chăng đây chỉ là một chức năng của Internet, chức năng đó có nên được chấp nhận
không?
Chức năng tham khảo tài liệu từ internet nên được chấp nhận, với điều kiện nó được sử
dụng đúng cách – tham khảo chứ không phải là sao chép. Internet - kho tàng kiến thức
khổng lồ lưu trữ tri thức của nhân loại, ra đời với chức năng giúp con người dễ dàng tiếp cận
với nguồn thông tin, kiến thức một cách dễ dàng. Phải chăng con người hiện nay đã quá phụ
thuộc vào Internet mà quên đi chức năng thật sự của nó, gây nên hành vi trái đạo đức. Vì
vậy mỗi chúng ta cần có ý thức trong hành vi của mình sao cho đúng với chuẩn mực đạo
đức.

You might also like