Buoi 1 Luatnganhang

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Ngày 05 tháng 9 năm 2022

TRƯỜNG ĐẠI
HỌC LUẬT TP.
HỒ CHÍ MINH

BUỔI THẢO LUẬN THỨ NHẤT

BỘ MÔN: Luật Ngân hàng


GIẢNG VIÊN: ThS. Nguyễn Thị Thương
LỚP: TM45.3
Nhóm :

STT Họ và tên MSSV

1 Nguyễn Hoài Trúc Ny 2053801011190

2 Nguyễn Phượng Hoàng Oanh 2053801011191

3 Hoàng Gia Phát 2053801011193

4 Lê Khắc Phục 2053801011196

5 Hoàng Thị Phương 2053801011201

6 Phan Tú Quyên 2053801011213

7 Dương Xuân Thiên 2053801011246

Câu hỏi lý thuyết:


1
1. NHNN có được dùng vốn để góp vào các tổ chức tín dụng hay không (thành lập mới, mua lại
cổ phần, phần vốn góp của các tổ chức tín dụng hiện hữu)?
Ngân hàng Nhà nước chỉ được quyền góp vồn mua cổ phần của tổ chức tín dụng được
kiểm soát đặc biệt (trừ tổ chức tín dụng do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ).
Kiểm soát đặc biệt là việc tổ chức tín dụng được đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân
hàng Nhà nước do có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc mất khả năng thanh toán do quản lí,
điều hành yếu kém.
Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định tại Khoản 12 Điều 4 với rất nhiều biện
pháp xử lí dành cho Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng vi phạm nghiêm trọng quy
định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; có nguy cơ ảnh hưởng đến sự an toàn của hệ
thống tài chính, trong đó có biện pháp “mua cổ phần của tổ chức tín dụng”.
Cũng theo quy định tại Điều 149 của luật này thì Ngân hàng Nhà nước có quyền góp vốn
mua cổ phần đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt nếu như tổ chức tín dụng đó
không thực hiện được các yêu cầu sau: “Ngân hàng Nhà nước có quyền yêu cầu chủ sở hữu
tăng vốn, xây dựng, thực hiện kế hoạch tái cơ cấu hoặc bắt buộc sáp nhập, hợp nhất, mua lại
đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, nếu chủ sở hữu không có khả năng hoặc
không thực hiện việc tăng vốn.” Khoản 2 Điều 149.
Hoặc khi Ngân hàng Nhà nước xác định số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng đã vượt quá giá trị
thực của vốn điều lệ và các quỹ của tổ chức tín dụng được kiển soát đặc biệt được ghi trong
báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất và việc chấm dứt hoạt động của tổ chức tín
dụng sẽ  có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống tổ chức tín dụng theo Khoản 3 Điều 149.
Ngày 01 tháng 08 năm 2013 Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số
48/2013/QĐ-TTg về việc góp vốn mua cổ phần bắt buộc của tổ chức tín dụng được kiểm soát
đặc biệt. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ trực tiếp hoặc chỉ định tổ chức tín dụng khác góp
vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo các quy định giống với
quyđịnhtrong Luật các tổ chức tín dụng.
Căn cứ theo các quy định nêu trên thì chúng ta có thể thấy, Ngân hàng Nhà nước có quyền
góp vốn mua cổ phần của tổ chức tín dụng và việc góp vốn mua cổ phần của tổ chức tín dụng
chỉ khi nào tổ chức tín dụng đó lâm vào tình trạng pháp lý mà phải đặt dưới sự kiểm soát đặt
biệt của Ngân hàng Nhà nước, còn trong trương hợp khác thì Ngân hàng Nhà nước không có
quyền góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng. Vì việc góp vốn mua cổ phần của Ngân
hàng Nhà nước chỉ nhằm mục đích là đảm bảo an toàn cho hệ thống tổ chức tín dụng mà về
lâu dài là nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống tài chính của đất nước.
 

2
2. NHNNVN có phải là doanh nghiệp nhà nước không?
NHNNVN là doanh nghiệp nhà nước. Vì theo khoản 11 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020
thì: “Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn
điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này.” Và
theo khoản 2 Điều 2 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam thì NHNNVN có vốn pháp định
thuộc sở hữu của NN. Mà theo điều kiện kinh doanh ngân hàng thì vốn điều lệ phải bằng vốn
pháp định.
3. NHNNVN có thực hiện hoạt động ngân hàng theo Luật NHNNVN và Luật Các tổ chức tín
dụng không?
NHNNVN có thực hiện hoạt động ngân hàng theo Luật NHNNVN và Luật Các tổ thức tín
dụng. Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật NHNNVN 2010 thì NHNNVN có thực hiện
hoạt động ngân hàng và ngoại hối. Theo đó, tại khoản 1 Điều 6 Luật này quy định hoạt động
ngân hàng là các nghiệp vụ mà NHNNVN kinh doanh, cung ứng; trùng khớp với khoản 12
Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi 2017 về hoạt động ngân hàng.
4. Tại sao ngoài việc quản lý tổ chức và hoạt động của các TCTD, NHNNVN còn quản
lý việc vay và trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp khác?
[PHƯƠNG] Bổ sung sau
5. Chứng minh tái cấp vốn/ lãi suất/ tỷ giá hối đoái/ dự trữ bắt buộc/ nghiệp vụ thị trường
mở là công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
Công cụ thực hiện chính sách tiền tệ là quá trình quản lý cung tiền của cơ quan quản lý
tiền tệ thường là hướng tới một lãi suất để đạt được mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế.
Theo Điều 11 đến Điều 15 Luật NHNN năm 2010, Thống đốc NHNN quyết định việc sử
dụng công cụ thực hiện CSTT quốc gia, bao gồm tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ
bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác theo quy định của Chính
phủ.
- Tái cấp vốn: Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của NHNN nhằm cung ứng vốn ngắn
hạn và phương tiện thanh toán cho TCTD. NHNN quy định và thực hiện việc tái cấp vốn cho
TCTD theo các hình thức như cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá; chiết khấu
giấy tờ có giá; các hình thức tái cấp vốn khác.
- Lãi suất: NHNN công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để
điều hành CSTT, chống cho vay nặng lãi. Trong trường hợp thị trường tiền tệ có diễn biến
bất thường, NHNN quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các TCTD
với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng khác.

3
- Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung cầu
ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. NHNN công bố tỷ giá hối đoái, quyết
định chế độ tỷ giá, cơ chế điều hành tỷ giá.
- Dự trữ bắt buộc: Dự trữ bắt buộc là số tiền mà TCTD phải gửi tại NHNN để thực hiện
CSTT quốc gia. NHNN quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình TCTD và từng
loại tiền gửi tại TCTD nhằm thực hiện CSTT quốc gia. NHNN quy định việc trả lãi đối với
tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của từng loại hình TCTD đối với từng
loại tiền gửi.
- Nghiệp vụ thị trường mở: NHNN thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc mua,
bán giấy tờ có giá đối với TCTD; quy định loại giấy tờ có giá được phép giao dịch thông qua
nghiệp vụ thị trường mở.
Đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư tác động nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống
kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, mặc dù bị tác động nghiêm trọng từ đại dịch Covid-19 nhưng
tăng trưởng kinh tế năm 2021 vẫn đạt 2,58%, lạm phát được kiểm soát ở mức 1,84%, thấp
nhất kể từ năm 2016. Vậy NHNN đã thực hiện những biện pháp nào để tình hình kinh tế
trong nước được kiểm soát một cách hiệu quả nhất trong giai đoạn này, được làm rõ như sau:
Thứ nhất, đảm bảo thanh khoản thông suốt trên thị trường tiền tệ, tạo điều kiện để TCTD
tiếp tục giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ TCTD đẩy mạnh tín dụng đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu
cầu vốn của nền kinh tế.
NHNN mua lượng lớn ngoại tệ bổ sung Dự trữ ngoại hối Nhà nước, đưa tiền đồng ra thị
trường, qua đó thanh khoản hệ thống TCTD dồi dào, đồng thời, hàng ngày NHNN chào mua
giấy tờ có giá trên thị trường mở nhằm phát tín hiệu sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản, ổn định thị
trường tiền tệ. Nhờ đó, lãi suất liên ngân hàng giảm xuống và duy trì ở mức rất thấp trong
lịch sử, giảm chi phí vốn đầu vào cho TCTD, qua đó tạo điều kiện thuận lợi để TCTD giảm
lãi suất cho vay.
Thứ hai, duy trì lãi suất điều hành ở mức thấp, tạo điều kiện và định hướng để mặt bằng lãi
suất cho vay của TCTD giảm.
Ngay khi dịch bệnh bùng phát trong năm 2020, NHNN đã 3 lần giảm lãi suất điều hành với
mức giảm 1,5 - 2%/năm, là một trong những ngân hàng trung ương (NHTW) giảm lãi suất
điều hành mạnh nhất khu vực. Trong năm 2021, NHNN duy trì các mức lãi suất thấp này, kết
hợp điều hành thanh khoản dồi dào trên thị trường tiền tệ. Kết quả là, đến cuối tháng
11/2021, lãi suất huy động và cho vay VND bình quân của TCTD giảm tương ứng khoảng
0,51%/năm và 0,81%/năm so với cuối năm 2020 sau khi đã giảm khoảng 1%/năm trong năm
2020. Lãi suất cho vay bình quân đối với các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ
là 4,3%/năm (thấp hơn mức trần quy định là 4,5%/năm).

4
Thứ ba, đảm bảo cung ứng vốn tín dụng đầy đủ và kịp thời cho các nhu cầu sản xuất, kinh
doanh của nền kinh tế, linh hoạt điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với các TCTD,
hướng tăng trưởng tín dụng gắn với chất lượng.
NHNN điều hành tăng trưởng tín dụng trên cơ sở chỉ tiêu định hướng từ đầu năm, và linh
hoạt điều chỉnh để phù hợp với diễn biến phức tạp, khó lường của dịch Covid-19. Theo đó,
NHNN điều chỉnh tăng chỉ tiêu tín dụng cho TCTD có năng lực tài chính, quản trị điều hành,
có khả năng mở rộng tín dụng an toàn, lành mạnh, để kịp thời hỗ trợ nền kinh tế. Đồng thời,
NHNN chỉ đạo TCTD tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, tập trung tín dụng vào các lĩnh
vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro;
tăng cường quản lý rủi ro đối với tín dụng tiêu dùng; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh
nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, góp phần hạn chế tín dụng đen.
Trên cơ sở đó, tín dụng tăng ngay từ đầu năm và cao hơn năm 2020, kịp thời đáp ứng nhu
cầu của nền kinh tế. Đến ngày 30/12/2021, tín dụng tăng 13,47% so với cuối năm 2020, tăng
13,79% so với cùng kỳ năm 2020 (cùng kỳ năm 2020 tăng 11,85% so với cuối năm 2019 và
tăng 11,93% so với cùng kỳ năm 2019). Cơ cấu tín dụng chuyển dịch tích cực, tập trung cho
các lĩnh vực sản xuất kinh doanh; 4/5 lĩnh vực ưu tiên có mức tăng trưởng tín dụng cao hơn
mức tăng cùng kỳ năm 20201, hỗ trợ tích cực quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát
triển thủy sản, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), doanh nghiệp xuất
khẩu, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tăng trưởng tín dụng các lĩnh vực tiềm ẩn rủi
ro như bất động sản, chứng khoán trong tầm kiểm soát của NHNN.
Thứ tư, ổn định thị trường ngoại tệ.
NHNN điều hành tỷ giá linh hoạt, bám sát cung cầu thị trường, các cân đối vĩ mô, tiền tệ và
mục tiêu CSTT. Trong khi xu hướng rút vốn khỏi các nước mới nổi và đang phát triển khiến
đồng tiền của nhiều nước trong khu vực mất giá khá lớn so với USD (Baht Thái giảm 9,7%,
Ringgit Malaysia giảm 2,5%, Đô-la Singapore giảm 1%) thì tỷ giá USD/VND tiếp tục được
duy trì ổn định. Đến cuối tháng 12/2021, tỷ giá trung tâm USD/VND chỉ tăng 0,06% so với
cuối năm 2020. Thanh khoản ngoại tệ trên thị trường thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp
pháp của người dân, doanh nghiệp đều được đáp ứng đầy đủ, kịp thời.
Thứ năm, triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi
dịch Covid-19.
Bên cạnh việc điều hành CSTT chủ động, linh hoạt, NHNN chỉ đạo TCTD đồng hành cùng
doanh nghiệp, người dân, triển khai hàng loạt các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng
bởi dịch bệnh; liên tục rà soát, chỉnh sửa để các biện pháp, chính sách hỗ trợ ngày càng thiết
thực hơn, dễ tiếp cận và đi vào đời sống hơn, cụ thể:
(i) Kịp thời sửa đổi, bổ sung Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 cho phép
TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách
hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 (Thông tư số 03/2021/TT-NHNN ngày 02/4/2021 và

5
Thông tư số 14/2021/TT-NHNN ngày 07/9/2021) qua đó mở rộng quy mô, phạm vi đối
tượng áp dụng các biện pháp hỗ trợ, kéo dài thời gian hỗ trợ đến tháng 6/2022. Đến ngày
20/12/2021, hệ thống TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho 775.000
khách hàng, lũy kế giá trị nợ được cơ cấu từ ngày 23/01/2020 khoảng 607.000 tỷ đồng; miễn,
giảm, hạ lãi suất cho 2 triệu khách hàng với dư nợ 3,87 triệu tỷ đồng; cho vay mới lãi suất
thấp hơn so với trước đại dịch Covid-19 với doanh số lũy kế từ ngày 23/01/2020 đạt trên 7,4
triệu tỷ đồng cho hơn 1,3 triệu khách hàng.
(ii) Hỗ trợ người sử dụng lao động trả lương ngừng việc cho người lao động. NHNN cho vay
tái cấp vốn với lãi suất 0%/năm, không tài sản bảo đảm đối với NHCSXH để cho vay người
sử dụng lao động trả lương ngừng việc cho người lao động, khôi phục sản xuất, kinh doanh.
Nhờ đó, hàng nghìn lượt người lao động đã được hỗ trợ trả lương trong thời gian ngừng việc
từ các chương trình cho vay này, theo đó đợt hỗ trợ thứ nhất (kết thúc vào ngày 31/01/2021)
có 245 người sử dụng lao động vay để trả lương ngừng việc cho 11.276 người lao động; đợt
hỗ trợ thứ hai được tích cực triển khai kể từ tháng 7/2021, đến 27/12/2021 có 2.311 đơn vị sử
dụng lao động vay để trả lương cho 527.309 lượt người lao động.
(iii) Tháo gỡ khó khăn cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines - VNA)
theo chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ: NHNN đã ban hành các
quyết định tái cấp vốn tối đa 4.000 tỷ đồng cho 03 TCTD sau khi các TCTD này cho VNA
vay; đến ngày 27/12/2021, NHNN đã giải ngân tái cấp vốn 3.862,6 tỷ đồng đối với 03 TCTD
này.
(iv) Tiếp tục thực hiện các chương trình miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán cho người dân,
doanh nghiệp với tổng số phí dịch vụ thanh toán mà NHNN và Napas giảm để hỗ trợ nền
kinh tế trong năm 2021 khoảng 1.557 tỷ đồng. Nhờ đó, TCTD tiếp tục giảm, miễn phí dịch
vụ thanh toán cho khách hàng; tăng cường các ứng dụng chuyển đổi số, phát triển thanh toán
không dùng tiền mặt, theo đó, bên cạnh các phương thức thanh toán qua POS, ATM, chuyển
khoản, Internet, mã QR thì từ năm 2021, NHNN tiếp tục cho phép các ngân hàng mở tài
khoản trực tuyến thông qua công nghệ eKYC, triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông
thanh toán hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile-Money)...
Như vậy, điều hành CSTT ổn định và tránh những rủi ro cao nhấtt, NHNN đã có những
chính sách điều chỉnh hợp lý được thể hiện qua các công cụ cấp vốn; lãi suất; tỷ giá hối đoái;
dự trữ bắt buộc; nghiệp vụ thị trường mở.
Câu hỏi nhận định:
1. Chính sách tiền tệ quốc gia thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc Hội.
[PHƯƠNG] Nhận định đúng. Vì chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở
tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá
trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp
để thực hiện mục tiêu đề ra.  Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm được thể hiện

6
thông qua việc quyết định chỉ số giá tiêu dùng và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ
quốc gia. Vì vậy, Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền quyết định chính sách tiền tệ quốc gia.
[PHÁT] Nhận định sai. Vì theo khoản 1 Điều 3 Luật NHNNVN 2010 thì chính sách tiền tệ
quốc gia bao gồm các quyết định về mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu
lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra. Trong
khi đó tại khoản 2 Điều này chỉ quy định Quốc hội có thẩm quyền quyết định chỉ tiêu lạm
phát hằng năm được thể hiện thông qua việc quyết định chỉ số giá tiêu dùng và giám sát việc
thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Còn quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp thực
hiện mục tiêu đề ra là thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước theo quy định của khoản 4 Điều này.
CSPL: khoản 2 Điều 3 Luật ngân hàng nhà nước VN.
2. Tỷ giá hình thành trên cơ sở quyết định của ngân hàng nhà nước.
Nhận định sai. Vì căn cứ theo Điều 13 LNHNNVN thì tỷ giá hình thành trên cơ sở cung cầu
ngoại tệ trên thị trường và sự điều tiết của NN.
3. Ngân hàng nhà nước là người mua, người bán cuối cùng trên thị trường ngoại tệ liên ngân
hàng.
[NY] Nhận định đúng. Căn cứ theo Quy chế được ban hành kèm theo Quyết định số
203/QĐ-NH13, tại Điều 1, Thông qua Thị trường, Ngân hàng Nhà nước sử dụng Quỹ điều
hòa ngoại tệ với tư cách là người mua, người bán cuối cùng để can thiệp thị trường một cách
có hiệu quả, nhằm thực hiện chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá của Nhà nước. 
CSPL:
[THIÊN] Nhận định này là sai.
Vì thông qua Thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng thì Ngân hàng Nhà nước sử dụng Qũy điều
hòa ngoại tệ với tư cách là người mua, người bán cuối cùng để can thiệp thị trường một cách
có hiệu quả, nhằm thực hiện chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá của Nhà nước chứ không
phải là người mua, người bán cuối cùng trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
CSPL: Điều 1 QĐ số 203/QĐ-NH13.
Tình huống
Các hoạt động sau đây của Ngân hàng nhà nước là đúng hay sai? Tại sao?
1. Bắt buộc các TCTD và các công ty lớn trên cả nước mua tín phiếu của NHNN nhằm giảm
bớt lượng tiền trong lưu thông thông qua nghiệp vụ thị trường mở.
[THIÊN] Hoạt động này của NHNN là không đúng với quy định của pháp luật.
Theo khoản 2 Điều 2 TT 42/2015/TT-NHNN: Chủ thể của nghiệp vụ thị trường mở phải là
TCTD, chi nhánh NH nước ngoài (trừ tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân) được

7
công nhận là thành viên thị trường mở. Nhưng hoạt động trên lại hướng tới các TCTD và các
công ty lớn trên cả nước, sẽ có thể bao gồm cả TCTD, công ty không phải là thành viên của
thị trường mở.
Khi thực hiện chính sách tiền tiền quốc gia thông qua công cụ nghiệp vụ thị trường mở thì
dù NHNN là bên bán hay bên mua thì quan hệ giữa NHNN và các TCTD thành viên lúc này
cũng là quan hệ tự nguyện, bình đẳng với nhau, thành viên nào có nhu cầu sẽ thực hiện giao
dịch mua bán với NHNN, NHNN không ép buộc. Nhưng trong hoạt động trên NHNN lại yêu
cầu phải mua tín phiếu bắt buộc là không phù hợp.
[NY] Đúng.
Thông qua nghiệp vụ thị trường mở, NHNN sẽ tiến hành mua, bán ngắn hạn các loại giấy tờ
có giá của các TCTD. Việc mua, bán này nhằm mục đích làm giảm hoặc tăng lượng tiền dự
trữ của các TCTD. Khi các TCTD và các công ty lớn trên cả nước có quá nhiều tiền dự trữ,
NHNN sẽ phát hành tín phiếu bắt buộc để điều tiết thị trường.

2. Phần chênh lệch từ hoạt động có thu và các khoản chi được NHNN trích chia thưởng cuối
năm cho cán bộ NHNN
Hoạt động này là sai. Vì căn cứ vào Điều 16 Quyết định 07/2013/QĐ-TTg về chế độ tài
chính của ngân hàng nhà nước Việt Nam thì phần chênh lệch thu, chi hàng năm năm của
NHNN sau khi trừ phần kinh phí thì khoản chênh lệch được xử lý theo Điều 16 QĐ trên
không có hoạt động thưởng cuối năm cho cán bộ NHNN.
3. Sau khi tiến hành thanh tra ngân hàng đối với ngân hàng KienLong Bank, NHNN ra quyết
định không cho phép chia cổ tức năm 2015, không cho phép mở thêm chi nhánh và yêu cầu
ngưng hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản cho khách hàng. Các yêu cầu
trên có thuộc thẩm quyền của NHNN không?
- Về quyết định không cho phép chia cổ tức năm 2015, quyết định trên thuộc thẩm quyền của
NHNN. Theo khoản 11 Điều 4 Luật NHNNVN 2010 thì NHNN có thẩm quyền kiểm tra,
thanh tra, giám sát ngân hàng; xử lý vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng theo quy định
của pháp luật. Tại khoản 2 Điều 59 Luật này có quy định về các biện pháp xử lý đối với các
đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng, trong đó điểm a có quy định về biện pháp hạn chế
chia cổ tức đối với đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng.
- Về quyết định không cho phép mở thêm chi nhánh, đây cũng là quyết định thuộc thẩm
quyền của NHNN. Cũng tại khoản 2 Điều 59 Luật NHNNVN 2010 về các biện pháp xử lý
đối với các đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng, điểm b khoản này có quy định về biện
pháp hạn chế việc mở rộng phạm vi, quy mô và địa bàn hoạt động đối với đối tượng thanh
tra, giám sát ngân hàng.

8
- Về yêu cầu ngưng hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản cho khách hàng,
yêu cầu này cũng thuộc thẩm quyền của NHNN. Cũng tại khoản 2 Điều 59 Luật NHNNVN
2010 về các biện pháp xử lý đối với các đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng, điểm c
khoản này có quy định về biện pháp hạn chế, đình chỉ, tạm đình chỉ một số hoạt động ngân
hàng. Vì việc cung cấp dịch vụ thanh toán qua tài khoản cho khách hàng cũng là một hoạt
động ngân hàng theo khoản 1 Điều 6 Luật này và khoản 12 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng
2010, sửa đổi 2017, nên NHNN có quyền yêu cầu ngưng cung cấp dịch vụ trên.

You might also like