Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

CHƯƠNG 4: CHẾ ĐỘ BẦU CỬ

1. Khái quát về chế độ bầu cử


1.1. Khái niệm:
Bầu cử là phương thức để nhân dân lựa chọn người đại diện và ủy thác quyền lực cho người đại diện.
Bản chất của bầu cử: Lựa chọn, uỷ thác quyền lực
Chế độ bầu cử:
Là tổng thể quy định pháp luật
Điều chỉnh các mối quan hệ xã hội
Được hình thành trong quá trình tiến hành bầu cử
Bao hàm các quy định của đảng phái chính trị, lực lượng xã hội trong việc giới thiệu tuyển chọn các ứng
cử viên
Bộ phận của hệ thống chính trị
Công cụ để chuyển hóa từ quyền lực chính trị thành quyền lực nhà nước
 Không thể không mang tính giai cấp
Chế độ bầu cử ở Việt Nam:
Tổng thể các quy định của pháp luật Việt Nam
Điều chỉnh các quan hệ xã hội trong quá trình bầu cử
Quy định trật tự bầu ra các đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp
Bao gồm các quy định của Đảng cộng sản Việt Nam liên quan đến việc chỉ đạo hướng dẫn công tác bầu
cử, các văn bản của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Là sự phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các cơ quan tổ chức quy định hướng dẫn về quy
trình hiệp thương và những vấn đề liên quan đến bầu cử và chiến dịch bầu cử Việt Nam
1.2. Bản chất của chế độ bầu cử
Bầu cử là một cuộc “trưng cầu ý dân” về các Đảng phái, các lực lượng xã hội
Bầu cử là phương tiện pháp lý để chuyển hóa quyền lực chính trị thành quyền lực nhà nước
Như vậy
Chế độ bầu cử không hoạt động độc lập mà vận hành trong chế độ chính trị, chế độ nhà nước nhất định và
sự tác động ảnh hưởng qua lại giữa chế độ chính trị, chế độ nhà nước với chế độ bầu cử là một vấn đề
mang tính hiển nhiên.
Chế độ bầu cử là bộ phận của chế độ chính trị để thành lập ra các cơ quan nhà nước và nó không thể
không mang tính giai cấp. - Đối với các chế độ chính trị xã hội khác nhau nội dung cách hiểu đối với từng
nguyên tắc bầu cử cũng không giống nhau thậm chí là khác nhau
2. Các nguyên tắc bầu cử:
Nguyên tắc bầu cử là những tư tưởng mang tính nền tảng, chi phối toàn bộ việc tổ chức, vận hành trong
các giai đoạn của bầu cử.
2.1. Nguyên tắc bầu cử tự do
2.2. Nguyên tắc phổ thông
2.3. Nguyên tắc bình đẳng
2.4. Nguyên tắc bầu cử trực tiếp

1
2.5. Nguyên tắc bỏ phiếu kín
Nguyên tắc bầu cử qua các bản Hiến pháp của Việt Nam
Hiến pháp 1946: “Chế độ bầu cử là phổ thông đầu phiếu. Bỏ phiếu phải tự do, trực tiếp và kín” (Điều
thứ 17).
Hiến pháp 1959: “Việc tuyển cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đều tiến hành
theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín” (Điều 5). Nguyên tắc “bỏ phiếu phải tự
do” được thay thế bằng nguyên tắc “bình đẳng”.
Hiến pháp 1980: “Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp tiến hành theo
nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín” (Điều 7).
Hiến pháp 1992: “Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân tiến hành theo nguyên
tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín” (Điều 7).
Hiến pháp 2013 và Luật Bầu cử ĐBQH và ĐB HĐND 2015 giữ nguyên các nguyên tắc của bầu cử:
phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
2.1. Nguyên tắc bầu cử tự do:
a. Cơ sở hiến định
Điều thứ 17 Hiến pháp 1946: Chế độ bầu cử là phổ thông đầu phiếu. Bỏ phiếu tự do, trực tiếp và kín.
b. Cơ sở lý luận
Theo nghĩa hẹp
Cử tri tự mình quyết định có tham gia hay không
Độc lập đưa ra quyết định
Theo nghĩa rộng
Bầu cử tiến hành dân chủ
Tạo ra một cái bầu không khí sinh hoạt chính trị dân chủ
c. Nội dung của nguyên tắc
1. Bỏ phiếu tự do
2. Bảo đảm quyền tự do của công dân trong các hoạt động bầu cử
Nội dung 1: Bỏ phiếu tự do
QĐ1: Bầu cử là nghĩa vụ
- Cử tri đi bầu với tỷ lệ cao Hạn chế hiện tượng tẩy chay bầu cử
- Tiết kiệm được kinh phí
- Hy Lạp: công dân không đi bỏ phiếu sẽ bị phạt tù từ một tháng đến một năm.
- Úc: công dân không đi bỏ phiếu sẽ phải nộp phạt 50 đôla Úc.
QĐ2: Bầu cử là quyền, là tự do
Trong xã hội dân chủ bầu cử không có bản chất trách nhiệm và việc bắt buộc thi hành luật pháp luật là sự
vi phạm tự do ý chí của công dân
Hạn chế những lá phiếu không có mục đích
- Liên bang Nga: “Việc tham gia của các công dân liên bang Nga vào bầu cử là tự do và tự nguyện.
Không ai có quyền gây ảnh hưởng đối với công dân để buộc người đó tham gia hoặc không tham gia bầu
cử”.
- Tây Ban Nha: “Không ai bị bắt buộc thực hiện quyền bầu cử của mình”.

2
- Điều thứ 18 HP 1946: Tất cả công dân Việt Nam, từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt gái trai, đều có
quyền bầu cử, trừ những người mất trí và những người mất công quyền.
- HP 1959 (Điều 23), HP 1980 (Điều 57), HP 1992 (Điều 54): quyền bầu cử và ứng cử là những quyền
chính trị cơ bản của công dân.
- Điều 27 HP 2013: Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên
có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.
Nội dung 2: Bảo đảm quyền tự do của công dân trong các hoạt động bầu cử
Tuyên ngôn quốc tế về QCN
Công ước về quyền chính trị của phụ nữ 1952
Công ước quốc tế về loại trừ các hình thức phân biệt chủng tộc 1965
Hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) 1994
Tại phiên họp của Hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) vào ngày 26 tháng 3 năm 1994 tại Paris
đã thông qua các tuyên bố về tiêu chuẩn bảo đảm bảo cử tự do.
IPU nhấn mạnh, tất cả các công dân đến tuổi đều có quyền bỏ phiếu mà không bị đối xử phân biệt; được
đăng ký danh sách cử tri hiệu quả, khách quan, không phân biệt đối xử; không được tước quyền bỏ phiếu
đối với một công dân đủ điều kiện nào hoặc ngăn cản họ đăng ký trong danh sách cử tri, trừ những
trường hợp được quy định một cách khách quan trong luật.
2.2. Nguyên tắc phổ thông:
Điều 7 Hiến pháp 2013: Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành
theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
a. Cơ sở lý luận
Nguyên tắc này phản ánh sự tham gia của nhân dân trong bầu cử.
Bầu cử phổ thông có nghĩa là bầu cử một cách rộng rãi, mọi người đều có thể được tham gia khi đạt được
một mức độ trưởng thành về mặt nhận thức và độ tuổi theo quy định của pháp luật.
Bầu cử phổ thông = Bầu cử rộng rãi
b. Nội dung của nguyên tắc
1: Bỏ phiếu phổ thông
2: Tạo điều kiện rộng rãi cho công dân ứng cử, có thể được bầu vào cơ quan đại diện
1: Bỏ phiếu phổ thông (Luật Bầu cử 2015)
Công dân khi đến tuổi trưởng thành không phân biệt dân tộc, nam, nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn
giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, không hạn chế đối với bất kỳ một đối tượng công dân
nào.
“Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám
tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng
nhân dân các cấp” trừ những trường hợp nhất định không được bầu cử như mất năng lực hành vi dân sự
hoặc bị tước quyền bầu cử.
Điều 27 Hiến pháp 2013
Bầu cử: Bỏ phiếu (Đủ 18 tuổi) và ứng cử (Đủ 21 tuổi)
2: Tạo điều kiện rộng rãi cho công dân ứng cử, có thể được bầu vào cơ quan đại diện

3
Nhà nước bảo đảm nguyên tắc này trên hai căn bản: (Luật Bầu cử 2015)
(i) Điều kiện pháp lý: tất cả người dân đủ điều kiện được đi bỏ phiếu.
(ii) Điều kiện vật chất: Nhà nước tạo mọi điều kiện vật chất, thuận lợi cần thiết để người dân thực hiện
quyền bầu cử hoặc ứng cử của mình kịp thời theo quy định pháp luật.
Những người không được bầu cử (Khoản 1 Điều 30 Luật Bầu cử 2015):
Người mất năng lực hành vi dân sự
Người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà
không được hưởng án treo
- Khoản 1 Điều 65 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về án treo như sau:
Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu
xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì toà án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử
thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật
thi hành án hình sự Án treo không phải là hình phạt mà chỉ là biện pháp miễn chấp hành hĩnh
phạt tù có điều kiện.
Người mất năng lực hành vi dân sự
- Người mất năng lực hành vi dân sự là người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể
nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan,
tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ
sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Điểm mới của Luật bầu cử hiện hành (Khoản 5 Điều 29 Luật Bầu cử 2015):
Mở rộng đối tượng được ghi tên vào danh sách cử tri:
- Cử tri là người đang bị tạm giam, tạm giữ.
- Người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc: Áp dụng
biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với những người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản
của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người
nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu
trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện
pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.
Những người không được tham gia ứng cử (Điều 37 Luật Bầu cử 2015):
1. Người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật
2. Người đang chấp hành hình phạt tù, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự
3. Người đang bị khởi tố bị can
4. Người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa Án
5. Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nhưng chưa được xóa án tích
6. Những người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai
nghiện hoặc là giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Án tích:
Án tích là hậu quả pháp lý của việc phạm tội và là một trong những hình thức thực hiện trách nhiệm
hình sự.
Án tích tồn tại trong suốt quá trình người phạm tội bị kết án về một tội phạm cho đến khi được xóa
án.

4
Sau khi chấp hành xong bản án, trải qua một thời hạn nhất định chứng tỏ người phạm tội đã phục thiện,
Nhà nước sẽ xoá án tích cho người bị kết án.
b. Ý nghĩa của nguyên tắc:
1: Đảm bảo sự tham gia rộng rãi của nhân dân vào hoạt động bầu cử
2: Đảm bảo tính dân chủ của nhà nước.
2.3. Nguyên tắc bình đẳng
a. Cơ sở lý luận
Bình đẳng là:
Chuẩn giá trị, thước đo đánh giá chế độ bầu cử
Nguyên lý trung tâm của nền dân chủ
Mục tiêu mọi nền dân chủ hướng đến
Xuất phát từ lịch sử đấu tranh của con người
Nguyên tắc này thừa nhận giá trị như nhau của các công dân trong bầu cử mà không hề có sự phân
biệt giữa các tầng lớp xã hội, các đẳng cấp xã hội  Nói cách khác dân chủ cho mọi người chứ không
phải dân chủ đẳng cấp.
Bầu cử bình đẳng = Công dân có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong bầu cử
b. Nội dung của nguyên tắc
Thứ 1: Bình đẳng giữa các cử tri
Thứ 2: Bình đẳng giữa các ứng cử viên
Thứ nhất, sự bình đẳng giữa các cử tri:
Không phân biệt dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề
nghiệp, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử
Mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi mình cư trú
Mỗi cử tri được bỏ 1 phiếu đại biểu bầu cử Quốc hội và 1 phiếu bầu đại biểu hội đồng nhân dân mở mỗi
cấp
Giá trị phiếu bầu của mọi cử tri như nhau mà không có sự phân biệt
Cơ sở pháp lý:
Điều kiện bầu cử (Điều 27 Hiến pháp 2013, Điều 2 Luật Bầu cử 2015)
Quyền ghi tên vào danh sách bầu cử, quyền bỏ phiếu (Điều 29, 69 Luật Bầu cử 2015)
Điểm mới của Luật Bầu cử 2015 (Điều 8)
Có ít nhất 18% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử ĐBQH là người dân tộc
thiểu số.
Có ít nhất 35% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử ĐBQH, ĐB HĐND là phụ
nữ.
Thứ hai, sự bình đẳng giữa các ứng cử viên
1. Bình đẳng trong việc đề cử, ứng cử
2. Bình đẳng trong vận động bầu cử
3. Bình đẳng trong sử dụng ngân quỹ
4. Bình đẳng trong tiếp cận thông tin

5
5. Bình đẳng giữa các đảng phái chính trị
Thứ hai, sự bình đẳng giữa các ứng cử viên
Trong danh sách ứng cử viên công bố tới cử tri, thứ tự tên của các ứng cử viên được xếp theo được xếp
theo vần chữ cái A, B, C…
Pháp luật Việt Nam quy định hành vi “sử dụng hoặc hứa tặng, cho, ủng hộ tiền, tài sản hoặc lợi ích vật
chất để lôi kéo, mua chuộc cử tri” đều bị cấm (Điều 68 Luật Bầu cử năm 2015).
 Có thể nói, quy định chặt chẽ để bảo đảm sự bình đẳng giữa các ứng cử viên trong vận động bầu
cử là một sắc màu đặc thù của nguyên tắc bình đẳng bầu cử ở Việt Nam.
Cơ sở pháp lý:
Điều 63 Luật Bầu cử 2015
Điều 36 Luật Bầu cử 2015
c. Ý nghĩa của nguyên tắc
 Đảm bảo tính khách quan, không phân biệt đối xử để mọi công dân đều có khả năng tham gia bầu cử,
ứng cử.
d. Thực tế thực hiện nguyên tắc:
Hiện tượng có cử tri có nhiều phiếu bầu, nhưng có người không có phiếu nào.
Hiện tượng “quân xanh, quân đỏ” giữa các ứng cử viên.
Hiện tượng các ứng cử viên đồng thời là thành viên của các tổ chức phụ trách bầu cử.
2.4. Nguyên tắc bầu cử trực tiếp
a. Cơ sở lý luận:
Bầu cử trực tiếp là cách thức thể hiện ý chí trực tiếp của nhân dân.
b. Nội dung của nguyên tắc: Điều 69 Luật Bầu cử 2015
Bầu cử trực tiếp có nghĩa là cử tri tự mình chọn ứng cử viên mà mình tín nhiệm để bầu làm đại biểu mà
không thông qua trung gian đại diện.
Bầu cử trực tiếp = Trực tiếp bầu ra người đại diện
Cử tri (tự xem xét, tự lựa chọn)  DS ứng cử viên (Bỏ phiếu)  ĐBQH/ ĐB HĐND
Ngoại lệ:
Nếu cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu.
Cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.
Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử
mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và thực
hiện việc bầu cử.
Người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai
nghiện bắt buộc mà trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc không tổ chức khu
vực bỏ phiếu riêng hoặc người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và
phiếu bầu đến trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc để cử tri
nhận phiếu bầu, thực hiện việc bầu cử.
c. Ý nghĩa của nguyên tắc
 Đảm bảo kết quả bầu cử phản ánh chính xác ý chí, nguyện vọng của người dân trong bầu cử.

6
d. Thực tế thực hiện
1. Người dân chưa ý thức cao
2. Hiện tượng bỏ phiếu thay
3. Bỏ phiếu vì thành tích
2.5. Nguyên tắc bỏ phiếu kín
a. Cơ sở lý luận
Bảo đảm cho cử tri tự do thể hiện ý chí của mình khi lựa chọn người đại diện, không bị ảnh hưởng của
bất kỳ sự tác động nào.
Bỏ phiếu kín = Lựa chọn của cử tri được giữ bí mật
 Đảm bảo cho cử tri tự do biểu lộ ý chí
b. Nội dung của nguyên tắc:
Cử tri viết phiếu bầu trong khu vực không ai được đến gần
Cử tri bầu ai, không bầu ai đều được giữ bí mất
Không ai được biết và can thiệp vào việc viết phiếu bầu
Cử tri tự mình bỏ vào hòm phiếu
c. Ý nghĩa của nguyên tắc
Đảm bảo sự thống nhất giữa suy nghĩ, nhận thức của cử tri và hành vi lựa chọn trong phiếu bầu.
 Đảm bảo tính dân chủ của cuộc bầu cử.
Cử tri đi bỏ phiếu vào thùng phiếu

3. Những nội dung cơ bản của pháp luật bầu cử hiện hành
3.1. Quyền bầu cử và ứng cử:
Quyền bầu cử  Lựa chọn người đại diện cho mình tại Quốc hội, HĐND  Chủ động
Quyền ứng cử  Khả năng thực hiện nguyện vọng ứng cử làm ĐBQH, ĐB HĐND  Bị động
3.2. Khu vực bầu cử, đơn vị bầu cử, khu vực bỏ phiếu
Khu vực bầu cử
Khu vực bầu cử (Nơi diễn ra hoạt động bầu cử)  Đơn vị bầu cử (Phạm vi địa lý HC có số cử tri nhất
định, được bầu 1 số lượng ĐB nhất định)  Khu vực bỏ phiếu (Phạm vi địa lý HC được tổ chức trong nội
bộ mỗi đơn vị bầu cử, nơi trực tiếp tiến hành hoạt động bỏ phiếu)
Đơn vị bầu cử: Điều 10 Luật Bầu cử 2015
Là một vùng lãnh thổ gồm một hay nhiều đơn vị hành chính được quy định để tổ chức bầu cử.
Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu theo đơn vị bầu cử.
Mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội được bầu không quá 3 đại biểu.
Mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu không quá 5 đại biểu.
Đơn vị bầu cử gồm:
ĐVBC ĐBQH (K2 Đ10 Luật Bầu cử 2015): HĐ bầu cử QG theo đề nghị của UB bầu cử
ĐVBC ĐB HĐND (K3 Đ10 Luật Bầu cử 2015): UB bầu cử từng cấp theo đề nghị của UBND cùng cấp
- HĐND cấp tỉnh

7
- HĐND cấp huyện
- HĐND cấp xã
Tiêu chí giới, đại diện của các thành phần XH, mật độ dân cư/khu vực lãnh thổ: Phân chia thành các đơn
vị bầu cử
Khu vực bỏ phiếu: (Điều 11 Luật Bầu cử 2015)
Mỗi đơn vị bầu cử ĐBQH, đơn vị bầu cử ĐB HĐND chia thành các khu vực bỏ phiếu.
Khu vực bỏ phiếu bầu cử ĐBQH đồng thời là khu vực bỏ phiếu bầu cử ĐB HĐND các cấp.
Mỗi khu vực bỏ phiếu có từ 300- 4000 cử tri
Các khu vực bỏ phiếu trong 1 đơn vị bầu cử có cùng DS ứng cử viên
Thẩm quyền xác định khu vực bỏ phiếu: UBND cấp xã quyết định, UBND cấp huyện phê chuẩn.
3.3. Các tổ phụ trách bầu cử
Gồm:
Hội đồng bầu cử quốc gia
Ủy ban bầu cử
Ban bầu cử
Tổ bầu cử
Hội đồng bầu cử quốc gia
Cơ cấu, tổ chức (Điều 12 Luật Bầu cử 2015)
Nguyên tắc hoạt động (Điều 13 Luật Bầu cử 2015)
Nhiệm vụ, quyền hạn (Điều 14, 15, 16 Luật Bầu cử 2015)
Thời điểm kết thúc nhiệm vụ
Cơ cấu tổ chức Hội đồng bầu cử quốc gia
Chủ tịch HĐ bầu cử quốc gia
Các Phó Chủ tịch HĐ bầu cử quốc gia
Các Uỷ viên HĐ bầu cử quốc gia
Nguyên tắc hoạt động của HĐBCQG
Điều kiện tiến hành họp: Ít nhất 2/3 tổng số thành viên tham dự (>= ½)
Các tổ phụ trách bầu cử ở địa phương
Ủy ban bầu cử (Điều 22 Luật Bầu cử 2015)
Ban bầu cử (Điều 24 Luật Bầu cử 2015)
Tổ bầu cử (Điều 25 Luật Bầu cử 2015)
Nguyên tắc hoạt động (Điều 26 Luật Bầu cử 2015)
Những trường hợp không được tham gia
3.4. Tiến trình bầu cử
1. Ấn định ngày bầu cử  2. Phân chia ĐVBC  3. Thành lập tổ phụ trách bầu cử  4. Lập danh sách cử
tri  5. Lập danh sáh ƯCV  6. Vận động bầu cử  7. Bỏ phiếu  8. Kiểm phiếu, xác định kết quả
Bước 1: Ấn định ngày bầu cử
Quốc hội quyết định
- Bầu cử ĐBQH, ĐB HĐND các cấp
- Bầu bổ sung ĐBQH

8
Ngày chủ nhật: Công bố chậm nhất là 115 ngày trước ngày bầu cử
Bước 2: Phân chia đơn vị bầu cử
Theo địa dư lãnh thổ
Một hoặc nhiều ĐVHC tạo thành một ĐVHC
Điều 10 Luật Bầu cử 2015 80 ngày trước bầu cử
UB bầu cử cấp tỉnh  HĐ bầu cử quốc gia  Số ĐB được bầu ở mỗi ĐVBC (03 ĐBQH)
Uỷ ban nhân dân  UB bầu cử ở cấp đó  Số ĐB được bầu ở mỗi ĐVBC (05 ĐBQH)
Bước 3: Thành lập các tổ phụ trách bầu cử Điều 22 Luật Bầu cử ĐBQH và ĐB HĐND 2015
QH thành lập HĐBCQG
UBND các cấp thành lập các tổ phụ trách bầu cử ở địa phương theo thẩm quyền
Bước 4: Lập danh sách cử tri
Thẩm quyền:
- UBND cấp xã
- Chỉ huy đơn vị (Đơn vị vũ trang nhân dân)
Cử tri
- Công dân VN đủ 18 tuổi
- Có đủ điều kiện theo QĐ của PL
CỬ TRI (Điều 29, 30, 34, 35 Luật Bầu cử 2015)
1. Tạm trú chưa đủ 12 tháng, quân nhân ở các ĐVVTND
2. Công dân ở nước ngoài trở về VN trước thời điểm bỏ phiếu 24h
3. Bị xoá tên trong danh sách cử tri
4. Bổ sung tên vào danh sách cử tri
Bước 5: Lập danh sách ứng cử viên
Danh sách ứng cử viên:
Văn bản xác nhận những người được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp thông qua Hội nghị
hiệp thương giới thiệu ra ứng cử
Được Hội đồng bầu cử quốc gia hoặc Ủy ban bầu cử lập, công bố theo từng đơn vị bầu cử
Quy trình 5 bước 3 hội nghị:
Hội nghị hiệp thương lần 1  Đề cử và tự ứng cử  Hội nghị hiệp thương lần 2  Hội nghị cử tri  Hội
nghi hiệp thương lần 3
3 hội nghị:
Hội nghị hiệp thương lần I: thỏa thuận cơ cấu, thành phần và số lượng ứng cử viên
Hội nghị hiệp thương lần II: lập danh sách sơ bộ
Hội nghị hiệp thương lần III: lập danh sách chính thức ứng cử viên
Bước 6: Vận động bầu cử Điều 63, 64, 65, 66, 67, 68 Luật Bầu cử 2015
Dân chủ: Công khai
Ứng cử ở: Vận động bầu cử ở ĐVBC đó
Các tổ chức phụ trách bầu cử và thành viên: Không được vận động cho người ứng cử

9
Bước 7: Hoạt động bỏ phiếu Điều 69, 71 Luật Bầu cử 2015
Bắt đầu từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối cùng ngày
Phải được tiến hành liên tục
Trừ những trường hợp đặc biệt
Bước 8: Xác định kết quả bầu cử Điều 78 Luật Bầu cử 2015
Việc kiểm phiếu phải được tiến hành tại phòng bỏ phiếu
Biên bản kết quả kiểm phiếu phải có đầy đủ nội dung
Phiếu bầu không hợp lệ
Nguyên tắc xác định người trúng cử
> ½ DS cử tri đi bầu (trừ K4Đ80)
Cơ sở xác định KQ: số phiếu hợp lệ (Phiếu không thuộc các trường hợp tại Đ74 Luật Bầu cử 2015)

4. BẦU CỬ THÊM, BẦU CỬ LẠI VÀ BẦU CỬ BỔ SUNG


4.1. Bầu cử thêm (Điều 79 Luật Bầu cử 2015)
Nếu số người trúng cử đại biểu Quốc hội chưa đủ số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu
cử
Nếu số người trúng cử đại biểu Hội đồng nhân dân chưa đủ hai phần ba số lượng đại biểu được bầu đã ấn
định cho đơn vị bầu cử

10
4.2. Bầu cử lại
Điều 80 Luật Bầu cử 2015
Đơn vị bầu cử có số cử tri đi bỏ phiếu chưa đạt quá một nửa tổng số cử tri ghi trong danh sách cử tri
Điều 81 Luật Bầu cử 2015
Hủy bỏ kết quả bầu cử và quyết định bầu cử lại

4.3. Bầu cử bổ sung:


Cơ sở pháp lý: Điều 89 Luật Bầu cử 2015
Bầu ĐBQH:
- Thời gian còn lại >02 năm
- Thiếu >10% tổng số ĐBQH
 Quốc hội
Bầu ĐB HĐND:
- Thời gian còn lại >18 tháng
- 1 trong các TH:
+ Thiếu >1/3 số ĐB HĐND
+ Thành lập ĐVHC mới có số ĐB
 UBTVQH (cấp tỉnh), TT HĐND cấp tỉnh (cấp huyện, xã)

11
5. Bãi nhiệm đại biểu dân cử
5.1. Cơ sở hiến định
Khoản 2 Điều 7 Hiến pháp năm 2013
Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân bị cử tri hoặc Quốc hội, Hội đồng nhân dân bãi nhiệm khi
không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân.
5.2. Thủ tục bãi nhiệm
Đối với đại biểu Quốc hội: Điều 40 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014
Đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp: Điều 102 Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm
2015
Tiêu chí Miễn nhiệm Bãi nhiệm Cách chức
Khái Cho thôi giữ chức vụ do Buộc thôi giữ chức vụ do bầu Người có thẩm quyền ra
niệm không hoàn thành nhiệm vụ, cử trước khi hết nhiệm kỳ do quyết định cho người được
thiếu trách nhiệm, do yêu cầu vi phạm pháp luật, vi phạm về bổ nhiệm đang giữ một vị
của nhiệm vụ hoặc theo đề phẩm chất, đạo đức, không còn trí nhất định thôi không giữ
nghị của cán bộ, công chức xứng đáng giữ chức vụ được chức vụ đó nữa do vi phạm
vì lý do sức khỏe hoặc lý do giao ở cơ quan nhà nước. pháp luật thuộc phạm vi
khác. nhiệm vụ, quyền hạn của
người đó, không còn xứng
đáng với sự tín nhiệm và
trách nhiệm được giao.
Mức độ Nhẹ Nặng Rất nặng
Lý do - Không hoàn thành nhiệm - Vi phạm pháp luật. - Vi phạm pháp luật thuộc
vụ. - Vi phạm về phẩm chất, đạo phạm vi nhiệm vụ, quyền
- Thiếu trách nhiệm. đức. hạn.
- Yêu cầu của nhiệm vụ. - - Không còn xứng đáng giữ - Không còn xứng đáng với
Theo đề nghị của cán bộ, chức vụ được giao ở cơ quan sự tín nhiệm và trách
công chức vì lý do sức khỏe nhà nước. nhiệm được giao.
hoặc vì lý do khác.
Bản chất Là hình thức giải quyết cho Là hình thức xử lý kỷ luật
việc thôi không giữ chức vụ.
Hình - Người đang giữ chức vụ xin - Cử tri, cơ quan có thẩm - Cấp trên có quyền cách
thức miễn nhiệm và cấp trên chấp quyền thực hiện việc bãi chức cấp dưới khi có một
thuận. nhiệm. trong các lý do nêu trên
- Cấp trên ra quyết định miễn - Lưu ý: việc bãi nhiệm chỉ
nhiệm vì lý do không hoàn được thực hiện khi có 2/3 tổng
thành nhiệm vụ, yêu cầu số phiếu biểu quyết tán thành.
nhiệm vụ…
Kết quả - Không còn làm việc tại cơ Không còn làm việc tại cơ quan nhà nước
quan nhà nước.
- Làm việc tại một vị trí,
chức vụ khác trong cơ quan
nhà nước.

12

You might also like