Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Câu 2 chương 2 BHXH ở Việt Nam hiện nay – xác định mô hình tổ

chức hệ thống và vẽ sơ đồ

 Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; của Bộ
Y tế về bảo hiểm y tế; của Bộ Tài chính về chế độ tài chính đối với các
quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
 Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc,
tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương gồm có:
 Ở Trung ương là Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
 Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương (Bảo hiểm xã hội tỉnh) trực thuộc Bảo hiểm
xã hội Việt Nam.
 Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương là
 Bảo hiểm xã hội huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố
trực thuộc
 Trung ương (Bảo hiểm xã hội huyện) trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh.
 Bảo hiểm xã hội Việt Nam có Tổng Giám đốc và không quá 05 Phó
Tổng Giám đốc.
Tổng Giám đốc quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, biên chế,
bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc, Phó Giám đốc và quy định
kinh phí hoạt động của
Bảo hiểm xã hội tỉnh. Số lượng Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh bình
quân không quá 03 người.
Câu 3 chương 2
Các nguyên tắc hoạt động của hệ thống tổ chức BHXH – phân tích, giải
thích tại sao phải đảm bảo nguyên tắc
Các nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm xã hội Việt Nam
1. Tập trung thống nhất theo hệ thống ngành dọc
Hoạt động theo quy định thống nhất theo ngành dọc từ tw đến địa
phương:
+ Chỉ đạo tập trung thống nhất các nghiệp vụ quản lý được thông suốt,
kịp thời
+ Thông tin phản hồi từ địa phương sẽ nhanh chóng chuyển tới Trung
ương
Xuất phát từ yêu cầu thực hiện CS BHXH thống nhất trên toàn quốc
2. Phân cấp và phân công chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn -> Sự
phối hợp, hỗ trợ
Phân cấp, phân công cụ thể -> Khi xảy ra lỗi dễ truy cứu trách nhiệm, khi
xét tiền lương cho cán bộ nhân viên trong hệ thống cũng dễ dàng đánh
giá kết quả công việc.
- Theo chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ cụ thể cho toàn bộ hệ thống
- Phát huy tính độc lập, chủ động, sáng tạp
- Đảm bảo thực hiện sự phân công và phối hợp công tác giữa các cấp các
bộ phận trong hệ thống
- Hạn chế sự chồng chéo, làm thay của cấp trên, chống sự ỷ lại, lệ thuộc
vào cấp dưới trong quá trình vận hành.
3. Gọn nhẹ, hiệu quả, không ngừng hoàn thiện
- Xuất phát từ đòi hỏi khách quan
 Chi phí quản lý hành chính bộ máy từ quỹ BHXH
 Đớn giản, thuận tiện về thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng
phục vụ
 Đáp ứng sự thay đôi của chính sách BHXH
- Hoàn thiện đồng bộ giữa tổ chức- con người và công nghệ
 Thường xuyên rà soát đội ngũ cán bộ -> kiện toàn bộ máy QL
 Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ
 Đổi mới đội ngũ cán bộ
 Nghiên cứu kỹ, mang tính chất chiến lược trước khi đưa ra quyết
định thay đổi bộ máy tổ chức
- Mức độ gọn nhẹ phụ thuộc vào nhiều yếu tố
 Phân cấp của cơ quan BHXH( cấp tw, cấp địa phương)
 Quy mô của cơ quan BHXH: số lượng ĐTTG BHXH, ĐTH do cơ
quan quản lý; số thu và số chi
 Đặc điểm của địa bàn thuộc phạm vi trách nhiệm của cơ quan
BHXH: địa hình, trình độ phát triển KT – XH, khoảng cách địa lý
với các khu vực trung tâm, trình độ dân trí; tình hình an ninh, trật
tự của địa bàn…
 Mức độ tin học hóa trong QL.
Câu 4 chương 2: Cơ cấu tổ chức của BHXH VN các cấp
Quyết định 2355/QĐ-BHXH năm 2022 về quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội tại địa phương
BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là BHXH
tỉnh) là cơ quan trực thuộc BHXH Việt Nam đặt tại tỉnh, có chức năng giúp
Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách
BHXH, BHYT; tổ chức thu, chi chế độ BHTN; quản lý và sử dụng quỹ BHXH,
BHYT, BHTN; thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, BHTN và kiểm
tra việc thực hiện các chế độ BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh theo quy
định của pháp luật và quy định BHXH Việt Nam.
BHXH tỉnh chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc BHXH Việt
Nam và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh của UBND cấp
tỉnh. Bảo hiểm xã hội tỉnh có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản và trụ sở
riêng.
Câu 5 chương 2 : Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống BHXH ở
Việt Nam
Chia các giai đoạn và minh họa, có cơ sở pháp lý; Sự cần thiết khách quan
của việc thay đổi mô hình tổ chức hệ thống BHXH ở Việt Nam năm 1995
1. Giai đoạn trước năm 1945:
- Trước năm 1945 ở Việt Nam chưa có pháp luật bảo hiểm xã hội. Bởi vì đất
nước bị thực dân Pháp đô hộ. Đời sống của nhân dân vô cùng cực khổ, nghèo
đói.
- Tuy nhiên nhân dân Việt Nam có truyền thống cưu mang, giúp đỡ lẫn nhau
những khi gặp rủi ro hoạn nạn. Đặc biệt là sự che chở của họ hàng làng xã thân
tộc. Cũng có một số nhà thờ tổ chức nuôi trẻ mồ côi, thực hiện tế bần (BHXH
sơ khai).
2. Giai đoạn từ năm 1945 đến 1954:
- Tháng 8 năm 1945 Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Tháng 12
năm 1946 Quốc hội đã thông qua Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước dân chủ
nhân dân. Trong Hiến pháp có xác định quyền được trợ cấp của người tàn tật và
người già.
- Ngày 12 tháng 3 năm 1947 Chủ tịch nước Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 29/SL
quy định chế độ trợ cấp cho công nhân.
- Ngày 20 tháng 5 năm 1950 Hồ Chủ Tịch ký 2 sắc lệnh là 76, 77 quy định thực
hiện các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí cho cán bộ, công
nhân viên chức.
Đặc điểm của chính sách pháp luật bảo hiểm xã hội ở thời kỳ này là do trong
hoàn cảnh kháng chiến gian khổ nên việc thực hiện bảo hiểm xã hội rất hạn chế.
Tuy nhiên, đây là thời kỳ đánh dấu sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước
về chính sách bảo hiểm xã hội. Đồng thời những quy định về bảo hiểm xã hội
của Nhà nước ở thời kỳ này là cơ sở cho sự phát triển bảo hiểm xã hội sau này.
3. Giai đoạn từ năm 1954 đến 1975:
Miền Bắc được giải phóng, xây dựng chủ nghĩa xã hội nên pháp luật về BHXH
được phát triển mở rộng nhanh. Điều lệ BHXH ban hành ngày 27/12/1961 có
thể coi là văn bản gốc về BHXH quy định đối tượng là CNVC Nhà nước, hệ
thống 6 chế độ BHXH, quỹ BHXH nằm trong ngân sách nhà nước do các cơ
quan đơn vị đóng góp. Năm 1964, Điều lệ đãi ngộ quân nhân. Riêng miền Nam,
BHXH cũng thực hiện đối với công chức, quân đội làm việc cho chính thể
Ngụy.
4. Giai đoạn từ năm 1975 đến 1995:
BHXH được thực hiện thống nhất trong cả nước. Có nhiều lần được sửa đổi, bổ
sung cho phù hợp với nền kinh tế xã hội. Tuy nhiên sau khi Nhà nước chuyển
đổi nền kinh tế từ tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo
định hướng XHCN thì chính sách BHXH bộc lộ những nội dung cần sửa đổi bổ
sung.
5. Giai đoạn từ 1995 đến nay:
BHXH mở rộng đối tượng, thành lập quỹ BHXH độc lập với ngân sách Nhà
nước do sự đóng góp của người lao động, chủ sử dụng lao động và sự hỗ trợ của
Nhà nước, thành lập cơ quan chuyên trách để quản lý quỹ và giải quyết các chế
độ trợ cấp.
Ngày 16/02/1995, Chính phủ có Nghị định số 19/CP thành lập Bảo hiểm xã hội
Việt Nam trên cơ sở thống nhất chức năng, nhiệm vụ các bộ của Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Ngày 24/01/2002, Chính phủ có Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg chuyển Bảo
hiểm y tế thuộc Bộ Y tế sang Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

You might also like