Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA

Báo cáo tổng kết quá trình thực tập


ban đầu tại nhà máy LED lightning

Thời gian thực tập: 04/08/2022 – 08/08/2022


Địa điểm thực tập: Nhà máy LED Lighting (Phenikaa)

Sinh viên: Trần Mạch Tuấn Kiệt


Khóa: K13
Lớp: Tự động hóa

Hà Nội, 10/07/2022
Mục lục
I. Giới thiệu chung........................................................................................................... 2
1.1 Về tập đoàn Phenikaa............................................................................................2
1.2 Về nhà máy LED lightning....................................................................................6
1.3 Về phòng Dịch vụ kỹ thuật tại nhà máy LED lightning.........................................7
II. Vị trí công việc.............................................................................................................7
2.1 Hệ thống tổ chức của phòng Dịch vụ kỹ thuật.......................................................7
2.2 Các hệ thống cung cấp điện, trang thiết bị điện, hệ thống điều khiển tự động.......8
2.3 Vai trò nhiệm vụ của cán bộ kỹ thuật điện và công nhân điện...............................9
2.4 Yêu cầu năng lực đối với một cán bộ kỹ thuật điện và công nhân điện.................9
III. Cảm nhận của bản thân.............................................................................................9
3.1 Tự đánh giá............................................................................................................ 9
3.2 Những điều cần cải thiện.....................................................................................10
3.3 Mong muốn của bản thân....................................................................................10

1
I. Giới thiệu chung
I.1 Về tập đoàn Phenikaa
Tập đoàn Phenikaa thành lập ngày 20/10/2020, từ một Tập đoàn chuyên về lĩnh
vực sản xuất kinh doanh vật liệu sinh thái, Phenikaa giờ đây là một tập đoàn đa ngành với
hơn 20 đơn vị thành viên, hoạt động chính trong các lĩnh vực: Công nghệ – công nghiệp,
giáo dục – đào tạo, nghiên cứu khoa học.
Tập đoàn Phenikaa hiện sở hữu thương hiệu Vicostone® - Top 3 thế giới về đá
thạch anh nhân tạo, liên tục được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam, hiện diện
trên hơn 40 quốc gia với hơn 10.000 đối tác phân phối, phát triển nhanh và mạnh mẽ
trong nhiều lĩnh vực khác.
Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, Tập đoàn đầu tư cho nghiên cứu cơ bản,
nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao với 7 Viện/Trung tâm nghiên cứu và Quỹ Đổi mới
Sáng tạo Phenikaa có mức đầu tư 1.000 tỷ đồng.
Trong lĩnh vực Giáo dục – đào tạo, Tập đoàn đầu tư các cơ sở đào tạo tiêu chuẩn
quốc tế từ cấp tiêu học – trung học cơ sở – trung học phổ thông tới giáo dục đại học, sau
đại học, bao gồm: Trường Đại học Phenikaa với mức đầu tư 2.100 tỷ đồng, Dự án Trường
phổ thông Liên cấp Phenikaa với mức đầu tư 750 tỷ đồng và chuẩn bị kế hoạch cho sự án
trường phổ thông quốc tế.
Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, Tập đoàn liên tục phát triển lĩnh vực vật liệu
sinh thái và mở rộng sang lĩnh vực điện – điện tử, trước hết là nhà máy sản xuất thiết bị
chiếu sáng thông minh, vi mạch điện tử và 2 công ty chuyên phát triển thiết bị thông minh
và các thiết bị tự hành.
Là doanh nghiệp kinh doanh phạm vi toàn cầu, Tập đoàn Phenikaa luôn tiên phong
sáng tạo để mạng đến những sản phẩm/dịch vụ tiện ích với chất lượng quốc tế, thông
minh, thân thiện với môi trường, truyền cảm xúc và nguồn năng lượng tích cực, nâng tầm
chất lượng cuộc sống cho người dùng, hướng đến hiện thực hóa mục tiêu “trở thành tập
đoàn công nghệ và công nghiệp nổi trội về vật liệu tiên tiến, vật liệu sinh thái cao cấp, sản
phẩm thông minh, các giái pháp thông minh và sản xuất thông minh.
Tốc độ tăng trưởng vượt bậc: Sau 10 năm hình thành, phát triển, Tập đoàn ghi
nhận tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (giai đoạn 2010-2019) ấn tượng. Tổng doanh thu

2
và lợi nhuận trước thuế lần lượt có mức tăng trưởng kép 168,9% và 231,2%. Báo cáo đến
tháng 6/2020, tổng tài sản của Tập đoàn tăng gấp hơn 100 lần, đạt gần 10.000 tỷ đồng.
Vốn điều lệ tăng gần 30 lần, vốn chủ sở hữu tăng 60 lần.
Ngay từ những ngày đầu thành lập, Tập đoàn Phenikaa xác định, phát triển kinh
doanh hiệu quả và bền vững song hành với cân bằng lợi ích của các bên liên quan như đối
tác, khách hàng, người lao động, cổ đông, cộng đồng… là kim chỉ nam cho mọi quyết
định và hành động. Tập đoàn đặt trách nhiệm xã hội là yếu tố cốt lõi chi phối mục tiêu
phát triển, để từng ngày tạo dựng và vun đắp những giá trị tốt đẹp hơn cho cộng đồng
hôm nay và thế hệ mai sau.
Hệ giá trị với 05 giá trị cốt lõi và 07 nét văn hóa đặc trưng được cụ thể hóa sau đây
được coi là hạt nhân hình thành nên văn hóa Phenikaa – văn hóa của một Tập đoàn có ý
thức:

 Giá trị cốt lõi:


• Đáng tin cậy: Dám nghĩ dám làm, chính trực, chân thành và cam kết đến cùng
vì lợi ích của tất cả các bên liên quan.
• Đổi mới sáng tạo: Cải tiến không ngừng để tốt hơn và dẫn lối tiên phong.
• Tôn trọng phản biện: Lắng nghe hiệu quả, phản biện tích cực.
• Nỗ lực không ngừng: Quyết tâm, ý chí, bền bỉ, thích nghi nhanh và luôn lạc
quan.
• Trách nhiệm: Lấy con người làm trung tâm, nói đi đôi với hành động, hành
động nhiều hơn cam kết vì lợi ích lâu dài của cộng đồng xã hội, của các bên
liên quan và vì môi trường bền vững.
 Nét văn hoá đặc trưng:
o Lòng tin: Sự tin tưởng được xây dựng trong nội bộ Tập đoàn, giữa Tập đoàn với
các bên liên quan bên ngoài.
o Trách nhiệm giải trình: Thông tin minh bạch, rõ ràng, thông suốt 2 chiều trên mọi
khía cạnh và giữa tất cả các đối tượng liên quan.
o Sự quan tâm: Hành xử chín chắn, thành thật, trên tinh thần cảm thông, chia sẻ và
được công nhận.
o Tính minh bạch: Rõ ràng, chính xác về thông tin, chính sách, kế hoạch, chỉ tiêu…

3
o Tính chính trực: Trung thực, thẳng thắn, nghiêm túc, cam kết hành động trên tinh
thần quyết liệt và nhân văn.
o Sự trung thành: Cam kết gắn bó, cống hiến và nỗ lực.
o Sự bình đẳng: Khuyến khích tinh thần tự do, cởi mở bày tỏ quan điểm, tiếp thu ý
kiến và phản hồi 2 chiều (giữa người lao động với các cấp quản lý, lãnh đạo) trong
Tập đoàn.

Tập đoàn Phenikaa xây dựng và phát triển hệ sinh thái bền vững trên cơ sở mối
liên kết chặt chẽ giữa 3 trụ cột chính: Doanh nghiệp – Nghiên cứu khoa học – Giáo dục
đào tạo. Trong đó, con người là yếu tố quyết định, là nguồn sức mạnh để hiện thực hóa
các mục tiêu đề ra và chinh phục những tầm cao mới.
Hệ sinh thái Phenikaa tạo thành một chuỗi các mắt xích hoạt động gắn kết cơ hữu
với nhau, khuyến khích tự do sáng tạo, ươm mầm và phát triển tài năng bằng phương
châm phát huy giá trị của đào tạo – nghiên cứu khoa học – phát triển công nghệ nhằm giải
quyết các yêu cầu sản xuất kinh doanh của Tập đoàn nói riêng và đời sống xã hội nói
chung.
Tập đoàn Phenikaa hình thành và phát triển hệ sinh thái nhằm thực hiện khát vọng
được góp phần vào sự phát triển tài năng và trí tuệ Việt, đồng thời tạo nên những thành
tựu nghiên cứu khoa học, công nghệ mang tính ứng dụng cao, có sức ảnh hưởng đột phá
trong kinh tế và khoa học của đất nước.

4
5
I.2 Về nhà máy LED lightning
Nằm trong hệ sinh thái Công nghệ - Công nghiệp Phenikaa, nhà máy được đầu tư
mạnh mẽ về máy móc công nghệ và trang thiết bị hàng đầu thế giới xuất xứ từ Nhật Bản,
Châu Âu với tổng vốn đầu tư gần 1000 tỷ đồng, công suất đạt hơn 1,5 tỷ linh kiện điện tử
mỗi năm. Phenikaa Electronics là một trong những nhà máy sở hữu công nghệ hiện đại,
tối ưu nhất trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh các thiết bị chiếu sáng
LED.
Sự ra đời của Nhà máy Điện tử Thông minh Phenikaa cùng các sản phẩm chiếu
sáng với công nghệ tiên phong là dấu ấn quan trọng trong hành trình hiện thực hóa cam
kết phát triển công nghệ và xây dựng hạ tầng để làm ra những sản phẩm, giải pháp đột
phá của người Việt, cho người Việt và cho thế giới.

Nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh các thiết bị phục vụ chiếu sáng LED kết nối IoT
cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Cung cấp các giải pháp chiếu sáng LED thông
minh và các hệ thống IoT khác cho hộ gia đình, dự án học đường,... Nghiên cứu, phát
triển, sản xu0ất vật liệu quang điện tử đóng gói chip LED. Thiết kế, sản xuất mạch điện
tử.

6
Với tổng vốn đầu tư gần 1000 tỷ đồng, Tập đoàn Phenikaa đã hoàn thành đầu tư
Nhà máy Điện từ Thông minh Phenikaa (Phenikaa Electronics), chuyên sản xuất sản
phẩm điện tử, đèn LED, chiếu sáng thông minh và các thiết bị IoT thông minh khác. Dây
chuyền thiết bị sản xuất mang các thương hiệu nổi tiếng, xuất xứ từ Nhật Bản và các nước
Châu Âu với công nghệ hiện đại, tân tiến nhất hiện nay. Nhà máy Điện tử Thông minh
Phenikaa có 2 phân xưởng sản xuất chính: Phân xưởng SMT và phân xưởng Lắp ráp sản
phẩm. Nhà máy Điện tử Thông minh Phenikaa đã đầu tư 5 dây chuyền SMT (cho linh
kiện dán) với tổng công suất: 380 triệu điểm cắm/tháng, tương đương trên 4,6 tỷ điểm
cắm/năm. Dây chuyền SMT được đầu tư hệ thống máy móc hiện đại của Nhật Bản, Mỹ:
Panasonic (Printer, Mounter: Máy in kem hàn, máy dán linh kiện), Saki (SPI, AOI-3D:
máy kiểm tra kem hàn và linh kiện tự động), Heller (lò hàn đối lưu có Nitơ) đảm bảo các
yêu cầu khắt khe về chất lượng sản xuất.

I.3 Về phòng Dịch vụ kỹ thuật tại nhà máy LED lightning


Phòng Dịch vụ kỹ thuật là bộ phận giữ vai trò xây dựng và duy trì các cấu trúc,
máy móc, thiết bị, hệ thống và chương trình hoạt động của máy móc, thiết bị trong các
nhà máy. Bộ phận này trực tiếp điều hành những việc liên quan đến kỹ thuật, công nghệ
và máy móc của nhà máy nhằm đảm bảo các hoạt động có liên quan đến kỹ thuật công
nghệ diễn ra thuận lợi, hiệu quả. Phòng dịch vụ kỹ thuật đảm nhiệm vai trò kỹ thuật ở
vòng bên ngoài, các thiết bị phụ trợ cho quá trình sản xuất, đảm bảo điều kiện môi trường
tốt nhất cho các hệ thống.

II. Vị trí công việc


II.1 Hệ thống tổ chức của phòng Dịch vụ kỹ thuật
Phòng Dịch vụ kỹ thuật đảm nhận nhiều công việc khác nhau từ quản lý, bảo trì
nên được tổ chức thành các đơn vị phù hợp với từng vai trò trong phòng ban này. Các đơn
vị này bao gồm ban điều hành, ban thiết kế, ban cơ khí, ban điện,...
Ban điều hành đảm nhiệm vai trò điều hành các đơn vị khác, nhận các yêu cầu từ
cấp trên hoặc các phòng ban khác để lập kế hoạch, triển khai hoặc lên lịch, phân công
công việc đến từng đơn vị, cá nhân.

7
Ban thiết kế sau khi nắm rõ yêu cầu do ban điều hành chuyển qua sẽ bắt đầu thiết
kế sản phẩm trên các hệ thống mô phỏng, tính toán các thông số kỹ thuật sau đó sẽ
chuyển giao cho đơn vị cơ khí để tiến hành sản xuất sản phẩm. Ngoài ra ban thiết kế còn
phối hợp với đơn vị cơ khí để đảm nhiệm vai trò kiểm tra đầu ra sản phẩm đã phù hợp với
các thông số thiết kế, chức năng theo yêu cầu.
Ban cơ khí có nhiệm vụ liên quan đến chế tạo cơ khí, hoàn thiện các thiết bị cơ khí
như dây chuyền tự động, dây chuyền đóng gói do bên thiết kế chuyển giao bản vẽ. Ngoài
ra ban cơ khí còn đảm nhiệm vai trò bảo dưỡng định kỳ các cơ cấu cơ khí này theo lịch.
Ban điện phụ trách các thiết bị điện, trang bị điện, cung cấp điện cho nhà máy hoạt
động. Ban điện còn phụ trách bảo dưỡng, kiểm tra định kì các hệ thống này, luôn duy trì
nguồn điện cấp cho nhà máy.

II.2 Các hệ thống cung cấp điện, trang thiết bị điện, hệ thống điều khiển tự
động
Vòng ngoài bao gồm các thiết bị phụ trợ cho hoạt động sản xuất, các thiết bị này là
không thể thiếu đối với hoạt động sản xuất công nghiệp tại nhà máy, giúp nhà máy duy trì
điều kiện tốt nhất cho quá trình sản xuất. Các hệ thống phụ trợ này bao gồm:

- Hệ thống giải nhiệt, chiller: bao gồm hệ thống chiller gió và chiller nước. Hệ
thống chiller gió với công suất 100Wh được sử dụng vào những ngày không
quá nóng giúp điều hòa không khí, làm mát, duy trì nhiệt độ dưới 25 độ C trong
dây chuyền sản xuất. Vào những ngày nắng nóng, hệ thống chiller nước với
công suất lớn hơn (~2000 Wh) được sử dụng. Hệ thống này bao gồm hệ thống
làm lạnh nước, hệ thống ống nước đi vào nhà máy và hệ thống tháp giải nhiệt
nước sau khi sử dụng. Ngoài ra nhà máy còn sử dụng các máy hút ẩm thụ động
được đặt bên trong dây chuyển sản xuất để duy trì độ ẩm dưới 70%
- Hệ thống điều hòa không khí: bao gồm điều hòa công suất nhỏ và 3 hệ thống
PAU công suất 7.5 kW có chức năng làm mát tại khu vực nhà điều hành.
- Hệ thống máy nén khí: một số cơ cấu truyền động trong dây chuyền sản xuất sử
dụng khí nén để truyền động cần được cung cấp khí nén thì hệ thống này sẽ
đảm nhiệm chức năng này. Hệ thống sử dụng 3 máy nén khí để cung cấp khí
nén cho toàn bộ nhà máy

8
- Hệ thống điện: bao gồm hệ thống điện lưới và máy phát điện. Hệ thống điện
lưới gồm 3 máy biến áp 1600 kpA biến đổi dòng điện 22 kV thành dòng điện
400V phục vụ cho nhà máy. Hệ thống này đặt bên ngoài với các dây điện được
chạy ngầm, bảo đảm mỹ quan cho nhà máy. Hệ thống này cũng sử dụng các
khoang CL 1 – 2 – 3 để san tải trong trường hợp biến áp 1 – 2 – 3 xảy ra vấn
đề, đảm bảo nguồn điện cung cấp trong nhà máy được duy trì. Hệ thống máy
phát điện gồm một máy phát điện công suất lớn, chạy bằng dầu diesel có thể
hoạt động trong vòng 2 tiếng khi xảy ra sự cố mất điện lưới. Hệ thống này có
thông số 3500 kVA – 0.4 kV.
- Hệ thống chữa cháy: hệ thống này đáp ứng yêu cầu an toàn phòng cháy chữa
cháy do nhà nước quy định. Giúp chữa cháy trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn.

II.3 Vai trò nhiệm vụ của cán bộ kỹ thuật điện và công nhân điện
- Giám sát vận hành các thiết bị điện trực thuộc quản lý của mình bao gồm hệ
thống điện, máy phát điện, hệ thống điều hòa nhà máy.
- Nghiên cứu và lắp đặt hệ thống điện.
- Bảo trì các hệ thống điện.
- Cải tiến các hệ thống phụ trợ sản xuất.

II.4 Yêu cầu năng lực đối với một cán bộ kỹ thuật điện và công nhân điện
- Kiến thức chuyên môn về điện công suất, hệ thống điện trong nhà máy.
- Kỹ năng vận hành các thiết bị điện, máy phát điện
- Kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm.
- Tư duy logic, kỹ năng quản lý.
- Thái độ tìm tòi, ham học, nghiêm túc, đứng đắn trong công việc.
- Kỹ năng phản ứng nhanh với các tình huống và sự cố có thể xảy ra

III. Cảm nhận của bản thân


III.1 Tự đánh giá
Bản thân em đã được tiếp xúc, giới thiệu tổng quan về các hệ thống phụ trợ và hệ
thống sản xuất giúp em có cái nhìn tổng thể về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu của thiết bị

9
trong một nhà máy sản xuất là như thế nào. Từ đó mà em có thêm thông tin để cải thiện
các kỹ năng, chuyên môn của mình phù hợp với thực tế. Ngoài ra trải nghiệm thực tế ở
nhà máy giúp em cảm nhận được không khí lao động và quan sát các công việc trong thực
tế diễn ra thế nào tại môi trường như nhà máy sản xuất.
Tuy nhiên kế hoạch thực tập vẫn còn một số hạn chế khi mà chúng em chưa có cơ
hội được áp dụng những gì mình học trên trường vào môi trường thực tập. Các hệ thống
điện ở nhà máy đều có công suất lớn nên yêu cầu kinh nghiệm làm việc trước khi vận
hành nó. Chúng em cũng chưa có khả năng thực hành nhiều trong quá trình thực tập.

III.2 Những điều cần cải thiện


Kỹ năng tiếng Anh là kỹ năng quan trọng nhất khi mà các thiết bị trong nhà máy
chủ yếu được nhập khẩu nước ngoài nên tài liệu sử dụng bảo dưỡng cũng chủ yếu được
viết bằng tiếng Anh.
Kỹ năng đọc datasheet, thông số, hướng dẫn sử dụng các loại máy móc, thiết bị
điện.
Kỹ năng phản ứng nhanh, chuyên môn, kiến thức để ứng phó trong các điều kiện
khẩn cấp.

III.3 Mong muốn của bản thân


Em mong muốn được thực hành nhiều hơn nữa trong các kì thực tập như thế này.
Em mong muốn khoa Điện – Điện tử và ban điều hành nhà máy có thể làm việc với nhau
để đưa ra được một lộ trình thực tập tốt hơn để chúng em có điều kiện làm việc thực tế
hơn là chỉ quan sát. Từ đó chúng em có thể áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế và
học được nhiều hơn từ quá trình thực tập.

10

You might also like