Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 15

Mục 12: Các hệ phái thuộc tư

tưởng ẩn dật [432]


Cho đến áp thời Minh Trị, (1868-1912,) chưa vẫn không thấy có tài liệu nào sưu
biên về tư tưởng ẩn dật, tị thể dưới Trung Cổ Thời Đại.

Chỉ từ thời Minh Trị trở lại, tại các sách,-Bản Triều Độn Sử
Phù Tang Ấn Dật Truyện, Cận Thế Kỷ-Nhân Truyện
mới đề cập đến, nhưng chỉ là tiều truyện những người ẩn dật chứ không phân
tách đến tư tưởng.

Mãi sau thời Minh Trị mới thấy những công phu mổ xẻ đến tư tưởng đề
đưa vào chương trình văn học, tuy nhiên, thay vì danh từ “ẩn dật”thì lại là
“ẩn độn”.

Và chỉ dưới thời Chiêu Hòa đây mới có những học giả chuyên sưu
khảo những khía cạnh của tư tưởng ẩn dật dưới trung cổ thời, như
các ông, sai-tô kyô-ei, Trai Đằng Thanh Vệ, Ori-Guchi Nobu-Ô, Triết
Khẩu Tin Phu, nishi-Ô zitsu.sho, Tây Vỹ Thực Chư, và gần đây nhất,
có Thô-Bôku Mune-Kazu, (Đường Mộc Thuận Tam,) đi sâu vào vấn đề
hơn cả, phân tách tư tưởng ẩn cư tị thế, coi như một thứ triết lý nhân
sinh của một số ẩn giả cổ thời, như, Sai-Gyo Tây Hạnh, Shinkei, Tâm
Kinh, (đã chú thích,), Ba-sho, Ba Tiêu, Ryô-Kan, Lương Khoan

Và cứ đà này, chẳng bao lâu nữa, chúng ta sẽ bỏ túc vào bộ Nhật Bản Tinh
Thần Sử bằng thêm những công trình nghiên cứu về dòng tư tưởng ẩn dật với nội
dung chắc là phong phú lắm.

KHÁI NIỆM VỀ Ý NGHĨA ẤN DẬT XƯA VÀ NAY.

Trước kia, việc ẩn dật đã bị quan niệm sai lạc, là”ẩn độn”.

Ấn độn có nghĩa là trốn tránh ra ngoài nếp sống thông thường.

Bởi vậy, chúng tôi đề nghị nên điều chỉnh lại bằng nhất thống hóa
danh từ, là “ẩn dật”, vì những ẩn giả đều là trí thức với tầm nhân sinh
quan cao đẹp, đi tìm một nếp sống thanh cao để phục vụ nhân quần
xã hội hợp với chi hướng mình.

Xét từ xưa, dưới Bình An Thời Đại đã có những nhà ẩn dật rồi và đương
thời ấy gọi là những người ẫn tê”, (in tei,) hay “nhàn cư, (kan kyo).

Mục 12: Các hệ phái thuộc tư tưởng ẩn dật [432] 1


Lui về Thất Đinh Mạc Phủ Thời Đại, thì ẩn độn hay ẩn giả là những nhà
xuất gia đầu Phật, nhưng dưới Đức Xuyên Mạc Phủ Thời Đại, (1603,
1867,) thì danh từ”ẩn độn”bị biến thái sang nhiều nghĩa, dùng để chỉ
những người ưa sống tqheo nếp phiêu đãng đó đây, ngoài hệ lụy của kỷ
cương thông thường, như, đi làm tuồng, chèo, du nữ, (gái đi ca ngâm, tiếp
khách lang chạ,) cuồng ca sư, (kyo ka shi,) nhà soạn kịch, tuồng, con cái,
thân nhân những nhà phú túc sống nhàn nhã chẳng mó chút gì vào việc
đời, người chuyên sống về các mánh khoé cờ gian, bạc lận hạng đinh nô,
(machi yatsuko,)

Một danh từ đã bị biến thái ý nghĩa đến độ ấy mà ngày nay vẫn dùng để chỉ
lớp người ẩn dật, là vấn đề cần có quyết định điều chỉnh để thống nhất hóa
cho được hợp thời.

TƯ TƯỞNG ẨN DẬT PHÁT SINH TỪ TRUNG QUỐC

Qua các cô thư cũng như qua lịch sử cổ thời Nhật Bản, không hề thấy ghi
chép về tư tưởng ản dật, cũng không hề có nói đến nhà ẩn dật nào.

Sách Cổ Sự Kỷ có thuật việc bà Thiên Chiếu Đại Thần vào ẩn trong


hang đá, tuy nhiên, đấy không do tư tưởng ẩn cư, mà chỉ vì Bà tức người
em trai từ hạ giới lên quấy phá, làm ô uế thiên cung nên Bà lánh em Bà
đấy thôi. Cũng vẫn về thần thoại, Ô-Kuninushikami, (Đại Quốc Chủ Thần,)
(1,) lánh đi ẩn cư tại Xứ Xuất Vân, (Izumo,) thì đấy cũng không thuộc tư-
tưởng tị thế, mà chỉ vì hoàn cảnh chính trị buộc ông phải xa quê hương, đi
lập nghiệp ở phương trời khác. Còn ngoại giả, suốt bao nhiêu thế kỷ cổ
thời, về phần dân gian Nhật Bản không có nhà ẩn dật nào.

Bên Trung Quốc từ bộ Luận Ngữ đã sớm chép về bầy nhà ấn-dật, trong số
có Bá Di, Thúc Tề cùng thề không ăn thóc của nhà Chu, đưa nhau lánh đời
vào ở trong núi Thủ Dương, chí kỳ đến cùng chết đói ở đây.

Hai nhân vật này cùng với Ngu-Trọng, Di, Dật là điền bình của những
tâm hồn trong sạch và ý chí cương quyết đến tuyệt vời, không chịu chung
sống với người mà mình cho là vô đạo.

Đến Liễu Hạ Huệ và Thiếu Liên thì từ bỏ mọi công danh, lánh đời
mà đi ở ẩn vì không chịu khuất thân, bỏ mình trong hoàn cảnh bị sai
khiến để cầu lấy chút bỗng lộc.

Những ần giả này, tuy bị Khổng Tử chê là tiêu cực, có tài mà


chẳng chịu chung với đời đề giúp ích cho đời, nhưng vẫn được cổ
kim trọng là những bậc thanh cao vô giá, vàng bạc hay công danh

Mục 12: Các hệ phái thuộc tư tưởng ẩn dật [432] 2


cũng không trọng bằng ý chí minh, nhân phẩm mình, thà sống âm
u thanh đạm với cỏ cây để bảo trì lấy tư cách còn hơn là lẫn vào
đám trần ai ở trọc.

Tiếp theo là nhóm Trúc Lâm Thất Hiền và Uyên Minh nữa
cũng đều là những nhân vật điền bình cho tư tưởng ẩn cư tị
thế đã từ cổ đại của Trung Quốc.

Tư tưởng này rồi được bồi đắp bởi học thuyết Lão,
Trang và giáo lý nhà Phật nên càng về áp trung cổ thời thì
lan tràn càng mạnh, thành phong trào đi tìm những thú
thanh cao trong đời sống ẩn dật.

Tư tưởng và hành vi này, đến Liêm Xương Mạc Phủ


Thời Đại thì truyền tới Nhật Bản.

Cứu cánh của nếp sống ẩn dật bên Trung Quốc là xa lánh trần ai, công
danh, lợi lộc đề bảo vệ lấy nhân cách liêm khiết thanh cao, tìm những chỗ núi
đồi mây nước đề được tự do ngoài vòng cương tỏa, sống phóng dật với thiên
nhiên, mây là nhà, cảnh vật với muông cầm là bạn, với một cây đàn, dăm ba
pho sách là đủ vui suốt tháng, quanh năm, phóng mặc thân mình cho thiên
mệnh, du du, phiêu phiêu mà nhìn đời bằng con mắt lạnh nhạt.

Những người đi ẩn dật ngoái cổ trông lại mãi về xa, cố noi gương Di,
Tề, nắm dây cương can Vũ Vương để nuôi dưỡng ý chí mình, hoặc giả,
luôn ngâm vịnh bài Quy Khứ Lai Từ của Đào Uyên Minh hay Sở Từ của
Khuất Nguyên đề tỉnh thức ý chi cho trọn đời với gió, với trăng, với hạc
nội, với mây ngàn.

Thì nếp sống nhàn cư ẩn dật này, khi lan tới và được thực hiện ở
Nhật Bản cũng phô diễn y thức như thế, không chút chi sai biệt.

CÁI THÚ NHÀN CƯ

Trên đây đã trình bày, về cổ thời, tại Nhật Bản hầu như không có tư tưởng
ẩn cư tị thế, duy sang thế kỷ VIII, khi văn hóa của Trung Quốc và Ấn Độ truyền
đến thì mới chịu ảnh hưởng của tư tưởng này, tuy nhiên, ở buổi đầu ảnh
hưởng ấy, chỉ mới là tán dương đời sống an nhàn, phóng khoáng, chứ chưa
có ai dứt khoát đi ở ân.

Trong những đại danh bút, (1,) chủ biên bộ cổ thi Vạn Diệp Tập thì
Yamaue Ô Kura, (Sơn Thượng Ức Lương,) dưới bài trường thi Cảm Tình
Ca, (Kan-jô Uta,) của ông lại ký với biệt hiệu Zoku Sensei, (Dị Tục Tiên
Sinh Hồ,) để tỏ chí mình.

Mục 12: Các hệ phái thuộc tư tưởng ẩn dật [432] 3


Và cũng truyền lại rằng, Dị Tục Tiên Sinh cũng thích cảnh mây nước
nhàn du đi chơi đâu gặp chỗ phong cảnh hữu tình hay bạn bè thơ văn
tâm đắc là la cà cả tháng mới về.

Đến Ô-Tomo No Tabito, (Đại Bạn Lữ Nhân,) thì trong bài Mai
Hoa Ca, (Baiga Uta,) hàm xúc đầy tư tưởng Lão Tử, và ca tụng
đời sống cùng ý chi thanh cao của nhóm Trúc Lâm Thất Hiền và
Đào Uyên Minh.

Tuy nhiên biểu lộ rõ rệt hơn cả về chịu ảnh hưởng từ tư


tưởng đến ngôn ngữ Trung Quốc là, tại Chương Hoài Phong
Tảo, (Kaifu Sô,) trong bộ Hán Thi Tập, (1,) có những bài nhan
đề, như, U-Tề, (Yu-Sei,) có nghĩa “Chốn U Tịch”, Ẩn Sỹ, (In-
Shi,) Nhàn Cư, (Kan Kyo,) thì bài U Tê có câu,

Hà luận triều thị du


Dịch giả tạm dịch, Hỏi chi nữa !!! Ta lánh công danh từ
một sớm”
Bài “Ẩn Sỹ”có câu,
Xuất hiêu trần, nham khê vô tục xú

Dịch giả tạm dịch nghĩa đen, “Lánh bụi hồng, vào
núi sâu bạn cùng khe nước cho khỏi vương mùi hôi
hám của tục phu”.
Bài Nhàn Cư có câu,
-Phù trầm yên vân ngoại,

Dịch giả tạm dịch, “Bồng bềnh ngoài cổ cùng


mây khói”thì mới nghe, ai không tưởng là khẩu khi
của đám ẩn giả bên Trung Quốc.

Kể, học bằng Hán Văn, viết thuần Hán tự thi đám sỹ phu dưới Bình An Thời
Đại là chuyên dụng nhất xưa nay, vị thử, tư tưởng ẩn cư, tị thế theo quan niệm
Lão, Trang cũng bắt đầu xâm chiếm mạnh tâm hồn giai cấp thượng lưu, từ văn
vũ các cấp dĩ chi tăng lữ và giai tầng văn học.

Bởi vậy, những thơ, ca, sáng tác dưới các triều đại từ Mura-Kami Tennô,
(Thôn Thượng Thiên Hoàng,) đến Ichi-Jô Tonnô, (Nhất Điều Thiên Hoàng,)
nói chung là khoảng những năm 950-1010, đều chỉ hàm chứa ý tưởng xa
lánh phồn hoa, tìm nơi u nhã, hoặc giả tán dương Di, Tề, ngợi khen Thất
Hiền, rủ nhau noi gương Đào Uyên Minh...vân vân... nhiều vô xiết kể, đến

Mục 12: Các hệ phái thuộc tư tưởng ẩn dật [432] 4


nỗi hậu đại sưu tập lại, phải dồn vào hai bộ: Bản Triều Trần Tảo, (Honchô
Zinsô), Nhàn Cư Bộ, (Kan-kyo Bu,) vẫn chưa hết.

Cái đặc sắc của những bài thơ, ca về nhàn cư tị thế dưới thời đại Bình An
này, về văn thể có một số bài làm theo thề Hòa Ca liên hành, viết bằng văn
quốc âm, cón về tư tưởng thì đã thoát sáo của Hán Thi Tập đề đi vào đường
lối tản dương nếp sống thanh nhàn, trà sớm rượu trưa theo cái nhàn phong
riêng của giai tầng quý tộc của đất nước.

Sau thời Bình An lại có điều lạ là, khi ngành Hán học bị lụi đi bao nhiêu,
nhường chỗ cho văn quốc âm hưng khởi lên thì tư tưởng nhàn cư cũng bốc
theo lên mạnh chừng nấy, đến độ có phần ngả sang yếm thế, chán đời.

Tư tưởng này khởi do nhà quý tộc cực phẩm triều đình là Fujiwara Tada
Michi, (Đằng Nguyên Trung Thông,1097-1164,) thổ lộ bằng thơ, ca, khi,
ông rũ áo từ quan, vào tu ở Pháp Tính Tự, (Hosho Ji).

Loại thơ yếm thế này của ông, hậu đại sao lục được rất nhiều, ghi
chép vào bộ Bản Triều Vô Đề Thi, (Honcho Mu-Dai Shi).

Sau Đằng Nguyên Trung Thông, tư tưởng nhàn cư tị thế phát triển lên đến
độ, tùy xu hướng, tùy thi cảm, tùy giao tình mà kết hợp lại thành từng thi phái,
như, Lâm Đình, (Rin-Tei), Biệt Nghiệp, (Betsu-Gyô,), Sơn Gia, (Yama-Ga).

Các phái này sáng tác nhiều thơ, ca, tập hợp lại thành bộ Nhàn Cư Thuật
Hoài, (Kan-kyo Jukkai).

Nội dung bộ thi ca này rất phong phú về tán dương nhàn cư, hoài cảm
trước thiên nhiên.

Đề tài thơ, ca, phân định thành chủ đề, tỉ dụ như đặt tâm tư u nhàn
của mình vào cảnh núi rừng mây nước nào đó, u hoài đến nếp sống
đơn sơ nhưng tự do, nhã đạm nhưng tự nhiên trong khung cảnh một
túp lều tranh bên ghềnh đá một buổi trời thế nào, hoặc giả bồng bềnh
trên con thuyền dưới bóng cây rừng hoa lá ra sao, cốt đề ghi lại những
gì là thực cảm của lòng mình trước mỗi cuộc nhàn du hay trong mỗi kỳ
nhàn cư giữa thiên nhiên để tạm rửa bụi trần.

Đặc biệt về chủ đề trong Nhàn Cư Thuật Hoài là chia rõ những


thủ thanh nhàn theo phong cảnh, màu sắc của bốn mùa, xuân, hạ,
thu, đông, mỗi mùa là một thú tao nhã riêng của những tâm hồn
biết hạn chế mức sống, ít đắm quyện vào với thiên nhiên.

Mục 12: Các hệ phái thuộc tư tưởng ẩn dật [432] 5


Tư tưởng các nhân vật trong mấy phái này có điểm khác
với Đằng Nguyên Trung Thông, ưa nhàn du, tạm tị thế trong
ngắn ngày chứ không yếm thế đến độ bi quan, lánh bỏ hẳn sự
đời để rút vào chuỗi ngày mai ẩn.

Thơ, ca của họ ít nhiễm ảnh hưởng của Lão, Trang, chỉ


bộc lộ tâm trạng những con người phỏng lãng, thích quây
quần với dăm ba đồng tâm đồng chí để cùng mấy cây
đàn, vài ba bầu rượu, dăm bảy quyển sách rồi hoặc chống
gậy cùng vào trong nủi, hay xuống con thuyền lân la đến
những cảnh trí ưa thích mà thưởng ngoạn, đàm đạo,
ngâm vịnh, đàn địch, vui ra thì lưu lại một vài tuần trăng,
chẳng vui thì dăm ba bữa là về để rồi lại hẹn nhau đến
những phong cảnh khác.

Thử tư tưởng ưa nhàn du, thích nhàn cư bên cạnh


thiên nhiên chứ không yếm thế đến chán bỏ cuộc đời
này của họ, rồi ảnh hưởng nhiều đến các phái ấn dật
dưới Trung Cổ Thời Đại.

NHỮNG QUAN NIỆM ÁN DẬT

Quan niệm về sống ẩn dật có thể tùy thời đại và tùy theo hoàn cảnh sinh
hoạt của mỗi giới mà chia thành ba loại,

a,) Quan niệm ẩn dật dưới Bình An Thời Đại.


b,) Quan niệm ẩn dật theo tín ngưỡng.
c,) Quan niệm ẩn dật theo học thức.

a,) Ẩn Dật Dưới Bình An Thời Đại.

Bình An Thời Đại là khoảng 400 năm toàn thịnh của giai cấp quý tộc.

Không kể trên sân khấu chính trị quốc gia, mà trên địa vị thượng
lưu, từ văn giới đến thiền giới là đều do quý tộc dẫn đầu cả.

Trên lĩnh vực văn học, đây là thế hệ mà Hán học, Hán văn, Hán tự được
kể là thời thượng, thì lẽ đương nhiên cũng chỉ giai cấp quý tộc là chịu ảnh
hưởng của tư tưởng ẩn dật Trung Quốc nhiều hơn ai hết, ngoại giả, cũng
vẫn chỉ giai cấp quý tộc là thấm nhuần tư tưởng Phật Giáo mạnh hơn ai
hết,

Thế nên, tiêu biểu cho tư tưởng và tác phong ẩn dật dưới thời đại
này, không ai ngoài giai cấp quỷ tộc.

Mục 12: Các hệ phái thuộc tư tưởng ẩn dật [432] 6


Có điều, tuy chịu ảnh hưởng tư tưởng ẩn dật của Trung Quốc,
nhưng đa số không đến nỗi yếm thế như Đằng Nguyên Trung
Thông, mà chỉ tìm đến những nơi phong cảnh đẹp, yên tĩnh, rồi
trang thiết tần tạo cho thành thư đường, thủy tọa, phù kiều để đến
sống an nhàn với đoàn gia nhân hay đệ tử phục dịch.

Như thế là tác phong ẩn dật quý tộc tính thời Bình An vậy.

Dĩ nhiên thì tác phong này cũng biểu lộ phần nào cái ý
chí ít muốn vương vấn sâu vào việc đời để có chút thời
gian sống tự do theo hoài vọng, muốn đi chơi đâu thì cử đi
mà không hẹn trước ngày về, ngủ sớm dậy trưa tùy thích,
hoặc giả, cả ngâm đàn địch suốt sáng cũng chẳng sao.

Những nơi trang trí, tân tạo để ẩn dật nồi tiếng là thanh u dưới thời Bình
An được sử sách ghi chép còn lưu đến nay, là,
-lâu đài ở triền núi Vũ Trị của hòa thượng Ki Sen, (Hỷ Soạn).

khu Cổ Tăng Bộ, (Koso be,) ở gần Đại Bản của Nô In Hô Shi, (Năng
Nhân Pháp Sư,)
-khu Ca Lâm Uyển, (Karin En,) của thi sỹ hòa thượng Jun E, (Tuấn
Huệ,)

lâu đài tại Giải Cấu Sơn, (Kaiko San,) thuộc Xứ Nhiệp Tân của
hòa thượng Sen Kan, (Thiên Quan,) và đặc biệt là trở về nếp sống
nâu sồng đạm bạc, chỉ giao du với khối tiều phu thôn dã của cao
tăng Zô Ga, (Tăng Hạ”

b,) Ẩn Dật Vì Tín Ngưỡng.

Trong khối ẩn dật thì phải này đông đảo nhất, ngoài số tăng lữ còn có
quỷ tộc, văn nhân, cư sỹ.

Phái này đều học thức cao rộng, chuyên tín ngưỡng chư Phật và tin
tưởng giáo lý nhà Phật, cất một am nhỏ bên ghềnh, cạnh suối, ven
đồi, suốt đời rau dưa đạm bạc, khổ hạnh như nhà tu, tối ngày say sưa
với Kinh kệ hay tọa thiền.

Vẫn tiếp xúc với thập phương tại am lạnh của mình, nhưng chỉ
là hàn huyên đàm luận về giáo lý, tuyệt đối không đàn địch xướng
ca, mặc dầu đây cũng là thú tao nhã của người ẩn cư tị thế.

Am gianh cũng không trần thiết gì, có khi cỏ cao ngập cả lối
đi.

Mục 12: Các hệ phái thuộc tư tưởng ẩn dật [432] 7


Kết giao thuần giữa đám đồng tâm tín ngưỡng, hứng
lên thì đóng cửa am hàng tháng đưa nhau vào trong núi
sâu, hải lá chè hoang trong rừng mà uống, nấu lưng cơm
độn với ngô khoai mà ăn, đón gió ngắm trăng mà đàm
luận giáo lý, cho đấy là hạnh phúc tuyệt vời và vô giá,
không vàng bạc công danh nào đánh đồi lại được.

Những giai thoại về ẩn dật tị thế của phải này có ghi chép vô số trong
các bộ, Bình Gia Vật Ngữ và, (Hei Ka Mono Gatari,)
-Soạn Tập Sao, (Sen Shu So,) Nhàn Cư Hữu, (Kan Kyo Yu,), Phát Tâm
Tập, (Hat Shin Shu,) trong có truyện ẩn cư thật cảm động về bà Ken Rei
Mon In, (Kiển Lễ Môn Viện

c,) Ẩn Dật Theo Quan Niệm học thức

Thành phần phải này cũng tương tự như phái trên, duy có điểm, nếu
phái ẩn dật vì tín ngưỡng dâng trọn đời mình cho gió trăng để được luôn
luôn gần bên cạnh giáo lý thì phải ẩn dật vì học thức, sau khi thông hiểu
văn chương và giáo lý rồi đem kiến văn ấy hòa với mây nước để tìm thi
cảm và thêm thi hứng cho nguồn sáng tác của mình thiên về nghệ thuật
nào đó, hoặc thơ, ca, luận, sách hay hội họa.

Hoặc giả luận về sinh hoạt tinh, nếu phải ẩn dật vì tín ngưỡng sống
theo khổ hạnh của nhà tu hành thì phái ẩn dật vì học thức này sống
theo thanh cao, rượu có cũng tốt, đàn sáo có cũng hay của cốt cách
người văn nghệ lấy thiên nhiên làm phương tiện hy sinh cho chí
hưởng mình.

Đường lối ẩn dật này do Tây Hạnh khởi xướng lên ở đầu thế kỷ
XII, rồi được vô số những hòa thượng thi sỹ, văn gia hay học giả
thuộc các thế hệ hậu kế noi theo, như, Chô -Mei, Trường Minh,
Kim Hiếu, Tâm Kinh Sô-Gi, Tổng Kỳ và chỉ hướng này cứ lần lần
tiếp nối mãi về cận đại, trong số có những ẩn dật thi tài cự phách,
như Ba Tiêu, Lương Khoan, chẳng hạn.

Còn đem nghệ thuật đóng góp cho quan niệm ẩn dật này,
về hội họa thủy mặc là họa phải Tuyết Chu, về trà đạo thì là
khởi tổ của tông phái pha tra Sen-Ge Ryu, (Thiên Gia Lưu).

Vậy ta thấy tác phong của phái ẩn dật vì học thức cứ


liên tục kế chi nhau từ thế kỷ thứ XII đến thứ XIX để tạo
thành những gì là đặc biệt cho ngành văn hóa và nghệ

Mục 12: Các hệ phái thuộc tư tưởng ẩn dật [432] 8


thuật Nhật Bản đầy “Sabi tính cách”nghĩa là những gì là
cái đẹp cùng cực của sự thanh tao, nhàn nhã ấn tàng
trong những khung cảnh đơn giản bình dị.

Tính cách này là trọng tâm xây dựng nên những


trang của dòng Nhật Bản Tinh Thần Sử, (Nihon
Seishin Shi,) và Nhật Bản Văn Hóa Sử, (Nihon Bunka
Shi,) mà không một bỉnh bút nào, trước kia cũng như
bây giờ là không công nhận như thế.

Cử xem thi thánh Tùng Vỹ Ba Tiêu đã


nhận định trong tập Phương Dã Kỷ
Hành, (Hono Kiko,) của ông, “Một Tây
Hạnh với thơ hòa ca, một Tông Kỳ với
những khúc trưởng ca, một Tuyết Chu
với nét vẽ thủy mặc, một Thiên Lợi
Hưu với trà đạo là đủ tử trụ tạo dựng
nên văn phong văn hóa của đất nước”,
thì đủ rõ.

Sau khi nhận định về kết quả tổng quát của công trình tôi đắp nên nền
nghệ thuật và văn hóa của phải ần dật vì học thức, giờ ta phân tách đến tư
tưởng nào đã tạo nên sinh hoạt ẩn dật của phải này.

Vì học thức, lại sinh nhằm thời đại loạn trường kỳ mà nảy ra quan niệm
tiến tới thực hiện cuộc sống ẩn dật là khởi từ hòa thượng Tây Hạnh.

Ngày nay, xem đến những tác phẩm của ông còn lưu lại, thấy rằng,
ông cho thể sự là vô thường và cuộc nhân sinh chỉ là một trường khổ
não nên chán ngán, chẳng thiết gì nữa, mới 25 tuổi đã dứt bỏ công
danh và mọi hệ lụy, tìm tới đời sống thanh đạm cho bớt lo, ẩn dật cho
tấm thân được phỏng khoáng, du nhàn.

Đấy là nguồn cỗi tư tưởng ẩn dật của Tây Hạnh, và “thế sự là


vô thường, nhân sinh là trường khổ não”này, rồi cũng thấy gắn
chặt trong tâm khảm của những nhân vật hậu thế như Kiêm Hiếu
biểu lộ trong bộ Đồ Nhiên Thảo (Tsure-zure Gusa,) và trong những
bài thơ bất hủ của Tùng Vỹ Ba Tiêu, cũng như của Lương Khoan
ở đầu thế kỷ thứ XIX.

Mục 12: Các hệ phái thuộc tư tưởng ẩn dật [432] 9


Khi đã cho thế sự là vô thường và nhân sinh là một trường khổ não thì
tất phải tìm cách giải thoát cho mình khỏi những đau đáu lo âu ấy bằng tìm
tới Tam Pháp Ấn, (Sam-pô in,) của nhà Phật, tức, chư Hạnh vô thường,
(vô thường ấn,) chư Pháp vô ngã, (vô ngã ấn,) Niết Bàn tịch tĩnh, (Niết
Bàn ấn,)

Vậy đâu là cõi tịch mịch, thanh tĩnh của Niết Bàn?

Thì chỉ tìm thấy bằng cách rút ra ngoài đời sống ô trọc ồn ào để trút
hết lo nghĩ, không vương thê nhi, một mình đi vào thế giới đạm bạc
cho tâm hồn được trong sạch, lẻ loi bên cạnh thiên nhiên cho thần trí
được thảnh thơi, ăn gì cũng qua bữa, nghỉ đâu cũng qua ngày, mặc gì
cũng ấm thân, không bó, không buộc, không muốn không ham.

Được như vậy, thân mình sẽ thành vị tiên, vị Bồ tát làng làng tại
cõi trần thế.

Như vậy, cõi trần thế này là Niết Bàn để mình tạm gửi tấm
thân phàm, chờ ngày bước sang thế giới Cực Lạc vĩnh cửu.

Thế nên, phái ẩn dật vì học thức này không mừng vì


được sống, không ngại vương bệnh tật, và không lo ngày
chung mệnh, có nghĩa, hồn nhiên mà sống, thản nhiên mà
chết băng qua phố phường coi như giữa chốn tịch liêu, len
lỏi nơi hoang vu cũng không thấy cô quạnh.

Như thế là đạt tới chân mỹ cả về vật chất lẫn tinh


thần trong lẽ sống của mình,

Khi họ đã đạt tới cái “chân”và cái “mỹ”của lẽ sống ấy, là tới giai đoạn mà
quốc dân được hưởng những cái hay, cái đẹp mà phái ẩn dật vì học thức
này bồi đắp cho nghệ thuật, văn học và văn hóa của đất nước.

Lòng họ hưởng vào “chân”và “mỹ”với tất cả thời gian u nhàn của
những cõi lòng không vương bụi trần, ấy là những phương tiện tạo
cho tâm hồn họ được sảng khoái mà sáng tác nên những gì là thượng
thặng về “tĩnh mật “và”“thanh thuần”cho “văn học và nghệ thuật Nhật
Bản”.

Tuy nhiên, điểm trọng đại tạo cho phái ẩn dật vì học thức này thành
công trong việc tài bồi nên nền văn hóa và nghệ thuật đầy tĩnh mật tính và
thanh thuần tính ấy là do cái “sở hướng căn bản của dân tộc Nhật Bản”.

Mục 12: Các hệ phái thuộc tư tưởng ẩn dật [432] 10


Người Nhật Bản, từ những buổi nguyên sơ lập quốc, vốn dĩ đã là
dân tộc thuần phác từ tâm hồn mà đi nên thích đời giản dị bên cạnh
thiên nhiên, nặng cảm tình với mảnh đất mà mình sinh sống.

Phải công nhận rằng, toàn dân Nhật Bản, thủy chung vẫn bảo trì
được những gì là căn cốt của”thuần phác Nhật Bản tính”nên dù có
ở bên cạnh lầu vua, phủ chúa, hoặc áp chôn đô thị là cũng không
bị nhiễm bởi xa hoa, trước sau vẫn ưa ngôi nhà tranh với cửa sổ
tứ vi để đón gió trăng, vẫn ưa những gì là xuềnh xoàng trong y
phục, lương đạm với ẩm thực tương dưa đến trọn đời.

Rồi ra, từ khối bình dân có nảy ra những ai ngoi lên chiếm
được địa vị ưu thắng trong xã hội, nhưng vẫn giữ cái bản chất
lương đạm ấy, từ nếp sống hàng ngày đến cất dựng ngôi ăn,
chốn ở.

Thế nên, cái chân bản tinh thuần phác ấy mới là mảnh
đất tốt và phù hợp cho những gì là mầu sắc của u, thuần,
thanh, nhã, giản, tố, đạm, lương ấy được tự do này nở,

Nhược dĩ, không gặp được mảnh đất này thì tư


tưởng của phải ẩn dật vì tín ngưỡng, vì học thức dẫu
có phát sinh chăng nữa, cũng chỉ là cái hiểu biết và
ham chuộng của thiểu số cá nhân không người hưởng
ứng đề đến hết đời người ấy, lại thui chột đi mà thôi.

Bây giờ, đặt ngược lại vấn đề thi bản thề những nhân vật cốt cán trong
các phái ẩn dật thì họ vẫn là “dòng máu Nhật Bản”nên cái “tàm tướng”tịch
liêu, đạm bạc, gần thiên nhiên, bộc lộ tha thiết đến độ coi thiên nhiên mới
là cái “thực đẹp”, (chân mỹ,) cải đẹp không đẹp nào sánh nổi, (tuyệt đối,)
và chỉ thiên nhiên mới là chốn ở vĩnh viễn của mình, dù tại thế hay khuất
thế.

Bởi vậy những nét vẽ của họa phái Tuyết Chu mới đưa tầm mắt và
cảm quan của con người đến trước thiên nhiên, từ Thôn Điền Châu
Quang đến Thiên Lợi Hưu mới đưa hương vị của chén trà đến gần
thiên nhiên mà ung dung ngồi thưởng thức.

Lại như hai bài Bài Hài, (hai kai,) dưới đây của Tây Hạnh và
Tùng Vỹ Ba Tiêu nó biểu hiệu cho lòng ham chuộng cảnh tịch liêu
bên cạnh thiên nhiên của người ẩn dật biết ngần nào,

Mục 12: Các hệ phái thuộc tư tưởng ẩn dật [432] 11


“Ko ko ro na ki, (chỉ khi nào, tâm hồn ta,)
Mini mo a-wa-re ua, (lẫn thân ta bên cạnh thiên nhiên,)
Shira re keri. (ta mới biết là có ta,)
Tây Hạnh

“Fu-ru i-ke ga, (một mình bên đầm, (lâu đời,) um tùm cỏ
sậy,)
Kae-ru tho-bi ko-mu, (con ếch bỗng đâu từ bờ lao xuống
nước,)
Mi-zu no o-lo. (khua động mặt nước bên trời cô tịch).
Tùng Vỹ Ba Tiêu

Và hai đoạn thơ sau đây cũng của Tây Hạnh và Tùng Vỹ Ba Tiêu nói lên
nỗi lòng thản nhiên của sự thấu đạt giáo lý “sống gửi, thác về”,coi khoảng
không gian vô tận kia mới là chốn ở vĩnh viễn của mình,

“Hana no moto nite, haru shi nan, (ta đón một nhánh hoa mãn khai.
Ta chờ một mùa Xuân bất tận. Ấy là ngày ta về bên kia thế giới).
Tây Hạnh.

“Zô Ka ni kaere”, (Hãy về đi với Mẹ TẠO HÓA,)


Tùng Vỹ Ba Tiêu.

XUẤT XỨ CỦA THÂN THẾ NHỮNG NGƯỜI ẨN DẬT.

Dưới trung cổ thời, những người lánh đời phồn hoa đi ẩn dật, nay đó mai
đây, tuy có nhiều nhưng truy nguyên đến thân thế thì gồm hai loại, tăng lữ và
lớp người nhàn rỗi.

Giới tăng lữ thì đông đảo nhất, không kẻ những người vì tín ngưỡng hay vì
chán đời mà thi phát xuất gia đã là nhiều rồi, nhưng số người vì hoàn cảnh xô
đẩy thành sư sãi còn nhiều hơn nữa

Kề từ cuối thời Bình An sang trung cổ, giai cấp quý tộc quan liêu, vì nội
loạn vũ gi, mà bị mất cả tài sản thì tuy bị lâm vào cảnh nghèo nàn nhưng
vẫn giữ nếp sống cũ, mỗi người ba bốn vợ nên rất đông con thì làm gì còn
của cải đâu mà chia cho đủ.

Do đấy, bèn đua nhau giải quyết bằng cách chỉ giữ lại vài ba người
để giữ nếp nhà, còn ngoài ra, cả chục, cả hai chục người con cũng
cho đi tu ráo.

Cảnh sư sãi quá đông, chật ở các chùa, một phần cũng vì lẽ
này.

Mục 12: Các hệ phái thuộc tư tưởng ẩn dật [432] 12


Tuy nhiên, rồi ra tư sản của nhà chùa cũng bị các vũ gia
lãnh chúa, khi bị xô đẩy vào bước đường cùng của gánh nặng
chiến phi thì họ cũng chẳng nề hà mà không chiếm đoạt trọn
các trang viên, (đồn điền,) hay các nguồn lợi tức về giang, hải,
lâm sản của tự viện.

Thế là, thiền gia bị lâm vào cảnh thiếu thốn cũng không
khác chi quỷ tộc.

Trước tình trạng, giới tăng lữ buộc phải tự lực cánh


sinh, thì từ cửa chùa bước ra đời sống ẩn dật cũng là
một trong những phương tiện để giải quyết sinh kế.

Dựng một mảnh am giành bên cạnh rừng núi,


một vài thầy trò cùng cuốc đất, trồng hoa mầu, cây
trái, rau khoai, cấy lúa bãi cho có cải ăn thanh
đạm qua ngày, hái trà hoang trong núi, kiếm măng
nấm bên rừng cũng đủ dung tấm thân vui cùng tuế
nguyệt.

Hoặc giả cũng có nhũng tăng lữ nhờ tài


riêng, chữ tốt, văn hay, bói toán, thuốc men,
cúng vái giải tại trừ ách thì vẫn du khắp đó,
khắp đây, gặp ai nhờ gì thì độ nấy, được một
đấu gạo công cũng đủ cho mươi ngày vui
nhàn cùng trăng gió, để rồi cứ vậy mà đắp đồi
cho trọn đời ẩn dật,

Trên đây là giới chân tu, nhưng còn một giai tầng nữa, bản tu bán tục là
hàng ngũ tăng binh, khi các tự viện vì khánh kiệt mà phải giải tán đi, mỗi tự
viện kẻ có mấy ngàn thì hàng ngũ này cũng nhất thời làm tăng số ẩn dật lên
nhiều lắm.

Những người này, trước khi được thâu nhập vào hàng ngũ tăng binh
vốn đã là những khách giang hồ với nhiều tài vặt, đánh võ cũng được, ca
hát đàn sáo cũng được, cờ cũng lắm tay cao đáo đẻ, vẽ cũng lắm ngòi bút
tài tình, chữ nghĩa biên chép cũng nhiều tay thành thạo, huống chi, sau
một thời gian vào ở trong chùa thì nâu sồng cũng đã quen mùi đạm bạc,
lại bên câu Kinh, Kệ thì cũng đã hiểu thế nào là những lẽ cao viễn của đời
sống tinh thần, bởi vậy, sau khi từ tự viện mà tan rã hàng ngũ ra ngoài đời,
thì đa số là nương sức nhau thành từng nhóm nhỏ lui vào ẩn cư trong núi,
cũng am gianh lều cỏ, vỡ đất trồng khoai, lấy đời sống thanh khiết đạm

Mục 12: Các hệ phái thuộc tư tưởng ẩn dật [432] 13


bạc làm vui, bầy bàn cờ, khẩy cung đàn làm thích, ung dung tự tại, làm
tăng giá trị của phái ẩn dật lên nhiều lắm.

Nhược giả, những ai không muốn ẩn cư nơi thâm sơn thì xin tự viện
cấp cho bản”độ điệp”, (1,) rồi hoặc thành nhóm, hoặc độc thân phiêu
bạt khắp các Xử trong nước, tới đâu thì phổ triển tài năng hay nghệ
thuật ở đó, làm bí thư cho vũ gia, giữ sổ sách cho phủ thương phủ hộ,
sao chép gia phả hay những bộ sách cũ, đọc sách truyện mướn, dạy
ca hát, dạy chữ nghĩa, hầu trà, chăm sóc hoa viên hay lâm viên, đóng
tuồng kịch, thôi thì đủ nghề miễn là đủ sống dù với mức hạn chế thanh
đạm thế nào cũng vẫn vui.

Đây là một khía cạnh đặc biệt nhất thời của một nếp sống ẩn
dật dưới trung cổ thời của những con người đã vương cái nghiệp
giang hồ, tự biết mình không thể trở lại nếp sống bình thường như
thứ dân được nữa.

Điềm mà lớp ần dật này tới đâu cũng gây được cảm tình, là với bộ nâu sồng
của người tu sỹ, ăn uống thế nào cũng xong, thù lao bao nhiêu cũng không đòi
hỏi, ở lại thì không muốn ở đâu lâu, thành thực giúp người cho chóng xong
việc đề lại cắp nón lên đường, càng đi được nhiều càng thỏa chí giang hồ của
những người đã rõ thế nào là thế sự vô thường.

Về phần tài bồi cho văn hóa thì lớp ẩn dật này tuy không thuộc thành
phần sáng tác hướng đạo nhưng là những người thừa hưởng rồi đem gieo
rắc đến cùng các thôn xóm bình dân, tận những nơi dù hẻo lảnh xa xôi
nhất.

Không kể đến chữ nghĩa hay những nghệ thuật ca múa, tỉa lá trồng
hoa, pha trà, mà công lao đáng kể hơn hết là họ họp thành những
phường hát dong chuyên lưu diễn tuồng Năng, đẩy sâu cải thú thưởng
thức vào đáy lòng tầng lớp thứ dân thôn dã mà đáng lẽ, vì loạn li nên
giao thông bị cấm đoán thì lớp nông dân làm sao tới được đô thị trấn
để biết hương vị của một ngành nghệ thuật của dân tộc đã được cải
tiến này.

Tiếp về cận đại, nói chung là dưới Mạc Phủ Đức Xuyên, nổi lên phong trào
nhã giao thanh du giữa những người cùng hoàn cảnh, cùng giai cấp, ngưu mã
đồng tầm, tỉ như tăng với tăng, ca kịch giới với ca kịch giới, thi gia với thi gia,
văn nhân với văn nhân, họa với họa sỹ, phú hào với phú hào, cùng hẹn nhau
một thời hạn nào đó, có khi chống gậy lặn lội năm bẫy ngày đường, hay dong
thuyền mươi lăm bữa để gặp mặt nhau mà xưởng họa luận đàm hay bình

Mục 12: Các hệ phái thuộc tư tưởng ẩn dật [432] 14


phẩm về một sáng tác mới của bạn cùng nghề, hoặc cùng tới một danh thắng
để đón gió, xem mây, lấy đấy làm thú vui không có không được.

Điểm đáng chú ý là tại tư trang nào cũng dành một chỗ trần thiết với đủ
vẻ u, nhàn, thanh, tịch, để cho riêng mình di dưỡng và tiếp đón bạn cùng
chí hướng.

Thứ hai là lớp người ẩn dật vì nhàn rỗi và vì thừa tiền sẵn của, hay vốn dĩ
với bản tính lông bông không ưa muốn sự gò bó dù với gia đình, hoặc giả, lớp
người học hành thất trí, buôn bán lỗ lã rồi đâm chán đời, chẳng thiết gì nữa.

Tầng lớp ẩn dật này ở vào số ít, nhưng cổ kim, không thời nào không
có.

Về xưa kịa, vì nhàn rỗi và sẵn tư sản mà rút vào ẩn cư thì như
Ariwara No Narihira, (Tại Nguyên Nghiệp Bình và Ko Re Taka Shinnô,
(Duy Kiều Thân Vương).

Lớp người này sống theo cái nhàn phong của lớp trưởng giả
bên Trung Quốc, lấy trà rượu bên cạnh trời mây để vơi những nỗi
buồn vì thế sự thường ám ảnh tâm hồn mình.

Về hàng ngũ lông bông thì nổi lên nhiều kẻ từ cuối trung cổ sang đầu cận
đại, xếp “ẩn độn”, có nghĩa “lần tránh nhiệm vụ với đời” thì gồm nhiều giới ăn
chơi thành thị.

Giới buôn bán hay đầu cơ mà trở nên giàu có rồi thì theo thường tình
phú quý sinh lễ nghĩa, quay ra trần thiết tư trang theo lối nhàn cư, mon
men kết bạn với tăng lữ, tao nhân đề được cùng du ngoạn thì đồ không
kẻ, ngoại giả, còn những lớp đinh nô, bác, xưởng ca, sống quẩn quanh
bên lớp người giàu có ăn chơi, cũng tối ngày là lượt, trông ra vẻ phong lưu
lắm.

Sinh hoạt của giới lông bông này, có ghi thuật nhiều tại các bộ, như,
Cận Thế Diễm Ấn Giả, (Kin-Sei Yasa In-Sha,) của Sai-Kaku, (Tây
Hạc,) Hoa Lịch Bát Tiểu Nhân, (Hana Goyomi Hatsu Shô-Jin,) của Ri-
Cho, (Lý Trượng,)

Cũng nên kể thêm, ngay tại xã hội hiện đại cũng không thiếu gì người sống
vô nhiệm, lông bông nhàn cư theo kiểu này.

Mục 12: Các hệ phái thuộc tư tưởng ẩn dật [432] 15

You might also like