Bản sao GV ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KỲ 1 LỚP 10 BAN D

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TÀI LIỆU THAM KHẢO

TRƯỜNG THCS & THPT LƯƠNG THẾ VINH ÔN TẬP GIỮA HK1
NĂM HỌC 2022-2023
MÔN: VẬT LÝ 10 - BAN D

A. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Đối tượng nghiên cứu của vât lý là gì?


A. Các dạng vận động và tương tác của vật chất.
B. Quy luật tương tác của các dạng năng lượng.
C. Các dạng vận động của vất chất và năng lượng.
D. Quy luật vận động, phát triển của sự vật hiện tượng
Câu 2. Thành tựu nghiên cứu nào sau đây của Vật lí được coi là có vai trò quan trong trong việc mở
đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất?
A. Nghiên cứu về lực vạn vật hấp dẫn. B. Nghiên cứu về nhiệt động lực học.
C. Nghiên cứu về cảm ứng điện từ. D. Nghiên cứu về thuyết tương đối.
Câu 3. Cách sắp xếp nào sau đây trong 5 bước của phương pháp thực nghiệm là đúng?
A. Xác định vấn đề cần nghiên cứu, dự đoán, quan sát, thí nghiệm, kết luận.
B. Quan sát, xác định vấn đề nghiên cứu, thí nghiệm, dự đoán, kết luận.
C. Xác định vấn đề nghiên cứu, quan sát, dự đoán, thí nghiệm, kết luận.
D. Thí nghiệm, xác định vấn đề nghiên cứu, dự đoán, quan sát, kết luận.
Câu 4. Thành tựu nghiên cứu nào sau đây của Vật lí được coi là có vai trò quan trong trong việc
mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất?
A. Nghiên cứu về lực vạn vật hấp dẫn. B. Nghiên cứu về nhiệt động lực học.
C. Nghiên cứu về cảm ứng điện từ. D. Nghiên cứu về thuyết tương đối.
Câu 5. Hai đại lượng nào sau đây là đại lượng vecto:
A. Quãng đường và tốc độ. B. Độ dịch chuyển và vận tốc.
C. Quãng đường và độ dịch chuyển. D. Tốc độ và vận tốc.
Câu 6. Một vật chuyển động trên một dường thẳng 0x, chiều dương là chiều 0x. Trong một khoảng
thời gian xác định, trường hợp nào sau đây độ lớn vận tốc trung bình của vật có thể nhỏ hơn tốc độ
trung bình của nó:
A. Vật chuyển động theo chiều dương và không đổi chiều.
B. Vật chuyển động theo chiều âm và không đổi chiều.
C. Vật chuyển động theo chiều dương và sau đó đảo ngược chiều chuyển động của nó
D. Không có điều kiện nào thỏa mãn yêu cầu của đề bài.
Câu 7. Độ dốc của đồ thị vận tốc – thời gian cho chúng ta biết đại lượng nào sau đây:
A. Vận tốc. B. Độ dịch chuyển . C. Quãng đường. D. Gia tốc
Câu 8. Diện tích khu vực dưới đồ thị vận tốc – thời gian cho chúng ta biết đại lượng nào sau đây:
A. Thời gian. B. Gia tốc. C. Độ dịch chuyển. D. Vận tốc.
Câu 9. Tính chất nào sau đây là của vận tốc, không phải là tốc độ của một chuyển động?
A. Đặc trưng cho sự nhanh chậm của chuyển động.
B. Có đơn vị là km/h C. Không thể có độ lớn bằng không. D. Có phương xác định.
Câu 10. Công thức liên hệ giữa độ dịch chuyển, vận tốc và gia tốc của chuyển động nhanh dần đều
là: A. V2 – V02 = ad. B. V2 – V02 = 2ad.
C. V – V0 = 2ad. D. V0 2 – V2 = 2ad.
Câu 11. Chọn phát biểu đúng:
A. Véc tơ độ dịch chuyển thay đổi phương liên tục khi vật chuyển động.
B. Véc tơ độ dịch chuyển có độ lớn luôn bằng quãng đường đi được của chất điểm.
C. Khi vật chuyển động thẳng không đổi chiều, độ lớn của vec tơ dịch chuyển bằng quãng đường đi
được.
D. Vận tốc tức thời cho ta biết chiều chuyển động nên luôn có giá trị dương.
Câu 12. Một con kiến từ chân tủ, bò dọc theo thành tủ cao 2,2m, sau đó đi dọc nóc tủ một đoạn
1,5m. Độ dịch chuyển của con kiến là:
A. 2,2m B. 1,5m. C. 2,66m. D. 3,7m
Câu 13. Một người thợ săn đi về hướng Tây 3km, đi lên hướng Bắc 3km, sang hướng Đông 8km
rồi xuống hướng Nam 3 km. Độ dịch chuyển của người thợ săn là:
A. 0km. B. 3km về hướng Tây. C. 5km về hướng Đông. D. 5km về hướng Tây.
Câu 14. Một con nhện bò dọc theo hai cạnh của một chiếc bàn hình chữ nhật. Biết hai cạnh bàn có
chiều dài lần lượt là 0,8m và 1,2m. Độ dich chuyển của con nhện khi nó đi được quãng đường 2,0m
là: A. 1,44 m. B. 1,5 m. C. 1,6 m. D. 1,7 m.
Câu 15. Chuyển động nào sau đây là chuyển động thẳng nhanh dần:
A. Chuyển động của xe ô tô khi bắt đầu chuyển động.
B. Chuyển động của xe buýt khi vào trạm.
C. Chuyển động của xe máy khi tắc đường.
D. Chuyển động của đầu kim đồng hồ.
Câu 16. Chuyển động thẳng chậm dần đều có tính chất nào sau đây?
A. Độ dịch chuyển giảm đều theo thời gian.
B. Vận tốc giảm đều theo thời gian.
C. Gia tốc giảm đều theo thời gian. D. Cả 3 tính chất trên.
Câu 17. Đồ thị tọa độ - thời gian của hai xe 1 và 2 được biểu diễn như
hình 4.2. Hai xe gặp nhau tại vị trí cách vị trí xuất phát của vị trí xe 2
một khoảng:
A. 40km. B. 30km. C. 35km. D. 70 km.
Câu 18. Trong các phương trình mô tả vận tốc V(m/s) của vật theo thời gian t(s) dưới đây, phương
trình nào mô tả chuyển động thẳng biến đổi đều?
A. V = 7. B. 6t2 + 2t – 2. C. V = 5t -4. D. V = 6t2 – 2.
Câu 19. Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng: x = 5 + 60t (km), t đo
bằng giờ). Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu?
A. Từ điểm O, với vận tốc 5km/h. B. Từ điểm O, với vận tốc 60 km/h.
C. Từ điểm M, cách O là 5 km, với vận tốc 5 km/h.
D. Từ điểm M, cách O là 5 km, với vận tốc 60 km/h.
Câu 20. Một chiếc xe đang có vận tốc 32m/s, chuyển động chậm dần đều, sau 8s thì dừng lại. Xác
định độ dịch chuyển của vật trong thời gian này là:
A. 128m. B. 64m. C. 32m. D. 16m.
Câu 21. Một xe lửa bắt đầu dời khỏi ga và chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,1 m/s2.
Khoảng thời gian để xe lửa đạt được vận tốc 36km/h là?
A. 360s. B. 100s. C. 300s . D. 200s.
Câu 22. Một xe máy đang chạy với tốc độ 36km/h bỗng người lái xe thấy có một cái hố trước mặt
cách xe 20m. Người ấy phanh gấp và xe đến ngay trước miệng hố thì dừng lại. Gia tốc của xe máy là
A. 2,5m/s2. B. -2,5m/s2 C. 5,09m/s2. D. 4,1m/s2.
Câu 23. Một ôtô đang chuyển động với vận tốc 10 m/s thì bắt đầu chuyển động nhanh dần đều. Sau
2

20s ôtô đạt vận tốc 14m/s. Sau 40s kể từ lúc tăng tốc, gia tốc và vận tốc của ôtô lần lượt là
A. 0,7 m/s2; 38m/s. B. 0,2 m/s2; 8m/s. C. 1,4 m/s2; 66m/s. D. 0,2m/s2; 18m/s.
Câu 24. Một đoàn tàu vào ga đang chuyển động với vận tốc 36km/h thì hãm phanh, chuyển động chậm
dần đều, sau 20s vận tốc còn 18km/h. Sau bao lâu kể từ khi hãm phanh thì tàu dừng lại
A. 30s. B. 40s. C. 20s. D. 50s.
Câu 25. Thả một hòn sỏi từ độ cao h xuống đất. Hòn sỏi rơi trong 2s. Nếu thả hòn sỏi từ độ cao 2h
xuống đất thì hòn sỏi sẽ rơi trong bao lâu:
A. 2s. B. 2 √2s C. 4s. D. 4 √2s
Câu 26. Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 9,8m xuống đất. Bỏ qua lực cản không khí. Lấy g =
9,8m/s2. Vận tốc của vật trước khi chạm đất bằng:

A. 9,8 √ 2 ( m/ s ) B. 9,8m/s. C. 98m/s. D. 6,9m/s

Câu 27. Một vật được thả rơi tự do. Sau bao lâu, vận tốc của vật là 9,8m/s:
A. Vào cuối giây thứ nhất. B. Vào cuối giây thứ hai.
C. Vào cuối giây thứ ba. D. Vào cuối giây thứ tư.
Câu 28. Một máy bay bắt đầu khởi hành phải chạy nhanh dần đều 400 m trên đường băng trong
20s thì mới cất cánh được. . Vận tốc của máy bay lúc cất cánh là:
A. 20m/s. B. 25m/s. C. 40m/s. D. 60m/s.
Câu 29. Thả rơi cùng một lúc ba viên bi có kích thước hoàn toàn như nhau, nhưng làm bằng các vật
liệu khác nhau: đồng, sắt, kẽm. Chọn câu đúng:
A. Viên bi bằng sắt rơi xuống mặt đất trước.
B. Viên bi bằng kẽm rơi xuống mặt đất trước.
C. Viên bi bằng đồng rơi xuống mặt đất trước.
D. Cả 3 viên bi rơi xuống đất cùng một lúc.
Câu 30. Một hòn đá rơi từ trên cao. Sauk hi rơi được 30m, vận tốc hòn đá vào khoảng:
A. 17m/s. B. 24m/s. C. 44m/s. D. 76m/s.
TỰ LUẬN
1. Hai người ở hai đầu một đoạn đường thẳng AB dài 10km cùng xuất phát đi bộ đến gặp nhau.
Người đi từ A với vận tốc V1 = V. Người đi từ B về A với vận tốc V2 = 1,5V . Sau 1h20 phút hai
người gặp nhau.
a. Tính vận tốc của mỗi người.
b. Viết phương trình chuyển đông của hai người.
c. Vẽ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian cho chuyển động của hai người trên cùng một hệ trục tọa độ.
d. Xác định vị trí hai người gặp nhau
2. Một ô tô tải đang chạy trên đường thẳng với vận tốc 18km/h thì tăng dần đều vận tốc. Sau 20s, ô
tô đạt được vận tốc 36km/h.
a. Tính gia tốc của ô tô.
b. Tính vận tốc ô tô đạt được sau 40s.
c.Quãng đường đi được trong giây thứ 6 kể từ khi tăng tốc
d. Sau bao lâu kể từ khi tăng tốc, ô tô đạt vận tốc 72km/h.
3. Một xe đạp đang đi với vận tốc 2m/s thì xuống dốc chuyển động nhanh dần đều với gia tốc
0,2m/s2. Cùng lúc đó, một ô tô đang chạy với vận tốc 20m/s lên dốc, chuyển động chậm dần đều
với gia tốc 0,4m/s2. Xác định vị trí hai xe gặp nhau trên dốc. Biết dốc dài 570m.
4. Hai vât A và B chuyển động cùng chiều trên đường thẳng có đồ thị vận tốc – thời
gian vẽ ở hình 9.12. Biết ban đầu hai vât cách nhau 78m.
a. Hai vât có cùng vận tốc ở thời điểm nào?
b. Viết phương trình chuyển đông của mỗi vật.
c. Xác định vị trí gặp nhau của hai vật.
5. Thả một hòn sỏi từ trên gác cao xuống đất. Trong giây cuối cùng hòn sỏi rơi
được quãng đường 15m. Tính độ cao của điểm từ đó bắt đầu thả rơi hòn sỏi. Lấy g
= 9,8m/s2

You might also like