Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

SOẠN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

1. Môn Địa Lí
I. LÍ THUYẾT
1/ Vị trí Trái Đất trong Hệ Mặt Trời
+ Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời
2/ Sự chuyển động của Trai Đất quanh Mặt Trời
- Chuyển động của Trái đất quanh Mặt Trời
+ Quỹ đạo chuyển động: hình elip gần tròn
+ Hướng chuyển động: từ tây sang đông (ngược chiều kim đồng hồ)
+ Thời gian Trái đất quay quanh Mặt Trời hết một vòng: 365 ngày 6 giờ (1 năm).
+ Trục tọa độ: nghiêng 66033” so với mặt phẳng quỹ đạo và không đổi hướng.
3/ Đặc điểm lơp vỏ Trái đất:
- Đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất là rắn chắc.
4/ Các nhóm khoáng sản. Cho ví dụ cụ thể
- Khoáng sản gồm 3 loại:
+ Năng lượng (nhiên liệu): than đá, dầu mỏ,…
+ Kim loại: đen (sắt, mangan,..) màu ( đồng, vàng,…)
+ Phi kim: muối, mỏ, đá vôi,…
5/ Nơi hình thành và các khối khí:
+ Khối khí nóng hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao.
+ Khối khí lạnh hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.
+ Khối khí đại dương hình thành trên các biển và đại dương, có đô ẩm lớn.
+ Khối khí lục địa hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.
6/ Đặc điểm tầng đối lưu và bình lưu:
- Tầng đối lưu:
+ Giới hạn từ 68km đến 16km
+ Nhiệt độ: giảm theo độ cao
+ Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng
- Tầng bình lưu:
+ Giới hạn đến độ cao khoảng 50km.
+ Nhiệt độ tăng theo độ cao.
+ Không khí luôn luôn chuyển động ngang.
7/ Vai trò của oxy, hơi nước và khí cacbônic đối với tự nhiên và đời sống
- Oxy giúp duy trì sự sống của con người và các loài sinh vật, là nguyên tố cấu tạo nên các tế bào và
hợp chất quan trọng.
- Hơi nước có vai trò hết sức quan trọng, là cơ sở tạo ra lớp nước trên Trái Đất, hình thành nên sự
sống của muôn loài.
- Khí cacbonic tham gia vào quá trình quang hợp của thực vật, giúp giữ lại lượng nhiệt cần thiết cho
Trái Đất đủ độ ấm, điều hoà đối với sự sống.
8/ Sự khác nhau giữa núi và đồi, giữa cao nguyên và đồng bằng
- Sự khác nhau giữa núi và đồi:
+ Đồi có đỉnh tròn, sườn thoải, có độ cao không quá 200m; nằm chuyển tiếp giữa đồng bằng và núi.
+ Núi có đỉnh nhọn, sườn dốc, độ cao trên 500m.
- Sự khác nhau giữa cao nguyên và đồng bằng:
+ Cao nguyên: độ cao trên 500m so với mực nước biển, sườn dốc, là dạng địa hình miền núi.
+ Đồng bằng: độ cao dưới 200m so với mực nước biển, bằng phẳng, không có sườn.
9/ Thảm hoạ thiên nhiên do động đất gây ra và cách phòng tránh:
- Ngày 8/10/2005, khu vực Kashmir của Pakistan phải hứng chịu một trận động đất có độ lớn 7,6 độ,
làm 80.000 người thiệt mạng, 4 triệu người mất nhà cửa. Tâm chấn của động đất ở thủ phủ
Muzaffarabad của vùng Kashmir. Nhiều thị trấn trong khu vực chỉ còn lại là những đống đổ nát hoang
tàn sau động đất kinh hoàng này.
- Cách phòng tránh:
a. Trước khi xảy ra động đất:
- Dự trữ nước uống, đồ ăn đóng hộp, đèn pin, pin, radio, bông băng, thuốc chữa bệnh thông thường,
thay đổi khi hết hạn sử dụng;
- Không đặt các vật nặng lên giá đỡ cao; không đặt giường ngủ sát cửa kính;
- Những vật dụng trong nhà dễ ngã đổ, rơi xuống, nên được gắn chặt vào tường nhà để khi lung lay
cũng không rơi xuống đất gây thương tích;
- Các đồ đạc nặng như kệ sách, tủ, chén bát…. nên đặt xa khỏi các cửa ra vào, các nơi thường lui tới
để khi ngã đổ vẫn không chắn lối ra và nên gắn chặt vào tường nhà;
- Những người sống ở chung cư nắm vững lối thoát hiểm;
- Theo dõi thông báo và chỉ dẫn của cơ quan phòng chống thiên tai và cứu hộ, cứu nạn.
b. Khi xảy ra động đất:
- Nếu động đất xảy ra khi đang ở trong nhà, ngay lập tức chui xuống gầm bàn hay gầm giường để
tránh các vật rơi xuống đầu và nếu nhà sập vẫn có không khí để thở. Nếu không có gầm bàn thì chạy
đến góc phòng mà đứng, không chạy ra khỏi nhà khi có chấn động do động đất gây ra. Sau khi chấn
động ngừng mới rời khỏi phòng, nhà nếu cần;
- Khi di chuyển ra khỏi nhà cao tầng không chạy vào thang máy đề phòng mất điện bất ngờ, đồng
thời lấy các vật che trên đầu như gối, cặp sách, cặp tài liệu;
- Nếu động đất xảy ra khi đang ở ngoài đường thì phải lánh nạn ở những bãi đất trống, chạy tránh xa
các tòa nhà cao ốc, tường cao, cây to và đường dây điện để tránh sập đổ;
- Nếu động đất xảy ra khi đang ở gần bờ biển thì phải đề phòng sóng thần do động đất xảy ra ở đáy
biển
- Sau chấn động đầu tiên thường có thời gian yên tĩnh, sau đó mới có chấn động mới, do đó không
nên hoảng sợ. Chấn động mới có thể xảy ra sau vài phút, vài giờ thậm chí sau vài ngày tùy thuộc động
đất mạnh hay yếu.

You might also like