bài thực hành hóa đại cương vô cơ lần 4

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ BÀI PHÚC TRÌNH THỰC HÀNH

KHOA Y HÓA ĐẠI CƯƠNG VÔ CƠ


BỘ MÔN HÓA CƠ BẢN

Tên bài thực hành: ĐỊNH TÍNH CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM IIIA, IVA, VA
Họ và tên sinh viên: Phạm Đỗ Hải Đăng, Đào Hồng Anh
Nhóm thực hành: 01 Tiểu nhóm: 08 Buổi thực hành: 03
Lớp: DH19YKH03 Khóa: 7 Ngày thực hành: 7/11

Điểm Nhận xét của CBHD

Nêu mục đích, nguyên tắc, cách tiến hành, hiện tượng, giải thích hiện tượng, viết
phương trình phản ứng của từng thí nghiệm cụ thể?
1. Điều chế và thử tính chất acid boric
1.1. Điều chế acid boric.
- Dùng 1 ống nghiệm cho sẵn 5 giọt nước cất, cho tiếp khoảng hạt đậu tinh thể
Na2B4O7, đun nóng cho tan và thử pH của dung dịch.
→ pH=9.
Na2B4O7 + 7H2O → 2NaOH + 4H3BO3
Giải thích: do acid boric là acid yếu của Bo và NaOH là base mạnh nên pH lớn hơn
7 và cụ thể trong trường hợp này là 9
- Cho tiếp 15 giọt HCl đậm đặc, làm lạnh ống nghiệm trong becher chứa nước lạnh.
→ xuất hiện kết tinh trắng.
1.2. Thử tính chất của acid boric.
Lấy ống nghiệm chứa acid boric (ống nghiệm 1) vừa điều chế ở thí nghiệm trên chia
đều vào ống nghiệm 2.
- Ống 1: Nhúng giấy quỳ vào dung dịch và theo dõi sự thay đổi màu của giấy.
→ quỳ tím chuyển sang đỏ.
- Ống 2: Cho một ít bột Mg kim loại vào.
→ Mg tan dần, có khí thoát ra.

1
Mg + 2H3BO3 → Mg(BO3)2 + 3H2↑
2. Khả năng hấp thụ của than hoạt tính và than gỗ
- Ống 1: Cho vào 4 ml dung dịch màu đỏ loãng + cho vào khoảng 1/3 muỗng than
hoạt tính.
- Ống 2: Cho vào 4 ml dung dịch màu đỏ loãng + cho vào khoảng 1/3 than gỗ đã
nghiền mịn.
Lắc đều 2 ống nghiệm khoảng 2-3 phút. Lọc bỏ phần rắn xếp giấy lọc trên phễu thủy
tinh.
Kết quả:
- Ống 1: dung dịch gần như mất màu.
- Ống 2: dung dịch nhạt màu hơn so với ban đầu.
Giải thích: Dù hình dáng bề ngoài của than hoạt tính và than gỗ giống nhau. Nhưng
do cấu trúc dạng tổ ong, thường có các lỗ hổng và mao mạch lớn nên than hoạt tính
có đặc tính hấp thụ, thâm hút,…(dẫn đến dung dịch ở ống 1 mất màu nhiều hơn so
với ống 2)
3. Điều chế và thử tính tan của PbCl2; PbI2
- Ống 1: Cho 5 giọt Pb(NO3)2 0,1M + 10 giọt HCl 2M
Pb(NO3)2 + 2HCl → 2HNO3 + PbCl2↓
(kết tủa trắng)
- Ống 2: Cho 5 giọt Pb(NO3)2 0,1M + từng giọt KI 0,1M
Pb(NO3)2 + 2KI → 2KNO3 + PbI2↓
(kết tủa vàng)
Sau khi thêm 2 ml H2O, đun nóng, để nguội từ từ => ống 2 xuất hiện tinh thể lấp
lánh màu vàng, ống 1 không hiện tượng (khi đun nóng, cả 2 ống kết tủa đều tan →
dung dịch không màu)
4. Tính chất của HNO3 (làm trong tủ hút)
- Ống 4: Cho 10 giọt HNO3 2M + một vài viên Kẽm (Zn).
- Ống 5: Cho 10 giọt HNO3 2M + một mảnh Đồng (Cu).
Nhiệt độ phòng: Cả 2 ống đều không có hiện tượng.
Đun nóng:
- Ống 4: Có bọt khí thoát ra, dung dịch trong suốt.
Zn + 2HNO3 → Zn(NO3)2 + 2H2↑

2
- Ống 5: Có bọt khí thoát ra, xuất hiện dung dịch màu xanh.
3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O
(màu xanh)
5. Tính chất của ion NO2- trong môi trường H+ (HNO2)
- Ống 1: Khi cho dung dịch NaNO2 0,1M + 3-4 giọt H2SO4 2M + 3 giọt dung dịch
KI 0,1M, đun nhẹ => xuất hiện khí hóa nâu ngoài không khí. Khi đun, màu
nhạt đần, trên thành có màu tím.
2H2SO4 + 2KI + 2NaNO2 → 2H2O + I2 + Na2SO4 + NO↑ + K2SO4
(màu tím) (không màu hóa nâu)
- Ống 2: Khi cho dung dịch NaNO2 0,1M + 3-4 giọt H2SO4 2M + dung dịch
KMnO4 0,05M => thuốc tím bị mất màu.
3H2SO4 + 2KMnO4 + 5NaNO2 → 3H2O + 2MnSO4 + 5NaNO3 + K2SO4
(màu tím)
6. Tính khử của Sn2+
Cho ống nghiệm lớn 5 giọt Bi(NO3)3 0,5M. Thêm vào 5 giọt NaOH đặc, them tiếp 3
giọt SnCl2 0,5M
3SnCl2 + 2Bi(NO3)3 + 18NaOH → 2Bi + 3Na2SnO3 + 6NaNO3 + 6NaCl + 9H2O
Hiện tượng: xuất hiện kết tủa trắng, sau cùng dung dịch có màu xám đen
7. Sự thủy phân của muối Sb3+ và Bi3+
- Ống 1: Cho vào khoảng dầu tăm tinh thể SbCl3
- Ống 2: Cho vào khoảng đầu tăm tinh thể Bi(NO3)3
Thêm vào cả 2 ống 10 giọt nước cất
Hiện tượng:
Ống 1: xuất hiện kết tủa trắng đục
Ống 2: không hiện tượng
8. Định tính cation Al3+ (AlCl3)
- Ống 1: Lấy 5 giọt dung dịch Al3+, thêm từ từ từng giọt dung dịch NaOH 2M
AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaCl
(kết tủa trắng)
Al(OH)3 + NaOHdư → NaAlO2 + 2H2O
(kết tủa tan)

3
- Ống 2: Lấy 5 giọt dung dịch Al3+, thêm từ từ từng giọt dung dịch Na2CO3 0,1M
2AlCl3 + 3H2O + 3Na2CO3 → 2Al(OH)3 + 6NaCl + 3CO2
(kết tủa trắng) (khí không màu)
- Ống 3: Lấy 5 giọt dung dịch Al3+, thêm từ từ từng giọt dung dịch Na2HPO4 0,1M
AlCl3 + Na2HPO4 → AlPO4 + 2NaCl + HCl
(kết tủa trắng)
9. Định tính cation NH4+
Cho ống nghiệm 10 giọt dung dịch NH4Cl 2M + 10 giọt dung dịch NaOH 2M, đun
nhẹ ống nghiệm. Tẩm ướt giấy quỳ đỏ và đưa vào khí thoát ra.
Hiện tượng: giấy quỳ chuyển sang màu xanh
NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3↑ + H2 O
(khí có tính base)
10. Định tính anion CO32-, NO3-, PO43-
- Ống 1: Lấy 10 giọt dung dịch Na2CO3 + 10 giọt dung dịch Ba(NO3)2 2M
Ba(NO3)2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaNO3
(kết tủa trắng)
- Ống 2: Lấy 10 giọt dung dịch Na2CO3 + 10 giọt dung dịch HCl 2M
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2 O
(bọt khí)
- Ống 4: Lấy 10 giọt dung dịch Na3PO4 + 20 giọt dung dịch AgNO3 2M
Na3PO4 + 3AgNO3 → Ag3PO4↓ + 3NaNO3
(kết tủa vàng)

You might also like