ÔN TẬP CUỐI HK 1 KHỐI 10 hs

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1 – KHỐI 10 – NĂM HỌC 22.

23
Họ tên học sinh......................................................................................Lớp..............................................
TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Lĩnh vực nghiên cứu nào sau đây là của Vật lí?
A. Nghiên cứu về sự thay đổi của các chất khi kết hợp với nhau.
B. Nghiên cứu sự phát minh và phát triển của các vi khuẩn.
C. Nghiên cứu về các dạng chuyển động và các dạng năng lượng khác nhau.
D. Nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của các tầng lớp trong xã hội.
Câu 2. Đâu không phải là biểu hiện của quá trình phát triển năng lực Vật lí
A. Có được những kiến thức, kĩ năng, cơ bản về vật lí.
B. Vận dụng được những kiến thức, kĩ năng đã học để khám khá, giải quyết các vấn đề có liên quan trong học
tập cũng như trong đời sống..
C. Nhận biết được năng lực, sở trường của bản thân, định hướng nghề nghiệp.
D. Không tuân thủ các quy tắc an toàn khi làm thí nghiệm Vật lí.
Câu 3. Sau khi đưa ra một dự đoán khoa học thì người ta phải
A. kết luận. B. làm thí nghiệm để kiểm tra.
C. xác định vấn đề nghiên cứu. D. tiếp tục đưa ra dự đoán mới.
Câu 4. Ai được mệnh danh là “cha đẻ” của phương pháp thực nghiệm
A.Niu-tơn. B. Ga-li-lê. C. Anh-xtanh. D.Giêm Oát.
Câu 5. Vectơ dùng để mô tả một đại lượng có hướng đó là
A.mô hình Toán học. B. mô hình vật chất.
C.mô hình lí thuyết. D. không thuộc mô hình nào.

Câu 6. Biển báo mang ý nghĩa:


A. Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp B. Nhiệt độ cao
C. Cảnh báo tia laser D. Nơi có nhiều khí độc

Câu 7. Biển báo mang ý nghĩa:


A. Lưu ý cẩn thận B. Lối thoát hiểm
C. Cảnh báo tia laser D. Cảnh báo vật sắc, nhọn

Câu 8. Biển báo mang ý nghĩa:


A. Nhiệt độ cao B. Nơi cấm lửa
C. Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp D. Chất dễ cháy

Câu 9. Loại sai số do chính đặc điểm và dụng cụ gây ra gọi là


A.sai số hệ thống. B. sai số ngẫu nhiên. C. sai số tỉ đối. D.sai số tuyệt đối.
Câu 10. Loại sai số không có nguyên nhân rõ ràng gọi là
A.sai số gián tiếp. B. sai số ngẫu nhiên. C. sai số dụng cụ. D. sai số tỉ đối.
Câu 11. Chọn phát biểu không đúng về sai số tỉ đối ?
A. Sai số tỉ đối là tỉ số giữa sai số tuyệt đối và giá trị trung bình.
A
B. Công thức của sai số tỉ đối: A = .100% .
A
C. Sai số tỉ đối càng nhỏ thì phép đo càng chính xác.
D. Sai số tỉ đối càng lớn thì phép đo càng chính xác.
Câu 12. Đo chiều dài của một cuốn sách, được kết quả 2,3 cm; 2,4 cm; 2,5 cm; 2,4 cm. Giá trị trung bình
chiều dày cuốn sách này là
A.2,4 cm. B. 2,5 cm. C. 2,3 cm. D. 2,2 cm.

1
Câu 13. Gọi A là giá trị trung bình, A là sai số dụng cụ, A là sai số ngẫu nhiên, A là sai số tuyệt
đối. Sai số tỉ đối của phép đo là
A A A A
A. A = .100% . B. A = .100% . C. A = .100% . D. A = .100% .
A A A A
Câu 14. Sai số do dụng cụ đo thông thường được lấy bằng
A. một phần tư hoặc một nửa độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ.
B. một hoặc hai lần độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ.
C. một phần tư hoặc một phần tám độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ.
D. một nửa độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ.
Câu 15. Một phép đo đại lượng vật lí A thu được giá trị trung bình là A , sai số của phép đo là A. Cách
ghi đúng kết quả đo A là
A. A = A − A. B. A = A + A. C. A = A  A. D. A= A  A.
Câu 16. Chọn phát biểu đúng ?
A. Sai số tỉ đối càng lớn thì phép đo càng chính xác.
B. Sai số tỉ đối của phép đo là tích số giữa sai số tuyệt đối với giá trị trung bình của đại lượng cần đo.
C. Sai số tỉ đối của một tích hay thương, thì bằng tổng các sai số tỉ đối của các thừa số.
D. Sai số tuyệt đối của một tổng hay hiệu, thì bằng tổng hay hiệu các sai số tuyệt đối của các số hạng.
Câu 17. Khi đo chiều dài của chiếc bàn học, một học sinh viết được kết quả: = 118  2 (cm). Sai số tỉ đối
của phép đo đó bằng
A. 2%. B. 1,7%. C. 5,9%. D. 1,2%.

Câu 18. Một học sinh tiến hành đo tốc độ của vật chuyển động tại phòng thí nghiệm. Phép đo tốc độ do học sinh
này cho giá trị trung bình sau nhiều lần đo là v = 0, 64267 m/s với sai số tuyệt đối tương ứng là
v = 0,00229 m/s . Kết quả của phép đo được biễu diễn bằng
A. v = 0, 6427 + 0, 0023 ( m/s ) . B. v = 0, 643  0, 0023 ( m/s ) .
C. v = 0, 643 + 0, 002 ( m/s ) . D. v = 0, 643  0, 002 ( m/s ) .

Câu 19. Tốc độ là đại lượng đặc trưng cho


A. tính chất nhanh hay chậm của chuyển động.
B. sự thay đổi hướng của chuyển động.
C. khả năng duy trì chuyển động của vật.
D. sự thay đổi vị trí của vật trong không gian.
Câu 20. Khi làm nghiệm đo tốc độ trung bình của vật chuyển động thẳng, để đo thời gian chuyển động
thì đồng hồ đo thời gian hiện số chọn chế độ đo MODE
A. A↔B. B. A + B C. A. D. T.
Câu 21. Chọn phát biểu đúng ?
A. Vectơ độ dịch chuyển thay đổi phương liên tục khi vật chuyển động.
B. Vectơ độ dịch chuyển có độ lớn luôn bằng quãng đường đi được của chất điểm.
C. Khi vật chuyển động thẳng không đổi chiều, độ lớn của vectơ độ dịch chuyển bằng quãng đường đi được.
D. Vận tốc tức thời cho ta biết chiều chuyển động nên luôn có giá trị dương.

2
Câu 22. Hình dưới mô tả đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của một chiếc xe ô tô
chạy trên đường thẳng. Vận tốc của xe bằng
A. 45 km/h. B. 90 km/h.
C. – 45km/h.
D. –90 km/h.

Câu 23. Một chất điểm chuyển động từ M đến N trong khoảng thời gian t với véc tơ độ dịch chuyển là d
. Vận tốc trung bình của chất điểm là
d d 2d
A. v = td . B. v = . C. v = . D. v = .
t 2t t
Câu 24. Chọn phát biểu sai ? Gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều
A. luôn là một đại lượng vectơ.
C. đặc trưng cho sự nhanh biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc theo thời gian.
B. luôn không đổi cả về hướng và độ lớn.
D. luôn cùng hướng với chuyển động của vật.
Câu 25. Chọn phát biểu sai ?
A.Trong chuyển động chậm dần đều, gia tốc có giá trị âm.
B.Trong chuyển động chậm dần đều, vectơ gia tốc ngược chiều với chuyển động.
C.Trong chuyển động biến đổi đều, gia tốc luôn không đổi.
D.Trong chuyển động nhanh dần đều, vectơ gia tốc cùng chiều với chuyển động.
Câu 26. Công thức liên hệ vận tốc và gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều là
A. v = v0 + at2. B. v = v0 + at. C. v = v0 – at. D. v = –v0 + at.
Câu 27. Chọn nhận định sai ? Chất điểm sẽ chuyển động thẳng nhanh dần đều
A. a>0 và v0 > 0. B. a>0 và v0 =0. C. a<0 và v0 =0. D. a <0 và v0 >0.
Câu 28. Độ dịch chuyển của một vật chuyển động thẳng có dạng: d = 4t + 2t2 (m;s). Biểu thức vận tốc tức
thời của vật theo thời gian là
A. v = 4(t +1) (m/s). B. v = 4(t – 1) (m/s). C. v = 2(t – 2) (m/s) D. v = 2(t + 2) (m/s).

Câu 29. Để mô tả vận tốc của một vật chuyển động thẳng chậm dần đều, với chiều dương được chọn là
chiều chuyển động. Phương trình vận tốc của chuyển động chậm dần đều được nhắc ở trên có dạng là
t2
A.v = 5t. B.v=15–3t. C.v=10+5t+2t2. D.v= 20 − .
2

1
Câu 30. Với chiều dương là chiều chuyển động, trong công thức d = v0 t + at 2 của chuyển động thẳng
2
biến đổi đều đại lượng có thể có giá trị dương hoặc giá trị âm là
A.vận tốc. B.thời gian. C. quãng đường. D. gia tốc.

3
Câu 31. Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều có độ dịch chuyển d = – 2t + t2 (m); với t0 = 0, t đo bằng
giây. Vật dừng lại ở thời điểm là
A. 1 + 11 s. B. 1 s. C. 2 s. D. 1 − 11 s.

Câu 32. Hai đại lượng nào sau đây là đại lượng vectơ ?
A.Quãng đường và tốc độ. B. Độ dịch chuyển và vận tốc.
C.Quãng đường và độ dịch chuyển. C. Tốc độ và vận tốc.
Câu 33. Trong các phép đo dưới đây, đâu là phép đo trực tiếp ?
(1) Dùng thước đo chiều cao.
(2) Dùng cân đo cân nặng.
(3) Dùng cân và ca đong đo khối lượng riêng của nước.
(4) Dùng đồng hồ và cột cây số đo tốc độ của người lái xe.
A.(1), (2). B.(1), (2), (4). C.(2),(3), (4). D.(2),(4).
Câu 34. Đồ thị vận tốc – thời gian nào sau đây mô tả chuyển động có độ lớn của gia tốc là lớn nhất?

a) b) c) d)
A. Hình a. B. Hình b. C. Hình c. D. Hình d.

Câu 35. Một con nhện bò dọc theo hai cạnh của một chiếc bàn hình chữ nhật. Biết hai cạnh bàn có chiều
dài lần lượt là 0,8 m và 1,2 m. Độ dịch chuyển của con nhện khi nó đi được quãng đường 2,0 m là
A.1,4 m. B. 1,5 m. C. 1,6 m. D. 1,7 m.

Câu 36. Độ dốc của đồ thị vận tốc theo thời gian cho chúng ta biết đại lượng nào sau đây ?
A.Vận tốc. B. Độ dịch chuyển. C. Quãng đường. D. Gia tốc.
Câu 37. Sự rơi tự do là
A. một dạng chuyển động thẳng đều.
B. chuyển động không chịu bất cứ lực tác dụng nào.
C. chuyển động dưới tác dụng của trọng lực.
D. chuyển động khi bỏ qua mọi lực cản.
Câu 38. Rơi tự do có quỹ đạo là một đường
A. thẳng. B. cong. C. tròn. D. zigzag.
Câu 39. Một viên bi sắt được thả rơi tự do từ độ cao h xuống đất với thời gian rơi là t =0,5s. Hỏi khi thả viên bi
từ độ cao 2h xuống đất thì thời gian rơi là bao nhiêu?
A. 1 s. B. 2s. C. 0,707s. D. 0,750s.

4
Câu 40. Một vật được thả rơi không vận tốc đầu từ độ cao 5m. Lấy g = 10m/s2. Tốc độ của nó khi chạm đất bằng
A. 50 m/s. B. 10 m/s. C. 40 m/s. D. 30 m/s.

Câu 41. Một giọt nước rơi tự do từ độ cao 45m xuống. Sau bao lâu nó rơi tới mặt đất? Cho g = 10m/s2
A. 2,1s. B. 3s. C. 4,5s. D. 9s.

Câu 42. Một vật có khối lượng M, được ném ngang với vận tốc ban đầu v0 ở độ cao h. Bỏ qua sức cản của không
khí. Thời gian rơi
A. chỉ phụ thuộc vào M. B. chỉ phụ thuộc vào h.
C. phụ thuộc vào v0 và h. D. phụ thuộc vào M, v0 và h.
Câu 43. Một vật có khối lượng M, được ném ngang với vận tốc ban đầu v0 ở độ cao h. Bỏ qua sức cản của không
khí. Tầm bay xa của vật phụ thuộc vào
A. M và v0. B. M và h. C. v0 và h. D. M, v0 và h.
Câu 44. Quỹ đạo chuyển động của vật ném ngang là một
A. đường thẳng. B. đường tròn.
C. đường xoáy ốc. D. nhánh parabol.
Câu 45. Một vật ở độ cao h được ném theo phương ngang với tốc độ v0 và rơi chạm đất sau 5 s. Lấy g = 10m/s2.
Vật được ném từ độ cao
A. 100 m. B. 125 m. C. 200 m. D. 30 m.

Câu 46. Một quả tạ được ném từ độ cao h sao cho vận tốc ban đầu v0 hợp với phương ngang một góc α. Tầm xa
của quả tạ phụ thuộc vào
A. góc ném α và vận tốc ban đầu v0. B. lực cản của không khí.
C. độ cao h. D. tất cả các yếu tố trên.
Câu 47. Một vật ném xiên có quỹ đạo như hình vẽ. Tầm cao của vật ném xiên là đoạn

A. IK. B. OH. C. OK. D. OI.

5
Câu 48. Trong hình vẽ sau, gia tốc của vật tại đỉnh I có
A. hướng ngang theo chiều từ H đến I.
B. hướng ngang theo chiều từ I đến H.
C. hướng thẳng đứng xuống dưới.
D. hướng thẳng đứng lên trên.

Câu 49. Cho hai lực đồng quy có độ lớn F1 = 16 N, F2 = 12 N. Cho biết độ lớn của hợp lực là
20 N. Góc giữa hai lực vectơ lực là
A. 300. B. 450. C. 600. D. 900.

Câu 50. Cho hai lực đồng quy có độ lớn F1 = 18 N, F2 = 11 N. Độ lớn hợp lực của chúng có thể là
A. 5,9 N. B. 30 N. C. 6,9 N. D. 28 N.

Câu 51. Chọn câu phát biểu đúng ?


A. Lực là nguyên nhân làm biến đổi chuyển động của một vật.
B. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động của một vật.
C. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không chuyển động.
D. Không cần có lực tác dụng thì vật vẫn chuyển động nhanh dần được.
Câu 52. Đơn vị đo lực Niu-tơn được viết theo các đơn vị cơ bản trong hệ SI là
A. kg/m2. B. kg/s2. C. kg.m2/s. D. kg.m/s2.
Câu 53. Một vật đang chuyển động với vận tốc 3 m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì
A. vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 3 m/s.
B. vật chuyển động chậm dần rồi mới dừng lại.
C. vật đổi hướng chuyển động.
D. vật dừng lại ngay.
Câu 54. Nếu hợp lực tác dụng lên một vật là khác không và không đổi thì
A. gia tốc của vật tăng dần. B. vận tốc của vật không đổi.
C. gia tốc của vật không đổi. D. vật ở trạng thái cân bằng.
TỰ LUẬN
Câu 1. Một vật được ném theo phương ngang với tốc độ v0 = 15 m/s và rơi chạm đất sau 2 s. Lấy g = 10m/s2.
Khi chạm đất vật đạt tốc độ là bao nhiêu

6
Câu 2. Một vật ở độ cao h được ném theo phương ngang với tốc độ v0 = 50 m/s và rơi chạm đất sau 10 s. Lấy
g = 10m/s2. Xác định tầm xa của vật

Câu 3. Một ô tô đang chuyển động với tốc độ 54 km/h thì hãm phanh, chuyển động chậm dần để dừng lại sau
10 s. Tính tốc độ của ô tô sau khi hãm phanh được 6 s

Câu 4. Một đoàn tàu vào ga đang chuyển động với tốc độ 36 km/h thì hãm phanh, chuyển động chậm dần đều,
sau 20s tốc độ còn 18 km/h. Sau bao lâu kể từ khi hãm phanh thì tàu dừng lại

You might also like