Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

Bài tập số 1

Ngày giao: 26/02/2014


Hạn nộp: 05/03/2014
Lưu ý, phần đầu của bài làm phải có mục sau:
“Lời cam đoan: Đây là lời giải do tôi tự làm. Nếu sao chép từ bài của người khác,
tôi xin nhận 0 điểm.”

Bài 1: Xác định chiều dài sợi quang giới hạn bởi suy hao
Theo phương trình quỹ công suất, quỹ công suất của hệ thống bằng tổng toàn bộ các
suy hao cộng với dự trữ công suất. Quỹ công suất là hiệu giữa công suất đầu ra máy
phát và độ nhạy máy thu tính theo đơn vị dBm:
PT − SR = A × LF + LC + LA + M
trong đó, PT = công suất đầu ra máy phát (dBm)
SR = độ nhạy máy thu (dBm)
A = độ suy hao (phụ thuộc vào bước sóng công tác) của cáp (dB/km)
LF = độ dài cáp (km)
LC = suy hao ghép nối (dB)
LA = suy hao khác (dB)
M = lượng dự trữ công suất (dB)
Độ nhạy máy thu trong trường hợp này được định nghĩa là công suất tối thiểu cần thiết
để đạt được tỉ lệ lỗi bit 10-9, tương đương với hệ số Q xấp xỉ bằng 6.
Sử dụng phương trình quỹ công suất trên và các tham số cho trong bảng dưới để xác
định độ dài cáp giới hạn bởi suy hao.

Công suất đầu ra máy phát 0 dBm


Bước sóng công tác 1550 nm
Tốc độ bit 2.5 Gb/s
Độ nhạy máy thu -46 dBm
Độ suy hao của cáp theo data sheet (0.21)
Số đầu nối 2
Suy hao của 1 đầu nối 0.5 dB
Các suy hao khác 0 dB
Dự trữ công suất 8 dB

Lưu ý: có thể tự lấy số liệu về độ suy hao của cáp từ các bộ chỉ tiêu data sheet của nhà
sản xuất, trong trường hợp này cần chỉ rõ tài liệu, địa chỉ trang web đã tham khảo.

Bài 2: Xác định chiều dài sợi quang giới hạn bởi tán sắc


 
Lượng tán sắc (độ trải của xung) cực đại cho phép Δtmax được xác định theo tốc độ
truyền dẫn R theo quy tắc:
1
Δtmax = .
4R
Quy tắc này cho phép bảo đảm xuyên nhiễu giữa các dấu (ISI) do trải xung gây ra
không lớn quá đáng. Đối với cáp quang đơn mode truyền dẫn tín hiệu từ máy phát điốt
laser điều chế trực tiếp, độ trải xung do tán sắc màu được xác định bởi:
Δt = L× D (λ )× Δλ
trong đó, Δt = độ trải xung (ps)
L = chiều dài cáp (km)
D(λ ) = hệ số tán sắc màu (ps/nm-km)
λ = bước sóng công tác (nm)
Δλ = độ rộng vạch phổ đầu ra máy phát (nm).
Hệ số tán sắc màu được tính như sau:
S0 ⎛⎜ λ4 ⎞
     D (λ ) = ⎜⎜λ − 03 ⎟⎟⎟  
4⎝ λ ⎠
2
trong đó, S0 = độ dốc tại điểm tán sắc bằng không (ps/nm -km)
λ0 = bước sóng tán sắc bằng không (nm)
Chiều dài cáp giới hạn bởi tán sắc là giá trị L sao cho Δt = Δtmax .
Các chỉ tiêu của hệ thống được tóm tắt trong bảng dưới.

Máy Tốc độ phát 2.5 Gb/s


phát Công suất ra 0 dBm
Bước sóng công tác 1550 nm
Độ rộng vạch phổ 0.6 nm
Cáp Độ dốc tại điểm tán sắc bằng xem data sheet ps/nm2-km
quang không (0.09)
Bước sóng tán sắc bằng không xem data sheet nm
(1312)
Suy hao cáp 0 dB/km
Hệ số ghép đầu vào/ra 0 dB

Hệ số suy hao cáp và hiệu suất ghép được đặt bằng 0 dB để cách ly ảnh hưởng của tán
sắc khỏi ảnh hưởng của suy hao.
Sử dụng dữ liệu trong bảng (hoặc dữ liệu trong bộ chỉ tiêu kỹ thuật data sheet của nhà
sản suất cáp quang nếu không dùng dữ liệu trong bảng, trong trường hợp này cần chỉ
rõ tài liệu, địa chỉ trang web trích dẫn) để xác định chiều dài cáp giới hạn bởi tán sắc.


 
Bài 3: Thiệt hại công suất do tán sắc màu
Tán sắc màu của sợi quang gây ra lượng thiệt hại công suất cần phải tính đến trong
thiết kế hệ thống. Hình 1 bên dưới minh họa các đường cong BER cho tuyến 10 Gb/s
trong 3 trường hợp: không bị tán sắc (0 ps/nm), tán sắc trung bình (1000 ps/nm) và tán
sắc cao (1600 ps/nm).
a) Mức thiệt hại công suất do tán sắc cực đại là bao nhiêu trong trường hợp độ tán sắc
là 1000 ps/nm và 1600 ps/nm, giả thiết ngưỡng BER yêu cầu là 10-10?
b) Nếu sử dụng mã sửa lỗi (FEC) thì ngưỡng BER yêu cầu giảm xuống 10-5. Mức cải
thiện độ nhạy máy thu do mã sửa lỗi là bao nhiêu khi xét đến ngưỡng yêu cầu BER
mới này, trong trường hợp độ tán sắc là 1600ps/nm?

Hình 1. Độ nhậy máy thu với các mức tán sắc khác nhau của tuyến 10 Gb/s.

Bài 4: Tính toán quỹ công suất


Giả sử cần triển khai một kết nối điểm-điểm giữa 2 thiết bị kết cuối tuyến (Path
Terminating Equipment - PTE) sử dụng công nghệ SDH, làm việc ở tốc độ STM-64.
Tuyến này có thể phải chịu một lượng suy hao bất kỳ ở trong khoảng từ 17 đến 23 dB.
Do hạn chế về tài chính, các PTE có sẵn không hỗ trợ cùng giao diện, một PTE hỗ trợ
giao diện L-64.2b còn cái kia hỗ trợ giao diện V-64.3. Một số các tham số quan trọng
của các giao diện này, được trích ra từ các chuẩn của ITU-T, được dẫn trên bảng 1.
Hãy đề xuất cách thức kết nối các PTE này bảo đảm được chỉ tiêu về quỹ công suất
hoạt động. (Gợi ý: Có thể sử dụng các bộ suy hao quang trên từng hướng.)


 
Bảng 1. Các tham số xác định theo chuẩn giao diện L-64.2b và V-64.3.
Tham số L-64.2b V-64.3
Máy phát SLM SLM
Dải bước sóng 1530 -1565 nm 1530 -1565 nm
Công suất phát (max) +13 dBm +15 dBm
Công suất phát (min) +10 dBm +12 dBm
Độ nhậy máy thu min
-14 dBm -24 dBm
(tại BER 10-12)
Mức quá tải máy thu -3 dBm -9 dBm

Chú thích: SLM – Máy phát laser đơn mode dọc


 

You might also like