Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

- Lật trang sách, trở về thời vàng son của văn học trung đại, hình ảnh người

phụ nữ luôn là đề tài muôn thuở


trong nền thi ca Việt Nam. Tuy nhiên, thơ văn viết về người vợ bằng tình cảm của người chồng đã ít, nay lại
viết “tế sống” người vợ còn hiếm hoi hơn. Và Trần Tế Xương là người đàn ông đã đưa hình ảnh người vợ
của mình “bà Tú” vào những dòng thơ trữ tình nhưng cũng không kém phần trào phúng. Bà Tú tên tật là
Phạm Thị Mẫn, xuất thân dòng dõi nho gia "con gái nhà dòng . Còn Tú Xương là một trí thức không gặp
thời, long đong trên con đường sự nghiệp. Hai người, tạo thành hai hướng nam châm hút nhau, sinh tình rồi
cưới. Hai người kết hôn khiến bà Mẫn phải từ một cô con gái tiểu thư nhà dòng, kết hôn với kẻ chợ, tạo nên
đức tính hay làm, nhẫn nại, chăm chồng thương con, phải thức khuya dậy sớm để chăm lo cho cả một nhà.
Chỉ vì cưới một người chồng không giàu có mà phải “quanh năm buôn bán ở mom sông để có thể nuôi “đủ”
5 con với 1 chồng. Về phần Tú Xương, ông yêu vợ nhưng là bậc nam nhi thời phong kiến, trụ cột gia đình,
thế nhưng ông lại thi cử rất nhiều, việc này đã làm tốn quá nhiều chi phí và thời gian khiến Tú Xương không
tài nào phụ vợ được. Vì vậy mà mọi tiền bạc trong nhà đều do một tay bà Tú kiếm ra. (THANH THÚY)
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Ông sử dụng trạng ngữ quanh năm, diễn tả cảm giác ngày này năm nọ, mở ra vòng tg khép kín, và dài triền
miên kết hợp vs động từ buôn bán thể hiện việc không ngừng nghỉ, lam lụng của bà tú. Cùng từ chỉ không
gian, mom sông, nơi mỏm nhỏ, chật hẹp, hay như Xuân Diệu nói: “ là cái địa điểm cheo leo, chênh vênh chứ
không ở cái bến sông tập nập như bình thường”. Đây là “nơi đầu sông ngọn gió” với bao nguy hiểm vây
quanh, đặc biệt là đối với một người phụ nữ như bà. Có thể thấy bà Tú quanh năm suốt tháng đầu tắt mặt tối
tất bật ngược xuôi, buôn chài bán buôn cơ cực vật lộn vs bao khó khăn nguy hiểm chồng chất để mưu sinh
kiếm sống (HOÀNG MAI)
Nuôi đủ năm con với một chồng
Vậy thì lí do gì mà bà Tú từ một cô tiểu thư nhà nho giáo xuất thân quyền quý, mà lại phải hạ thấp mình gắn
liền vs nghề buôn bán? Chẳng phải là vì cố gắng nuôi đủ năm con vs 1 chồng đấy ư ? Từ “đủ” vừa biểu thị
chất lượng vừa biểu thị số lượng. Bên cạnh đó cách đặt hai từ số đếm “năm” và “ một” tưởng chừng khập
khiễng nhưng lại hóa độc đáo và mới lạ. Tú Xương tự chế giễu mình khi so sánh bản thân với năm người
con. Ông tự cho mình là “đứa con đặc biệt”, ngầm nâng cao vị thế của người vợ lên một thứ bậc thiêng
liêng. Hơn thế nữa, cấu trúc năm một cùng từ “với” chất chứa bao nỗi hổ thẹn của người chồng phải sống
dựa vào vợ. Qua đó Tú Xương cũng khéo léo thể hiện sự biết ơn của mình, đồng thời còn là sự hổ thẹn khi
phải đặt mình trong đồng với những đứa con thơ. Thật xót xa, ngậm ngùi biết bao. (THIÊN SƠN)
Thấu hiểu được những nỗi lo toan, vất vả của người vợ, Tú Xuong liên tưởng đến hình ảnh con cò
trong ca dao:
“Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”
để cực tả nỗi khổ tâm của bà Tú trong hai câu thực:
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Ôi cái không gian đầy cơ cực, thân cò phải cuối xuống để lặn lội kiếm cái ăn. Hình ảnh ẩn dụ “thân cò” cái
mô-típ quen thuộc thường gợi lên nỗi đau than phận ấy từ lâu đời đã đi vào hồn thơ của Tú Xương. Để rồi
khi viết về người vợ của mình, cánh cò ấy lại bất giác bay vào thi phẩm của ông. Đây là một từ láy tượng
hình, gợi ra dáng vẻ lam lũ, mệt nhọc, hiện ra những bước chân bì bõm, nặng nề hay chính là bà Tú đang
phải gồng mình nuôi sống cả gia đình mà không còn “khóc nỉ non”. (CẨM TÚ)
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Nếu câu thơ thứ ba gọi lên nỗi cực nhọc đơn chiếc thì câu thứ tư lại là sự vật lộn với cuộc sống bán mua
đông đúc. Một lần nữa Tú Xương lại dùng biện pháp đảo ngữ với từ láy tượng thanh “eo sèo” gọi sự tấp nập,
rộn rã để nhấn mạnh cảnh tượng thường tình nơi chợ búa gắn liền với người phụ nữ có “năm con với một
chồng”. Hình ảnh “buổi đò đông” cũng góp phần làm bật lên một bà Tú cần mẫn, tất bật. Buổi đò đông cùng
với “khi quãng vắng” đã tạo nên sự nguy hiểm, gian lao gấp nhiều lần. Ông cha ta có câu “ sông sâu chớ lội,
đò đầy chớ qua” nhưng vì cuộc sống, vì com áo gạo tiền cho chồng con mà bà Tú đã phải dẫn thân vào chốn
hiểm nguy đó. Hai câu thục dù đối nhau về từ ngữ “buổi đò đông”- “khi quãng vắng" nhưng lại tiếp nhau về
ý làm nổi lên sự lam lũ gian truân của người phụ nữ nhỏ bé này. (KIỀU VY)
Một duyên hai nợ âu đành phận
Con người ta gặp nhau nhờ duyên, yêu nhau bởi nợ và cưới nhau là phận. Qủa thật duyên phận đã đưa Tú
Xương bà Nguyễn Thị Mẫn gặp gỡ yêu đương để rồi cùng nhau về chung một nhà. Thế nhưng còn hơn thế
nữa, ở đây ông Tú còn nợ bà Mẫn một cái nợ tình nghĩa mà có lẽ cả đời này cũng chả bao giờ trả hết nổi cho
nàng, nàng ơi. Chàng ta đã không thể đem lại sự hạnh phúc cho nàng như lời hứa ban đầu, chàng chẳng phải
đã tự dằn vặt bản thân suốt kiếp người còn lại đấy sao.
Năm nắng mười mưa dám quản công
Cái số đêm chỉ sự tăng tiến môt-hai, năm-mười ấy lại càng làm cho vẻ đẹp tâm hồn nàng nổi bật hơn thảy
giữa cái xã hội phong kiến đầy rẫy bất công khổ cực đã đầy đọa nàng đến “thân tàn ma dại” này, ôi sao nàng
lúc nào cũng phải đội nắng đội mưa chắt chiu từng đồng lẻ, cớ mà nàng lại chẳng “dám quản công”, một lời
than ôi số tôi, một tiếng thở dài ngao ngán hay nửa chữ trách móc cũng chẳng nói ra, mà chỉ cho đó là cái
duyên phận của đời rồi, thì phải theo thôi. Nào phải tốn đến bao nhiêu giấy mực để miêu tả cho hậu thế biết
đến vẻ đẹp này của bà đây. (GIA HÂN)
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.
Mạch cảm xúc của thi phẩm dường như có sự chuyển biến đột ngột. Tú Xương không còn ẩn mình sau
những dòng thơ để tán dương vợ mà đã xuất hiện để nói thay, để trách ông chồng, để trách phận mình của bà
Tú. Ông chửi cái thói đời sao mà lắm bất công, bạc bẽo, và tệ bạc với người thông minh hiếu học như mình,
cớ sao ông thi tận 8 lần mà chỉ đổ đúng 1 lầ tú tài, đã vậy nó cũng chỉ là một chức quan thấp cổ bé họng cơ
chứ. Khiến bản thân ông trở nên vô dụng chả thể phụ giúp thứ gì cho vợ con. Ông chửi cái tập quán, nếp
nghĩ “nho”: “ trọng nam khinh nữ”; “ tam tòng tứ đức”, “chồng chúa vợ tôi”. Đã tạo ra gánh nặng vô cùng
lớn mà một người phụ nữ phong kiến phải gánh chịu, và ông Tú Xương đã dám đứng lên mắng chửi cái tập
quán ích kỉ này. Tú Xương coi mình là một người “hờ hũng" trong trách nhiệm của một kẻ làm cha, làm
chồng. Đó cũng là lời trách bản thân, tự dằn vặt, gặm nhắm tâm can, cất lên tiếng than trách từ sự bế tắt
trong cuộc đời chàng thi sĩ. Thế nhưng nếu nhìn nhận lại sự việc thì Tú Xuong quả là đáng thương hơn đáng
trách. Bởi, suy cho cùng chính xã hội kia đã đẩy ông vào đường cùng. (MINH TRỰC)
KẾT :
Và các bạn thấy đấy trong sáng tác của ông, có hẳn một đề tài về bà Tú bao gồm cả thơ, văn tế, câu đối. Bà
Tú từng chịu nhiều vất vả gian truân trong cuộc đời, nhưng bà lại có niềm hạnh phúc là ngay lúc còn sống đã
được đi vào thơ ông Tú với tất cả niềm thương yêu, trân trọng của chồng. Và người ấy tuy “ăn luong vợ”
nhưng rất chu đáo luôn dõi theo bà, đặc biệt luôn tỏ lòng biết ơn của mình đối với người phụ nữ ông yêu
thuong. Thi phẩm kết thúc thật bất ngờ vừa thấm đượm được cái bi, cái bất hạnh trong nỗi niềm riêng của
tác giả, vừa dí dỏm hài hước. (ĐỨC THIỆN)

You might also like