Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

CHÚ THÍCH (TÀI LIỆU THAM KHẢO)

[1] Accident Claims Advice, “How To Prevent Electrical Accidents In The


Workplace", URL: https://www.accidentclaimsadvice.org.uk/how-to-prevent-
electrical-accidents-in-the-workplace/, Retrieved in 4/12/2022
[2] Abdolrasoul et., “Descriptive Study of Occupational Accidents and their
Causes among Electricity Distribution Company Workers at an Eight-year Period
in Iran”, Safety and Health at Work (2013), 160-165
[3] Thư Viện Pháp Luật, “Nghị định 39/2016/NĐ-CP”, URL:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/lao-dong-tien-luong/Nghi-dinh-39-2016-ND-
CP-huong-dan-Luat-an-toan-ve-sinh-lao-dong-299834.aspx, Retrieved in
4/12/2022
I. KHÁI NIỆM
1. Tai nạn lao động về an toàn điện
a) Thế nào là tai nạn lao động?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
- Tai nạn lao động làm chết người lao động là tai nạn lao động mà người lao động
bị chết thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Chết tại nơi xảy ra tai nạn;
+ Chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu;
+ Chết trong thời gian Điều trị hoặc chết do tái phát của vết thương do tai
nạn lao động gây ra theo kết luận tại biên bản giám định pháp y;
+ Người lao động được tuyên bố chết theo kết luận của Tòa án đối với
trường hợp mất tích.
- Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng là tai nạn lao động làm
người lao động bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Phụ lục
II ban hành kèm theo Nghị định này.
- Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ là tai nạn lao động không
thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
b) Tai nạn lao động trong an toàn điện
Điện năng là một thành phần không thể thiếu trong cuộc sống, tuy nhiên nó cũng
tồn tại không ít nguy hiểm với người lao động trong lĩnh vực này. Các sự cố về
điện vẫn xảy ra, không ít tai nạn lao động liên quan đến giật điện, tùy theo từng
mức điện áp và cách tiếp xúc tạo nguy cơ điện giật nhẹ hoặc nặng, tùy theo mức độ
điện phóng, điện từ trường, mà có thể làm tê liệt hệ hô hấp, tim mạch, thần kinh
hoặc gây cháy, bỏng người lao động. Mức độ ảnh hưởng lớn hơn có nguy cơ cháy
do chập điện, phóng điện.
2. An toàn lao động trong an toàn điện
An toàn lao động trong an toàn điện là những quy tắc, quy định và kỹ năng cần
thiết được đặt ra và yêu cầu nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho hệ thống điện và
con người trong các khu vực lao động. Những quy tắc này giúp cho môi trường
làm việc của người lao động được đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng đến sức
khỏe, tính mạng của người lao động trong ngành.
II. NGUYÊN NHÂN GÂY TAI NẠN LAO ĐỘNG TRONG AN TOÀN ĐIỆN
Nơi làm việc có xu hướng có nhiều thiết bị điện hơn so với khu dân cư. Điều này
không phụ thuộc vào quy mô hay loại hình nơi làm việc. Từ hệ thống chiếu sáng
cơ bản đến các máy chủ internet cực kỳ phức tạp trong văn phòng và máy móc lớn
trong các nhà máy sản xuất. Điện là thứ không thể thiếu để vận hành nơi làm việc.
Mặc dù tất cả các thiết bị điện đều được thiết kế với một số tính năng bảo vệ cho
người sử dụng sẵn có, nhưng việc sử dụng liều lĩnh và bỏ qua các biện pháp phòng
ngừa an toàn cơ bản sẽ dẫn đến tai nạn điện nghiêm trọng. Khi sử dụng sai cách,
bất kỳ bộ phận nào của hệ thống điện đều có thể trở thành mối nguy hiểm, khiến
người lao động bị thương nặng do điện giật tại nơi làm việc hoặc thậm chí tử vong.
Chúng cũng có nguy cơ gây ra hỏa hoạn cho chính nơi làm việc, dẫn đến thiệt hại
không thể khắc phục.
1. Nguyên nhân từ phía con người
Một số nguyên nhân phổ biến mà xuất phát từ phía con người là do sự chủ quan
của cá nhân người lao động. Nguyên nhân từ phía con người có thể chia thành hai
nhóm chính: Nguyên nhân từ kiến thức nền và nguyên nhân từ sự chủ quan
a) Nguyên nhân từ kiến thức nền
Hầu hết tất cả người lao động khi được làm việc tại một môi trường nào đó sẽ được
trải qua một khóa huấn luyện về an toàn điện, tại khóa này sẽ giúp người lao động
hiểu được những rủi ro có thể gặp trong quá trình làm việc, cách vận hành các thiết
bị đúng cách và cách xử trí khi gặp các sự cố.
Tuy nhiên, tại Việt Nam và một số nước trên thế giới hiện còn chưa quan tâm đến
việc này vì để tiết kiệm thời gian và chi phí. Không trang bị kiến thức nền cho các
lao động cho những người công nhân đến làm việc nên thường hay xảy ra sự cố
trong quá trình làm việc. Khi có sự cố xảy ra thì chưa có nhiều người có kỹ năng
xử lý nhanh nên dẫn đến những hậu quả không thể khắc phục mà đáng lẽ nếu được
trang bị tốt thì nó sẽ không xảy ra.
Ngoài ra, người lao động có trình độ học vấn cao sẽ có tỷ lệ thấp hơn bị tai nạn lao
động so với người lao động có trình độ học vấn thấp, dữ liệu được lấy từ nguồn [2]
và được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 1: Mối quan hệ giữa trình độ học vấn và tỷ lệ bị tai nạn lao động

b) Nguyên nhân từ sự chủ quan


Phần lớn các vụ tai nạn xảy ra là do chủ quan của công nhân không thực hiện đúng
quy trình kỹ thuật về an toàn lao động trong quá trình thao tác. Bởi, những người
công nhân khi được giao công việc thường muốn làm công việc cho nhanh, xong
sớm hay cảm giác “vướng với những dụng cụ an toàn, biểu mẫu quy trình…” khi
làm việc. Từ đó, thường làm việc không tuân thủ theo các biện pháp an toàn
nghiêm ngặt của ngành, hoặc có thì cũng làm cho có hay lấy lệ để đối phó với cấp
trên hay đoàn kiểm tra. Có trường hợp công nhân leo trụ không đeo dây an toàn,
không sử dụng găng tay cách điện, không thử hết điện khi tiến hành làm việc, vi
phạm khoản cách an toàn làm phóng điện…, tất cả chỉ vì các yếu tổ chủ quan mà
gây ra những cái chết thương tâm trong quá trình lao động.
Tóm lại, nguyên nhân từ sự chủ quan của con người có thể liệt kê một số các
nguyên nhân sau:
- Sử dụng đồ điện sai mục đích
- Không đảm bảo các thiết bị bảo hộ, an toàn trước cho bản thân
- Không kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ các thiết bị tại nơi làm việc
- Vẫn tiếp tục sử dụng các dây nối hoặc dây cáp đã bị bong lớp cách điện
2. Nguyên nhân từ môi trường làm việc
a) Thiếu trang bị bảo hộ lao động:
Hiện nay, tuy vấn đề bảo hộ lao động cá nhân đã được kiểm soát khắc khe hơn
nhưng vẫn có rất nhiều trường hợp thiếu bảo hộ an toàn lao động.
– Do doanh nghiệp không quan tâm đến vấn đề bảo hộ lao động cho người làm
hoặc có trang bị nhưng không đầy đủ và trang thiết bị thiếu an toàn.
Thiếu trang bị bảo hộ cá nhân là một trong những nguyên nhân gây tai nạn lao
động phổ biến nhất.
b) Do trang thiết bị, máy móc không tốt
– Trang thiết bị, dây chuyền sản xuất thiếu an toàn, quá cũ hoặc đã hỏng hóc, hoạt
động không bảo đảm, mất tác dụng bảo vệ an toàn lao động do làm việc quá tính
năng cho phép.
– Thiếu thiết bị cảnh báo về âm thanh, thiết bị chiếu sáng bị hỏng, hoạt động không
ổn định như áp kế, vôn kế, đèn, điện,…
– Những trang, thiết bị máy móc quá cũ hoặc hư hỏng vẫn sử dụng không được
thay thế hoặc những trang bị bị rạn nứt, cong, vênh, đứt gãy.
– Hộp số bị trục trặc sẽ làm cho tốc độ vận hành của thiết bị máy móc không được
kiểm soát làm cho người lao động bị ảnh hưởng đến an toàn.

You might also like