THUYẾT TRÌNH MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

THUYẾT TRÌNH MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG – ĐIỆN ẢNH

PHẦN 1

Khái niệm

Điện ảnh là một loạt hình nghệ thuật tổng hợp thể hiện bằng hình ảnh kết hợp âm thanh, đôi khi là một
số hình thức kích thích giác quan khác; được lưu trữ trên một số dạng thiết bị ghi hình để phổ biến tới
công chúng qua các phương tiện kỹ thuật khác nhau: chiếu rạp, truyền hình, web / stream, video, băng,
đĩa, máy chiếu...[1]

Năm 1892, cụm từ “Cinématographe” xuất phát từ tiếng Hy Lạp được  Léon Bouly rút gọn lại thành
“cinema” mang nghĩa chuyển động. Trong tiếng Việt, điện ảnh đôi khi còn được gọi là Xi-nê

Trước đây trong tiếng Việt, dựa vào hình thức phổ biến hay phát hành mà các phim điện ảnh được gọi
là "phim nhựa" hoặc "phim chiếu bóng", để phân biệt với phim video; nhưng theo sự phát triển của kỹ
thuật thì cách gọi này không còn phù hợp nữa, vì một bộ phim có thể được chiếu trên nhiều thiết bị khác
nhau.

Xét trên phương diện nghệ thuật, Điện ảnh cũng là một trong những loại hình nằm trong 7 loại hình
nghệ thuật cơ bản và được gọi là nghệ thuật thứ bảy. 6 nghệ thuật trước đó theo phân loại
của Hegel là kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc, thi ca và nhảy múa.

Lịch sử hình thành

"Cinématographe" cũng là tên chiếc máy ghi hình đầu tiên do Léon Bouly tạo ra.

Chiếc máy được đăng kí bằng sáng chế số 219 350 cùng năm. Đây chính là mốc thời gian quan trọng
đánh dấu sự kiện ngành điện ảnh được khai sinh. Hay nói cách khác, Léon Bouly chính là ông tổ của
ngành điện ảnh thế giới.
Sau đó nhờ sự phát triển của kĩ thuật và sự tìm tòi của những nhà nghiên cứu mà ngành điện ảnh không
ngừng phát triển và nhanh chóng được công chúng đón nhận. Bộ phim điện ảnh đầu tiên được công
chiếu và mang lại nguồn thu đầu tiên chính là bộ phim được anh em Auguste và Louis Lumière tổ chức
tại Salon Indien (Phòng Ấn Độ) nằm dưới tầng hầm của quán cà phê Grand Café ở Paris, Pháp.

Ở thế kỷ thứ XIX, người ta chỉ thấy việc thực hiện lý tưởng đó ở nhà hát mà thôi. Goethe đã miêu tả sự
phong phú về tinh thần và tính đa diện về tình cảm của môn sân khấu: “Bạn ngồi đó với đầy đủ tiện nghi
y như một ông hoàng và các vở kịch diễn ra ngay trước mắt bạn, tạo ra cho tình cảm của bạn và trí tuệ
của bạn tất cả những gì mà bạn mong muốn, ở đó vừa có thi ca, vừa có hội họa, vừa có âm nhạc, vừa có
nghệ thuật sân khấu rồi đủ tất cả, cái gì cũng có. Thế rồi khi tất cả những nghệ thuật ấy với ước vọng của
tuổi trẻ và vẻ đẹp cùng tác động trong cùng một lúc và nhất là với một đội ngũ diễn viên hoàn hảo nhất
thì đó quả là một ngày hội chẳng có gì so sánh”, Belinxki cũng nhìn thấy ở nhà hát một thứ nghệ thuật
hoàn thiện nhất, gần gũi nhất đối với con tim chúng ta, bởi vì nó truyền đạt những ước mơ và việc làm
của con người một cách chính xác và toàn diện hơn cả. Xcriabia lại mơ ước về một nền “nghệ thuật vạn
năng, kết hợp được cả âm nhạc, hội họa, thi ca và múa”. Trong tất cả các quan điểm rất khác nhau ấy
của các nghệ sĩ, vẫn thấy có một quan điểm giống nhau đó là mơ ước. Khái niệm về một nền nghệ thuật
tổng hợp, nhất quán, có khả năng phối hợp rộng rãi những phương tiện biểu hiện nhằm miêu tả thực
tiễn một cách toàn diện hơn, đầy đủ hơn.

Nghệ thuật điện ảnh chính là sự biểu hiện mơ ước ấy của các nhà thơ, học sĩ, nhà phê bình của tất cả
những ai luôn cảm thấy âm thanh của nhạc khí, ngôn từ trên giấy và màu sắc trên vải sơn còn quá nghèo
nàn, quá đơn điệu để truyền đạt sự phong phú bề ngoài và bên trong thế giới con người.

Tuy nhiên, sự phát minh ra điện ảnh hoàn toàn không liên quan gì đến nghệ thuật. Điện ảnh là do các
nhà bác học chuyên nghiên cứu bản chất của sự vận động phát minh ra và không hề có ý niệm tạo ra
một màn biểu diễn mới hay một phương tiện biểu hiện nghệ thuật nào hết. Nghệ thuật cũng không nằm
trong tầm quan tâm, chú ý của những người làm công tác kỹ thuật nhiếp ảnh có ý muốn hoàn thiện
nhiếp ảnh.

Đầu tiên chỉ là phát minh ra loại đồ chơi cơ khí prakximoxcop hay zootrôp gây ra được ảo giác của sự
chuyển động. Tiếp theo là việc chế tạo các cỗ máy nhằm ghi lại hình ảnh chuyển động của các vật, con
người và con vật. Máy chiếu tạo nên những hình ảnh chuyển động trên một nền vải trắng là sự bổ sung
cho chiếc máy quay. => Tuy nhiên các loại phát minh này đều không sống lâu bởi sự thiếu hoàn thiện về
mặt kỹ thuật, chất lượng chiếu hình thấp, phim luôn bị rách, cấu tạo máy thiếu hoàn chỉnh. Công lao của
hai anh em nhà Luymie là họ đã làm cho các công trình dở dang của các bậc tiền bối trở thành hiện thực
và hoàn thiện hơn cùng với sự giúp đỡ của kỹ sư Cắcpăngchie, máy chiếu ảnh của họ ra đời trong phim
của Lumiere đã xuất hiện những cảnh sinh hoat, những cảnh tượng ngộ nghĩnh, cảnh phố phường (tàu
vào ga, khách bộ hành trên đường phố Paris) chứ không phải chỉ là những hình ảnh lặp lại những động
tác giống nhau của những hình thù nhỏ bé như những tiều phu đốn củi. Cô vũ nữ leo dây…trong chương
trình biểu diễn của những thước hình trong máy Kinetoxcop (1894) trước đó. Các thước phim của
Luymie thể hiện “cuộc sống như chính nó có trên thực tế”. Người xem cảm thấy được tính tự nhiên của
hình tượng trên màn ảnh. Sự trung thành tuyệt đối của người làm phim đối với các sự kiện, tính chân
thực của việc miêu tả cuộc sống trên màn bạc. Bộ phim ngắn “Tàu vào ga” chứa đựng cả những khả
năng nghệ thuật khác. Cảnh tàu vào ga, hành khách xuống tàu đi lại gần máy quay, người xem cảm thấy
họ ở các cỡ cảnh khác nhau, từ toàn cảnh đến cận cảnh. Khác hẳn với cảnh sân khấu, nhà hát, không
gian của màn ảnh thay đổi liên tục. Trước mặt người xem, lúc thì xuất hiện một phần nào đó của vật thể,
lúc thì lại toàn bộ vật thể đó. Đó là điểm mới mẻ, là điểm xác định vẻ độc đáo của môn điện ảnh và nghệ
thuật đặc trưng của nó. Tờ “Bec-li-ne lo-ca-li an-vai- ghe (1986) viết: “đó là cuộc sống dầy đặc được cảm
nhận trong từng chi tiết đang diễn ra trước mặt chúng ta. Bất kể một loại ảnh nào cũng đều là hình ảnh
nổi hình của thiên nhiên, hình ảnh chân thực đến từng chi tiết vụn vặt, khiến ta cảm tưởng như trước
mặt ta là một thế giới thực sự”. Tuy nhiên đó mới chỉ là sự trình làng của điện ảnh. Còn để đi đến một
nghệ thuật điện ảnh đích thực phải trải qua những chặng đường dài: từ điện ảnh chợ phiên đến điện
ảnh nghệ thuật.

Đặc điểm cơ bản

Điện ảnh là một khái niệm rất lớn bao trùm các bộ phim được tạo nên từ những khung hình chuyển
động (phim), kỹ thuật ghi lại hình ảnh, âm thanh và ánh sáng để tạo thành một bộ phim (kỹ thuật điện
ảnh), các hình thức nghệ thuật xoay quanh việc hình thành bộ phim. Điện ảnh còn được hiểu là công
nghệ điện ảnh như một ngành công nghiệp và thương mại, dịch vụ bao gồm các quy trình làm phim,
quảng bá hình ảnh và hoạt động phân phối phim ảnh trên sóng truyền hình đến với khán giả.
Kể từ khi xuất hiện đến nay, điện ảnh vẫn luôn đóng một vai trò quan trọng, có thể khẳng định là không
thể thay thế trong đời sống tinh thần của con người. Tuy là một ngành giải trí nhưng những giá trị mà
ngành công nghiệp điện ảnh truyền tải đến con người luôn mang những giá trị nhân văn to lớn. Điển
hình thể hiện qua những tác phẩm điện ảnh kinh điển trong và ngoài nước vẫn luôn ăn sâu trong tiềm
thức con người dù cho có trải qua hàng thập kỉ, thế kỉ.

Điện ảnh gần gũi với cuộc sống hơn cả. Tính chất này đã đòi hỏi phim từ diễn suất tới bối cảnh, Đạo cụ,
lời thoại tới tiếng động, màu sắc, trang phục, hóa trang đều phải thực.

Khán giả khó chấp nhận một bối cảnh giá, ước lệ như trong sân khấu. Tuy nhiên, điện ảnh gần gũi với
cuộc sống không có nghĩa là luôn luôn y hệt như cuộc sống, không sao chép cuộc sống. Cũng như văn
học, những mảnh đời, những tính cách, những hoàn cảnh được biên kịch lại để chọn lọc tạo những điển
hình.

+Điện ảnh là một nghệ thuật (nghệ thuật thứ bẩy) nên ít nhiều mang tính ước lệ

+ Điện ảnh là nghệ thuật tổng hợp nó tiếp tục các phương pháp thể hiện của các bộ môn nghệ thuật
khác, nó tổng hợp những kinh nghiệm sáng tạo của tất cả các nghệ thuật đời trước như sân khấu, văn
xuôi, thơ ca, hội họa, âm nhạc, kiến trúc ...kế thừa những tinh hoa của nền nghệ thuật trước đó kĩ thuật
và kỹ xảo điện ảnh là phương tiện để thể hiện một tác phẩm điện ảnh

Ví dụ

Về điện ảnh và văn học: Trong một số trường hợp, có thể truyền tải cảm xúc của tác phẩm văn học dễ
dàng hơn đến công chúng thông qua điện ảnh. Chúng ta có thể thấy, nghe, cảm nhận rõ hơn qua nhiều
giác quan. Ngược lại, tại sao lại nói là một số trường hợp chứ không phải hầu hết hay tất cả? Vì cho đến
hiện tại, những bộ phim điện ảnh chuyển thể văn học theo các tiêu chí như bám sát nguyên tác giữ đúng
tinh thần của tác phẩm mà vẫn có tính sáng tạo chưa nhiều, và đó cũng chính là thử thách mà ngành
điện ảnh trên thế giới đang từng ngày cố gắng phát triển để đạt được.

Về điện ảnh và các hình thức nghệ thuật khác: Điện ảnh tiếp nhận ở hội họa và các loại hình nghệ thuật
khác như điêu khắc, kiến trúc để tạo ra 1 bộ phim hay. Với 24 hình/s, có thể nói mỗi khoảnh khắc trong
bộ phim là cả một công trình nghệ thuật liên hệ với nhau. Những bối cảnh dưới sự chỉ đạo của người
đạo diễn, sự bài trí dàn dựng của hậu kì theo một quy chuẩn hội họa, kết hợp cùng diễn xuất của diễn
viên, đều là một tác phẩm hội họa có bố cục hoàn chỉnh về màu sắc, ánh sáng mà ekip muốn gửi đến
người xem.
Quá trình làm phim 

là tổng hợp các công đoạn để tạo nên một bộ phim, từ giai đoạn xây dựng ý tưởng, cốt truyện cho
đến giai đoạn thực hiện ý tưởng và cuối cùng là quá trình phân phối phim đến khán giả. Quá trình
làm một bộ phim thường kéo dài khoảng vài tháng đến vài năm tùy thuộc độ dài, mức độ phức tạp
của ý tưởng cho tác phẩm và có sự tham gia của một đội ngũ đông đảo các nghệ sĩ, kĩ thuật viên và
những người liên quan.

Các công đoạn chính

Phát triển kịch bản


Đây là giai đoạn biến những ý tưởng ban đầu thành một kịch bản có thể thực hiện được. Các nhà
sản xuất phim sẽ tìm kiếm các cốt truyện thích hợp từ tiểu thuyết, những vở kịch, các bộ phim khác
hoặc đơn giản là những ý tưởng gốc có tính khả thi cao. Những ý tưởng này sẽ được phát triển
thành một bản tóm tắt (synopsis) để chuẩn bị cho việc viết kịch bản gốc chứa các chi tiết chính của
phim, nhịp điệu, định hình các nhân vật, một phần thoại và các chỉ dẫn cần thiết cho đạo diễn. Kịch
bản này thường có chứa những phác họa để đạo diễn có thể hình dung được bối cảnh của những
đoạn phim quan trọng.

Trong vài tháng tiếp theo, kịch bản phim được xây dựng hoàn chỉnh, rõ ràng về cấu trúc của truyện
phim, tính cách hành động của các nhân vật, toàn bộ các đoạn thoại và phong cách chung của toàn
bộ phim. Các nhà sản xuất và phân phối phim cũng sẽ kiểm soát quá trình này để xác định rõ thể
loại phim, đối tượng khán giả mà phim hướng tới cũng như đảm bảo thành công về doanh thu cho
bộ phim bằng cách tránh lặp lại những ý tưởng đã có hoặc sai lầm trong các bộ phim trước đó. Vì lý
do này nên quá trình viết kịch bản tốn khá nhiều thời gian và đôi khi phải viết đi viết lại để phù hợp
phong cách của các đạo diễn.

Tiền kỳ
Trong quá trình này, các yếu tố cần thiết để hiện thực hóa kịch bản được lên kế hoạch và xây dựng.
Sau khi kịch bản hoàn thành, hãng sản xuất sẽ đưa ra một ngân quỹ nhất định cho nhà sản xuất để
xây dựng đội ngũ làm phim và biến kịch bản thành một bộ phim hoàn chỉnh

Các vị trí chính trong đội ngũ làm phim giai đoạn tiền kỳ là:

Đạo diễn: Người chịu trách nhiệm về diễn xuất và các yếu tố sáng tạo khác của bộ phim.

Trợ lý đạo diễn

Phụ trách casting: Tìm kiếm các diễn viên thích hợp với các nhân vật trong phim

Phụ trách trường quay: Tìm kiếm và quản lý các địa điểm thực hiện các cảnh quay.

Phụ trách sản xuất: Quản lý ngân quỹ của đoàn làm phim và lịch sản xuất.

Quay phim

Phụ trách nghệ thuật: Quản lý các mặt nghệ thuật đặc thù của phim như trang phục, hóa trang, kiểu
tóc. 

Thiết kế âm thanh: Phụ trách xây dựng các âm thanh ngoài những phần thu trực tiếp từ trường
quay và kết hợp hai loại âm thanh này cho phù hợp với các cảnh quay đã thực hiện.

soạn nhạc…

Sản xuất
Đây là quá trình trực tiếp quay và tạo ra các cảnh phim. Đội ngũ làm phim sẽ có thêm các vị trí mới
như giám sát kịch bản, biên tập viên hình ảnh và âm thanh.

Một buổi quay thông thường sẽ được bắt đầu theo lịch quay do trợ lý đạo diễn sắp xếp. Bối cảnh
phim sẽ được chuẩn bị theo kịch bản, sắp đặt ánh sáng và bộ phận thu tiếng trực tiếp cũng phải sẵn
sàng cho việc bấm máy. Trong khi đó các diễn viên sẽ được hóa trang, trang điểm và kiểm tra lại
phần thoại của mỗi người. Trước khi quay, họ sẽ nhẩm lại một lần nữa với đạo diễn và được đạo
diễn phác thảo qua cách diễn trong cảnh quay đó.
Cảnh quay được bắt đầu khi đạo diễn hô "diễn" và bảng clapperboard dập xuống báo hiệu, trên
bảng clapperboard có ghi số hiệu cảnh phim, số lần thực hiện cảnh đó, ngày tháng, tên phim và đạo
diễn. Bảng này có vai trò quan trọng trong việc xác định sự đồng bộ của hình ảnh và âm thanh, đặc
biệt là các âm thanh tạo thêm bên ngoài. Cảnh quay kết thúc khi đạo diễn hô "cắt". Đạo diễn sẽ là
người quyết định cảnh đó có phải quay lại hay không, thường thì một cảnh quay phải thực hiện
nhiều lần để đạo diễn có thể lựa chọn được cảnh tốt nhất.

Nếu phim được quay bằng phim ảnh thông thường, thì các đoạn phim âm bản sẽ được gửi về
phòng in tráng để sau đó các đoạn phim dương bản được gửi lại cho đạo diễn để kiểm tra chất
lượng quay. Trong thời gian gần đây, với các bộ phim sử dụng kỹ thuật số thì đạo diễn có thể xem
trực tiếp ngay trên máy tính mà không mất thời gian tráng rửa phim.

Hậu kỳ
Sau khi công đoạn quay hoàn tất, các cảnh quay sẽ được dựng, sắp xếp thành một bộ phim hoàn
chỉnh bởi những người dựng phim. Đầu tiên các kỹ thuật viên này sẽ lựa chọn các cảnh quay tốt
nhất, sau đó cắt và chỉnh sửa sao cho chúng có thể tiếp nối nhau một cách trơn tru để tạo thành bộ
phim. Việc chỉnh sửa được thực hiện cực kì tỉ mỉ, đôi khi tới từng khuôn hình hoặc từng giây vì nó
quyết định chất lượng của bộ phim. Bộ phim sẽ được chiếu thử cho đạo diễn và nhà sản xuất kiểm
tra, nó được coi là hoàn chỉnh chỉ khi những người này thực sự hài lòng.

Phát hành
Đây là công đoạn cuối cùng của quá trình làm phim. Các bộ phim sẽ được phát hành dưới dạng các
cuộn phim cho rạp chiếu, sau đó sẽ là DVD, VCD hoặc trước đây là băng từ VHS. Để quảng bá, các
đoạn phim quảng cáo được tung ra trước khi phim hoàn thành nhiều tháng, chúng được chiếu vào
đầu các bộ phim ở rạp hoặc hiện nay được đưa lên Internet thông qua các trang web chính thức
của phim hoặc các trang chia sẻ phim như Youtube. Gần đến ngày chiếu ra mắt, phim sẽ được
quảng cáo trên truyền hình, báo, tạp chí, trên các áp phích phim và các phương tiện thông tin đại
chúng khác.

Phim sẽ được chiếu ra mắt trong các buổi lễ trang trọng, hoặc trong các liên hoan phim. Hiện nay
các bộ phim thường được phát hành không chỉ giới hạn trong một quốc gia mà thường được nhà
sản xuất hợp tác với các nhà phân phối để phát hành quốc tế. Khi đó phim sẽ được lồng tiếng hoặc
thêm phụ đề tùy thuộc yêu cầu của nhà phân phối.

Phân loại

Thể loại điện ảnh


Điện ảnh cũng có thể được phân loại theo các thể loại tùy theo ý đồ nghệ thuật của biên kịch và đạo
diễn khi thực hiện phim. Một bộ phim có thể được đặt vào nhiều thể loai khác nhau tùy theo cách phân
tích.

Thể loại điện ảnh hay thể loại phim là một phương pháp cơ bản để phân loại phim trong điện ảnh. Việc
xác định thể loại của một bộ phim được dựa trên nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là kịch bản
phim. Một bộ phim, tùy cách phân tích khác nhau, có thể thuộc các thể loại khác nhau, vì vậy việc phân
loại phim theo thể loại đôi khi cũng bị các nhà phê bình phim chỉ trích là làm sai lệch ý tưởng của biên
kịch và đạo diễn.

Cách chia thể loại


Dựa theo bối cảnh
- Phim hình sự (Crime film) : Bối cảnh phim là các hoạt động tội ác, thường có sự đối đầu giữa cảnh sát
và tội phạm. Một phim được xếp vào thể loại hình sự thường sẽ có thêm thể loại phụ là hành động vì
kịch bản phim rất hay có cảnh truy đuổi và đối đầu giữa cảnh sát và tội phạm

- Phim lịch sử: Bối cảnh phim là các thời điểm trong quá khứ, thường gắn với các sự kiện lịch sử quan
trọng

- Phim chiến tranh (History film): Bối cảnh là các trận chiến và thời gian chiến tranh, đây cũng có thể coi
là tiểu thể loại của phim lịch sử nếu các sự kiện chiến tranh là có thật trong quá khứ

- Phim khoa học viễn tưởng (Sci-Fi film) : Bối cảnh phim có xuất hiện những công nghệ, kỹ thuật hiện đại
chưa hoặc không có thật trong thực tế (như du hành thời gian,...), thời gian của phim thường được đặt
ở tương lai

- Phim thể thao (Sport film) : Bối cảnh là các sự kiện thể thao hoặc các sân thi đấu

- Phim miền Tây (Western film): Bối cảnh thường là cuộc sống và thiên nhiên ở miền Tây Hoa Kỳ. Các
phim miền Tây thường là phim hành động

- Phim kiếm hiệp (thường được biết là "wuxia", film kiếm hiệp Trung Quốc) : Phim đặc trưng của châu Á,
thường có bối cảnh là thời phong kiến và có rất nhiều cuộc giao tranh bằng vũ khí lạnh (kiếm, đao,...).
Nếu có các yếu tố phi thực tế, phim kiếm hiệp còn có thể xếp vào loại phim giả tưởng hoặc phim thần bí.

Dựa theo kiểu phim


- Phim hành động (Action film) : Thường bao gồm sự đối đầu giữa "cái thiện" và "cái ác" với nhiều cuộc
chiến ác liệt bằng tay không hoặc vũ khí, tiết tấu nhanh và kĩ xảo điện ảnh cao.

- Phim phiêu lưu (Adventure film): Bao gồm các chuyến du hành mạo hiểm chứa đựng nhiều hiểm nguy
hoặc may mắn, đôi khi có yếu tố thần thoại.

- Phim thần bí (Mystery film): Thường là quá trình điều tra về một bí ẩn chưa được khám phá.

- Phim trinh thám (Thriller film): thường được coi là loại phim ăn khách bậc nhất trong loại hình phim
truyện, kể các truyện điều tra hình sự, gián điệp, phản gián, quân báo, ... Phim rất chú ý đưa lên ưu tiên
hàng đầu hành động chứ không phải tư duy phán xét bên trong các nhân vật và để cốt truyện được sinh
động hơn, gây được hiệu quả màn ảnh ác liệt, căng thẳng hơn, phim đôi khi phải hi sinh cái phát hiện
bất ngờ đầy hứng thú ở cuối truyện để đi vào hành động song song trong cuộc đấu tranh một sống một
chết giữa thám tử và quân gian.

- Phim hài (Comedy film): Chứa đựng nhiều chi tiết hài hước để gây cười cho người xem

- Phim kinh dị (Horror film): Chứa nhiều yếu tố kinh dị, các cảnh máu me để gây cảm giác sợ hãi cho
người xem
- Phim Tưởng Tượng (Fantasy film): bối cảnh kg có thực, thường liên quan tới hiện tượng siêu nhiên,
magic.Phim tưởng tượng được đánh giá là khác xa với thể loại phim Kinh dị hoặc Phim Khoa học Viễn
tưởng.

- Phim chính kịch (Drama film): Thường tập trung nói về cuộc đời hoặc một giai đoạn trong cuộc đời của
nhân vật chính

- Phim giả tưởng (Fantasy film): Gần tương tự phim khoa học viễn tưởng khi nói về những điều không
tồn tại trong thực tế, điểm khác là phim giả tưởng thường dựa trên các truyền thuyết hoặc thần thoại

- Phim lãng mạn (Romance film): Tập trung khai thác tình yêu lãng mạn giữa các nhân vật chính.

Dựa theo dạng thực hiện


- Phim hoạt hình: Thay vì quay các hình ảnh có sẵn, các cảnh trong phim hoạt hình được thực hiện bằng
hình vẽ, trước đây là do họa sĩ vẽ tay còn hiện nay trong nhiều phim công đoạn này được vẽ bằng máy vi
tính.

- Phim tài liệu: Phim được quay trực tiếp dựa vào các hình ảnh ngoài thực tế, không có hoặc rất ít các chỉ
đạo diễn xuất của đạo diễn. Nếu các sự kiện được mô tả trong phim mới xảy ra có tính chất thời sự cao
thì phim sẽ được xếp vào thể loại phim thời sự

- Phim khoa học: Là một dang phim tài liệu tập trung vào các hiện tượng, công trình mang tính khoa học

- Phim ca nhạc: Các nhân vật ít thoại hơn bình thường, thay vào đó là nhiều bài hát do chính các diễn
viên thể hiện.

Dựa vào đối tượng hướng tới


- Phim trẻ em: Là các phim có nội dung dành cho trẻ em, phim thường có nội dung đơn giản, dễ hiểu,
nhiều màu sắc và thường là phim hài

- Phim gia đình: Hướng tới đối tượng là mọi lứa tuổi thường có trong một gia đình, phim thích hợp để
xem tập thể, thường có kết cục có hậu (happy ending) và hay được phát hành vào các dịp nghỉ như
Giáng sinh.

- Phim người lớn: Hướng đối tượng cho những người trưởng thành, thường có nội dung phức tạp hơn
và bao gồm những cảnh tình dục, bạo lực. Phim người lớn còn có thể hiểu là phim khiêu dâm.

Phim độc (cult film): Dành cho số lượng người xem đặc biệt, Được sáng tác dựa trên ý tưởng cá nhân
của đạo diễn và biên kịch, thường là cực kì khó hiểu và rất kén khán giả, tuy nhiên những ai đã thực sự
hiểu thì sẽ rất hâm mộ dạng phim này.

Phê bình điện ảnh (các liên hoan phim, giải thưởng về điện ảnh, các hãng phim lớn,

Một cách đánh giá chất lượng phim khác là thông qua các giải thưởng điện ảnh và liên hoan phim.
Giải thưởng điện ảnh được trao bởi các hội nghề nghiệp liên quan đến điện ảnh (thường là Viện hàn lâm
nghệ thuật điện ảnh hoặc Hội Điện ảnh) bằng việc bỏ phiếu kín để chọn ra những người xứng đáng. Giải
thưởng điện ảnh nổi tiếng nhất thế giới có lẽ là Giải Oscar được trao bởi Viện Hàn lâm Khoa học và
Nghệ thuật Điện ảnh (Academy of Motion Picture Arts and Sciences, viết tắt là AMPAS) (Hoa Kỳ).
Ngoài ra hầu như các nền điện ảnh phát triển đều có giải thưởng điện ảnh khá uy tín, ví dụ ở Pháp
là Giải César, ở Hồng Kông là Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông.

Ở Việt Nam
Giải Cánh diều vàng của Hội Điện ảnh Việt Nam

Giải Bông sen vàng của Bộ Văn hóa - Thông tin và Cục điện ảnh

Giải thưởng Hội Điện ảnh TP.HCM

Bên cạnh các giải thưởng điện ảnh, một số tổ chức còn đứng ra mở các liên hoan phim, trong đó các bộ
phim mới được chiếu giới thiệu và một ban giám khảo được lập ra để đánh giá các tác phẩm dự giải.
Trong số các liên hoan phim phải kể tới Liên hoan phim Cannes (Pháp), Liên hoan phim
Berlin (Đức), Liên hoan phim Venezia (Ý) và Liên hoan phim Sundance (Mỹ).

PHẦN 2
Nằm ở vùng lõi của dải đất hình chữ S, tỉnh Quảng Bình là nơi chứa đựng vô số kỳ quan hùng vĩ
nhất thế giới tự nhiên, những hệ sinh thái nguyên sơ mà không nơi nào có được. Cũng vì lẽ đó
mà giờ đây, ngày càng nhiều nhà làm phim từ khắp nơi trên thế giới tìm Quảng Bình để ghi lại
những thước phim ngoạn mục. Trong số đó, nổi tiếng nhất chắc chắn phải nhắc đến bộ phim bom
tấn năm 2017 ,một trong những thương hiệu điện ảnh nổi tiếng nhất thế giới, King Kong, đã từ
Hollywood xa xôi đến với Quảng Bình để khởi đầu một hành trình hoàn toàn mới với cái tên:
Kong: Đảo Đầu Lâu của đạo diễn Hollywood Jordan Vogt-Roberts.
Sau khi được khởi chiếu vào năm 2017, bộ phim đã nhận được vô số lời khen ngợi từ khán giả
và thậm chí đã được đề cử giải Oscar cho danh hiệu “Hiệu ứng hình ảnh xuất sắc nhất” cũng
trong năm đó. Đoàn làm phim tin rằng một trong những lý do chính đã mang tới thành công
cho bộ phim chính là bối cảnh, điều mang tới những thước phim vô cùng chân thật, lột tả được
những khoảnh khắc đáng nhớ trên hành trình của Vua đảo Đầu Lâu - Kong.
Cuộc thám hiểm nghẹt thở đến vùng đất của quái vật Kong huyền thoại không chỉ là khởi
đầu đầy mãn nhãn của bộ phim, mà còn đánh dấu mốc son đầy hi vọng cho thị trường Việt
Nam cả về phim ảnh lẫn văn hóa, du lịch.

1. Hình ảnh (poster phim, hình sản phẩm hoặc thứ được quảng bá từ
phim)
Bộ phim thực hiện khoảng 70% các cảnh quay ở Việt Nam
Hai địa điểm quay chính của bộ phim tại Quảng Bình hệ thống hang Tú Làn và hồ Yên
Phú. Trong đó, Tú Làn là hệ thống hang động được tạo nên bởi hơn 10 hang động. Hệ
thống hang động này tọa lạc trong những khu rừng rậm, giữa núi đồi trập trùng của xã
Tân Hóa, tỉnh Quảng Bình, cách Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng khoảng 70km về
phía Tây Bắc. Bạn sẽ bắt gặp dòng sông Rào Nan kéo dài, uốn lượn quanh những đồng
cỏ, cánh đồng lạc xanh mởn mởn nằm trước Hang Chuột – một hang động thuộc hệ thống
hang động Tú Làn nếu đã có cơ hội thưởng thức bộ phim.

Một địa điểm khác đã được chọn ghi hình tại Quảng Bình là hồ Yên Phú, được bao quanh
bởi những dãy núi đá vôi trùng điệp của làng Yên Phú, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng
Bình. Với vẻ đẹp trong xanh, được mây mù bao phủ cùng không gian rộng lớn, hồ Yên
Phú đã được chọn cho bối cảnh một phi công bị thương nặng khi chiếc trực thăng do anh
cầm lái rơi xuống đảo
Bộ phim này được chính thức trình chiếu đồng loạt trên toàn thế giới vào ngày 10-3 và
qua 2 ngày trình chiếu đầu tiên, tổng doanh thu đã đạt gần 150 triệu USD. Riêng tại Việt
Nam chỉ sau 2 tuần đầu ra rạp, bộ phim đã thu về xấp xỉ 150 tỷ đồng, với gần 1,8
triệu lượt khán giả. Đây là doanh thu nằm ngoài mong đợi của nhà sản xuất và đạo diễn.

2. Ông Jordan Vogt-Roberts- đạo diễn của phim, người đã được Bộ trưởng Bộ VH-
TT&DL trao quyết định là Đại sứ Du lịch Việt Nam nhiệm kỳ 2017-2020.
Nhiều hãng lữ hành lớn trên thế giới đã ra mắt tour “Theo dấu chân Kong”. Ở Việt
Nam, nhiều hãng lữ hành trong nước như Saigontourist, Vietravel, Fiditour... ngay lập
tức giới thiệu tour khám phá các điểm đến được nhắc tới trong phim Kong. Giám đốc
Công ty VietSense Travel Nguyễn Văn Tài cho biết: “Lượng khách trong nước và
quốc tế đặt tour đi Hạ Long, Tràng An (Ninh Bình), Phong Nha (Quảng Bình) tại
VietSense Travel tăng khoảng 30% sau khi “Kông: Đảo đầu lâu” công chiếu”.
Nhiều hãng lữ hành khác như Saigontourist, TransViet, Hanoitourist, Vietrantour,
lượng khách đăng ký du lịch 3 địa danh này cũng tăng đáng kể. Khách đến Hạ Long
tăng khoảng 30 - 40%, tuyến Ninh Bình, Quảng Bình ước tăng 20 – 30%.

Ngôi làng thổ dân - một bối cảnh trong bom tấn "Kong - Đảo đầu lâu" với khoảng 40
chiếc lều đã được Ninh Bình phục dựng nằm cạnh khu danh thắng Tràng An, dựng
bằng tre nứa trên nền đất rộng, trang trí bằng các vật dụng đồng quê quen thuộc
như nơm, giỏ bắt cá và cờ phướn màu đỏ.

Không chỉ các hãng lữ hành, công ty du lịch mà doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nhà
hàng, khách sạn cũng dùng hình ảnh “Kong” để giới thiệu về dịch vụ của mình như “ngồi
du thuyền ngắm toàn cảnh Vịnh Hạ Long nơi Kong sinh sống”...
3. Với khán giả Việt Nam, đây đã không chỉ là một bộ phim điện ảnh thông thường nữa. Sự
kiện này thực sự là là một cơ hội vàng, một cú hích với ngành Du lịch Việt Nam. Xem
phim, nhiều du khách quốc tế đã thực sự ngỡ ngàng trước vẻ kỳ vĩ, hoang sơ của hang
động thiên nhiên Việt Nam. Không ít người Việt cũng trầm trồ hóa ra đất nước mình đẹp
thế! Những địa điểm, danh lam thắng cảnh của Ninh Bình và Quảng Bình như đầm Vân
Long, Tam Cốc - Bích Động, Tràng An, Hang Chuột, hệ thống hang Tú Làn, đèo Đá
Đẽo, hồ Yên Phú, Phong Nha - Kẻ Bàng... qua góc quay của những người làm điện ảnh
đã thực sự khiến người xem mãn nhãn. Người xem trầm trồ trước những cánh đồng bát
ngát thẳng cánh cò bay ở Ninh Bình, những hang động kỳ vĩ Quảng Bình...

Ngoài ra, văn hóa Việt Nam thời xưa với cảnh sinh hoạt của những thổ dân cùng hình ảnh
tre nứa, cây cỏ hay mành chiếu cũng được đưa lên phim một cách ấn tượng.

Câu chuyện này lại thêm một lần nữa minh chứng khả năng quảng bá cho du lịch của
điện ảnh. Không thể phủ nhận sức mạnh lan tỏa của màn ảnh rộng tới khán giả bởi chỉ
cần một bộ phim hay, ghi dấu ấn trong lòng khán giả thì ngay lập tức vùng đất được sử
dụng làm bối cảnh quay ấy cũng ghi dấu trong tâm trí người xem và sau đó sẽ trở thành
niềm mơ ước, khát khao được đặt chân tới địa danh ấy.

You might also like