Chủ Đề Bài Thu Hoạch Ge4091 (k2022)

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

BỘ GIÁ O DỤ C VÀ ĐÀ O TẠ O

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP


------

BÀI THU HOẠCH


HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
Họ và tên: Bùi Thị Tường Vy
MSSV: 0022411111
Số thứ tự: 138
Lớp học phần: GE4091-FR

Đồng Tháp, 12/2022


BÀI THU HOẠCH HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

Câu 1 : Sự khác nhau giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm khi giải
quyết vấn đề cơ bản triết học ? Lấy ví dụ chứng minh ?

* Sự khác nhau giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm :

Việc giải quyết mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản tiết học đã chia các nhà triết học
thành hai trường phái lớn.

- Những người cho rằng vật chất, giới tự nhiên là có trước và quyết định ý thức
của con người được gọi là các nhà duy vật. Học thuyết của họ hợp thành các môn phái
khác nhau của chủ nghĩa tư bản duy vật, giải thích mọi hiện tượng của thế giới này
bằng các nguyên nhân vật chất - nguyên nhân tận cùng của mọi vận động của thế giới
này là nguyên nhân vật chất. Họ cho rằng vật chất là cái có trước, thế giới vật chất độc
lập với ý thức con người và không do ai sáng tạo ra, và ý thức là sự phản ánh thế giới
khác quan về bộ não con người. Vật chất sẽ quyết định ý thức.

+ Ngược lại, những người cho rằng ý thức, tinh thần, ý niêm, cảm giác là có có trước
giới tự nhiên được gọi là các nhà duy tâm. Các học thuyết của họ hợp thành các phái
khác nhau của chủ nghĩa duy tâm, chủ trương giải thích toàn bộ thế giới này bằng các
nguyên nhân tư tưởng - tinh thần - nguyên nhân tận cùng của mọi vận động của thế
giới này là nguyên nhân tinh thần. Họ cho rằng ý thức là cái có trước và quyết định sự
tồn tại của vật chất.

Vd : “Cảnh nào cảnh chẳng gieo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”

Khi tư duy của bạn thay đổi, mọi thứ sẽ xảy ra theo hướng bạn muốn thay đổi

Câu 2 : Thế nào là nguyên tắc khách quan ? Vận dụng nguyên tắc khách
quan vào đổi mới phương pháp học tập của bản thân
Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, Triết học Mác-Lênin đã rút ra nguyên tắc
phương pháp luận là phải xuất phác từ thực tế khách quan,tôn trọng khách quan, hành
động theo quy luật khách quan, đồng thời kết hợp phát huy tính năng động chủ quan.
Xuất phát từ thực tế khách quan tức là xuất phát từ tính khách quan của vật chất, chúng
ta phải xuất phát từ bản thân sự vật, tôn trọng sự thật tránh thái độ chủ quan, nóng vội,
định kiến, thiếu trung thực.. Trong hoạt động thì chúng ta phải luôn luôn căn cứ cho
mọi hoạt động từ thực tế khách quan, mọi chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật,
mục tiêu, phương hướng thì đều phải xuất phát từ thực tế khách quan không thể theo
nguyên tắc chủ quan.

Nhận thức đúng đắn khách quan là tiền đề để xác định mục tiêu, phương hướng,
nội dung, biện pháp phù hợp làm cơ sở cho hoạt động thực tiễn. Phải xem xét sự vật
như chính nó tồn tại, không bị những yếu tố chủ quan chi phối, cần có phương pháp
nhận thức khoa học và tuân theo các nguyên tắc phương pháp luận triết học khác.

Khi xác định phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động phải căn cứ vào các quy
luật khách quan của sự phát triển của đối tượng tác động và của chính hoat động đó.

- Có kế hoạch điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp khi điều kiện khách quan có sự biến
đổi.

* Vận dụng :

Em muốn qua được kì thi với số điểm cao thì bắt buộc phải dựa vào nguyên tắc khách
quan thực tế ( kiến thức, thực lực, dụng cụ học tập,..) từ điều kiện hoàn cảnh và những
nguyên tắc khách quan thực tại em cần phải bổ sung thêm kiến thức, nâng cao năng
lực, chủ bị đầy đủ dụng cụ khi đi thi thì mới có thể vượt qua kì thi dễ dàng. Những
điều này điều xuất phát từ thực tế và không dựa theo một nguyên tắc chủ quan nào hết.
Từ đó em sẽ có những phương pháp điều chỉnh thích hợp để có thể vượt qua kì thi với
số điểm mong muốn.

Câu 3 : Vận dụng nội dung về mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và
quan hệ sản xuất vào phân tích quá trình phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam
thông quan quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay ?

Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất, chúng
tồn tại không tách rời nhau, tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng, tạo thành quy
luật sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất – quy
luật cơ bản nhất của sự vận động, phát triển xã hội.

Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, nhưng quan hệ sản xuất cũng có
tính độc lập tương đối và tác động trở lại sự phát triển của lực lượng sản xuất

+ Quan hệ sản xuất quy định mục đích, cách thức của sản xuất, phân phối. Do
đó nó trực tiếp ảnh hưởng đến thái độ của người lao động, năng suất, chất lượng, hiệu
quả của quá trình sản xuất và cải tiến công cụ lao động.

+ Sự tác động của quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất diễn ra theo hai
hướng, hoặc là tích cực, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển khi nó phù hợp hoặc
tiêu cực, kìm hãm lực lượng sản xuất khi nó không phù hợp.

Đối với Việt Nam, khi chính thức bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,
Đảng chủ trương tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, và từ cuối thế kỷ XX
đến nay, quá trình này được xác định đầy đủ là công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đó là
một quá trình kinh tế, kỹ thuật - công nghệ và kinh tế - xã hội toàn diện, sâu rộng
nhằm chuyển đổi nền sản xuất và xã hội Việt Nam từ trình độ nông nghiệp lạc hậu lên
trình độ công nghiệp với các trình độ công nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại, văn
minh.
Để tiến lên trình độ công nghiệp hóa ngày càng cao, mỗi quốc gia nhất thiết phải
có một số ngành xản xuất công nghiệp nền tảng, mà thiếu chúng thì không thể triển
khai các ngành công nghiệp khác. Các ngành luyện kim, cơ khí, chế tạo, năng lượng,
hóa chất… chính là những nền tảng cho các ngành công nghiệp khác có điều kiện, tiền
đề xây dựng, phát triển.

Muốn phát triển đầu tiên phải thay đổi các yếu tố như sức lao đông, tư liệu lao
động, công cụ lao động lên một tầm cao mới. Bắt buộc nó phải trở nên tiên tiến và hiện
đại hơn bởi vì cơ sở kỹ thuật là hệ thống các yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất xã
hội phù hợp với trình độ kỹ thuật công nghiệp thích ứng của nó mà lực lượng lao động
xã hội sử dụng để sản xuất ra của cải vật chất, có sự tác động qua lại lẫn nhau.

_ HẾT_

You might also like