Dấu hiệu báo cáo tài chính ảo

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Các gian lận trong báo cáo tài chính

Các dấu hiệu nhận biết gian lận BCTC:


- Tốt thất thường
Doanh thu không tăng đáng kể nhưng lợi nhuận cao bất thường
Làm sạch sẽ BCTC, tác động vào lợi nhuận.
Doanh thu đến từ các khoản bất thường.
- Xấu bất thường
Giảm lợi nhuận để giảm bớt tiền đóng thuế.
- Chất lượng sản phẩm, dòng tiền có vấn đề, kinh doanh có vấn đề.
Lấy lợi nhuận từ tương lai để hợp thức về hiện tại.
- Cần làm game
Cần gột rửa tài sản.
Cần tăng vốn.
Lãnh đạo cần tạo game nên họ tác động lên BCTC để tăng vốn.
- Lịch sử không trong sạchz
- Thay đổi kiểm toán, kế toán trưởng.
- Đạo đức, sức ép ban lãnh đạo.
Các gian lận thường gặp:
- Book doanh thu lợi nhuận ảo (nhờ chính sách giá và tín dụng), giấu doanh
thu.
Nghiệp vụ này xảy ra khi doanh nghiệp tự mình tạo ra nghiệp vụ, làm khống giấy
tờ, hóa đơn để ghi nhận doanh thu. Cái này rất khó để nhà đầu tư cá nhân phát hiện
ra được.
Để khuếch đại doanh thu cuối năm, doanh nghiệp đơn giản có thể thông báo rằng
quý 1 năm sau sẽ tăng giá bán. Khách hàng thấy vậy lập tức mua nhiều hơn vào
cuối năm nay để có giá rẻ. Vậy là doanh thu được đẩy lên cao. Vẫn là trò ăn cắp từ
tương lai. Không có gì đặc biệt.
Chính sách tín dụng thì áp dụng linh hoạt hơn, ví dụ công ty cho bên mua nợ dài
ngày hơn, tự nhiên bên mua họ được chiếm dụng vốn nhiều hơn, sẽ đẩy mạnh mua
hàng. Tuy nhiên điều này làm ảnh hưởng tới các chỉ số tài chính của doanh
nghiệp. Làm dòng tiền từ hoạt động kinh doanh thiếu lành mạnh. Nhìn khoản mục
nợ phải thu khách hàng, nếu thấy tăng nhanh bất thường, nhanh hơn cả doanh thu.
Chắc chắn doanh nghiệp áp dụng trò này.
- Hạch toán chi phí ảo, giấu chi phí.
- Take a big bath.
Mục đích cuối của thủ thuật này là hướng đến việc gia tăng lợi nhuận trong tương
lai. Thủ thuật này được thường sử dụng khi công ty đang trải qua 1 giai đoạn
khủng hoảng, 1 kì kế toán kém khả quan (lợi nhuận giảm mạnh, không đạt chỉ tiêu
cổ đông giao phó, thậm chí phổ biến nhất là bị lỗ). chẳng hạn như giữa bị lỗ 100 tỷ
hay 200 tỷ thì đều là lỗ. Lúc này, công ty sẽ
- B1: “thừa dịp” lỗ thực hiện 1 đợt cải tổ mạnh (big bath) để giải quyết, xóa sổ
(write-off) luôn các hạng mục tài sản ảo (thường thường là hàng tồn kho, các
khoản phải thu, nợ xấu). Kết quả là kì kế toán sẽ lỗ rất khủng khiếp
- B2: Sau khi hoàn tất việc cải tổ, các kì kế toán tiếp theo, tài sản sẽ “trong sạch
hơn”, lợi nhuận sẽ có bước chuyển biến tích cực và không còn những mối lo ngại
về những khoản xấu đã kể ở trên.
- Để minh họa cho thủ thuật này, Tản mạn Tài chính sẽ chọn 1 ví dụ gần đây trên thị
trường chứng khoán Việt Nam, đó là trường hợp của công ty Bất động sản Du lịch
Ninh Văn Bay (NVT).
- Đầu tiên là đôi nét khái quát về công ty này: công ty này đang trải qua một thời kì
cực kì đen tối khi hoạt động kinh doanh không hiệu quả (chỉ mới thoát lỗ từ quý
mới đây) với sự nghi ngờ về hiệu quả hoạt động của ban lãnh đạo và đặc biệt là
tình hình tài chính cực kì xấu:
- 1) Khoản nợ vay đến hạn phải trả: cụ thể là khoản trái phiếu trị giá 230 tỷ ngân
hàng Techcombank đang nắm giữ và sẽ đáo hạn vào tháng 11/2017. Nhưng đến
thời điểm đầu năm 2017, vẫn chưa có dấu hiệu NVT sẽ trả được khoản này do
tổng tài sản ngắn hạn đang ít hơn so với nợ ngắn hạn.
- 2) Thêm vào đó, tài sản ngắn hạn của công ty lại không phải là tiền mặt hay hàng
tồn kho mà lại là khoản phải thu (chiếm hơn 90% tài sản ngắn hạn của công ty).
Đáng chú ý hơn phần lớn khoản phải thu đến từ việc cho công ty khác vay tiền
(chiếm hơn 70% khoản phải thu). Đáng ngờ hơn nữa là phần lớn khoản này lại
thuộc về công ty Du lịch Tân Phú. Và người đại diện pháp luật của công ty Tân
Phú này lại là bà Lê Thị Thu Hà (thành viên HĐQT của Ninh Văn Bay). Điều này
đặt ra nghi vấn là việc bòn rút tiền công ty và tăng vốn ảo như cách Tản mạn Tài
chính đã đề cập trước đây.
- Trước những gì đang xảy ra, việc tái cấu trúc lại doanh nghiệp là điều hết sức cần
thiết. Và lúc này là lúc Take A Big Bath được thực hiện:
- 1) Xử lí tài sản ảo và thanh toán nợ
- Tháng 6/2017, HĐQT NVT ra nghị quyết số 7 cho phép toàn quyền xử lí khoản nợ
bằng việc bán bớt tài sản. Vì thế phát sinh ra khoản dự phòng phải thu ngắn hạn
được tính vào chi phí quản lí doanh nghiệp lên đến 245 tỷ. Thông qua việc trích
lập dự phòng, công ty đã write-off được khoản mục phải thu ảo liên quan đến công
ty Tân Phú (đã đề cập ở trên). Kết quả, tài sản ngắn hạn của công ty giảm hơn một
nửa so với 6 tháng trước đó (gần như loại bỏ gần hết các tài sản ngắn hạn ảo). Và
dự tính đến cuối năm 2017, tài sản của NVT sẽ còn một lần giảm mạnh nữa do kết
quả của việc thanh lý tài sản để trả khoản vay cho Techcombank. Sau đó, từ năm
2018, công ty sẽ không còn chịu gánh nặng lãi vay nữa, cộng với những triển vọng
của ngành bất động sản du lịch, NVT sẽ tái sinh (Take a big bath hoàn tất)
- 2) Tái cấu trúc ban lãnh đạo
- Trong thời gian qua, nếu theo dõi giao dịch cổ phiếu NVT, nhà đầu tư sẽ nhận
thấy rất rõ 2 xu hướng: thành viên nội bộ (HĐQT, ban giám đốc) liên tục bán cổ
phiếu trong khi đó khối ngoại lại mua ròng cổ phiếu này. Có hay chăng đây là 1
bước chuẩn bị để ban lãnh đạo thoát li hoàn toàn khỏi công ty và 1 bộ máy lãnh
đạo mới, có thể sẽ có nhiều yếu tố khối ngoại sẽ lên thay nhằm vực dậy doanh
nghiệp này?
- Với những gì đã và đang xảy ra, có thể thấy NVT đang rất quyết tâm trong công
cuộc tái cơ cấu toàn diện. Liệu sau khi "take a big bath", tất cả vết dơ đều được
loại bỏ, liệu NVT có sống lại, vượt qua được điểm đáy của chu kì kinh doanh để
bắt đầu một giai đoạn tăng trưởng mới hay sẽ dơ một lần nữa và sụp đổ hoàn toàn?
- Đánh cắp tương lai
Điển hình nhất là các doanh nghiệp xây dựng, ví dụ tổng doanh thu của dự án A là
1000, sẽ được ghi nhận từng phần một theo tiến độ hoàn thành dự án vào doanh
thu của công ty thi công, tuy nhiên tiến độ là 1 thứ rất khó xác định chính xác, làm
sao biết được 1 dự án hàng trăm hạng mục đã hoàn thành được chính xác bao
nhiêu %. Lợi dụng điểm này, 1 số doanh nghiệp đã cố tình ghi nhận doanh thu
nhanh hơn công việc được hoàn thành. Ăn cắp 1 phần của tương lai.
- Ghi nhận sai kì kế toán.

- Thay đổi chính sách kế toán.


- Special purpose entity
- Nhận rồi trả 
Cuối năm, do áp lực hoàn thành chỉ tiêu, công ty có thể thỏa thuận với khách hàng,
nhờ họ mua nhiều hàng hơn bình thường. Sau khi hết kì kế toán, ví dụ đầu năm
sau, công ty bên mua sẽ đem trả lại số hàng này, số hàng này được ghi nhận ở
khoản giảm trừ doanh thu của quý đầu năm. Đây thực chất cũng chính là lấy cắp 1
phần doanh thu của quý đầu năm sau sang quý cuối năm trước để làm đẹp. Công
ty nào có các khoản giảm trừ doanh thu lớn bất thường nên xem xét.
- TOP THỦ THUẬT XÀO NẤU BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI –
THỰC HÀNH Ở VIỆT NAM (P1) Trước khi chuyển qua mảng đầu tư và tư vấn
về tài chính, mình có thời gian làm việc tầm 4 năm ở 1 trong tứ đại gia của ngành
kiểm toán, thời gian ở đây có cơ hội tiếp xúc với các doanh nghiệp và tìm hiểu
được thêm nhiều thủ thuật xào nấu số liệu báo cáo tài chính mà các Công ty/ Tập
đoàn ở Việt Nam đang sử dụng/ hoặc vô tình sử dụng từ các vụ scandal nổi tiếng
trên thế giới. Nếu mọi người muốn tìm hiểu kỹ hơn có thể xem thêm ở link
http://www.accounting-degree.org/scandals/ 1/ Mua bán công ty/ dự án
(Woldcom): Thông thường các công ty sắp đến thời hạn nộp báo cáo tài chính mà
không đạt được chỉ tiêu đã hứa với cổ đông thì thông thường sẽ nghĩ tới các thủ
thuật nhằm tạo ra lợi nhuận (mặc dù có thể không tạo ra được dòng tiền trên báo
cáo tài chính). Ví dụ: TDH trong các năm 2015 và 2016 đã chuyển nhượng 2 dự
án cho FDC là Dự án Khách sạn Thông Đức và Phúc Thịnh Đức và ghi nhận lãi từ
các dự án này lên tới 40-50 tỷ (chưa kể việc hoàn nhập hơn 60 tỷ do ghi giảm lập
dự phòng vào Thông Đức từ năm 2014). Sau đó, từ 2015->2017 TDH đã nắm giữ
tỷ lệ ở FDC tầm 43% nhưng không tuyên bố kiểm soát và ghi nhận lợi nhuận luôn
các nghiệp vụ trên (nhưng không thu tiền về - nghiệp vụ cấn trừ), cho tới
30.6.2018, TDH công bố FDC thuộc quyền kiểm soát và nghiễm nhiên ghi nhận
một khoản lãi gần 50 tỷ (do đánh giá lại tài sản của FDC)..thực tế lợi nhuận $TDH
chỉ tạo ra trong kỳ tầm 20 tỷ. (xem hình bên dưới) Kinh nghiệm: Còn nhiều vụ
chuyển nhượng dự án từ các đại gia Bất động sản trên thị trường, các bác có thể
tìm thấy và soi kỹ đối tượng nhận chuyển nhượng là ai và dây mơ rễ má của nó là
gì? Và xem thật sự dòng tiền có chảy vào doanh nghiệp thông qua báo cáo lưu
chuyển tiền tệ hay không nhé. 2/ Che dấu các khoản nợ ở ngoài bảng (Enron) Thủ
thuật này được sử dụng như một bài học kinh điển về việc sử dụng chiêu thành lập
hàng trăm công ty với mục đích đặc biệt để giấu các khoản lỗ và nợ. Các công ty
này được phân loại là không cần phải được báo cáo trong BCTC hợp nhất của
Enron, như ví dụ bên dưới ta có thể thấy A, B và D là các công ty đang có lãi và
được hợp nhất vào A, riêng D được lập ra chỉ mục đích là sân sau và là thằng phải
ôm hết các khoản lỗ và nợ phải trả (xem hình Enron). Kinh nghiệm: Ở thị trường
Việt Nam, hành vi này được sử dụng một cách tinh vi hơn ở các ngân hàng, đó là
lý do tại sao mọi người thấy các khoản dự phòng vào các công ty niêm yết/ đầu tư
giảm mạnh. Đơn giản, chỉ cần có 1 sân sau như công ty D chấp nhận mua lại các
trái phiếu/ cổ phiếu này với giá cao hơn lúc đầu tư -> hoàn nhập dự phòng và giảm
luôn các khoản lỗ - BRAVO 3/ Sale and Lease back hay Lease and buy Back
(Lehman Brothers): Có rất nhiều bài viết hay về Sale and lease back và gần đây
bài của bạn Long Phan có viết về nghiệp vụ của Vietjet Air, thì bản chất sâu xa
của nghiệp vụ này như thế nào mọi người nhìn như hình bên dưới (lấy luôn ví dụ
của Viejet $VJC): Kinh nghiệm: Sale và lease back chủ yếu giúp các Công ty tài
trợ về vốn trong khoảng thời gian trung và dài hạn, nghĩa là, việc ghi nhận kiểu
này tức là ăn lãi của tương lai và trả lãi dần dần…nên canh thời điểm sau khi thực
hiện các nghiệp vụ này và nhảy dù một cách an toàn nhất… 4/ Take a big bath
(healthsouth): Đây là hình thức kiểu như đã xấu rồi thì làm cho nó xấu luôn, đập đi
xây lại – nếu nhìn vào bản chất thì chả có gì nghiêm trọng, nhưng thực ra ẩn sâu
bên trong là cả một sự tính toán cẩn thận (ví dụ: bán đi một lượng lớn cổ phiếu
trước ngày công bố các khoản lỗ khổng lồ)…Nghiệp vụ này được tạo ra bằng cách
làm xấu thêm tình hình kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc xử lý các
khoản còn tồn đọng như phải thu, phải trả, hàng tồn kho… Kinh nghiệm: Ví dụ
điển hình nhất cho nghiệp vụ này chính là em $TTF, khi thị trường đã dần dần
quen với việc lỗ cả trăm tỷ thì gần đây nhất báo cáo tài chính tháng 6/2018 công
bố lỗ thêm tầm 700 tỷ, giá cổ phiếu bị dìm xuống 2.5 rồi lại băng về lại 3.5 (ai có
thông tin bán trước thời điểm 3.5 thì cũng có khoản lãi tương đối ở bước giá này)
…tuy nhiên, kịch hay còn ở phía trước, dự kiến sẽ còn có nhiều thay đổi để tạo ra
một bước nhảy sau Take a big bath 5/ Hợp nhất kinh doanh hay hợp nhất tài sản
(Business acquisition hay Assets acquisition) Thủ thuật này thực sự ngay cả những
gạo cội trong nghành kế toán/ kiểm toán cũng khó có thể nhận ra được, nói sao
cho các chứng sĩ vừa mới gia nhập có thể hiểu nhỉ, mình sẽ định nghĩa đơn giản
như sau nhé: Công ty A mua trên 51% công ty B – tài sản công ty B bao gồm
nhiều hoạt động/ nhiều dự án triển khai -> nghiệp vụ này là Hợp nhất kinh doanh -
> tạo ra lợi thế thương mại -> lợi thế này sẽ phân bổ hàng năm như một khoản chi
phí Công ty A mua 100% công ty B -> công ty B chỉ có một miếng đất duy nhất ->
đây được xem là hợp nhất tài sản -> toàn bộ số tiền bỏ ra ghi nhận luôn là tài sản
mua vào. Vấn đề là gì? Nhìn xem ví dụ bên dưới nhé (xem hình so sánh bên dưới.
Nói thiệt là nhìn con số lợi thế thương mại của $NVL (2800 tỷ LTTM) ở bên dưới,
chắc bét tui cũng chả biết được từ đâu mà ra, và việc xào nấu số liệu lãi lỗ là
chuyển rất là bình thường… Kết luận: trên đời có 2 thứ không đáng tin (1) là phụ
nữ và (2) là báo cáo kiểm toán. Vì sao? Vì các anh em kiểm toán có một thứ rất
thần thánh chính là MỨC TRỌNG YẾU, cứ thấp hơn mức trọng yếu thì sống chết
mặc bay…..đọc tới đây có bạn chê Kiểm toán sao không tìm ra và xử lý nó..các
bạn nên hiểu là mặc dù họ biết nhưng tình ngay và các tài liệu cung cấp có thể bẻ
lái đi bất cứ lúc nào...mặt khác chính các công ty này nuôi sống các anh em kiểm
toán đấy. Do bài viết dài quá, nên mình sẽ chia làm 2 phần để vừa đủ tút của
Stock, mặc dù mình muốn viết full bài cho các bác tiện theo dõi…phần tiếp theo
sẽ là các thủ thuật (6) Thay đổi chính sách kế toán/ khấu hao (7) Cut off chi phí (8)
Trích lập dự phòng/hoàn nhập dự phòng (9) Thanh lý 1-2% để ghi nhận lợi nhuận
theo TT200 và (10) Bùa doanh thu… Các thủ thuật này các bác có thể dễ dàng
search trên google và các trang mạng khác, nhưng mình viết lại theo các trường
hợp thực tế và cảm nhận của riêng mình -> do đó không nhằm mục đích chim lợn
hoặc dìm hàng các cổ phiếu trên….mong mọi người thông cảm . Have fun. Sài
Gòn 2/9/2018

You might also like