Nhóm 1-Dirichlet

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 15

Trường đại học Sư Phạm Hà Nội

Khoa Toán - Tin


Môn: Đại số sơ cấp

NGUYÊN LÝ DIRICHLET

Đinh Thị Quỳnh Hoa


Nguyễn Thị Thùy Linh

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2019


Chủ đề 1: Hoa - Linh

Mục lục
1 Lời mở đầu 3

2 Nguyên lí Dirichlet 4
2.1 Các dạng thể hiện của nguyên lí . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
2.1.1 Một số phát biểu trong thực tiễn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
2.1.2 Các phát biểu dạng toán học . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
2.2 Bài toán nhận biết "chuồng" . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
2.3 Bài toán nhận biết "chuồng" và "thỏ" . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5

3 Bài tập ứng dụng 7


3.1 Ứng dụng trong số học . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
3.2 Ứng dụng trong bất đẳng thức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
3.3 Ứng dụng trong hình học . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11

4 Bài tập đề cử 13

Trang 2
Chủ đề 1: Hoa - Linh

1 Lời mở đầu
Johann Peter Gustav Lejeune Dirichlet (13/2/1805 – 5/5/1859) là một nhà toán học nổi tiếng
người Đức, người được cho là đưa ra định nghĩa hiện đại của hàm số. Gia đình ông xuất thân
từ thị trấn Richelette ở Bỉ, do đó mà họ của ông là "Lejeune Dirichlet", nghĩa tiếng Pháp là
"chàng trai trẻ từ Richelette".
Ông hoàn thành chương trình phổ thông ở Đức và vào học đại học nơi ông được giảng dạy bởi
Geogr Ohm. Tuy nhiên điều kiện học tập tại trường đại học Đức không cao nên ông quyết định
qua Paris học, chính tại đây ông đã được giảng dạy bởi các nhà toán học nổi tiếng nhất thời
bấy giờ. Ông là học trò lớn của thiên tài Friedrich Gauss (1777-1855).
Ferdinand Eisenstein, Leopold Kronecker, và Rudolf Lipschitz là học trò của ông. Sau khi ông
qua đời, các bài giảng của Dirichlet và các kết quả khác trong ngành số học được sưu tập, biên
khảo và xuất bản bởi đồng nghiệp và cũng là bạn ông là nhà toán học Richard Dedekind dưới
tựa đề "Vorlesungen über Zahlentheorie" (Các bài giảng về số học).
Ông đề cập tới nguyên lí Dirichlet với tên gọi "nguyên lý ngăn kéo" (Schubfachprinzip). Vì vậy,
một tên gọi thông dụng khác của nguyên lý chuồng bồ câu (Pigeon-hole) chính là "nguyên lý
ngăn kéo Dirichlet" hay đôi khi gọi gọn là "nguyên lý Dirichlet" (tên gọi gọn này có thể gây ra
nhầm lẫn với nguyên lý Dirichlet về hàm điều hòa). Trong một số ngôn ngữ như tiếng Pháp,
tiếng Ý và tiếng Đức, nguyên lý này cũng vẫn được gọi bằng tên "ngăn kéo" chứ không phải
"chuồng bồ câu".
Nguyên lý ngăn kéo Dirichlet được ứng dụng trực tiếp nhất cho các tập hợp hữu hạn (hộp, ngăn
kéo, chuồng bồ câu), nhưng nó cũng có thể được áp dụng đối với các tập hợp vô hạn không
thể được đặt vào song ánh. Cụ thể trong trường hợp này nguyên lý ngăn kéo có nội dung là:
"không tồn tại một đơn ánh trên những tập hợp hữu hạn mà codomain của nó nhỏ hơn tập
xác định của nó". Một số định lý của toán học như bổ đề Siegel được xây dựng trên nguyên lý
này.

Trang 3
Chủ đề 1: Hoa - Linh

2 Nguyên lí Dirichlet

2.1 Các dạng thể hiện của nguyên lí

2.1.1 Một số phát biểu trong thực tiễn

Phát biểu 1. Số người nhiều hơn số ghế thì luôn có người không được ngồi.

Phát biểu 2. Bình nhỏ nước nhiều ắt phải trào.

Phát biểu 3. Trong 100 người có ít nhất 9 người sinh cùng tháng.

Phát biểu 4. Trong 1000 người có ít nhất 3 người có cùng sinh nhật.

Phát biểu 5. Lớp học có 45 học sinh mà điểm kiểm tra chí cho điểm chẵn thì sẽ luôn có ít
nhất 5 người có cùng số điểm.

2.1.2 Các phát biểu dạng toán học

Phát biểu dạng cơ bản: Nếu nhốt n + 1 con thỏ vào n chuồng thì bao giờ cũng có một
chuồng chứa ít nhất hai con thỏ.
Phát biểu dạng
  rộng: Nếu nhốt n con thỏ vào m ≥ 2 cái chuồng thì tồn tại một chuồng
mở
n−1
chứa ít nhất + 1 con thỏ.
m

2.2 Bài toán nhận biết "chuồng"

Ví dụ 1. Chứng minh rằng trong n + 1 số nguyên dương bất kì luôn tồn tại hai số có
hiệu chia hết cho n.

Lời giải.
Một số nguyên dương khi chia cho n sẽ có thể có số dư là 1 trong n giá trị {0; 1; 2; ...; n − 1}.
Do có n + 1 số nguyên dương bất kì mà chỉ có n số dư nên luôn tồn tại hai số a và b có cùng
số dư khi chia cho n, khi đó hiệu a − b chia hết cho n. 

Ví dụ 2. Một giá đựng sách có 25 ngăn, mỗi ngăn chứa tối đa 10 cuốn sách. Chứng
minh rằng ta luôn tìm được 3 ngăn có cùng số sách.

Lời giải.
Số sách trong mỗi ngăn có thể nhận 1 trong 11 giá trị {0; 1; ...; 10}.
25 − 1
Do đó có ít nhất + 1 = 3 ngăn có cùng số sách.
11
Ta có điều phải chứng minh. 

Trang 4
Chủ đề 1: Hoa - Linh

Ví dụ 3. Người ta tung ngẫu nhiên một lượng nhiều hơn 200 viên sỏi vào một khuông
đất hình vuông cạnh 10m. Chứng minh rằng bao giờ cũng tồn tại 3 viên hoặc thẳng hàng
hoặc lập thành một tam giác có diện tích không vượt quá một nửa mét vuông.

Lời giải.
Ta chia khuông đất thành 100 ô vuông bằng nhau diện tích một mét vuông bởi các đường song
song với cạnh của khuông đất.
Vì số viên sỏi nhiều hơn 200 nên luôn có 3 viên A, B và C thuộc cùng một ô vuông.
Nếu A, B và C không thẳng hàng thì chúng lập thành một tam giác nằm trong hình vuông
cạnh 1m, khi đó diện tích của nó không vượt quá một nửa mét vuông.
Ta có điều phải chứng minh. 

2.3 Bài toán nhận biết "chuồng" và "thỏ"

Ví dụ 4. Cho 10 đội bóng tham gia một giải đấu theo thể thức vòng tròn, tức là hai đội
bất kì phải đấu với nhau đúng một trận. Chứng minh rằng trong mọi thời điểm thì luôn
có hai đội đã thi đấu số trận như nhau.

Lời giải.
Nếu có ít nhất hai đội chưa thi đấu trận nào thì bài toán hiển nhiên đúng, ta xét hai trường
hợp còn lại.
TH1. Có đúng một đội chưa thi đấu trận nào.
Khi đó 9 đội còn lại mỗi đội đã thi đấu ít nhất 1 trận và tối đa 8 trận (vì có 1 đội chưa thi
đấu), do đó có ít nhất 2 đội đã thi đấu cùng số trận với nhau.
TH2. Không có đội nào chưa thi đấu.
Khi đó mỗi đội đã thi đấu ít nhất 1 trận và tối đa 9 trận ( thi đấu với tất cả các đội khác), do
có 10 đội nên có ít nhất 2 đội đã thi đấu cùng số trận với nhau.
Vậy bài toán chứng minh xong. 

Ví dụ 5. Chứng minh rằng tồn tại số nguyên dương n bé hơn 2018 để 3n − 1 chia hết
cho 2018.

Lời giải.
Xét 2018 số 3, 32 ,..., 32018 .
Do (3; 2018) = 1 nên không tồn tại i ∈ {1; 2; ...; 2018} để 3i chia hết cho 2018.
Suy ra 3i khi chia cho 2018 sẽ được số dư là 1 trong 2017 giá trị {1; 2; ...; 2017} với mọi
i = 1, 2018.
Khi đó luôn tồn tại 1 ≤ i < j ≤ 2018 để 3i và 3j có cùng số dư khi chia cho 2018 hay

Trang 5
Chủ đề 1: Hoa - Linh

3i (3j−i − 1) = 3j − 3i chia hết cho 2018.


Mà (3i ; 2018) = 1 nên 3j−i − 1 chia hết cho 2018 và 1 ≤ i < j ≤ 2018 nên 0 < j − i < 2018.
Vậy j − i là số nguyên dương thỏa mãn bài toán. Ta có điều phải chứng minh. 

Ví dụ 6. Cho 25 điểm bất kì trên mặt phẳng sao cho cứ 3 điểm thì có hai điểm có
khoảng cách nhỏ hơn 1. Chứng minh rằng tồn tại một hình tròn có bán kính 1 chứa ít
nhất 13 trong 25 điểm đã cho.

Lời giải.
Nếu hai điểm bất kì có khoảng cách nhỏ hơn 1 thì ta chọn điểm A trong 25 điểm đã cho và
khoanh hình tròn tâm A bán kính 1. Khi đó hình tròn này chứa tất cả 25 điểm đã cho.
Nếu tồn tại hai điểm A, B có khoảng cách AB > 1. Khi đó ta vẽ hai hình tròn tâm A và B có
cùng bán kính 1, kí hiệu theo thứ tự là (C1 ) và (C2 ).
Xét điểm C bất kì trong 23 điểm còn lại.
Trong 3 điểm A, B và C luôn tồn tại hai điểm có khoảng cách nhỏ hơn 1 mà AB > 1 nên
AC < 1 hoặc BC < 1 hay C nằm trong (C1 ) hoặc (C2 ).
Vậy 25 điểm đã cho nằm trong 2 hình tròn (C1 ) hoặc (C2 ) nên luôn tồn tại một hình tròn chứa
ít nhất 13 điểm. Đây là hình tròn thỏa mãn bài toán.
Ta có điều phải chứng minh. 

Trang 6
Chủ đề 1: Hoa - Linh

3 Bài tập ứng dụng

3.1 Ứng dụng trong số học

Ví dụ 7. Chứng minh rằng với mọi số nguyên dương n, luôn tồn tại số tự nhiên có dạng
11...100...0 chia hết cho n.

Lời giải.
Xét n + 1 số nguyên dương 1; 11; 111; ...; 11...1
| {z } khi chia cho n có thể nhận n số dư là 0; 1; 2;
n+1 c/s
...; n − 1 nên luôn tồn tại hai số có cùng số dư khi chia cho n, giả sử là 11...11
| {z } và 11...11
| {z } với
a c/s b c/s
1 ≤ a < b ≤ n + 1.
Khi đó, số 11...11
| {z } 00...00 {z } − 11...11
| {z } = |11...11 | {z } chia hết cho n.
b−a c/s a c/s b c/s a c/s
Ta có điều phải chứng minh. 

Ví dụ 8. Cho 101 số tự nhiên bất kì không vượt quá 200. Chứng minh rằng ta luôn
chọn được từ 101 số đã cho hai số để số này là bội của số kia.

Lời giải.
Gọi 101 số đã cho là a1 , a2 ,..., a101 (ai ∈ N∗ ; ai ≤ 200 ∀i = 1, 101).
Với mỗi i ∈ {1; 2; ...; 101}, ta viết số ai dưới dạng tiêu chuẩn 2ki bi trong đó ki là số tự nhiên và
bi là số nguyên dương lẻ.
Do ai ≤ 200 ∀i = 1, 101 nên 101 số lẻ b1 , b2 ,..., b101 vừa thu được nhận giá trị nằm trong tập
{1; 3; ...; 199}. Do có 101 số nhận 100 giá trị nên tồn tại 2 số bằng nhau, giả sử là bx = by = b
với x 6= y ∈ {1; 2; ...; 101}.
Khi đó, ta có ax = 2kx b và ay = 2ky b thỏa mãn số này là bội của số kia.
Ta có điều phải chứng minh. 
Chú ý: Ta có thể tổng quát ví dụ 3 thành bài toán: "Cho n + 1 số nguyên dương bất kì không
vượt quá 2n với n là số nguyên dương. Chứng minh rằng ta luôn chọn được từ n + 1 số đã cho
hai số để số này là bội của số kia."

Ví dụ 9. Chứng minh rằng trong n + 1 số nguyên dương bất kì phân biệt không vượt
quá 2n ta luôn tìm được 2 số nguyên tố cùng nhau với mọi số nguyên dương n.

Lời giải.
Chia 2n số nguyên dương 1; 2;...; 2n thành n cặp (1; 2), (3; 4),..., (2n − 1; 2n).
Do có n + 1 số xếp vào n cặp nên luôn tồn tại hai số nằm trong cùng một cặp, hiển nhiên hai
số đó sẽ nguyên tố cùng nhau.
Ta có điều phải chứng minh. 

Trang 7
Chủ đề 1: Hoa - Linh

Ví dụ 10. Cho tập hợp M gồm 10 số nguyên dương bất kì phân biệt không vượt quá
100. Chứng minh rằng tồn tại hai tập con không giao nhau của M để tổng các phần tử
trong chúng bằng nhau.

Lời giải.
Tập M có 10 phần tử nên số tập con khác rỗng của nó là 210 − 1 = 1023.
Với tập con khác rỗng X bất kì của M , đặt tổng các phần tử của nó là T (X). Ta có:

1 ≤ T (X) ≤ 91 + 92 + ... + 100 < 1000.

Khi đó T (X) nhận không quá 1000 giá trị mà có 1023 tập con khác rỗng của M nên sẽ tồn tại
hai tập con A và B của M thỏa mãn T (A) = T (B).
Đặt C = A ∩ B, hiển nhiên A \ C, B \ C là hai tập con khác rỗng và rời nhau của M , hơn nữa

T (A \ C) = T (A) − T (C) = T (B) − T (C) = T (B \ C)

nên đây là hai tập thỏa mãn yêu cầu bài toán.
Ta có điều phải chứng minh. 

3.2 Ứng dụng trong bất đẳng thức

Ví dụ 11. Cho các số thực không âm a, b, c. Chứng minh rằng


a2 + b2 + c2 + 2abc + 1 ≥ 2(ab + bc + ca).

Lời giải.
Trước hết ta để ý đến đẳng thức xảy ra tại a = b = c = 1 điều này có nghĩa là khi đẳng thức
xảy ra thì a − 1; b − 1; c − 1 cũng bằng 0; ngoài ra trong bất đẳng thức chứa các đại lượng
ab, abc .. nên ta nghĩ đến tích c(a − 1)(b − 1), tuy nhiên ta chưa thể khẳng định được tích đó
có không âm hay không nên ta sử dụng nguyên lý Dirichlet. Theo nguyên lý Dirichlet ta có.
Trong ba số thực a − 1, b − 1 và c − 1 luôn tồn tại hai số có tích không âm, không mất tính
tổng quát giả sử
(a − 1)(b − 1) ≥ 0 ⇔ ab + 1 ≥ a + b.

Khi đó:

a2 + b2 + c2 + 2abc + 1 ≥ 2ab + 2c + 2abc


= 2ab + 2c(ab + 1)
≥ 2ab + 2c(a + b)
= 2(ab + bc + ca).

Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi a = b = c = 1. Bất đẳng thức chứng minh xong. 

Trang 8
Chủ đề 1: Hoa - Linh

Nhận xét.Ta có thể chứng minh bất đẳng thức đúng với mọi số thực nếu thay đổi một chút :
a2 + b2 + c2 + a2 b2 c2 + 2 ≥ 2(ab + bc + ca).
Theo Nguyên lý Dirichlet thì c2 (a2 − 1)(b2 − 1) ≥ 0 ⇒ a2 b2 c2 + c2 ≥ b2 c2 + c2 a2
Nên ta chỉ cần chứng minh
a2 + b2 + 2 + b2 c2 + c2 a2 ≥ 2(ab + bc + ca) ⇔ (a − b)2 + (bc − 1)2 + (ca − 1)2 ≥ 0
Bất đẳng thức này hiển nhiên đúng.
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi a = b = c = ±1

Ví dụ 12. Cho các số thực dương a,b,c . Chứng minh rằng


a2 + b2 + c2 + 2abc + 3 ≥ (a + 1)(b + 1)(c + 1)

Lời giải.
Sau khi nhân hai vế cho 2 thì bất đẳng thức trên tương đương với
2(a2 + b2 + c2 ) + 2abc + 1 ≥ 2(ab + bc + ca) + 2(a + b + c)
Theo bài toán trên ta được
a2 + b2 + c2 + 2abc + 1 ≥ 2(ab + bc + ca)
Phép chứng minh sẽ hoàn tất nếu ta chỉ ra được
a2 + b2 + c2 + 3 ≥ 2(a + b + c) ⇔ (a − 1)2 + (b − 1)2 + (c − 1)2 ≥ 0
Bất đẳng thức cuối cùng luôn đúng.
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi a = b = c = 1. Bất đẳng thức chứng minh xong. 

Ví dụ 13. Cho các số thực dương a,b,c . Chứng minh rằng


(a2 + 2)(b2 + 2)(c2 + 2) ≥ 3(a + b + c)2 + (abc − 1)2 .

Lời giải.
2(a2 b2 + b2 c2 + c2 a2 ) + 4(a2 + b2 + c2 ) + 2abc + 7 ≥ 9(ab + bc + ca)
Theo Bất đẳng thức Cauchy thì
2a2 b2 + 2 + 2b2 c2 + 2 + 2c2 a2 + 2 ≥ 4ab + 4bc + 4ca
Và 3a2 + 3b2 + 3c2 ≥ 3ab + 3bc + 3ca
Từ đó kết hợp với bài toán đầu tiên ta suy ra điều phải chứng minh.


Ví dụ 14. Cho các số thực không âm a, b, c thỏa mãn ab + bc + ca + abc = 4. Chứng


minh rằng a + b + c ≥ ab + bc + ca.

Lời giải.
Trong ba số thực a − 1, b − 1 và c − 1 luôn tồn tại hai số có tích không âm, không mất tính
tổng quát giả sử

(a − 1)(b − 1) ≥ 0 ⇔ ab + 1 ≥ a + b ⇔ c − ac − bc ≥ −abc.

Trang 9
Chủ đề 1: Hoa - Linh

Khi đó: a + b + c − (ab + bc + ca) ≥ a + b − ab − abc.


4 − ab
Ta có ab + bc + ca + abc = 4 nên c = , do đó:
a + b + ab

ab(4 − ab) (a − b)2


a + b − ab − abc = a + b − ab − = ≥ 0.
a + b + ab a + b + ab

Suy ra a + b + c − (ab + bc + ca) ≥ 0 hay a + b + c ≥ ab + bc + ca.


Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi a = b = c = 1. Bất đẳng thức chứng minh xong. 

Ví dụ 15. Cho các số thực không âm a, b, c. Chứng minh rằng


16(a2 + 1)(b2 + 1)(c2 + 1) ≥ 5(a + b + c + 1)2 .

Lời giải.
Trong ba số thực 4a2 − 1, 4b2 − 1 và 4c2 − 1 luôn tồn tại hai số có tích không âm, không mất
tính tổng quát giả sử
(4a2 − 1)(4b2 − 1) ≥ 0 ⇔ 16a2 b2 + 1 ≥ 4(a2 + b2 ) ⇔ 16(a2 + 1)(b2 + 1) ≥ 5(4a2 + 4b2 + 3).
Khi đó: 16(a2 + 1)(b2 + 1)(c2 + 1) ≥ 5(4a2 + 4b2 + 3)(c2 + 1).
Mặt khác theo bất đẳng thức Cauchy-Schwarz ta có:  
2 2 2 2 2 1 1 2 1
(4a + 4b + 3)(c + 1) = (4a + 4b + 1 + 2) + +c + ≥ (a + b + c + 1)2 .
4 4 2
Suy ra 16(a2 + 1)(b2 + 1)(c2 + 1) ≥ 5(a + b + c + 1)2 .
1
Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi a = b = c = . Bất đẳng thức chứng minh xong. 
2

Ví dụ 16. Cho các số a, b, c dương bất kỳ .Chứng minh


(a2 + 2)(b2 + 2)(c2 + 2) ≥ 9(ab + bc + ca).

Lời giải.
Dễ dàng dự đoán được đẳng thức xảy ra tại a = b = c = 1. Theo một đánh giá quen thuộc ta
có 9(ab + bc + ca) 6 3(a + b + c)2 . Như vậy ta cần chứng minh
(a2 + 2)(b2 + 2)(c2 + 2) ≥ 3(a + b + c)2 .
Quan sát bất đẳng thức ta nghĩ đến bất đẳng thức Bunhiacopxki. Như vậy ta cần đánh giá
từ (a + b + c)2 làm xuất hiện a2 + 2, để ý ta thấy
(a + b + c)2 6 (a2 + 1 + 1)(1 + b2 + c2 ) = (a2 + 2)(1 + b2 + c2 )
Phép chứng minh sẽ hoàn tất nếu ta chỉ ra được
3(a2 + 2)(1 + b2 + c2 ) ≤ (a2 + 2)(b2 + 2)(c2 + 2).
⇔ 3(1 + b2 + c2 ) ≤ (b2 + 2)(c2 + 2)
Biến đổi tương đương ta thu được 3(1 + b2 + c2 ) ≤ (b2 + 2)(c2 + 2)
⇔ 3 + 3b2 + 3c2 ≤ b2 c2 + 2b2 + 2c2 + 4
⇔ b2 c 2 − b2 − c 2 + 1 ≥ 0

Trang 10
Chủ đề 1: Hoa - Linh

⇔ (b2 − 1)(c2 − 1) ≥ 0
Như vậy ta chỉ cần chỉ được (b2 − 1)(c2 − 1) > 0, tuy nhiên vai trò của a, b, c như nhau nên
theo nguyên lý Dirichlet thì trong ba số a2 − 1; b2 − 1; c2 − 1 thì luôn tồn tại hai số cùng dấu
và ta hoàn toàn có thể giả sử hai số đó là b2 − 1;b2 − 1.Bất đẳng thức chứng minh xong. 

Ví dụ 17. Cho a,b,c là các số thực dương thỏa mãn a + b + c = 3. CHứng minh rằng
(a2 − a + 1)(b2 − b + 1)(c2 − c + 1) ≥ 1

Lời giải.
Theo nguyên lý Dirichlet thì hai trong 3 số a − 1,b − 1, c − 1 cùng dấu, không mất tính tổng
quát giả sử (b − 1)(c − 1) ≥ 0
Khi đó ta được
(b2 − b + 1)(c2 − c + 1) = bc(b − 1)(c − 1) + b2 + c2 − b − c + 1
> b2 + c2 − b − c + 1 > 21 (b + c)2 − (b + c) + 1
Do đó ta được
(a2 −a+1)(b2 −b+1)(c2 −c+1) ≥ (a2 −a+1)[ 12 (b+c)2 −(b+c)+1] = 21 (a2 −a+1)(a2 −4a+5)
Nên ta chỉ cần chứng minh
(a2 − a + 1)(a2 − 4a + 5) ≥ 2 ⇔ (a − 1)2 (a2 − 3a + 3) ≥ 0
Bất đẳng thức cuối cùng luôn đúng.
Bất đẳng thức ban đầu được chứng minh.
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi a = b = c = 1. 

3.3 Ứng dụng trong hình học

Ví dụ 18. Tô màu 2n điểm liên tiếp trên một đường thẳng bởi hai màu xanh và đỏ sao
cho không có hai điểm cạnh nhau được tô cùng màu. Chứng minh rằng số điểm được tô
xanh và tô đỏ là bằng nhau.

Lời giải.
Đánh số các điểm theo thứ tự từ trái qua phải là 1 ; 2;...; 2n và chia thành n cặp (1; 2); (3; 4);...;
(2n − 1; 2n).
Do hai điểm cạnh nhau phải khác màu nên trong mỗi cặp có ít nhất một điểm tô xanh hay
trong 2n điểm có ít nhất n điểm tô xanh.
Nếu có lớn hơn n điểm tô xanh thì do có n cặp nên tồn tại một cặp mà hai điểm trong đó cùng
tô màu xanh, điều này trái với giả thiết.
Vậy có đúng n điểm tô xanh, kéo theo có đúng n điểm tô đỏ.
Bài toán chứng minh xong. 

Trang 11
Chủ đề 1: Hoa - Linh

Ví dụ 19. Cho n điểm tô xanh và n + 1 điểm tô đỏ cùng xếp trên một đường tròn.
Chứng minh rằng luôn tồn tại hai điểm màu đỏ được xếp cạnh nhau.

Lời giải.
Do có n điểm màu xanh nên chúng chia đường tròn thành n khoảng, mỗi khoảng tạo bởi hai
điểm màu xanh liên tiếp.
Chúng ta phải xếp n + 1 điểm màu đỏ vào n khoảng trên, theo nguyên lí Dirichlet thì tồn tại
một khoảng chứa ít nhất hai điểm màu đỏ. Hiển nhiên, trong khoảng đó sẽ có hai điểm màu
đỏ xếp cạnh nhau.
Bài toán chứng minh xong. 

Ví dụ 20. Cho 5 điểm nằm trong hình tròn bán kính 1. Chứng minh rằng tồn tại hai

điểm có khoảng cách không vượt quá 2.

Lời giải.
Chia hình tròn thành 4 phần bằng nhau bởi hai đường kính vuông góc với nhau.
Do có 5 điểm mà có 4 phần nên tồn tại hai điểm nằm trong cùng một phần, khoảng cách giữa

hai điểm đó sẽ không vượt quá 2. Bài toán chứng minh xong.
Câu hỏi: "Bài toán còn đúng khi còn 4 điểm không?" 

Ví dụ 21. Cho 6 điểm nằm trong mặt phẳng sao cho không có ba điểm nào thẳng hàng.
Ta nối bất kì hai điểm nào bởi một đoạn thẳng và tô màu các đoạn thẳng đó bởi một
trong hai màu xanh hoặc đỏ. Chứng minh rằng tồn tại một tam giác có 3 cạnh được tô
bởi cùng một màu.

Lời giải.
Qua một điểm bất kì có đúng 5 đoạn thẳng, chúng được tô bởi 2 màu nên có ít nhất 3 đoạn
thẳng cùng được tô bởi một màu. Giả sử các đoạn thẳng AB, AC và AD cùng được tô màu
xanh.
Nếu 3 đoạn thẳng BC, CD và BD cùng được tô màu đỏ thì tam giác BCD thỏa mãn bài toán.
Còn nếu trong ba đoạn BC, CD và BD tồn tại một đoạn thẳng tô màu xanh, giả sử là BC
thì tam giác ABC thỏa mãn bài toán.
Vậy ta có bài toán chứng minh xong. 

Ví dụ 22. Trong một hình vuông diện tích là 16, người ta đặt 3 đa giác có tổng diện
tích là 20. Chứng minh rằng có hai đa giác có diện tích phần chung lớn hơn 1.

Lời giải.
Trong lời giải này ta quy ước diện tích của đa giác X bất kì là |X|.
Gọi ba đa giác đó là A, B và C. Khi đó |A| + |B| + |C| = 20.

Trang 12
Chủ đề 1: Hoa - Linh

Ta có: |A ∪ B ∪ C| = |A| + |B| + |C| − (|A ∩ B| + |B ∩ C| + |C ∩ A|) + |A ∩ B ∩ C|. (∗)


Do A, B và C nằm trong hình vuông diện tích 16 nên |A ∪ B ∪ C| ≤ 16 và hiển nhiên
|A ∩ B ∩ C| ≥ 0, từ đó kết hợp với (∗) ta suy ra
16 ≥ |A| + |B| + |C| − (|A ∩ B| + |B ∩ C| + |C ∩ A|)
hay |A ∩ B| + |B ∩ C| + |C ∩ A| ≥ |A| + |B| + |C| − 16 = 4.
4
Do đó một trong ba số |A ∩ B|, |B ∩ C| và |C ∩ A| sẽ có ít nhất một số không nhỏ hơn hay
3
số đó sẽ lớn hơn 1, giả sử |A ∩ B| > 1.
Vậy A và B là 2 đa giác thỏa mãn bài toán. Ta có điều phải chứng minh. 

Trang 13
Chủ đề 1: Hoa - Linh

4 Bài tập đề cử
1
Bài 1. Trong hình vuông có cạnh bằng 1 ta đặt 55 đường tròn có đường kính . Chứng minh
9
rằng tồn tại một đường thẳng giao với ít nhất 7 đường tròn.

Bài 2. Cho bảng ô vuông 8 × 8. Ta đánh dấu ngẫu nhiên 17 hình vuông trong bảng. Chứng
minh rằng luôn tồn tại 5 hình vuông được đánh dấu đôi không giao nhau.

Bài 3. Cho 17 nhà toán học cùng trao đổi về 3 vấn đề, mỗi người trao đổi với một người khác
đúng 1 vấn đề. Chứng minh rằng có 3 nhà toán học cùng trao đổi với nhau về một vấn
đề.

Bài 4. Chứng minh rằng từ 5 số nguyên dương bất kì luôn tồn tại 3 số có tổng chia hết cho 3.

Bài 5. Chứng minh rằng luôn tồn tại hai mặt của một đa diện bất kì có cùng số đỉnh.

Bài 6. Chứng minh rằng tồn tại số tự nhiên có dạng 20182018...2018 chia hết cho 2019.

Bài 7. Chứng minh rằng trong n + 1 số nguyên dương bất kì phân biệt nhỏ hơn 2n ta luôn
có thể chọn được 3 số sao cho một số bằng tổng của hai số còn lại với mọi số nguyên
dương n lớn hơn 1.

Bài 8. Cho các số thực không âm a, b, c. Chứng minh rằng


(a2 + 2)(b2 + 2)(c2 + 2) ≥ 3(a + b + c)2 .

Bài 9. Cho các số thực dương a, b, c thỏa mãn abc = 1. Chứng minh rằng
a2 + b2 + c2 + a + b + c ≥ 2(ab + bc + ca).

Bài 10. Cho các số thực không âm a, b, c thỏa mãn a2 + b2 + c2 + abc = 4. Chứng minh rằng
ab + bc + ca − abc ≤ 2.

Bài 11. Cho các số thực dương a, b, c thỏa mãn abc = 1. Chứng minh rằng
1 1 1
+ + + 3 ≥ 2(a + b + c).
a2 b 2 c 2
Bài 12. Chứng minh rằng từ 52 số nguyên dương bất kì luôn tồn tại hai số có tổng hoặc hiệu
chia hết cho 100. Có thể tổng quát bài toán lên được không?

Bài 13. Cho k và n là các số nguyên dương và A là tập gồm (k − 1)n + 1 số nguyên dương phân
biệt bất kì không vượt quá kn. Chứng minh rằng có ít nhất một phần tử của A có thể
biểu diễn thành tổng của k phần tử trong A.

Bài 14. Viết các số từ 0 tới 2018 lên đường tròn theo một thứ tự nào đó. Chứng minh rằng tồn
tại hai số cạnh nhau có tổng là một số chẵn.

Trang 14
Chủ đề 1: Hoa - Linh

Bài 15. Cho bàn cờ vua 9 × 9 và một quân mã. Hỏi quân mã có thể xuất phát từ một ô nào đó
trên bàn cờ, đi qua mỗi ô của bàn cờ đúng một lượt và cuối cùng quay trở về ô xuất
phát không?

Bài 16. Viết các số 3; 4;...; 13 lên một đường tròn. Có cách viết nào thỏa mãn hai số cạnh nhau
luôn chỉ sai khác nhau 3, 4 hoặc 5 đơn vị không?

Bài 17. Cho 6 điểm nằm trong hình tròn bán kính 1. Chứng minh rằng tồn tại hai điểm có
khoảng cách không vượt quá 1.

Bài 18. Trong một hình chữ nhật kích thước 3 × 4, người ta lấy ngẫu nhiên 6 điểm. Chứng

minh rằng tồn tại hai điểm có khoảng cách không vượt quá 5.

Bài 19. Cho 17 điểm nằm trong mặt phẳng sao cho không có ba điểm nào thẳng hàng. Ta nối
bất kì hai điểm nào bởi một đoạn thẳng và tô màu các đoạn thẳng đó bởi một trong
ba màu xanh, vàng hoặc đỏ. Chứng minh rằng tồn tại một tam giác có 3 cạnh được tô
bởi cùng một màu.

Bài 20. Viết các số tự nhiên từ 1 đến 8 lên các đỉnh của một hình lập phương sao cho mỗi số
xuất hiện đúng một lần. Chứng minh rằng tồn tại hai cạnh của hình lập phương sao
cho tổng các số được viết ở hai đầu mút của chúng là bằng nhau.

Bài 21. Tìm số nguyên dương k nhỏ nhất sao cho trong k số nguyên dương bất kì phân biệt
không vượt quá 100 luôn tồn tại 4 số a, b, c và d thỏa mãn a = b + c + d.

Bài 22. Chứng minh rằng trong 55 số nguyên dương bất kì không vượt quá 100 thì luôn tồn
tại hai số có hiệu là 9.

Trang 15

You might also like