Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 26

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


------------------------

TIỂU LUẬN
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ THÀNH VÀ
CHI PHÍ THEO MỤC TIÊU

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 9


Ninh Thị Quỳnh Như – 2011210077 Lê Thị Gia Tuệ – 2014210165
Nguyễn Thuỳ Dương – 2011210024 Đặng Thị Phương Hoa – 1912210059
Lương Ngọc Khánh – 2011210052 Đỗ Thùy Trang – 1912210192
Trần Mai Chiều – 2111210023

Môn học: Kế toán quản trị


Lớp tín chỉ: KTE310(GD2-HK1-2223).1
Giáo viên giảng dạy: Ths. Lê Thị Hiên

Hà Nội, tháng 11 năm 2022


MỤC LỤC

MỤC LỤC.................................................................................................................... 2
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................3
NỘI DUNG................................................................................................................... 4
Chương I. Cơ sở lý luận của đề tài.........................................................................4
1. Lịch sử hình thành của phương pháp chi phí mục tiêu...................................4
2. Khái niệm, đặc điểm và mục tiêu áp dụng phương pháp chi phí mục tiêu....4
2.1. Khái niệm phương pháp chi phí mục tiêu..............................................4
2.2. Đặc điểm phương pháp chi phí mục tiêu................................................6
2.3. Mục tiêu áp dụng phương pháp chi phí mục tiêu..................................7
3. Cụ thể các giai đoạn của phương pháp..............................................................8
4. Các nghiên cứu liên quan đến chi phí mục tiêu...............................................10
4.1. Chi phí mục tiêu với chu kỳ sống sản phẩm.........................................10
4.2. Ưu điểm của phương pháp chi phí mục tiêu........................................12
4.3. Nhược điểm của phương pháp chi phí mục tiêu..................................12
4.4. Các nguyên tắc của chi phí mục tiêu....................................................13
5. Mô hình phương pháp xác định chi phí theo mục tiêu...................................14
Chương II: Tính ứng dụng của phương pháp.....................................................16
KẾT LUẬN................................................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................26

2
LỜI MỞ ĐẦU
Kế toán quản trị là lĩnh vực giữ vai trò vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp;
giúp nhà quản lý nắm bắt thực trạng tài chính của doanh nghiệp, phục vụ công tác
quản trị nội bộ và ra quyết định quản trị. Do đó, việc nâng cao chất lượng thông tin kế
toán được coi là mục tiêu hàng đầu trong kế toán quản trị. Để nâng cao chất lượng
thông tin kế toán các doanh nghiệp cần lựa chọn sử dụng các phương pháp kế toán
quản trị phù hợp với mình bởi đây là yếu tố có ý nghĩa chiến lược đối với việc phát
triển của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh khốc liệt mang tính toàn cầu, đặc
biệt trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0. 
Nhiều nghiên cứu cho rằng doanh nghiệp không thể đạt được lợi thế cạnh tranh
khi vẫn duy trì các công cụ truyền thống bởi các công cụ truyền thống dần bộc lộ
những thiếu sót, không phải hoàn toàn áp dụng cho hiện tại do tính phức tạp của chi
phí và những thay đổi trong công nghệ; không thể kiểm soát được mức độ hoạt động;
hơn nữa, không thể phân bổ chi phí sản xuất một cách chính xác bởi vì tập trung vào
chi phí nhân công. Những thay đổi này đòi hỏi thông tin có liên quan, hữu ích và kịp
thời để hỗ trợ quản lý trong việc lập kế hoạch và mục đích kiểm soát, do đó làm nảy
sinh nhu cầu về sự phát triển của các công cụ hiện đại. Phương pháp kế toán theo chi
phí mục tiêu là một trong các phương pháp hiện đại trong kế toán quản trị. Tính ưu
việt của Phương pháp đã được thừa nhận trên thế giới vì chi phí mục tiêu là một công
cụ khích lệ và tạo thuận lợi cho việc liên kết giữa các bộ phận của quy trình chế tạo
(Kaplan và Atkinson, 1998).
Vì lí do đó, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu phương pháp xác định giá
thành và chi phí theo mục tiêu” cho tiểu luận này.
Bài viết này nghiên cứu mô hình tính giá thành theo chi phí mục tiêu, từ đó đưa
ra các ví dụ minh họa, ứng dụng tại Việt Nam và rút ra tầm quan trọng của việc vận
dụng phương pháp kế toán chi phí mục tiêu đối với các doanh nghiệp trong việc thực
hiện chiến lược kinh doanh của mình. Qua đó, bài viết đồng thời cũng phân tích một
số vấn đề đặt ra khi áp dụng phương pháp kế toán mục tiêu tại Việt Nam.

3
NỘI DUNG
Chương I. Cơ sở lý luận của đề tài
1. Lịch sử hình thành của phương pháp chi phí mục tiêu
Phương pháp chi phí mục tiêu có nguồn gốc từ Nhật Bản. Phương pháp này
được phát minh từ tập đoàn xe hơi Toyota và nó được phát triển tại Nhật Bản từ những
năm 1960 như là một biện pháp thích nghi với điều kiện thị trường phức tạp và
phương pháp này cũng xuất hiện lần đầu tiên tại các bài giảng các nước Phương Tây
những năm 1990. Phương pháp chi phí mục tiêu lần đầu tiên được xuất hiện tại Nhật
bản với tên gọi “Genka Kikaku”.
Sự mở rộng của phương pháp này có thể được đánh dấu sau thế chiến thứ 2.
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, nhiều hãng sản xuất Nhật bản phải gồng mình lên đấu
tranh với việc phải cung cấp các sản phẩm tại mức giá bằng hoặc thấp hơn với giá thị
trường. Sản xuất theo số lớn của các công ty Nhật từ những năm 1960 đã nảy sinh nhu
cầu phải cung cấp sản phẩm với những kỳ vọng của khách hàng. Khách hàng trở nên
có quyền lực hơn trong việc lựa chọn loại hàng hóa mà họ tiêu dùng. Môi trường cạnh
tranh gay gắt hơn là nhân tố chủ yếu khiến cho các công ty Nhật bản hướng tới việc
phát triển phương pháp Phương pháp chi phí mục tiêu. Sakurai (1989) chỉ ra rằng yêu
cầu của khách hàng ngày gia tăng và chu kỳ sống của sản phẩm trở nên ngắn lại chính
là những lý do để của việc ứng dụng phương pháp Phương pháp chi phí mục tiêu tại
nước Nhật. Hầu hết các công ty lắp máy và sản xuất xe hơi của Nhật đều áp dụng
phương pháp này. Một số các doanh nghiệp Mỹ như Ford và Chrysler và một số các
công ty trên các nước khác cũng ứng dụng phương pháp này nhằm mục đích có thể
cạnh tranh trên thị trường. Pierre năm 2002 đã nhấn mạnh từ một bản điều tra về
Phương pháp chi phí mục tiêu là một kỹ thuật được vận dụng rộng rãi. Có hai lý do
chính cho việc phát triển phương pháp này là: công ty ngày càng mất kiểm soát về giá
cả bởi vì giá cả được quyết định theo nhu cầu thị trường và lý do thứ hai là hầu hết các
chi phí sản phẩm đều được quyết định từ giai đoạn thiết kế sản phẩm.
Năm 1988, Hiromoto trong nghiên cứu của ông đã chỉ ra rằng phương pháp chi
phí theo mục tiêu là một công cụ giúp định vị vững chắc vị thế cạnh tranh của các
doanh nghiệp Nhật bản trong thị trường cạnh tranh toàn cầu những năm 1980.
2. Khái niệm, đặc điểm và mục tiêu áp dụng phương pháp chi phí mục tiêu
2.1. Khái niệm phương pháp chi phí mục tiêu
Phương pháp chi phí theo mục tiêu được vận dụng đầu tiên tại các hãng xe hơi
Nhật bản để sản xuất ra các sản phẩm tương lai với sự cân bằng giữa mục tiêu chi phí
thấp nhất và những đặc tính cốt yếu nhất. Hãng sản xuất ô tô Nhật bản Toyota đã thừa
nhận rằng mức giá bán của sản phẩm được quyết định bởi thị trường, sau đó chi phí
mục tiêu được tính theo công thức:
Mức giá bán mục tiêu – Lợi nhuận mục tiêu = Chi phí mục tiêu/ Mức chi phí cho phép.
4
Công thức này liên quan đến việc quyết định mức chi phí mục tiêu có thể chấp
nhận được tại thời điểm phát triển sản phẩm để nhằm đạt được lợi nhuận một cách đầy
đủ khi sản phẩm được tung ra ngoài thị trường. Phương pháp chi phí mục tiêu thiết lập
mức chi phí mục tiêu bằng việc trừ khoản lợi nhuận mục tiêu cần đạt được từ mức giá
bán mục tiêu. Mức giá bán mục tiêu này được xác định dựa trên cơ sở thị trường. Hệ
thống chi phí mục tiêu được thực thi kể từ giai đoạn phát triển sản phẩm mới thông
qua việc lập kế hoạch, kiểm soát và cắt giảm chi phí từ sự phối hợp của nhiều bộ phận
trong toàn bộ doanh nghiệp. Phương pháp này được xác định như là công cụ để kiểm
soát chi phí và sản xuất ra những sản phẩm đáng giá nhất đến tay khách hàng đồng
thời cũng mang lại mức lời hấp dẫn cho cả doanh nghiệp. Đây là phương pháp quan
tâm nhiều hơn tới việc kiểm soát chi phí trong dài hạn, phối hợp từ những hoạt động
của người thiết kế sản phẩm và có thể được xem xét như là hệ thống kế toán quản trị
chiến lược của công ty.
Nguyên tắc cốt lõi của phương pháp này theo Cooper & Slagmulder, 1999 là
“Mức chi phí theo mục tiêu không bao giờ bị vượt quá”. Phương pháp này đòi hỏi tính
sáng tạo, sự cam kết, và sự cộng tác làm việc cởi mở của nhiều bộ phận trong doanh
nghiệp đồng thời với sự hỗ trợ của nhà cung cấp.
Hầu hết các định nghĩa từ các nhà nghiên cứu đều đặt trọng tâm của phương
pháp này vào việc cắt giảm chi phí nhưng với các phạm vi khác nhau. Một số tác giả
cho rằng Phương pháp chi phí mục tiêu là một phương pháp quản trị chi phí hiệu quả
hơn là một kỹ thuật xác định chi phí đơn thuần (Tani, 1995). Một số tác  giả xem xét
phương pháp này chỉ ở giai đoạn thiết kế và phát triển sản phẩm trong khi các tác giả
khác lại xem xét phương pháp này trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm. Có thể xem
xét một số cách nhìn nhận về Phương pháp chi phí mục tiêu khác nhau dưới đây:
Theo Takao Tanaka (1993), “phương pháp chi phí mục tiêu là các nỗ lực được
thực hiện trong các giai đoạn kế hoạch hóa và sản xuất sản phẩm nhằm đạt được mục
tiêu chi phí đã được xác lập... mục tiêu là cho phép sản xuất ra các sản phẩm với mục
tiêu lợi nhuận trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm”.
Tani và cộng sự (1994) định nghĩa Phương pháp chi phí mục tiêu là một thành
phần của hệ thống quản lý chi phí sản phẩm/dịch vụ toàn bộ liên quan đến việc đạt
được đồng thời mục tiêu về chi phí với việc lập kế hoạch và phát triển sản phẩm mới.
Langfield và cộng sự (2006) giải thích rằng Phương pháp chi phí mục tiêu là
một hệ thống quản lý chi phí và lập kế hoạch lợi nhuận trong toàn bộ vòng đời của sản
phẩm nhằm tạo ra mức lợi nhuận như mong muốn của doanh nghiệp với mức giá bán
sản phẩm chấp nhận được.

5
Williamson (1997) cho rằng Phương pháp chi phí mục tiêu là một quá trình đảm
bảo sản phẩm được thiết kế theo phương thức mà doanh nghiệp có thể bán được sản
phẩm với mức giá cạnh tranh mà vẫn tạo ra mức lợi nhuận mong muốn.
Monden & Hamada (1994) đưa ra định nghĩa về Phương pháp chi phí mục tiêu
như sau: “Hệ thống để hỗ trợ quá trình cắt giảm chi phí trong suốt giai đoạn phát triển
và thiết kế sản phẩm mới một cách toàn diện, một sự thay đổi mẫu sản phẩm mới hoàn
toàn, hoặc một sự thay đổi mẫu sản phẩm thứ cấp”.
Hilton (2008) cho rằng Phương pháp chi phí mục tiêu như chiến lược quản lý
chi phí dài hạn cho phép doanh nghiệp tham gia và duy trì vị thế cạnh tranh trên thị
trường cho một loại sản phẩm và cạnh tranh thành công với các đối thủ.
Một tổ chức quốc tế được thành lập do một số các tập đoàn công nghiệp lớn,
gọi là Consortium for Advanced Management-International (gọi tắt là CAM-I), để
phát triển các phương pháp kế toán quản trị hiện đại đã định nghĩa về chi phí mục tiêu
như sau: “Phương pháp chi phí mục tiêu là tổng thể các phương pháp, công cụ quản trị
cho phép đạt được mục tiêu chi phí và mục tiêu hoạt động ở giai đoạn thiết kế và kế
hoạch hóa sản phẩm mới. Phương pháp cũng cho phép cung cấp một cơ sở kiểm soát ở
giai đoạn sản xuất và bảo đảm các sản phẩm này đạt được mục tiêu lợi nhuận đã được
xác định phù hợp với chu kỳ sống của sản phẩm”.
Từ những khái niệm trên, phương pháp chi phí mục tiêu có thể được khái quát
lại như sau: Phương pháp chi phí mục tiêu là một quá trình xác định chi phí mục tiêu
cho sản phẩm ngay từ giai đoạn đầu của quá trình phát triển sản phẩm và hỗ trợ quá
trình đạt được chi phí mục tiêu thông qua việc cung cấp các thông tin chi phí cần thiết
để nhóm phát triển sản phẩm có thể thiết kế sản phẩm phù hợp với yêu cầu thị trường,
giá cả cạnh tranh, đồng thời đảm bảo đạt được lợi nhuận kỳ vọng của doanh nghiệp
khi sản phẩm được tung ra thị trường.
2.2. Đặc điểm phương pháp chi phí mục tiêu
Nhiều nhà khoa học đã định nghĩa Phương pháp chi phí mục tiêu theo các cách
khác nhau, nhưng về cơ bản đều nêu ra những đặc điểm của Phương pháp chi phí mục
tiêu như sau:

 Phương pháp Phương pháp chi phí mục tiêu là phương pháp thích hợp với
môi trường cạnh tranh ngày càng cao, ngược lại phương pháp này không thích hợp với
những loại sản phẩm độc quyền, mang tính độc nhất.
 Phương pháp chi phí mục tiêu tuân thủ theo nguyên tắc “chi phí mục tiêu
không thể bị vượt quá”, theo nguyên tắc này sản phẩm nếu trong khâu thiết kế có mức
chi phí cao hơn mức chi phí mục tiêu đã xác định trước thì sẽ không được sản xuất
hoặc sẽ được thiết kế lại.

6
 Phương pháp chi phí mục tiêu là một phương pháp khác biệt với các hệ
thống chi phí truyền thống; phương pháp này không đơn thuần chỉ là một phương pháp
kiểm soát chi phí mà định hướng đến cắt giảm chi phí để đạt mục tiêu chi phí.
 Giá bán mục tiêu và lợi nhuận mục tiêu được thiết lập trong suốt giai đoạn
lập kế hoạch về sản phẩm.
 Thực hiện cắt giảm chi phí với sự hợp tác toàn bộ với chuỗi cung ứng từ nhà
cung cấp, sản xuất, phân phối, đại lý và khách hàng.
 Yêu cầu một hệ thống thông tin hiệu quả và thông suốt để cung cấp những
thông tin khác nhau.
 Phương pháp chi phí mục tiêu chủ yếu xem xét việc cắt giảm chi phí trực
tiếp/chi phí biến đổi và ứng dụng trong suốt giai đoạn phát triển và thiết kế trong vòng
đời của sản phẩm.
 Mức chi phí mục tiêu được thiết lập trước khi quá trình sản xuất được đưa
vào thực tế và nó được phân chia đến từng các bộ phận cấu thành khác nhau, chức
năng và các khoản mục chi phí.
2.3. Mục tiêu áp dụng phương pháp chi phí mục tiêu
Theo Monden (1995) có hai điểm trọng tâm của chi phí mục tiêu là: (1) chi phí
của sản phẩm mới nên thấp hơn để đảm bảo lợi nhuận biên mục tiêu với chất lượng
cao, thời gian giao hàng đúng hạn và giá cả cạnh tranh theo thị trường và (2) để đạt
được mục tiêu lợi nhuận trong việc phát triển sản phẩm mới thì người lao động trong
toàn công ty phải được khích lệ. Mục tiêu cơ bản của Phương pháp chi phí mục tiêu là
nhằm tăng lợi nhuận, tăng trưởng và gia tăng giá trị. Mục tiêu trọng tâm và tổng quát
của Phương pháp chi phí mục tiêu là để đảm bảo rằng không có một sản phẩm nào
không có lợi nhuận được đưa vào sản xuất và nó xác định sự đánh đổi tốt nhất giữa 3
yếu tố: chất lượng, chi phí và tính năng sản phẩm (Cooper, 1995). Theo các nghiên
cứu trước đây, mục tiêu của Phương pháp chi phí mục tiêu có thể được tóm lược như
sau:

 Nâng cao mức sinh lời


 Hiện thực hóa và xác định mục tiêu chi phí thấp để tạo ra sự cắt giảm chi phí
của sản phẩm mới.
 Bảo đảm được chất lượng của sản phẩm
 Cải thiện quá trình phát triển sản phẩm
 Giá cả được xác định đáng tin cậy
 Vươn tới kỹ năng sản xuất và tiếp thị tốt hơn
 Tập trung tốt hơn vào sức mạnh tập thể thông qua phương thức làm việc
theo các nhóm liên chức năng
 Tập trung tốt hơn vào độ thỏa dụng khách hàng

7
 Sản xuất sản phẩm đáp ứng tốt với thị hiếu khách hàng với mức giá cạnh
tranh chi phí
 Tiên phong thực hiện kế hoạch chi phí và thực hiện các biện pháp cắt giảm
3. Cụ thể các giai đoạn của phương pháp.

Các giai đoạn của phương pháp: gồm 7 bước thực hiện:

Bước 1: Mô tả những đặc tính của sản phẩm, dịch vụ rồi đưa ra khối lượng
bán hàng
- Đưa ra khái niệm về sản phẩm mới, xác định lợi thế cạnh tranh của sản phẩm
mới. Từ đó, tổ chức nhận thấy được những cơ hội và thách thức.
- Dựa vào dữ liệu nghiên cứu thị trường & các đối thủ cạnh tranh, nguồn dữ liệu
nội bộ để hoàn thiện sản phẩm
VD: tại Mỹ, khi nghiên cứu thị trường về các sản phẩm mới, dữ liệu marketing
đã có sự trao đổi với các nhà cung cấp, người thiết kế, R & D.
Bước 2: Thiết lập giá bán mục tiêu
Trong bước này, giá bán ước tính dựa vào công dụng và thuộc tính của sản phẩm,
các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Tại một số tổ chức, đối với một số khách hàng công nghiệp lớn giá bán có thể
được thoả thuận bởi bộ phận tiếp thị hay bán hàng cùng lúc với việc quyết định đặc
trưng của sản phẩm.

8
Bước 3: Xác định chi phí mục tiêu tổng thể của sản phẩm
Tại bước này, trước khi xác định chi phí mục tiêu tổng thể nên xác định chi phí
theo từng bộ phận cấu thành sản phẩm. Phải xác định tầm quan trọng của từng bộ phận
tạo nên sản phẩm, từ đó xác định tỷ lệ thuận tương ứng của chi phí từng bộ phận so
với chi phí mục tiêu tổng thể sản phẩm. Việc phân tích, xác định chi phí mục tiêu của
từng bộ phận được tiến hành theo phương pháp làm việc nhóm.
 Thực hiện việc chi tiết hoá chi phí mục tiêu tổng thể theo dạng hình cây, chia
theo các nhóm chi phí: nghiên cứu thị trường, sản xuất, chế tạo, phân phối, bán hàng
 Dựa vào mức độ quan trọng khác nhau của từng đặc điểm, từng bộ phận cấu
thành sản phẩm đã được xây dựng trong bước 1, phân bổ chi phí tỷ lệ thuận với mức
độ quan trọng của mỗi bộ phận.
Sau đó, bộ phận quản trị nguồn cung ứng sẽ tiếp tục làm việc với nhà cung cấp
đồng thời xem xét máy móc thiết bị, chi phí và giá bán đưa ra.
Cách tính chi phí mục tiêu trên thực tế:
Chi phí mục tiêu = Giá bán ước tính - Lợi nhuận mong muốn.
Lợi nhuận mong muốn = tỷ lệ lợi nhuận bắt buộc cam kết của các doanh nghiệp,
là một phần quy trình hoạch định chiến lược.
Bước 4: So sánh chi phí dựa trên thiết kế ban đầu với chi phí mục tiêu đã đưa
ra (HĐ quản lý chi phí)
Quá trình thực hiện quản lý chi phí cần phát hiện những bộ phận của sản phẩm có
chi phí quá cao hay quá thấp so với tầm quan trọng của tổng thể sản phẩm. Từ đó, có
những biện pháp cắt giảm hay điều chỉnh chi phí tương ứng.
Cần áp dụng các nguyên tắc và phương pháp quản lý nghiêm ngặt để giảm chi
phí sản xuất. Bên cạnh đó nên có sự phối hợp giữa các bộ phận: quản trị nguồn cung
ứng, bộ phận R&D & thiết kế, bộ phận sản xuất. Nếu cần phải ứng dụng linh hoạt các
cách sau: thay đổi thiết kế hoặc vật liệu, mở rộng nhà cung cấp, cân nhắc các chi phí
cơ hội.
Sau đó tính khoảng cách cụ thể giữa chi phí thực tế & chi phí mục tiêu
Bước 5: Tiếp tục cải tiến
Khi doanh nghiệp tối thiểu hóa được khoảng cách chi phí đã tính ở b4, tiếp theo
cần theo dõi hoạt động đưa sản phẩm mới ra thị trường.
Có cách thức kiểm soát, thay đổi chi phí mục tiêu khi có sự thay đổi.
Nhà quản trị cung ứng phải tiếp tục vai trò lãnh đạo, quản lý chi phí cung ứng có
thể phát sinh và giữ mối quan hệ với các bên không đạt yêu cầu, không tham gia vào
quá trình cắt giảm chi phí. 
Cách xác định chi phí mục tiêu

9
Trong phương pháp chi phí truyền thống, giá thành sẽ được xác định trước, sau
đó xác định lợi nhuận và từ đó hình thành nên giá bán sản phẩm. Tuy nhiên, trong một
thị trường cạnh tranh, chúng ta không thể xác định giá bán dựa trên giá thành sản xuất
của mình được. Chúng ta phải đưa ra mức giá bán hợp lý dựa theo giá cả thị trường
chung trước, trừ đi lợi nhuận mong muốn và từ đó xác định được giá thành sản phẩm
mục tiêu.
Trong phương pháp chi phí mục tiêu, giá bán tương lai được dự đoán bằng cách
sử dụng các khái niệm dựa trên nhu cầu hoặc dựa trên cạnh tranh. Chi phí mục tiêu sau
đó được xác định bằng cách trừ đi lợi nhuận mong muốn từ giá bán dự kiến như sau:
Chi phí mục tiêu = Giá bán mục tiêu - Lợi nhuận mục tiêu
Giá mục tiêu là mức giá ước tính mà khách hàng sẵn sàng trả cho sản phẩm
hoặc dịch vụ
Lợi nhuận mục tiêu là mức lợi nhuận mà doanh nghiệp mong muốn đạt được
Công thức này liên quan đến việc quyết định mức chi phí mục tiêu có thể chấp
nhận được tại thời điểm phát triển sản phẩm để nhằm đạt được lợi nhuận một cách đầy
đủ khi sản phẩm được tung ra ngoài thị trường. Phương pháp chi phí mục tiêu thiết lập
mức chi phí mục tiêu bằng việc trừ khoản lợi nhuận mục tiêu cần đạt được từ mức giá
bán mục tiêu. Mức giá bán mục tiêu này được xác định dựa trên cơ sở thị trường. Theo
Garrison (2006), phương pháp chi phí mục tiêu quyết định giới hạn tối thiểu của mức
chi phí cho phép (Allowable Cost) của một sản phẩm và sau đó phát triển sản phẩm
mới có khả năng sinh lời. Giá cả thị trường là yếu tố được quyết định trước, sau đó trừ
đi mức lợi nhuận yêu cầu từ mức giá thị trường đã quyết định, cuối cùng là sản phẩm
được thiết kế và sản xuất trong giới hạn cao nhất là mức chi phí cho phép (Allowable
cost).
Ví dụ: A đang thực hiện mô hình Target Costing. A là một công ty sản xuất game
cho máy tính. A đang nghiên cứu để tung ra thị trường một mẫu game mới. A đã thực
hiện nghiên cứu thị trường, lấy ý kiến khách hàng về giá trị của game cũng như tiến
hành so sánh với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. A xác định giá bán mục tiêu
(Target selling price) là $60. Đây là mức giá mà A cho rằng sẽ bán được sản phẩm để
đạt được mục tiêu số lượng đặt ra.
Công ty ước tính tỷ suất lợi nhuận yêu cầu (profit margin) là 30%, do đó A sẽ
tính được lợi nhuận mong muốn là 30% x $60 = $18.
Chi phí ước tính (Target cost) = $60 - $18 = $42.

10
4. Các nghiên cứu liên quan đến chi phí mục tiêu
4.1. Chi phí mục tiêu với chu kỳ sống sản phẩm 
Phương pháp chi phí mục tiêu nhấn mạnh mục tiêu cần phải đạt được và thời
gian phân tích là chu kỳ sống của sản phẩm. Trong đó, chu kỳ sống của sản phẩm
được thể hiện qua các hoạt động nghiên cứu, triển khai sản phẩm mới; hoạt động sản
xuất sản phẩm đại trà; hoạt động hậu cần phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Chu
kỳ sống thường được chia thành 3 giai đoạn. Cụ thể:

Trong sơ đồ mô tả chi phí chu kỳ sống của sản phẩm được chia thành ba giai
đoạn: giai đoạn hoạch  định, giai đoạn sản xuất, và giai đoạn  loại bỏ. Giai đoạn 
hoạch  định  là  giai  đoạn  quan  trọng  nhất  trong  chi  phí  chu  kỳ  sống  sản phẩm,
vì đây là giai đoạn ước lượng các chi phí cho cả vòng đời sản phẩm. Chi phí mục tiêu
thì được dùng trong suốt giai đoạn hoạch định, hướng quá trình lựa chọn sản phẩm và
quá trình thiết kế sản phẩm mà một sản phẩm được sản xuất với chi phí thấp, mức lợi
nhuận có thể chấp nhận, và đưa ra giá bán sản phẩm cạnh tranh, và đảm bảo chức năng
sản phẩm. Chi phí kaizen (cải tiến liên tục) thì tập trung vào nhận biết cơ hội để cải
tiến chi phí trong suốt giai đoạn sản xuất. Trong nghiên cứu  này, tác giả tập  trung 

11
vào nghiên cứu giai  đoạn hoạch  định cũng chính là nghiên cứu xác định chi phí mục
tiêu.
- Giai đoạn hoạch định: Trong giai đoạn này, chi phí phát sinh nhiều nhất là
chi phí đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, thiết kế, phát triển sản phẩm, tiếp đó đến chi
phí sản xuất thử nghiệm và chi phí marketing. Đội ngũ thiết kế phải xác định một hệ
thống các tính năng của sản phẩm mà khách hàng sẵn sàng mua và số tiền họ sẽ trả
cho những tính năng này, sau đó nhà quản trị xác định giá bán dự kiến của sản phẩm,
chuẩn bị các điều kiện sản xuất. Tiếp theo, nhà quản trị xác định được lợi nhuận mục
tiêu trên cơ sở giá bán dự kiến. Dựa vào giá bán dự kiến và lợi nhuận mục tiêu, nhà
quản trị xác định chi phí trần có thể chấp nhận. Các yếu tố này được coi là cố định
trong phương pháp chi phí mục tiêu.
- Giai đoạn sản xuất: Giai đoạn này chủ yếu là chi phí sản xuất sản phẩm, do
giai đoạn này sản phẩm cơ khí đã được ổn định. Và một số chi phí liên quan đến tiêu
thụ, tiếp thị sản phẩm cơ khí.
- Giai đoạn loại bỏ: Giai đoạn này nhà quản trị có phương án cắt giảm chi phí
hợp lý, bởi đây là giai đoạn chuẩn bị đóng lại chu kỳ sống của một sản phẩm.
4.2. Ưu điểm của phương pháp chi phí mục tiêu
Cải tiến quy trình: Phương pháp này cho thấy cam kết của công ty đối với việc
cải tiến quy trình để cạnh tranh trong cùng ngành. Ban quản lý cần cải tiến quy trình
của mình với ít tài nguyên hơn mà không làm giảm chất lượng sản phẩm.
Khuyến khích đổi mới: Chi phí mục tiêu thúc đẩy công ty khởi xướng những ý
tưởng mới hiệu quả và hiệu quả hơn. Một số công ty có thể đưa robot vào sản xuất để
tiết kiệm chi phí đáng kể. Ví dụ, Tesla đã đưa robot vào quy trình sản xuất xe hơi của
mình. Do đó, dây chuyền thân Model 3 hiện được tự động hóa 95%, bao gồm cả việc
chuyển, tải và hàn.
Khuyến khích cạnh tranh: Bằng cách sử dụng giá thị trường, chúng tôi đã
cạnh tranh với các đối thủ khác. Chúng tôi không có ý định đặt giá cao hơn các đối thủ
cạnh tranh của mình. Đồng thời, chúng tôi vẫn duy trì lợi nhuận mục tiêu cho cổ đông.
Để đạt được giá mục tiêu và tỷ suất lợi nhuận mục tiêu, chúng tôi chỉ có một sự lựa
chọn là khấu trừ chi phí. Khi công ty hoạt động phù hợp với sự thay đổi của thị trường
(thay đổi giá cả), nó phù hợp hơn với thị trường cạnh tranh.
Sản phẩm giá trị tốt nhất cho khách hàng: Với chi phí mục tiêu, công ty sẽ cố
gắng giảm bớt các tính năng không có giá trị của sản phẩm vì chúng sẽ không làm
giảm chất lượng của sản phẩm. Những tính năng đó chỉ phát sinh chi phí cho công ty
mà không mang lại giá trị cho khách hàng. Làm như vậy, khách hàng sẽ nhận được sản
phẩm đúng với giá trị đồng tiền bỏ ra.

12
4.3. Nhược điểm của phương pháp chi phí mục tiêu  
Ngay cả khi có nhiều lợi ích, chi phí mục tiêu vẫn có những nhược điểm và hạn
chế riêng, bao gồm: 
 Thiếtkế ngân sách thấp: Do yêu cầu về giá thành của sản phẩm, đội ngũ
thiết kế sẽ khó thực hiện công việc của mình. Họ phải làm việc chặt chẽ với các bộ
phận khác để đảm bảo rằng sản phẩm nằm trong phạm vi chi phí. Họ phải hạn chế khả
năng sáng tạo nếu điều đó dẫn đến tăng chi phí.
 Phụ thuộc vào giá thị trường: Khi chúng tôi nhận được chi phí mục tiêu từ
việc sử dụng biên độ giá thị trường ít hơn, nếu có sai sót với giá thị trường, toàn bộ hệ
thống sẽ thất bại. Chúng tôi thường phải dựa trên giá thị trường mà chúng tôi nhận
được từ nghiên cứu thị trường, vì vậy bất kỳ vấn đề nào trong nghiên cứu sẽ ảnh
hưởng đến chi phí của chúng tôi. Một số sản phẩm tương tự nhưng có các tính năng
khác nhau, do đó, chúng tôi sẽ không phù hợp để sử dụng giá bán của chúng.
 Vật liệu hoặc công nghệ rẻ hơn: Một số công ty có thể coi vật liệu chất lượng
thấp dẫn đến sản phẩm chất lượng thấp cho khách hàng. Công ty mua thiết bị lạc hậu
để tiết kiệm chi phí, nhưng nó ảnh hưởng về lâu dài khi chúng tôi gắn bó với chúng
trong một vài năm (thời gian hữu dụng của tài sản cố định).
 Chi phí sản xuất không thực tế, chi phí ước tính quá thấp: Để đạt được chi
phí mục tiêu, nhóm thiết kế có thể đi kèm với ngân sách sản xuất rất eo hẹp. Kết quả
là, nó là rất tích cực cho đội sản xuất. Chi phí mục tiêu sẽ không đáp ứng nếu có một
phương sai bất lợi nhỏ. Nhóm sẽ cần phải loại bỏ bất kỳ sai sót hoặc sai sót nào để
hoàn thành công việc một cách hoàn hảo vốn chỉ xảy ra trên giấy.
 Không ước tính đúng số lượng: Mặc dù chúng tôi có thể đạt được chi phí
mục tiêu, chúng tôi có thể không có lãi nếu số lượng bán không đáp ứng ngân sách. Tỷ
suất lợi nhuận không thể bao gồm tổng chi phí cố định.
4.4. Các nguyên tắc của chi phí mục tiêu
Để ứng dụng thành công công cụ chi phí mục tiêu trong quản lý chi phí thì phải
tuân thủ sáu nguyên tắc cơ bản sau của Ansari et al., (1997)
- Nguyên tắc thứ nhất, xác định chi phí phải hướng đến giá cả 
Giá cả được hiểu  là giá thị  trường, giá  thị trường được áp dụng để quyết định
sự phù hợp và cũng là giá bán mục tiêu. Chi phí mục tiêu được tính bằng cách sử dụng
một  công thức tương tự như sau:  Giá thị trường – (trừ) biên lợi nhuận = chi phí mục
tiêu. Điều này cho thấy chúng ngược lại với quy trình xác định chi phí theo phương
pháp truyền thống mà ở đó các chi phí lập nên giá cả - chi phí tăng thì giá cả tăng.
- Nguyên tắc thứ hai, đặt trọng tâm vào khách hàng

13
 Các yêu cầu của khách hàng về chất lượng, giá thành, thời gian được kết hợp một
cách đồng thời trong sản phẩm và quyết định quy trình, hướng để phân tích  giảm  chi
phí.  Đối với  khách hàng, giá trị  của bất  kỳ đặc điểm hoặc chức năng gì của sản
phẩm phải lớn hơn chi phí cần thiết để khách hàng có được đặc điểm hoặc chức năng
đó.
- Nguyên tắc thứ ba, đặc trọng tâm vào giai đoạn thiết kế
 Kiểm soát chi phí được chú trọng tại giai đoạn thiết kế sản phẩm. Vì vậy, các
thay đổi về kỹ thuật phải được thực hiện trước quá trình sản xuất sẽ đem lại kết quả
làm giảm chi phí và giảm thời gian gia nhập thị trường (đưa vào sử dụng) đối với
những sản phẩm mới.
- Nguyên tắc thứ tư, nguồn nhân lực đa năng
Đội ngũ chuyên gia xử lý sản phẩm và quy trình đa năng có trách nhiệm xem
xét toàn bộ sản phẩm từ những công đoạn ban đầu đến công đoạn sản xuất cuối cùng.
Nó có thể bao gồm các phạm vi khác nhau được cần đến như kỹ thuật, sản xuất, kinh
doanh, tiếp thị, nguyên vật liệu, chi phí, dịch vụ và các hoạt động hỗ trợ khác. Ngoài
ra, còn các thành phần tham gia bên ngoài như các nhà cung cấp, khách hàng, đại lý
bán, các nhà phân phối, những người cung cấp, và các nhà tái chế cũng phải được bao
gồm trong quá trình thiết kế ở các giai đoạn đầu của chu kỳ phát triển của sản phẩm.
- Nguyên tắc thứ năm, kết hợp chuỗi giá trị
Mọi phần tử của chuỗi giá trị như nhà cung cấp, nhà phân phối, nhà cung cấp
dịch vụ, khách hàng đều được xem xét đến trong quá trình xác định chi phí mục tiêu.
- Nguyên tắc thứ sáu, định hướng chu kỳ sống sản phẩm  
Chi phí trong toàn bộ vòng đời sản phẩm phải được hạn chế tối đa cho cả nhà
sản xuất và khách hàng. Chi phí này bao gồm giá mua, chi phí bảo hành và chi phí
phân phối.
5. Mô hình phương pháp xác định chi phí theo mục tiêu 
Các nguyên tắc của phương pháp chi phí mục tiêu được trình bày theo lý thuyết
tương đối giống nhau, tuy nhiên, các mô hình phương pháp được đưa ra cũng có một
vài điểm khác biệt. Dưới đây là các sơ đồ minh họa một mô hình của Sakurai (1990)

14
Hình 1. Sơ đồ quản trị chi phí sản xuất theo Sakurai
Theo Marqués (1998),  khái niệm kaizen có thể được hiểu như là sự xem xét cải
tiến không ngừng chi phí nhằm duy trì liên tục tỷ lệ chi phí/lợi nhuận ở mức tốt nhất.
Kaizen costing hay phương pháp chi phí mục tiêu quan tâm đến nhận diện những cơ
hội để cải tiến chi phí trong giai đoạn chế tạo.

Hình 2. Sơ đồ chi phí mục tiêu và các giai đoạn sản xuất sản phẩm

15
Hình 3. Sơ đồ phương pháp chi phí mục tiêu ở Toyota được trình bày bởi Sakurai
Phương pháp chi phí mục tiêu được bắt đầu bằng việc ước tính giá bán của sản
phẩm, dựa vào công dụng, thuộc tính của sản phẩm và các đối thủ cạnh tranh trên thị
trường. Trên cơ sở lợi nhuận mong đợi, doanh nghiệp phải xác định chi phí sản xuất và
tiêu thụ có thể chấp nhận để tiến hành sản xuất sản phẩm. Chi phí mục tiêu được xác
lập dựa vào chi phí có thể chấp nhận và chi phí ước tính theo các điều kiện sản xuất
hiện có của doanh nghiệp. Mỗi giai đoạn phát triển sản phẩm sẽ được đánh giá nhằm
đạt được mục tiêu chi phí đã xác định, dựa trên phân tích giá trị nhằm đánh giá việc
thiết kế sản phẩm và nhận diện các cơ hội có thể cải tiến giá trị của sản phẩm.

Chương II: Tính ứng dụng của phương pháp


Doanh nghiệp ứng dụng phương pháp chi phí mục tiêu
Giants Motors là một công ty chuyên cung cấp động cơ ô tô cho các hãng xe
hơi tại Đài Loan. Trong lịch sử phát triển, Giant Motors luôn được điều hành trên cơ
sở trung tâm lợi nhuận để tính toán xác định lợi nhuận các bộ phận, đối chiếu chúng
với số liệu được các bộ phận báo cáo với tư cách là các đơn vị hoạt động độc lập. Gần
đây, nhóm nhà quản trị tại các bộ phận lắp ráp bày tỏ sự không hài lòng với mô hình
hoạt động hiện tại. Họ cho rằng các nhà cung cấp nội bộ với tình trạng được bảo hộ đã
hoạt động kém hiệu quả và không năng động, chính vì vậy, bộ phận lắp ráp của công
ty nên được phép sử dụng các yếu tố từ những nhà cung cấp bên ngoài.
Sau nhiều năm, Giant Motors đưa ra quyết định với mọi nhu cầu sử dụng mẫu
động cơ mới. Roberta Ward điều hành tại Bộ phận sản xuất động cơ đã đề nghị lập báo
cáo liên quan đến tình hình hoạt động của bộ phận. Một nhóm nghiên cứu bao gồm
nhân viên tại chính bộ phận này và một nhà tư vấn trong báo cáo đã chỉ ra rằng chi phí
cho Bộ phận động cơ cao hơn khoảng 25% tổng chi phí của những doanh nghiệp sản
xuất loại động cơ tương tự. Với thông tin này, Ward lập tức chỉ đạo các nhân viên
quản trị cấp dưới thực hiện quy trình quản trị chi phí mục tiêu, tập trung bộ phận động
cơ vào kế hoạch cắt giảm chi phí và cho rằng mục tiêu nếu đạt được thì sẽ hiệu quả
hơn mọi mức giá thị trường mà các đối thủ cạnh tranh đưa ra.
16
Nghiên cứu cũng như phỏng vấn khách hàng, bao gồm cả các bộ phận lắp ráp ô
tô trong và ngoài doanh nghiệp đưa đến kết luận về 4 yêu cầu cần thiết phải có cho
động cơ, bao gồm: Sức mạnh của động cơ, hao phí nhiên liệu, trọng lượng và độ ồn.
Chi phí sản xuất tăng lên với các thiết kế nhằm tăng sức mạnh và giảm ồn cho động cơ
về tổng thể, chi phí giảm đi khi sản xuất mẫu thiết kế có mức hao phí nhiên liệu và
trọng lượng động cơ tăng lên. Hơn nữa, giữa 4 yêu cầu trên cũng tồn tại những tác
động qua lại tương đối phức tạp.
Dựa trên nghiên cứu về cơ cấu chi phí thực tế, Ward và đội ngũ nhân viên quyết
định giảm tính phức tạp trong chủng loại sản phẩm, do đó, chi phí cho sản xuất ba loại
động cơ mới được dựa trên nền tảng của các loại động cơ hiện có. Mỗi động cơ được
thiết lập cấu trúc kết hợp riêng giữa các đặc điểm về sức mạnh động cơ, mức tiêu hao
nhiên liệu, trọng lượng và tính ồn. Các loại động cơ nền tảng này có thể được cải biến
cho phù hợp hơn với nhu cầu của các đối tượng khách hàng cụ thể.  
Bảng số liệu dưới đây cung cấp những thông tin chi tiết cho ba loại động cơ
được nghiên cứu:
  Động cơ 1 Động cơ 2 Động cơ 3

Tổng số lượng sản xuất theo kế hoạch 850.000 2.200.000 1.500.000

Giá bán trung bình mục tiêu  7.500 4.500 6.000

Lợi nhuận bình quân mục tiêu 1.100 800 1.000

Chi phí mục tiêu  6.400 3.700 5.000

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp  2.500 1.800 2.300

Bộ phận lắp ráp mua ngoài 2.200 1.400 1.200

Chi phí gián tiếp 3.317 1.649 2.699

6.199
Chi phí dự toán  8.017 4.849

Đơn vị: USD


Phần chi phí dự toán trội hơn chi phí mục tiêu đã thúc đẩy việc vận dụng
phương pháp chi phí mục tiêu. 
Bước đầu tiên là xác định bản chất của các loại chi phí gián tiếp phát sinh khi
sản xuất từng loại động cơ.
Chi phí dự toán cho đơn vị sản phẩm như sau:
Động cơ Động cơ Động cơ
 
1 2 3

17
Tổng số lượng sản xuất trong cả vòng đời sản phẩm 850.000 2.200.000 1.500.000

Giá bán 7.500 4.500 6.000

Chi phí vật tư      

- Chi phí nguyên vật liệu 2.500 1.800 2.300

- Chi phí bộ phận lắp ráp 2,200 1,400 1,200

Chi phí liên quan đến đơn vị sản phẩm      

- Lắp ráp 245 105 175

- Kiểm định chất lượng 84 42 84

- Sửa chữa, gia công lại sản phẩm 105 35 105

- Phân phối vật tư 140 56 112

Chi phí liên quan đến tổng sản phẩm sản xuất      

- Vận chuyển 350 250 200

- Cài đặt 2.000 1.000 1.750

Chi phí sản phẩm      

- Công tác kỹ thuật 94 20 37

- Giám sát 9 4 5

Chi phí chung cho toàn bộ phận      

- Chi phí quản lý chung 306 126 252

- Chi phí chung khác 50 36 46

Tổng chi phí dự toán 8.017 4.849 6.199

Lợi nhuận dự toán - 517 - 349 -199

Lợi nhuận mục tiêu 1.100 800 1.000

Chênh lệch giữa lợi nhuận dự toán và lợi nhuận mục


-1.617  -1.149 -1.199
tiêu
Đơn vị: USD
Phân tích giá trị sản phẩm qua công năng
Giả sử, để đáp ứng nhu cầu giảm chi phí dự toán, Bộ phận sản xuất động cơ
thành lập một đội thực hiện dự án về vận dụng phương pháp chi phí mục tiêu liên quan
18
đến ba loại động cơ kể trên. Bước đầu tiên, nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích giá
trị sản phẩm qua công năng bằng cách mua các sản phẩm động cơ từ các đối thủ kinh
doanh, tháo rời từng bộ phận của sản phẩm để phát triển các ý tưởng về thiết kế mẫu
sản phẩm thay thế. Đồng thời, nhóm nghiên cứu thực hiện cộng tác với kỹ sư thiết kế
nhằm định hướng những mẫu thiết kế đáp ứng được tính năng tương tự với chi phí sản
xuất thấp hơn và loại bỏ được những công năng không cần thiết. Hoạt động phân tích
giá trị sản phẩm qua công năng đem đến những thay đổi khá tích cực được phản ánh
trong bảng dưới đây:
Nội dung thay đổi Động cơ 1 Động cơ 2 Động cơ 3

Chi phí nguyên vật liệu  2.400 1.600 2.200

Chi phí bộ phận lắp ráp mua ngoài 2.100 1.300 1.000

Số giờ lắp ráp 6 2 4

Số giờ sửa chữa, gia công lại sản phẩm 2 Không đổi 2
Đơn vị: USD
Những thay đổi trên tác động tới dự toán chi phí như sau:
Động cơ Động cơ Động cơ
 
1 2 3

Tổng số lượng sản xuất trong cả vòng đời sản phẩm 850.000 2.200.000 1.500.000

Giá bán (USD) 7.500 4.500 6.000

Chi phí vật tư (USD)      

- Chi phí nguyên vật liệu 2.400 1.600 2.200

- Chi phí bộ phận lắp ráp 2.100 1.300 1.000

Chi phí liên quan đến đơn vị sản phẩm (USD)      

- Lắp ráp 210 70 140

- Kiểm định chất lượng 84 42 84

- Sửa chữa, gia công lại sản phẩm 70 35 70

- Phân phối vật tư 140 56 112

Chi phí liên quan đến tổng sản phẩm sản xuất (USD)      

- Vận chuyển 350 250 200

19
- Cài đặt 2.000 1.000 1.750

Chi phí sản phẩm (USD)      

- Công tác kỹ thuật 94 20 37

- Giám sát 9 4 5

Chi phí chung cho toàn bộ phận (USD)      

- Chi phí quản lý chung 270 108 216

- Chi phí chung khác 48 32 44

Tổng chi phí dự toán (USD) 7.709 4.492 5.791

Lợi nhuận dự toán (USD) -209 8 209

Lợi nhuận mục tiêu (USD) 1.100 800 1.000

Chênh lệch giữa lợi nhuận dự toán và lợi nhuận mục


-1.309 -792 -791
tiêu (USD)
                                                                                                            Đơn
vị: USD
Phân tích chức năng
Bước tiếp theo, nhóm nghiên cứu định lượng mức tiêu hao năng lượng, nhiên
liệu, trọng lượng và mức độ ồn cho cả ba loại động cơ. Nhóm tiến hành phỏng vấn
khách hàng để đánh giá các trường hợp với mỗi sự thay đổi tăng hoặc giảm trong các
yếu tố trên sẽ làm tăng (hoặc) giảm chi phí ít hơn (hoặc nhiều hơn) so với sự biến động
tăng (giảm) tương ứng về mức giá mà người tiêu dùng sẵn sàng chi trả. Giả định quy
trình này có tạo ra những thay đổi (được phản ánh dưới đây) trong từng chức năng của
ba loại động cơ.
Dựa trên những thay đổi về công năng sản phẩm, mức giá bán của ba loại động
cơ 1, 2 và 3 được xác định tương ứng là 7.200 USD, 4.800 USD và 6.300 USD; chi
phí nguyên vật liệu là 2.200 USD, 1.700 USD và 2.400 USD; số giờ lắp ráp là 4, 3 và
5; số giờ phân phối vật tư là 5, 3 và 4; chi phí cho khâu kỹ thuật là 70.000.000 USD,
50.000.000 USD và 62.000.000 USD. Dự toán chi phí được lập lại do tác động từ
những thay đổi này như sau:
Động cơ Động cơ Động cơ
 
1 2 3

Tổng số lượng sản xuất trong cả vòng đời sản phẩm 850.000 2.200.000 1.500.000

Giá bán  7.200 4.800 6.300

20
Chi phí vật tư       

- Chi phí nguyên vật liệu 2.200 1.700 2.400

- Chi phí bộ phận lắp ráp 2.100 1.300 1.000

Chi phí liên quan đến đơn vị sản phẩm      

- Lắp ráp 140 105 175

- Kiểm định chất lượng 84 42 84

- Sửa chữa, gia công lại sản phẩm 70 35 70

- Phân phối vật tư 140 84 112

Chi phí liên quan đến tổng sản phẩm sản xuất       

- Vận chuyển 350 250 200

- Cài đặt 2.000 1.000 1.750

Chi phí sản phẩm       

- Công tác kỹ thuật 82 23 41

- Giám sát 9 4 5

Chi phí chung cho toàn bộ phận       

- Chi phí quản lý chung 234 144 234

- Chi phí chung khác 44 34 48

Tổng chi phí dự toán 7.387 4.695 6.053

Lợi nhuận dự toán -187 105 247

Lợi nhuận mục tiêu 1.100 800 1.000

Chênh lệch giữa lợi nhuận dự toán và lợi nhuận mục


-1.287 -695 -753
tiêu
Đơn vị: USD
Tái lập kế hoạch
Với những thay đổi phân tích được, nhóm nghiên cứu tiến hành thực hiện thiết
kế quy trình sản xuất, trong đó có cân nhắc tới việc thay đổi cho quy trình sản xuất
hiện tại mà bộ phận sản xuất động cơ đang sử dụng để chế tạo sản phẩm. Quy trình
này là nền tảng cơ sở cho việc lập dự toán chi phí cho sản phẩm mới. Nhóm nghiên
cứu tập trung vào quy trình sản xuất và khâu thiết lập các phương án mới để thiết kế
21
trình tự và thủ tục lắp ráp động cơ. Việc hợp tác với các nhà cung cấp đã giúp nhóm
thiết kế phát triển được quy trình sản xuất tức thời và tổ chức lại các dây chuyền sản
xuất, chuyển từ một hệ thống sản xuất hàng loạt gồm nhiều bộ phận lắp ráp được luân
chuyển qua nhiều bộ phận sản xuất khác nhau của phân xưởng thành một hệ thống vận
hành liên tục được bố trí theo công đoạn. Thay đổi này trực tiếp loại bỏ các bước công
việc không tạo ra giá trị gia tăng trong quy trình lắp ráp, đồng thời làm tăng tính hiệu
quả cho các hoạt động tạo ra giá trị gia tăng. Việc thay đổi trong thiết kế quy trình sản
xuất dẫn tới những thay đổi khi sản xuất động cơ 1, 2, và 3 lần lượt như sau:
1. Số giờ lắp ráp còn 3, 2 và 4.
2. Số giờ kiểm định là 1, 1 và 2.
3. Số giờ sửa chữa và gia công lại sản phẩm là 1, 1 và 1.
4. Số giờ phân phối vật tư là 3, 2 và 2.
5. Số bước vận chuyển là 4, 2 và 2.
6. Số giờ cài đặt là 4, 2 và 5.
7. Chi phí kỹ thuật, bao gồm chi phí thiết kế lại quy trình sản xuất:
115.000.000 USD, 80.000.000 USD và 95.000.000 USD 
Dự toán chi phí được thay đổi như sau:
Động cơ Động cơ Động cơ
 
1 2 3

Tổng số lượng sản xuất trong cả vòng đời sản phẩm 850.000 2.200.000 1.500.000

Giá bán 7.200 4.800 6.300

Chi phí vật tư      

- Chi phí nguyên vật liệu 2.200 1.700 2.400

- Chi phí bộ phận lắp ráp 2.100 1.300 1.000

Chi phí liên quan đến đơn vị sản phẩm       

- Lắp ráp 105 70 140

- Kiểm định chất lượng 42 42 84

- Sửa chữa, gia công lại sản phẩm 35 35 35

- Phân phối vật tư 84 56 56

Chi phí liên quan đến tổng sản phẩm sản xuất      

- Vận chuyển 200 100 100

22
- Cài đặt 1.000 500 1.250

Chi phí sản phẩm       

- Công tác kỹ thuật 135 36 63

- Giám sát 9 4 5

Chi phí chung cho toàn bộ phận       

- Chi phí quản lý chung 144 108 162

- Chi phí chung khác 44 34 48

Tổng chi phí dự toán 6.074 3.960 5.277

Lợi nhuận dự toán 1.126 840 1.023

Lợi nhuận mục tiêu 1.100 800 1.000

Chênh lệch giữa lợi nhuận dự toán và lợi nhuận mục


26 40 23
tiêu
Đơn vị: USD
Hoàn thiện bước này thì quy trình cũng kết thúc do chi phí được dự toán cho
quy trình sản xuất đã thấp hơn so với chi phí mục tiêu.
Đánh giá khả năng vận dụng phương pháp chi phí mục tiêu tại Việt Nam 
Theo nghiên cứu của 1 trường đại học hàng đầu Việt Nam vào năm 2017, chỉ
có 31.7% áp dụng các phương pháp Kế toán quản trị trong doanh nghiệp, cho thấy
hiện tại các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa chú trọng thực hiện các công việc
KTQT trong doanh nghiệp, chủ yếu là khi nhà quản trị yêu cầu thì mới lập các báo cáo
chi phí đáp ứng theo tình huống đột xuất của nhà quản trị. Các phương pháp kế toán
quản trị truyền thống vẫn là chủ yếu. Các phương pháp hiện đại chiếm tỷ lệ rất thấp
ABC 4.9%; phương pháp chi phí theo mục tiêu 7.3%. Hầu như các doanh nghiệp áp
dụng phương pháp hiện đại là những doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài tại Việt
Nam, có 3 doanh nghiệp áp dụng Phương pháp chi phí mục tiêu tại Việt Nam là
Cocacola Vietnam, Toyota Vietnam và Canon Vietnam. Tuy nhiên, với các doanh
nghiệp Việt Nam, tỉ lệ mong muốn áp dụng phương pháp này là 34.1% dưới sức ép
của toàn cầu hóa. Tại một ngành hoặc lĩnh vực sản xuất có thể thấy các doanh nghiệp
đã có một số biểu hiện về ứng dụng kỹ thuật của phương pháp chi phí mục tiêu như
doanh nghiệp xây lắp, gia công sản phẩm theo đơn đặt hàng. Lý do doanh nghiệp chưa
sử dụng phương pháp chi phí mục tiêu ngoài phần lớn đến từ việc thiếu kinh nghiệm
chuyên môn và năng lực còn là do nhà quản trị không quan tâm và ủng hộ. Phương
pháp chi phí mục tiêu có thể áp dụng thành công tại môi trường Việt Nam tại một tập
đoàn lớn thế giới như Toyota, và một số doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam khác
23
như Cocacola, Canon,.. khẳng định người lao động Việt Nam hoàn toàn có thể tham
gia vào quá trình thực hiện chi phí mục tiêu và cải tiến liên tục để đạt mục tiêu chung
của doanh nghiệp. Quy trình bao gồm định giá bán (giá thầu, giá gia công), xác định
lợi nhuận kỳ vọng và cuối cùng tính toán mức chi phí trần (chi phí mục tiêu) dự toán
khi thực hiện hợp đồng. Các doanh nghiệp này bước đầu được ghi nhận là đã vận dụng
các bước cơ bản của kế toán quản trị chi phí mục tiêu nhưng chưa tổ chức triển khai
triệt để. 
Bên cạnh đó, một trở ngại khác đối với DN chính là vấn đề chi phí khi sử dụng
phương pháp chi phí mục tiêu. Chi phí để duy trì hệ thống kế toán chi phí mục tiêu sẽ
cao hơn so với hệ thống chi phí truyền thống. Chi phí mục tiêu là một quá trình đòi hỏi
sự tham gia tích cực của một số lượng lớn người tham gia từ chính công ty cũng như
từ môi trường bên ngoài. Điều này cũng đồng nghĩa với việc ứng dụng phương thức kế
toán này có thể làm phát sinh các chi phí mà DN không mong muốn. Trong khi đó,
hiện nay, các DN chưa quan tâm đầu tư cả về tài lực lẫn nhân lực cho hoạt động tổ
chức kế toán tại DN, thậm chí, kế toán quản trị nói chung còn chưa được quan tâm mà
chủ yếu tập trung vào kế toán tài chính.
Các doanh nghiệp tại Việt Nam khi nghiên cứu ứng dụng phương pháp chi phí
mục tiêu vào quản trị doanh nghiệp cần phân chia quy trình sản xuất phù hợp với kết
cấu sản phẩm đã được xác lập ở giai đoạn thiết kế sản phẩm, hoạch định kế hoạch chi
phí ở các bộ phận theo mức độ quan trọng của các bộ phận cấu thành sản phẩm được
chế tạo ở bộ phận đó và tổ chức kiểm soát chi phí ở tất cả các khâu. Như vậy, công tác
tổ chức sản xuất phải phân chia quy trình sản xuất thành các giai đoạn; đồng thời phải
có sự kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận thiết kế, bộ phận kỹ thuật, bộ phận sản xuất,
bộ phận kế toán quản trị để đảm bảo vận dụng phương pháp chi phí mục tiêu đạt được
hiệu quả tối đa cho doanh nghiệp.

24
KẾT LUẬN
Phương pháp kế toán chi phí mục tiêu là một kỹ thuật tính toán hiện đại của hệ
thống phương pháp kế toán quản trị, được xem như là một công cụ giảm thiểu chi phí
và kiểm soát, công cụ này được sử dụng để quản lý chi phí sản phẩm trong các giai
đoạn đầu của vòng đời sản phẩm. 
Tính ưu việt của phương pháp kế toán chi phí mục tiêu đã được thừa nhận trên
thế giới, vì đây là một công cụ khích lệ và tạo thuận lợi trong liên kết giữa các bộ phận
của công nghệ sản xuất, làm thay đổi quan điểm truyền thống về kế toán quản trị chi
phí. Vận dụng phương pháp kế toán chi phí mục tiêu, thực sự mang lại hiệu quả cho
các nhà quản trị trong quá trình kiểm soát chi phí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp, được coi như là một công cụ đánh giá hiệu quả hoạt động. 
Mô hình kế toán chi phí mục tiêu phù hợp với môi trường sản xuất tiên tiến,
hiện đại, tự động hóa cao do đó ở nước ta phương pháp này có vẻ hoàn toàn mới. Tuy
nhiên, khả năng vận dụng phương pháp này trong các công ty có áp dụng quy trình
công nghệ và tổ chức sản xuất tiên tiến, nhất là các công ty liên doanh và có vốn đầu
tư nước ngoài là hoàn toàn có thể. Cụ thể, ở Việt Nam phương pháp kế toán chi phí
mục tiêu thường được vận dụng vào các công ty sản xuất đồ điện tử, các sản phẩm
viễn thông, các sản phẩm, dịch vụ sản xuất theo đơn đặt hàng...

25
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ThS. Lê Thị Huyền Trâm. 2021. Chi phí mục tiêu - Công cụ quản lý hữu hiệu
trong các doanh nghiệp. Tạp chí tài chính Việt Nam.
2. Nông Thị Nhung. 2021. Một số lý luận cơ bản về phương pháp chi phí mục
tiêu?
3. Marqués, E., 1998. «Les méthodes nouvelles de comptabilité de gestion».
Chương trong comptabilités des gestion. Nhà Xuất bản Nathan.
4. Trương Bá Thanh. 2008. Giáo trình Kế toán quản trị. NXB Giáo dục.
5. ThS. Lê Thị Thúy. Lợi ích của hệ thống kế toán chi phí mục tiêu và những vấn
đề đặt ra. Tạp chí Tài chính Kỳ 1+2 Tháng 2/2020
6. Trần Ngọc Diệp. 2019. Nghiên cứu phương pháp chi phí mục tiêu. Tạp chí
Kinh tế tài chính Việt Nam.

26

You might also like