Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

1.

Tính cấp thiết của đề tài


Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập và tham gia vào các
tổ chức kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu với mỗi quốc gia trong quá
trình phát triển kinh tế của mình. Đối với các nước đang và kém phát
triển thì hội nhập kinh tế quốc tế là con đường tốt nhất để rút ngắn
khoảng cách tụt hậu so với các nước khác và có điều kiện phát huy
hơn nữa những lợi thế so sánh của mình trong phân công lao động và
hợp tác quốc tế. Nhận thức được điều đó, Việt Nam đã thực hiện
đường lối chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Chúng ta đã

được Mỹ công nhận là nước có nền kinh tế thị trường. Trước mắt,
các doanh nghiệp vẫn phải chấp nhận “sống chung” với nguy cơ kiện
CBPG khi xuất khẩu sang thị trường này. Vì vậy, nghiên cứu thực
tiễn việc sử dụng công cụ CBPG của Mỹ giúp các doanh nghiệp Việt
Nam lường trước được những tác động, ảnh hưởng đến hàng hóa
xuất khẩu của mình, từ đó có biện pháp đối phó chủ động hơn.
Luận văn “Chính sách chống bán phá giá của Mỹ và những
ảnh hưởng đến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam” nghiên cứu về
những chủ trương và hành động của Mỹ trong việc sử dụng công cụ
CBPG với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, những ảnh hưởng đến
hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp
giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam xuất khẩu sang
thị trường Mỹ hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực từ chính sách
CBPG. Nội dung nghiên cứu phù hợp với chuyên ngành đạo tạo
Kinh tế quốc tế tôi đang theo học tại nhà trường.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Những nội dung chính trong chính sách CBPG của Mỹ?
Những ảnh hưởng của chính sách CBPG của Mỹ tới hàng hóa xuất
khẩu của Việt Nam? Việt Nam phải làm gì để hạn chế những ảnh
2

hưởng tiêu cực từ chính sách CBPG của Mỹ khi xuất khẩu hàng hóa
vào thị trường này?
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích chính sách sử
dụng công cụ CBPG của Mỹ với hàng hóa nhập khẩu, những ảnh
hưởng của chính sách đó với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào
thị trường này, luận văn sẽ đề xuất một số giải pháp cho Việt Nam
nhằm chủ động đối phó với chính sách CBPG của Mỹ.

các mặt hàng của Việt Nam bị Mỹ áp thuế CBPG, từ đó đưa ra


những đánh giá, nhận xét về tác động của chính sách CBPG của Mỹ
tới xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường này. Trên cơ sở
những phân tích trên, luận văn đề xuất một số giải pháp cho Việt
Nam nhằm đối phó với chính sách CBPG của Mỹ khi xuất khẩu hàng
hóa vào thị trường này.
6. Kết cấu của luận văn
Về kết cấu, ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 4
chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận
về chống bán phá giá
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Những ảnh hưởng từ chính sách chống bán phá
giá của Mỹ tới hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam
Chương 4. Một số giải pháp cho Việt Nam để đối phó với
chính sách chống bán phá giá khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường
Mỹ

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ VỀ
CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế sâu
rộng hiện nay, BPG và các công cụ CBPG trong thương mại quốc tế
là đề tài được nhiều nhà khoa học nghiên cứu, nhất là những nhà
kinh tế học, các cơ quan chuyên trách về thương mại và các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Có thể tổng quan

1994) định nghĩa: “Một sản phẩm được coi là bán phá giá, tức là
được đưa vào lưu thông thương mại của một nước khác với giá thấp
hơn giá thông thường của sản phẩm đó, nếu giá xuất khẩu của sản
phẩm được xuất khẩu từ một nước này sang một nước khác thấp hơn
mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu dùng
tại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường”
(Điều 2.1). Trong khái niệm này, hai yếu tố then chốt để xác định
BPG là “giá xuất khẩu” và “giá thông thường” sẽ được các cơ quan
có thẩm quyền của nước nhập khẩu xác định và tính toán theo những
phương pháp và tiêu chí được quy định trong luật lệ của WTO và
pháp luật quốc gia mình.
1.2.1.2. Mục đích của hành vi bán phá giá
- BPG do sản xuất dư thừa.
- BPG để thực hiện các chiến lược thị trường: giành thị phần;
độc chiếm thị trường.
- Bán phá giá để trả đũa thương mại.
1.2.1.3. Tác động của hành vi bán phá giá tới thị trường nước nhập
khẩu và xuất khẩu
- Đối với nước nhập khẩu:
6

+ Việc hàng hóa nhập khẩu BPG có những ảnh hưởng đáng
kể đến người tiêu dùng của nước nhập khẩu cả trong ngắn hạn và dài
hạn.
+ Tác động của BPG đối với các doanh nghiệp có liên quan
tại nước nhập khẩu.
+ Tác động của BPG đến ngành sản xuất nội địa kinh doanh
sản phẩm cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu.
- Đối với nước xuất khẩu, nhìn chung hành vi BPG có tác

+ Xây dựng và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại


là nhu cầu tất yếu của tự do hóa thương mại.
+ Quá trình hội nhập kinh tế càng phát triển, các nước ngày
càng có xu hướng ít sử dụng những biện pháp bảo hộ đơn giản, thay
vào đó, các nước áp dụng các biện pháp bảo hộ tinh vi hơn.
1.3. Cơ sở thực tiễn về chính sách chống bán phá giá của Mỹ
1.3.1. Khái quát về chính sách thương mại của Mỹ
Chính sách thương mại của Mỹ đã có sự hoán đổi giữa hai
xu hướng bảo hộ và tự do theo từng thời kỳ, giai đoạn lịch sử nhất
định. Từ cuối những năm 1990 đến nay, chính sách thương mại của
Mỹ về cơ bản là khuyến khích tự do thương mại, tuy nhiên, vẫn tồn
tại xu hướng bảo hộ nhất định và chính sách thương mại được sử
dụng nhiều hơn như một công cụ phục vụ các mục tiêu chính trị đối
ngoại của Mỹ.
1.3.2. Nội dung cơ bản chính sách chống bán phá giá của Mỹ hiện
nay
1.3.2.1. Quan điểm và mục đích của chính sách
Quan điểm cơ bản của chính sách CBPG của Mỹ là bảo hộ
triệt để. Mục tiêu chính của biện pháp CBPG nói riêng và các biện
pháp phòng vệ thương mại nói chung của Mỹ là hạn chế cạnh tranh

của các nhà xuất khẩu nước ngoài trên thị trường Mỹ nhằm bảo vệ
các nhà sản xuất trong nước.
1.3.2.2. Các công cụ của chính sách
- Hệ thống pháp luật và cơ quan thực thi CBPG của Mỹ
+ Bộ Thương mại Mỹ (Department of Commerce - DOC)
+ Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ (International Trade

thiệt hại
1.3.2.3. Hệ quả của chính sách
Chính sách CBPG của Mỹ có tác động tích cực tới sự phát
triển của nhiều ngành sản xuất trong nước bằng cách giảm sức cạnh
tranh của hàng hóa nước ngoài. Tuy nhiên, chính sách CBPG cũng
gây nhiều thiệt hại cho nước Mỹ.

10

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp tiếp cận vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Tiếp cận thực tiễn, hệ thống, toàn diện và tổng hợp
2.1.2. Tiếp cận kế thừa kinh nghiệm và cơ sở dữ liệu đã có một
cách chọn lọc
2.2. Phương pháp nghiên cứu, phân tích
2.2.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp
2.2.2. Phương pháp kế thừa
2.2.3. Phương pháp so sánh
2.2.4. Phương pháp nghiên cứu tình huống (case-study)
2.2.5. Phương pháp thống kê

11

CHƯƠNG 3
NHỮNG ẢNH HƯỞNG TỪ CHÍNH SÁCH CHỐNG BÁN PHÁ
GIÁ CỦA MỸ TỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU CỦA VIỆT
NAM

hàng tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ là
4,13 - 25,76%. Đến nay đã trải qua 9 lần rà soát hành chính.
(3) Vụ kiện CBPG lò xo không bọc năm 2008: Ngày
22/12/2008, DOC quyết định mức thuế suất CBPG cuối cùng với
mặt hàng lò xo không bọc của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ là
116,31%, thời hạn 5 năm. Rà soát cuối kỳ lần 1 tháng 11/2013, kết
luận tiếp tục duy trì thuế CBPG.
(4) Vụ kiện CBPG túi nhựa PE năm 2009: Ngày 4/05/2010,
DOC quyết định mức thuế suất CBPG cuối cùng với mặt hàng này
của Việt Nam là 52,30% - 76,11%, thời hạn 5 năm. Ngày 8/05/2015,
sau khi thực hiện rà soát cuối kỳ, DOC ra kết luận cuối cùng tiếp tục
áp thuế chống trợ cấp với mặt hàng này của Việt Nam.
(5) Vụ điều tra CBPG mắc treo quần áo bằng thép năm 2010:
Đây là vụ điều tra chống giả mạo xuất xứ hàng hóa để lẩn tránh thuế.
Hàng hóa Việt Nam bị cáo buộc là cho Trung Quốc mượn xuất xứ để
xuất khẩu vào thị trường Mỹ với mục đích lẩn tránh thuế chống bán
phá giá mà Mỹ đã áp đặt đối với sản phẩm này của Trung Quốc.
(6) Vụ kiện CBPG ống thép cacbon năm 2011: Ngày
15/11/2012, ITC đưa ra kết luận cuối cùng là không có thiệt hại đối
với ngành sản xuất nội địa của Mỹ, theo đó, cuộc điều tra CBPG với
mặt hàng này của Việt Nam cũng chấm dứt.
(7) Vụ kiện CBPG mắc áo thép năm 2012: Ngày 24/12/2012,
DOC quyết định mức thuế suất CBPG cuối cùng với mặt hàng này
của Việt Nam là 157 - 220,68%, thời hạn 5 năm.
13

(8) Vụ kiện CBPG tuabin điện gió năm 2012: Ngày


24/12/2012, DOC quyết định mức thuế suất CBPG cuối cùng với
mặt hàng này của Việt Nam là 51,50 - 58,49%, thời hạn 5 năm.

lang hiệu quả nhằm hạn chế bị khởi kiện và giành lợi thế trong quá
trình theo kiện.
+ Cần thường xuyên so sánh giá xuất khẩu với giá bán hàng
hóa tương tự trên thị trường nhập khẩu, nhất là với những mặt hàng
có thị phần lớn hoặc có tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu
nhanh đột biến.
+ Làm tốt công tác lưu trữ hồ sơ, tài liệu để sẵn sàng tham
gia các vụ kiện.
3.2.3. Một số điểm rút ra từ các vụ kiện chống bán phá giá của Mỹ
đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam
- Tần suất các vụ kiện ở mức trung bình.
- Nguyên nhân các vụ kiện CBPG phần lớn là phản ứng của
các nhà sản xuất nội địa Mỹ trước tình trạng tăng trưởng quá nhanh
về thị phần của hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam. Ngoài ra, do đặc
điểm địa kinh tế, Việt Nam đôi khi bị Mỹ khởi kiện vì nghi ngờ là
điểm trung chuyển cho hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ.
- Tỷ lệ thắng kiện của phía Việt Nam rất thấp. Cụ thể, trong
11 vụ kiện đã có phán quyết cuối cùng, chỉ có vụ kiện ống thép
cacbon là phía Việt Nam không bị áp thuế, các vụ kiện còn lại phía
Việt Nam đều bị áp thuế CBPG ở mức từ trung bình đến rất cao.
3.3. Đánh giá những ảnh hƣởng của chính sách chống bán phá
giá của Mỹ với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào thị trƣờng
Mỹ

15

3.3.1. Ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam
vào Mỹ
- Với nhóm hàng thủy sản, việc Mỹ áp thuế CBPG với mặt

3.3.2. Ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
Việc bị điều tra và áp thuế CBPG tại Mỹ khiến doanh thu
xuất khẩu của các doanh nghiệp vào thị trường này sụt giảm rất
mạnh, từ đó làm giảm doanh thu chung của doanh nghiệp.
3.3.3. Thời gian áp thuế kéo dài và mức thuế liên tục thay đổi qua
các đợt rà soát hành chính hàng năm
Theo luật pháp về CBPG của Mỹ, hàng nhập khẩu nước
ngoài bị áp thuế CBPG sẽ trải qua các đợt rà soát hành chính hàng
năm (POR) để xác định mức thuế phải nộp và rà soát hoàng hôn theo
chu kỳ 5 năm để quyết định có tiếp tục gia hạn thời gian áp thuế
CBPG hay không. Tuy nhiên, chưa có sản phẩm nào của Việt Nam
đã bị áp thuế CBPG mà thoát khỏi thuế đó trong các đợt rà soát
hoàng hôn của Mỹ. Ngoài ra, các đợt rà soát hành chính hàng năm
của Mỹ với mức thuế đưa ra rất thất thường khiến các doanh nghiệp
Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong chủ động lập kế hoạch sản xuất,
kinh doanh.

17

CHƯƠNG 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM ĐỂ ĐỐI PHÓ VỚI
CHÍNH SÁCH CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ KHI XUẤT KHẨU
HÀNG HÓA VÀO THỊ TRƢỜNG MỸ
4.1. Giải pháp đối với các cơ quan quản lý Nhà nƣớc
(1) Chính phủ tích cực đẩy mạnh quá trình chuyển đổi nền
kinh tế để sớm được công nhận là nền kinh tế thị trường.
(2) Tiế n hành các hoa ̣t đô ̣ng phổ biế n kiế n thức
19

KẾT LUẬN
Sau khi nghiên cứu cơ sở lý luận về CBPG, chính sách
CBPG của Mỹ và thực tiễn việc áp dụng công cụ CBPG của Mỹ với
hàng hóa xuất khẩu Việt Nam, luận văn rút ra một số kết luận sau:
- Về cơ sở lý luận: BPG trong thương mại quốc tế là một
hiện tượng xảy ra khi một hàng hóa của nước này được xuất khẩu
vào một nước khác với mức giá xuất khẩu thấp hơn giá thông thường
của hàng hóa tương tự tại nước xuất khẩu. Hành vi BPG xuất phát từ
nhiều nguyên nhân, chủ yếu là nhằm đạt được các mục tiêu trong
kinh doanh, gây một số tác động đến cả nước xuất khẩu và nhập
khẩu. Hành vi BPG có thể bị trừng phạt bằng các biện pháp phòng vệ
thương mại của chính phủ nước nhập khẩu, được gọi là biện pháp
CBPG. Xu hướng sử dụng biện pháp CBPG thể hiện trong chính
sách CBPG của mỗi quốc gia. Nhìn chung, chính sách CBPG có vai
trò đặc biệt quan trọng đối với bảo hộ sản xuất trong nước và hạn chế
nhập khẩu. Nhu cầu áp dụng chính sách CBPG là đòi hỏi khách quan
của quá trình toàn cầu hóa, là xu thế chung của các nước và cũng là
nhu cầu thực tế mỗi nước để bảo vệ ngành sản xuất trong nước.
- Về chính sách CBPG của Mỹ: Chính sách CBPG của Mỹ
theo xu hướng bảo hộ triệt để. Mục tiêu chính của biện pháp CBPG
nói riêng và các biện pháp phòng vệ thương mại nói chung của Mỹ là
hạn chế cạnh tranh của các nhà xuất khẩu nước ngoài trên thị trường
Mỹ nhằm bảo vệ các nhà sản xuất trong nước. Để thực hiện mục tiêu
này, pháp luật CBPG và các cơ quan thực thi của Mỹ được tổ chức
khá chặt chẽ, thậm chí có nhiều quy định, thông lệ có tính chất thiên
vị với nhà sản xuất trong nước, gây bất lợi cho nhà xuất khẩu nước
ngoài, nhưng nhìn chung vẫn tuân thủ các nguyên tắc bắt buộc về nội

giá trị thông thường của sản phẩm xuất khẩu; Nâng cao kiến thức về
21

luật CBPG của WTO cũng như luật CBPG của Mỹ; Một số nguyên
tắc hành động nên tuân thủ khi đối mặt với một vụ kiện CBPG tại
Mỹ.

22

You might also like