Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

ẤN ĐỘ - HÀNH TRÌNH VỀ MIỀN ĐẤT BỊ LÃNG QUÊN ( The India Journeys - The

oblivion land )

CUỘC TRANH LUẬN ĐẠO PHẬT TRÊN VÙNG ĐẤT ẤN ! THE DISCUSSION WITH
HINDUISM ! PHẦN I : Lý luận về nghi lễ.
( Vì sao lý luận đạo Phật tân tiến không chịu nổi với học thuyết Hindu giáo tân thời !)

Đây là ba lần vấn đạo – trao đổi giữa tác giả và các vị trưởng lão Hindu giáo.

- LẦN 1 : với vị chủ trì ngôi chùa Hindu giáo Subramaniam Swamy, phái Shaiva.
- LẦN 2 : Tiến sỹ triết học tôn giáo – dạy trong một ngôi trường đại học , Tín đồ Hindu giáo .
- LẦN 3 : 3 vị trưởng lão Hindu giáo dòng Patañjali. ( Việt Nam hay được biết qua dòng
yoga asana thuộc giáo bộ này ). 
( Xin được phép ẩn tên và địa chỉ – đây là nội dung tham khảo, học hỏi, nghiên cứu không
mục đích chia rẽ tôn giáo)
… ( Tiếng Anh – Enghish)

LẦN 1 :

- NAPGNT : Tôi là một người theo Phật giáo Nguyên thuỷ Theravada tại Việt Nam, xin được
hỏi tại sao trong đền Hindu này ở phía bên hông có thờ tượng Phật Gotama ( Thích Ca ) ?

- Đối với chúng tôi trong nền Ấn độ giáo này, thì Gotama là một trong những vị Guru ( Đạo
Sư ) trong hàng trăm vị đạo sư trong suốt lịch sử tôn giáo hơn 7000 năm tại đây.

- NAPGNT : Nhưng đức Phật là đấng GIÁC NGỘ hoàn toàn, trong khi đó Guru thì chưa
hẳn ?

- Đức Gotama đã thừa hưởng từ pháp tu luyện yogi của nền Ấn giáo, 2 người thầy đầu tiên
của ngài chính là 2 vị đạo sư guru của Ấn giáo. Ngài cũng từng nói chân lý vốn trường cửu,
ta chỉ là người chỉ đường. Như vậy ngài đã thừa nhận mình không phải tạo hoá của vũ trụ.
Mà là người có trí tuệ thấu suốt vũ trụ. Ví dụ như định luật nghiệp, nhân quả không chỉ riêng
trong Phật Giáo. Mà là nền triết học hàng ngàn năm nay tại đất nước chúng tôi.

- NAPGNT : Thế những vị Guru thờ một dãy chung với Phật Gotama là ai ? cũng là người
tìm ra chân lý như ngài ?

- Đúng vậy trước đức Phật Gotama, có rất nhiều vị giác ngộ như vậy trong nhiều đại kiếp của
trái đất, giống như Phật giáo thờ rất nhiều cổ Phật. Đó là những người giác ngộ, không riêng
gì Phật Thích Ca.

- NAPGNT : Theo Ông nghĩ phật Thích Ca khác với mấy vị Guru kia không ?

- Khác chứ, ngài là một hoàng tử đi tu, giống như Mahavira ở đạo Jain . Và ngài đã làm một
công cuộc cải cách cách mạng lớn thời bấy giờ là bình đẳng xã hội. Đó là công cuộc vĩ đại
mà một bậc đại giác đã làm.
- NAPGNT : Theo tôi biết rằng đức Phật đã tìm ra con đường Trung đạo, vượt hơn 2 vị thầy
trước đó mà ngài đã từng học. Để đạt trạng thái Niết Bàn thật sự. Vì vậy trí tuệ phải khác?

- Chưa đúng, vì có thể 2 vị giáo chủ kia chưa thấu triệt. Cho nên ngài nghĩ là ta đã tìm ra chân
lý rốt ráo. Chứ thật sự chân lý vốn đã có sẵn. Và trước đó đã có rất nhiều người đạt đạo, như
trong Phật giáo gọi là Phật Độc Giác. Cho nên Phật Thích Ca chỉ là một trong những đấng
Đạo sư ( Người chỉ đường) trong nền văn minh tôn giáo của chúng tôi mà thôi.

- NAPGNT : Vậy thấu triệt chân lý là thượng đế toàn năng Bhrama – Vishnu - Shiva chăng ?

- Vậy chú hiểu sao về 3 vị thần của Ấn Giáo này ?

- NAPGNT : Đó là những vị thần tối cao sáng tạo – duy trì – và huỷ diệt của vũ trụ ?

- Không Phải rồi, đó chỉ là sự hình tượng hoá của những người có đức tin mà thôi. Trong
Hindu giáo chúng tôi có rất nhiều tư tưởng, do có nhiều nhánh giáo chủ như Jain, Sikh,
Bhramana…Thật sự Bhrama không phải thượng đế toàn năng như chú nghĩ, mà nó chỉ sự
hoạt động của quy luật vũ trụ là SINH – TRỤ – HOẠI DIỆT . Và chúng tôi thờ hình tượng
đó như là đại diện cho chân lý mà thôi. Mỗi người phải tự tu tập và tự giải thoát mình. Nên
chúng tôi những yoni chân chính sẽ thực hành thiền định trong rừng sâu để đạt giải thoát.

- NAPGNT : Vậy pháp hành có gì khác biệt ?

- Thật sự trong đạo Phật có 13 pháp khổ hạnh ( Đầu đà), trong khi đó bên đạo Jain chúng tôi
có 22 chi pháp. Chúng tôi cũng có thiền quán tánh không, vô ngã..

- NAPGNT : Còn sự thờ cúng, biểu tượng Linga-yoni để làm gì ?


- Linga như những sự tác động Âm - Dương của vũ trụ, khi họ cầu nguyện, sự kết nối hài hoà
này sẽ mang lại bình yên trong tâm thức. Giống như quy luật bình thông nhau, khi thông suốt
sẽ được ổn định. Nên họ cầu nguyện là chuyện bình thường. Còn những vị Thần Tara, hay
Ganesh.. thì giống như Phật giáo tân tiến họ thờ các vị bồ tát vậy, thật sự các vị bồ tát của
Phật Giáo tân tiến đã lấy từ nền văn hoá Ấn Giáo này, như Vajra ( Kim cang thần), Tara
( Quan Âm) …đã có hơn 7000 năm thờ phụng trên vùng đất này. Các vị thần này rồi một
ngày nào đó họ sẽ thành người giác ngộ, như quan điểm bên Phật giáo là phật vị lai ?

- NAPGNT : Còn giới luật hay qui định của Ấn giáo có gì khác biệt ?

- Chúng tôi có giới rất chặt chẽ, như ăn chay để tránh sát sanh và thanh tịnh tâm. Một vị ẩn sỹ
phải lìa gia đình. Sống một mình và nỗ lực thực hành, không hý luận. Và hình như trong tiền
kiếp của đức Gotama vẫn là những ẩn sỹ. Như hình chữ vạn trên ngực của Đức Phật mà
thường thấy ở Trung Hoa, là chữ đã có hàng ngàn năm của Ấn Giáo, biểu tượng cho sự luân
chuyển của vũ trụ. Kể cả sự nằm mộng thấy voi trắng của hoàng hậu Maya, đó là dấu hiệu cát
tường. Trong Hindu giáo có thuật coi mộng, nếu nằm mơ thấy voi trắng thì sinh con là Đạo
sư, nếu voi đen thì sinh con làm nhà chính khách. Vậy thôi !

- Đạo Phật ngày nay đã vay mượn của nền văn hoá của Hindu giáo rất nhiều mà chú là người
nước ngoài nên không rõ đấy thôi. Như Thần chú mật tông, tại đây các nhà khảo cổ đã đào
được những pháp khí như chuông, chày kim cang có niên đại hơn 3000 năm. Rõ ràng đã có
trước thời đức Phật Gotama.

- NAPGNT : Vậy thưa ông, quan điểm một người đạt tới giải thoát hoàn toàn là như thế nào ?
Theo Phật Giáo Nguyên Thuỷ, đức Phật đã từ bỏ cúng tế, từ bỏ pháp hành thiền định truyền
thống và đã tìm ra một chân lý diệt Tham – Sân – Si. Bằng phương pháp quán vô thường, vô
ngã.. vậy cụ thể phương pháp ra sao ?

- Xả bỏ tất cả, để hoà nhập với vũ trụ. Không còn một tí chấp thủ là ta và của ta, rời bỏ cái tư
tưởng về không gian, thời gian, chúng sanh. Không chấp thủ bất cứ luồng tư tưởng nào. Đến
và đi một cách tự nhiên ! Thiền định trong tánh Không và vượt trên trạng thái tư duy chấp
thủ!

- NAPGNT : Như vậy thật sự không giống lời mà đấng Gotama đã chỉ dạy rồi. Ngài đã từng
nói muốn diệt tham sân si chỉ khi nào biết chỗ trốn của nó ! Giống như trú xứ của 4 doanh
trại giặc, phải biết chính xác thì mới tiêu diệt được !

Với phương pháp của ông thật sự chưa phải những gì mà Đức Gotama đã tìm ra. Có thể Phật
giáo mới sau này bị lẫn lộn giữa Thức trường tồn ( A lại da thức) thuộc Thức vô biên xứ và
Tánh Không ( Phật tánh trường tồn – Bản lai vô nhất vật) Không vô biên xứ của Ấn Giáo mà
thôi !

Đấng đạo sư Gotama đã chỉ dạy khác hẳn. ….

PHẦN 2 : Lý luận về minh triết

( Vì sao lý luận đạo Phật tân tiến không chịu nổi với học thuyết Hindu giáo tân thời !)

- LẦN 2 : Tiến sỹ triết học tôn giáo – dạy trong một ngôi trường đại học , Tín đồ Hindu giáo .
( Xin được phép ẩn tên và địa chỉ – đây là nội dung tham khảo, học hỏi, nghiên cứu không
mục đích chia rẽ tôn giáo)
( Tiếng Anh – English)

- NAPGNT : Được biết ông là giảng viên cũng là tín đồ Ấn Giáo, xin ông sơ lượt về những
điểm chính của Ấn Giáo ?

- PhD: Ấn giáo lấy Kinh Vệ Đà (Veda ) xem như là cỗi gốc của giới Bà La Môn và là suối
nguồn của nền văn minh Ấn Độ. Véda có nghĩa là "tri thức".

Có 4 bộ chính là : 
Rig Véda: thi ca tụng cái biết.
Sâma Véda: ca vịnh thần chú.
Yayur Véda: những nghi lễ .
Atharva Véda: triển khai ý nghĩa ba bộ kinh kia .

Theo thời gian Tư tưởng chủ yếu của Vệ Đà được biến đổi từ Đa thần qua Nhất thần, từ Nhất
thần sang lãnh vực Triết học ngang qua ba thời đại: Vệ Đà Thiên Thư (Veda), Phạm Thư
(Brahmana) và Áo nghĩa thư (Upanishad). Tin vào thuyết luân hồi, thuyết tái sinh (sa.
punarjanman) và thuyết nhân quả (sa. karman) giống trong Phật giáo. Đây là những thuyết
dành cho giai cấp tri thức, thượng lưu tại đây. Những người dân bình thường cũng gần như
không biết điều này. Sikh giáo (en. sikhism), Jaina giáo (sa. jaina) và Phật giáo được pháp
luật Ấn Độ quy vào Ấn Độ giáo.

- NAPGNT : Theo ông về quan điểm triết học và tư tưởng, ông thấy Phật giáo có khác Hindu
giáo ?

- PhD: Về quan điểm xã hội thì đức Gotama chỉ là một nhà cải cách bình quyền 25 thế kỷ về
trước. Còn về tiên đề như Luân hồi, Nghiệp, tái sanh ..thì không phải đạo Phật có trước mà tư
tưởng này đã có trước thời. Vả lại đức Phật Gotama là người tìm ra chân lý, không phải là
người sáng tạo vũ trụ. Ngài từng nói có ta hay không thì vũ trụ này vẫn hoạt động như vậy.

- NAPGNT : Theo Hindu thì Bhrama là đấng sáng tạo ?

- PhD: Đại khái là một quy luật chung, không phải một vị chúa tể. Cái mà Phật giáo gọi là
Tâm ( Citta) hay Thức chỉ là một ngôn từ chỉ bản thể vũ trụ trường tồn Bhraman. Đức
Gotama từng nói tâm tạo tác, tâm làm chủ…đó chính là Bhraman. Như vậy cái mà Phật giáo
nói chính là cái mà Ấn giáo đã có từ lâu.
Tôi biết ông là tín đồ Phật Giáo Theravada, tôi hỏi ông khi chết và tái sinh cái gì dẫn đến kiếp
sống tương tục ?

- NAPGNT : Theo Adhidhamma, thì luồng hộ kiếp bhavanga cho chập sát – na tâm ( citta)
cuối làm thành kiếp sống mới.

- PhD: Ông biết đó là gì không ? đó chính là Atman ( tiểu ngã ) mà chúng tôi thường nhắc, nó
thường hay gọi là linh hồn, nhưng do nhiều người hiểu sai về linh hồn là một chủ thể. Nên
Hindu giáo bị hiểu lầm như linh hồn bên Kito giáo.

Ông có nghe nói về Duy Thức Học (vijñaptimātravādin) của Phật Giáo tân tiến ?

- NAPGNT : Có biết, học thuyết này do 2 luận sư Vô Trước (sa. asaṅga) và Thế Thân (sa.
vasubandhu) sáng lập vào thế kỷ thứ 4. Nói về 8 loại thức. tất cả mọi hiện tượng con người
cảm nhận được đều là "duy thức" (sa. vijñāptimātratā), chỉ là thức (tâm).

- PhD: Khái niệm A-lại-da thức ( ālayavijñāna) vốn chứa tất cả các chủng tử của quá khứ,
mang sẵn những mầm, Chủng tử (sa. bīja) và các mầm đó sản sinh các hiện tượng tâm thức.
Các chủng tử đó chín muồi theo tác động của Nghiệp (sa. karma), chúng tác động qua lại lẫn
nhau làm con người thấy một ảnh ảo mà cho nó là có thật. Cái mà Phật giáo chỉ thức thứ 8
này chính là Bhrama. Đây là sự vay mượn của tư tưởng Hindu giáo có trước và đem vào Phật
giáo từ thế kỷ thứ IV và được giảng dạy tại Nalanda.

Chủng tử + Nghiệp ( Atman) đó chính là chúng sanh hay tiểu ngã. Cho nên Phật giáo chỉ là
sự kế thừa nền triết học Ấn Giáo. Cái gọi là A lại da thức chính là Bhraman và được một
hành giả Yogin chứng ngộ ở trạng thái tầng thiền Vô Sắc: THỨC VÔ BIÊN XỨ ( Thức chứa
đựng tất cả) mà trong giáo nghĩa Veda đã có hàng ngàn năm trước. Ông có thể tự đọc trong 4
bộ Veda.

..và chắc ông có nghe nói về Trung Quán Luận (sa. Mādhyamika) và tư tưởng Bát Nhã
“Prajñā Pāramitā Hridaya Sūtra” của Phật giáo tân tiến ?

- NAPGNT : là một trường phái Đại thừa, được Long Thụ (sa. nāgārjuna) Tên gọi của tông
này dựa trên quan điểm quán sát Trung đạo, không rơi vào kiến chấp hai bên Với quan điểm
Bát bất. Không diệt, không sinh, không đứt đoạn, không thường còn, không là một, không đa
dạng, không đến, không đi.

- PhD: “Trung quán tông có một ý nghĩa hai mặt: một mặt, tính Không không có một tự ngã
nào; mặt khác, tính Không đồng nghĩa với sự giải thoát, vì tính Không chính là bản thể tuyệt
đối. Chứng ngộ được tính Không tức là giải thoát.

Ông nên biết Tính Không là Bản thể tuyệt đối chính là Bản thể vũ trụ hay Bhrama, chỉ lại là
một tên gọi khác về quy luật tự nhiên mà thôi. Chứng ngộ chính là “Tiểu ngã quay về với đại
ngã”. Ông nên hiểu câu này không phải linh hồn quay về với thượng đế đâu, mà là sự giác
ngộ.

Một hành giả yogin tu tập thiền vô sắc ở trạng thái VÔ SỞ HỮU XỨ chính là cái bát bất mà
ông vừa nói xong. Tự tìm hiểu trong triết học Hindu, ông sẽ thấy.”

- NAPGNT : Còn học thuyết Bát nhã thì sao ?

- PhD: Cái mà các ông gọi là Phật Tánh không ô nhiễm là một ngôn từ khác của Bhraman. Vì
ông là người ngoại quốc nên không hiểu rõ được nền văn minh minh triết của chúng tôi có từ
lâu đời.

Thời điểm ra đời của nó có thể là từ năm 100 TCN đến thế kỷ thứ 2, một đoạn có thể hiểu rõ :

“Sắc tức là không, không tức là sắc. Không chẳng khác chi sắc, sắc cũng chẳng khác chi
Không. Tương tự, thọ, tưởng, hành thức thảy đều là Không.

Xá-lợi-phất, bởi thế, mọi hiện tượng đều là Không – thiếu vắng các đặc tính xác định; chúng
không sinh, không diệt, không dơ, không sạch, không tăng, không giảm.…”

Ông biết chỗ nào là không tưởng ?

- NAPGNT : có thể là Phi tưởng, phi phi tưởng như đoạn kinh của đức Phật trong Tăng chi :

Lại nữa này Potthapàda, khi Tỷ-kheo ở nơi đây tự mình khởi tưởng, vị này tiếp tục đi từ
tưởng này đến tưởng khác cho đến tưởng tột đỉnh. Và vị này khi đứng tại tưởng tột đỉnh có
thể nghĩ: "Tâm còn suy tưởng có hại cho ta, tâm không suy tưởng mới tốt cho ta. Nếu ta cứ
tiếp tục suy tưởng, khi những tưởng này của ta diệt đi, các thô tưởng khác lại khởi lên, ta hãy
đừng có suy tưởng".) - Shakyamuni Buddha

- PhD: “ Nên đây tôi vẫn thấy sự vay mượn của nền minh triết Hindu giáo vào tư tưởng Phật
Giáo sau này. Giống như tư tưởng các vị Bồ Tát hay cổ Phật tái lai là sự tin tưởng về Đấng
Bhraman cắt cử những Guru lại thế gian để phổ độ quần sanh trong tư tưởng Bà La Môn
trước đây. Hay những tư tưởng Vãng sanh tịnh độ cũng mang dáng dấp của tiểu Ngã Atman
quay về với Đại Ngã vô sanh Bhraman ( Niết bàn ).

Hay những hình tượng hàng ngàn năm của Hindu giáo như Kim Cang Thần Vajara, Tara cổ
xanh xuất hiện trong chú Đại Bi cũng bị Phật giáo vay mượn vào mà thôi. Những thần chú
Mantra mật tông cũng xuất phát từ 4 bộ kinh Veda.

Thật sự thì Đức Gotama chỉ là những bậc giác ngộ trong hàng ngàn bậc giác ngộ trong nền
văn minh chúng tôi, giống như Mahavira ở Đạo Jain hay Guru Nanak của đạo Sikh …Chẳng
qua mỗi vị giáo chủ có một số học thuyết, tín đồ riêng, một cộng đồng riêng và sau này lớn
mạnh thành một tôn giáo độc lập. Chứ tư tưởng thì cũng thừa hưởng từ một nền văn hoá lâu
đời. Đó cũng là lý do tại sao người Ấn không ca ngợi Phật Gotama như các nước khác. Một
tôn giáo lớn mạnh không phải do vị giáo chủ , mà do những tín đồ sau này. Ông là người
khoa học, ông phải hiểu rõ điều này !

Ông về đây là quê hương nền văn minh Indus, là cái nôi của nền minh triết có lịch sử lâu đời
nhất thế giới, ông phải nghiên cứu cho rõ ràng.

Ông nên nhớ người Ấn có câu “ Mỗi người Ấn là một triết gia..!”

- NAPGNT : Vâng ! Nhưng có một điều rằng những tư duy nãy giờ, đều không phải là tư
tưởng của Gotama, mà chỉ là do những vị Tổ sau này cố gắng giảng giải về Niết Bàn mà thôi.
Ông có nghe nói đức Phật đã không trả lời những câu hỏi này :
Vũ trụ có đầu cuối, vô cùng hay có giới hạn, chúng sanh từ đâu ra ..?

- PhD: Có tôi có biết !

- NAPGNT : Vì sao như vậy ? Ngài đã nói rằng đó không thuộc về Pháp Dhamma. Lý do là
điều đó chẳng ai thấy, chẳng ai biết chính xác. Như kiến thức của ông là do học thức thừa
hưởng từ một nền minh triết hay do ông tự thấy ?

- PhD: Do trình độ học vấn !

- NAPGNT : Như vậy chỉ xếp là giả thuyết mà thôi, ông công nhận điều đó !

- PhD: Vâng, tôi xác nhận ! Vậy cái mà ông nói Pháp ( Dhamma) ý thế nào ?

- NAPGNT : Giống như ông nói rằng yêu một người phụ nữ đẹp tại Ấn. Ông có biết chính
xác người phụ nữ đó nặng, cao bao nhiêu, nhà ở đâu không ?

- PhD: Danh từ chung thì không biết chính xác, phải có họ tên, điạ chỉ thì mơi xác định
được !

- NAPGNT : Như vậy những kiến thức khoa học thì chỉ là danh từ chung, một thực thể không
xác định rõ. Giống như mọi người hay cầu nguyện về một cõi nào đó thật hạnh phúc sau khi
chết, nhưng trong hiện tại này họ chưa bao giờ cảm nhận hạnh phúc đó ra sao ! Ông là nhà
khoa học, ông biết đó là điều phi lý ?
- PhD: Vâng !

- NAPGNT : Đó là lý do Đức Gotama ít khi đề cập tới cái không xác định. Chứ không phải là
sự khiếm khuyết trong Phật giáo hay kém cỏi của đức Phật. Cái đó gọi là phi Pháp
( Dhamma) . Ngài chỉ hỏi con người đang sống có tâm trạng gì ?

KHỒ - VÀ PHƯƠNG PHÁP DIỆT KHỔ !

Điều này thì rõ ràng thực nghiệm, thực tế ! Ai cũng đang cảm giác khó chịu trong tâm và
thân, Đức Phật gọi điều này là điều xác thực – khoa học gọi là Pháp ( Dhamma). Ông là Tiến
Sỹ, ông phải xác định bằng thực nghiệm !

Điều nào có lợi ích trước mắt, chứng minh tại hiện tại, thì nó mới là khoa học ! Đức Gotama
đã từng nói ĐẾN ĐỂ THẤY !

- PhD: Vâng !...

- NAPGNT : ông biết không, vì mỗi người dân Ấn là một triết gia, cho nên họ suy diễn
những thứ không xác định, và cố gắng bàn cãi nó ! Và tới bây giờ ông có thấy ai thấy trực
tiếp Bhraman chưa ?

- Uhm….!

- NAPGNT : Nhưng khổ chắc ai cũng biết ! Đó là yếu tố được xác định ! nó chẳng để dành
riêng cho tôn giáo nào cả !

- PhD: ( Cười …) !

- NAPGNT : Nói cho cùng thật sự nếu học thuyết Phật giáo của tôi mà ngồi nói lý với Ấn
Giáo chắc chỉ có chết. Vì nền minh triết của Ấn độ được kết kinh hành ngàn năm với quá
nhiều tinh hoa ! Nhưng thật sự Pháp của đức Gotama là bên phía ông không có. Tôi nghĩ ông
biết SN GOENKA ?

- Vâng, trung tâm thiền Vipassana ( Minh sát tuệ) có rất nhiều tại các bang ở đây. Do ông SN
Goenka thành lập vào thập niên 70.

- NAPGNT : Vâng, trong đó có Pháp ( Dhamma) , khi nào ông rảnh, ông tham dự thử xem !
Đây là Pháp hành thuận lợi nhất trong đất nước của ông. tôi nghĩ ông sẽ thấy rõ cái gì là hiện
thực hơn !

Gần như Phật giáo Nguyên thuỷ chỉ còn cái Pháp hành ( Dhamma ) này là ông chưa biết, và
cái đó là cái duy nhất mà Phật giáo khác hẳn Ấn Giáo mà thôi !

- Vâng ! tôi sẽ thử thực tập xem sao , hy vọng sau này tôi sẽ có thêm một tư duy mới !

Lý luận về thực hành

( Vì sao lý luận đạo Phật tân tiến không chịu nổi với học thuyết Hindu giáo tân thời !)
- LẦN 3 : 3 vị trưởng lão Hindu giáo dòng Patañjali. ( Việt Nam hay được biết qua dòng
yoga asana thuộc giáo bộ này ). 
( Xin được phép ẩn tên và địa chỉ – đây là nội dung tham khảo, học hỏi, nghiên cứu không
mục đích chia rẽ tôn giáo)
… ( Tiếng Anh – English)

LẦN III :

- NAPGNT : Tôi được biết 3 ông là những người chuyên về pháp hành trong rừng núi, xin
cho hỏi về phương pháp thiền của Hindu ạ ?

- Yogin : Thật sự muốn nếm hương vị giải thoát thì phải thực hành. Lý thuyết không giải
quyết được gì. Đầu tiên một người muốn thực hành, họ phải có đời sống giới luật, ăn những
thức ăn chay tự nấu đúng theo phương pháp luyện, khổ hạnh trong những nơi yên tĩnh, là nơi
có linh khí tốt. Phải có những Mantra ( Thần chú) kêu gọi hộ thân từ các vị thiên thần.

Những bài tập Yoga để khai mở các CHAKRA ( Luân xa) . Chỉ khi luân xa được đả thông,
thì ứng với mỗi luân xa sẽ có một câu thần chú riêng biệt để kích hoạt, từ những luân xa sẽ
tương ứng với một cảnh giới Bhraman ( bản thể vũ trụ) .

Một hành giả Yogini mới thấu triệt được Bản thể trường tồn Bhrama bất diệt hay gọi là Niết
bàn giải thoát. Khi nào Atman ( tiểu ngã) qui nhập được đại ngã ( Bhraman) thì người đó sẽ
có siêu trí tuệ thấu suốt vũ trụ gọi là Buddha hay Phật !

- NAPGNT : Vậy quan niệm Phật là người khai mở luân xa và hoà nhập vũ trụ ?

- Yogin : Vâng ! trong cơ thể có 7 luân xa : Sahasrara, Ajna, Vishuddha, Anahata, Manipura,
Swadhisthana, Muladhara. Trong đó luân xa gốc được khai mở luồng xà hoả Kundalini lên
đỉnh đầu thì hoa sen giác ngộ sẽ mở, Atman sẽ hoà nhập với Bản thể nguyên sơ Vũ trụ
Bhraman. Đó gọi là giác ngộ.

- NAPGNT : đức Phật Thích Ca ( Gotama) trong đạo Phật là hành giả yogin như vậy ?

- Yogin : Chính xác, ngài là một hành giả Guru vĩ đại trong Hindu giáo chúng tôi, Ngài là
người duy nhất trong 2500 năm nay đã mở được luân xa số 8. Một bí mật mà gần như những
người theo Ấn giáo của chúng tôi ít ai biết được.

Luân xa này nằm trên đỉnh đầu khoản 1 lóng tay. Chính vì vậy mà trên đỉnh đầu của guru
Gotama nhô cao và lúc làm cũng có hào quang toả sáng. Đó là cảnh giới tối cao nhất của
hành giả Yogin.

- NAPGNT : Trước giờ tôi chỉ nghe có 7 luân xa, lần đầu tiên tôi mới được biết về bí mật
luân xa số 8. Vậy những phương pháp thực hành như thế nào , xin ông chỉ cụ thể hơn ?

- Yogin : Trong phương pháp thiền định, chúng tôi có 06 bài thiền cơ bản, dựa trên sự nhập
định từ yếu tố Hoả Đại và Thuỷ Đại làm chính, và quán tưởng trong thiền những màu sắc
trong tâm như màu đỏ, xanh,vàng … tính không và ánh sáng.
Giống như ông thấy chúng tôi đốt lửa, không phải những gì bên ngoài nghĩ rằng chúng tôi
thờ lửa, mà chúng tôi quán đặc tính của lửa và sự luân chuyển của vạn vật. Kể cả tục lệ cầu
nguyện trên sông Hằng. Chúng tôi quán tưởng tia nắng đầu tiên chiếu rọi trên mặt sông và
không gian, sự sáng tối. Từ đó có thể nhập thiền định sâu về bản thể nguyên sơ của Vũ Trụ
( Bhraman).

Chỉ có những tín đồ Ấn giáo thấp kém hơn, họ chỉ là người có đức tin thì họ hiểu sai về
những nghi lễ này mà thôi.

- NAPGNT : Vậy nhờ những yếu tố tứ đại đó, các ông thấy được điều gì về vũ trụ ?

- Yogin : Tất cả là bản nguyên vũ trụ, những âm thanh đều có gốc từ Om, một hải triều âm
rung động trong vũ trụ, lan tràn khắp nơi tạo nên vô vàng chúng sanh. Và những hạt ánh sánh
vi tế lấp lánh hoà quyện thành muôn hình vạn trạng cảnh vật xung quanh đây. Đó là đặt tính
của Bhraman, Ai thực chứng điều này sẽ trở về bản nguyên vũ trụ. Không còn chấp thủ tiểu
ngã, Không gian và thời gian. Đó là sự vô sanh giải thoát luân hồi.

Ngoài ra khi đạt đạo người ta hay gọi là thân ánh sánh hay thân cầu vòng mà mật tông Tây
Tạng hay nhắc đến.

- NAPGNT : Thì ra vậy ! Tôi thấy trên bình nước uống lễ của ông có dòng Mantra : “Om
Vajara Guru Pabma Siddhi Hum “. Hình như đó là thần chú mật tông Tây Tạng ?

- Yogin : Thật không đúng. Đây là lời cầu nguyện các đạo sư chỉ đường cho chúng tôi.
Những pháp ngữ này đã có từ hàng ngàn năm nay. Người Tạng chỉ biết sau này ở thế kỷ thứ
7 và lập ra dòng phái Phật Giáo Mật Tông. Từ lúc ngài Guru Liên Hoa Sanh
( Padmasambhava) là hiệu trưởng của trường đại học Nalanda tại Ấn và truyền phương pháp
Ấn giáo qua Tây Tạng mà thôi.

Ngoài ra chúng tôi có những phương pháp đặt thù riêng của từng dòng về dưỡng sinh, mà
yoga cũng có áp dụng như phương pháp nhịn ăn, hay chuyển nhiệt trong cơ thể. Chúng tôi có
thể nhịn ăn nhiều ngày liên tục mà không mệt mỏi nhờ quán tưởng năng lượng của bản thể
Bhraman chảy vào các luân xa. Hay ngồi trong những nơi băng tuyết mà không bao giờ bị
lạnh nhờ vận hành luân xa manipura thuộc Hoả đại, dùng để sưởi ấm cơ thể.

Hay dùng Atman để di chuyển từ người này sang người khác hay từ kiếp sống này sang kiếp
sống khác mà được lựa chọn nhờ luân xa Sahasrana ( trên đỉnh đầu). Khi kiểm soát được luân
xa này, cho dù chưa đạt đạo, chúng tôi vẫn có thể lựa chọn một kiếp sống tái sinh mới đầu
thai theo ý mình.

- NAPGNT : Khi một hành giả hoà nhập Bản thể vũ trụ, người ấy sẽ được gì ?

Khi chứng đạt vũ trụ từ những hạt ánh sáng, hải triều âm, họ thấy rõ thực tính cấu tạo của
chúng sanh. Trí tuệ sẽ phát sanh, thần thông sẽ phát sanh. Vì Sự thật chân lý đã được phơi
bày. Họ trở nên bất diệt.

- NAPGNT : Ông có biết rõ phương pháp để mở luân xa số 8 không ?


- Yogin : Vấn đề này thì chúng tôi chỉ được nghe vị thầy chúng tôi đang tu luyện trong hang
trên rặng Tuyết Sơn ( Himalaya) kể lại. Vì thực sự cũng chưa ai đắc được điều này ngoài
Guru Gotama ( Thích Ca Mâu Ni) .

- NAPGNT : Trong phương pháp của ông có nội quán về Atman như là những yếu tố về Cảm
giác, tư tưởng hay các pháp vận hành trong cơ thể không ?

- Yogin : Không ! Chỉ có nội quán đặc tính Không và Vô ngã của bản thể vũ trụ. ( Bhraman)

- NAPGNT : Như vậy các ông đã bị thất truyền về phương pháp mở luân xa số 8 rồi . Đạo sư
Gotama đã phát triển một phương pháp nội quán Vô thường - Vô Ngã trên 4 sắc tứ đại từ
những hạt kalapa : Đất – nước – gió- lửa mà ông gọi là hạt ánh sáng trong sự luân chuyển các
cảm giác, tư tưởng, cấu tạo thân và hoạt động của nó !

- Yogin : Ồ ! Pháp Dhamma đó ra sao ?

- NAPGNT : Phương pháp các ông đang tu luyện gọi là thiền định Kasina . Là một trong 10
bài thiền có khả năng đắc 08 tầng thiền và 05 loại thần thông. Gồm quán chiếu : Đất – nước-
gió –lửa – xanh – vàng- đỏ - trắng –hư không - ánh sánh. Đức Phật đã đề cập về loại thiền
định này , ông có thể xem trong một cuốc sách rất nổi tiếng của một luận sư người nước ông
sống vào thế kỷ thứ V là Buddhaghosa – Thanh Tịnh Đạo ( Visudhi-magga) sẽ rõ ràng hơn.
Có dịch tiếng Hindi.

- Yogin : Ồ ! Tôi sẽ tìm thử ! Ông nói cụ thể về phương pháp mở luân xa 08 ?

- NAPGNT : Đức Guru Gotama đã tìm ra một cách nhờ những bài thiền Vipassana. Gọi là
nội quán tuệ minh sát. Cũng nền tảng dựa trên sắc tứ đại mà các ông thấy bằng thiền định về
những hạt ánh sáng vi tế. Từ những hạt ấy, ông sẽ thấy hoạt động của cơ thể qua những trạng
thái biến chuyển trong thân và tâm. Gọi là Thân – Thọ -Tâm – Pháp. Từ đó sẽ nhận ra đặc
tính vô thường – khổ - vô ngã.

Vì sao lại khác với 7 luân xa trước, vì luân xa cuối cùng này nằm ra ngoài phạm vị cơ thể ( ra
khỏi đỉnh đầu). Nên pháp nội quán bắt buộc hành giả yogin phải nhìn ngược lại cái đang nhìn
luồng ánh sáng bản thể. Nghe ngược lại cái đang nghe hải triều âm Bhraman. Thì các ông
mới thấu triệt những gì mà Đạo Sư vĩ đại Gotama đã chứng.

- Yogin : Thật là kỳ lạ ! tôi mới nghe lần đầu, phương pháp đó có thể học ở đâu ?

- NAPGNT : Ông có thể tìm kiếm trong tạng kinh Nikaya hay pháp thiền Vipassana trong hệ
phái phật giáo Theravada. Có nhiều sách bằng tiếng Hindi hay tiếng Anh. Ông có thể nghiên
cứu thêm để hỗ trợ pháp thiền.

Thôi xin chân thành cảm ởn các ông về buổi đàm đạo này, xe đoàn đang chờ tôi bên ngoài,
mong rằng sẽ có dịp gặp lại !

- Yogin : Thật sự cảm ơn ông rất nhiều , hy vọng chúng tôi sẽ có những pháp hành đặc thù
mà đã bị thất lạc theo năm tháng !
…Namaste ! Namaste ! Namaste ! (नमस्ते )

You might also like