Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

Bài tụng 11: A-lại-gia gồm thu

mọi pháp

💡 Tuy vô thường, vô ngã


Tàng thức vẫn gồm thu
Mọi pháp trong thế gian
Hữu lậu và vô lậu.

Bản chất của thức thứ tám là vô thường và vô ngã.

Nội dung nhận thức của nó cũng vô thường, vô ngã.

Những hạt giống thức thứ tám cất giữ, những tâm sở tương ứng của
thức thứ tám cũng vô thường, vô ngã.

Vô thường, vô ngã và niết bàn và ba dấu ấn của Phật pháp, là ba


chìa khóa mở cánh cửa vào bản chất của thực tại, khiến cho chúng ta
tiếp xúc sâu sắc được với mọi hiện tượng.

Vô thường, vô ngã giúp ta khám phá được bình diện tương đối của mọi pháp.

Khi chúng ta tiếp xúc sâu xa với những gì chung quanh ta, thì ta vô được
pháp ấn thứ ba là niết bàn.

Ta sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, không còn sợ hãi.

Tiếp xúc sâu sắc hơn nữa, chúng ta sẽ tiếp xúc được với bình diện
tuyệt đối (bản môn) của thân, tâm và các cảm xúc, các tâm hành trong
ta.

Với chánh niệm, chúng ta tiếp xúc được với các lo âu, phiền
giận...

Đó là nền tảng của thiền quán trong đạo Bụt.

Duy Biểu Học sẽ dạy chúng ta nhiều hơn nữa.

Hữu lậu và vô lậu

Ngoài ra thức thứ tám còn gồm thâu tất cả vạn pháp trên thế gian trong đó
có những hiện tượng hữu lậu (āsrava, with leaks) và vô lậu (anāsrava, without
leaks.)

Bài tụng 11: A-lại-gia gồm thu mọi pháp 1


Hữu lậu nghĩa là còn có thể rơi trở lại, còn có thể rỉ ra, rịn ra, lọt xuống.

Lậu là rịn ra như cái bình bị nứt và nước rịn ra (Đêm khuya khắc lậu
canh tàn - Nguyễn Du.)

Điều này có nghĩa là các hành động của chúng ta chưa có hiểu biết
và giải thoát, chúng ta còn phải rớt lại do các nghiệp quả vì vô minh.

Vô lậu (anāsrava) nghĩa là không bị lọt xuống, các hành nghiệp


đều thanh tịnh và tạo ra những quả nghiệp tốt đẹp.

Những pháp hữu lậu là những pháp còn nằm trong thế giới sinh diệt, còn
nằm trong luân hồi sinh tử; những pháp vô lậu là những pháp của thế giới bất
sanh, bất diệt, của niết bàn, của bản môn.

Một niềm vui có thể là hữu lậu hay vô lậu.

Khi chúng ta đạt tới một sự hiểu biết và không còn rơi vào hờn giận
trách móc thì sự hiểu biết đó gọi là vô lậu.

Nhưng hữu lậu và vô lậu không hẳn hoàn toàn riêng rẽ.

Thấy được bản chất của vạn sự vạn vật là vô lậu, không thấy được bản
chất là hữu lậu.

Điều này cũng giống như tích môn và bản môn.

Đứng về phương diện tích môn thì chúng ta sống trong thế giới
hữu lậu, thế giới có sinh có diệt, có thường có đoạn, có tới có đi,
có một có nhiều.

Đứng về phương diện bản môn thì không sinh, không diệt,
không thường không đoạn, không tới không đi, không một
không nhiều, tất cả đều trở thành vô lậu.

Cho nên hữu lậu hay vô lậu đều do cái thấy của mình
cả.

Ví dụ như khi chúng ta ký sổ vàng cúng tiền cho


chùa hay cho cô nhi viện, nếu khi ký sổ vàng mà cân
nhắc ít nhiều (phải cúng sao cho xứng với địa vị, danh
dự thì mới coi được) thì số tiền đóng góp khi đó là
hữu lậu.

Còn khi ký sổ vàng mà không nghĩ rằng đây là


sổ vàng, là số tiền này xứng hay không xứng với

Bài tụng 11: A-lại-gia gồm thu mọi pháp 2


địa vị, danh dự thì cũng một số tiền đó nhưng là
vô lậu.

Cùng một số tiền, cùng một chữ ký mà một


bên là hữu lậu, một bên là vô lậu.

Những pháp hữu lậu còn nằm trong vòng luân hồi, sinh tử, có thể làm cho ta
bớt khổ hay khổ thêm.

Trái lại, những pháp vô lậu có thể ngăn không để ta rơi xuống các cõi
thấp kém của lục độ và đưa ta tới sự giải thoát, không vướng mắc.

Đứng về phương diện hữu lậu thì còn nghĩ đến công đức, hay tội lỗi
nhưng đứng về phương diện vô lậu thì không có sự kể công, không
danh, không lợi, chỉ có hành động tự nhiên phát xuất từ cái thấy tự do.

Thành ra tới chùa đáng lý phải tiếp xúc với các pháp vô lậu
nhưng vì nhận thức kém cỏi nên chúng ta cứ tiếp xúc với các
pháp hữu lậu.

Cái thùng phước sương trong chùa là hữu lậu hay vô lậu?

Tùy theo chúng ta hết.

Có người không thích bỏ tiền vào thùng phước


sương vì sợ "Thầy" không biết, nhất là khi cúng một
số tiền lớn, đó là một hành động hữu lậu.

Nếu im lặng bỏ tiền vào thùng phước sương


không muốn ai biết đến, chỉ biết chùa cần tiền để
làm những chuyện đáng làm thì dành dụm cúng
cho chùa một cách tự nhiên, không cần phước
báu thì đó là một hành động vô lậu.

Chính cái thấy của chúng ta làm cho thùng


phước sương thành vô lậu hay hữu lậu.

Hữu lậu là còn vướng mắc, vô lậu là có


tự do.

Bài tụng 11: A-lại-gia gồm thu mọi pháp 3

You might also like