Xuan Huong Truyen

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

2. Tiểu thuyết Xuân Hương Truyện.

2.1. Lịch sử hình thành


Đến thế kỷ XVIII- thế kỷ XX của Triều Tiên, xã hội phong kiến đã thể hiện sự
lung lay.Đất nước bị tàn phá sau khi trải qua hai cuộc chiến tranh chống ngoại
sâm khốc liệt với Nhật Bản và Mãn Thanh Trung Quốc, triều chính hỗn loạn do
sự phân hoá và đấu tranh giữa hai phe phái quý tộc, những chính sách bảo thủ
về ngoại giao, kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá giáo dục... đã đầy đoạ người
dân Triều Tiên trong vòng cùng cực. "Cuối cùng nông dân không chịu nổi và
đã đứng lên ở khắp mọi nơi. Sau đó các cuộc nông dân khởi nghĩa lớn nhỏ
bùng nổ ở khoảng 70 vùng. Thậm chí ngư dân ở đảo Jeju cũng nổi dậy."
Trên cơ sở ấy đã xuất hiện khuynh hướng khai minh trên lĩnh vực tư tưởng
chính trị. Và từ đó khuynh hướng nhân văn dân chủ trong cảm hứng văn học.
Thể chế chính trị xã hội và quyền lực phong kiến chưa bị xoá bỏ những mâu
thuẫn xã hội, đấu tranh giai cấp quyết liệt của thời đại phong kiến suy tàn đã tạo
ra sự phân hoá tư tưởng trong hàng ngũ giai cấp thống trị đương thời. Và
những phần tử quý tộc, trí thức có lương tri sẽ hoà nhập vào với tâm tư của
quần chúng bị áp bức. Đó có thể là các anh quân như Lý Anh Tổ (1724-
1776), Lý Chính Tổ (1776-1800) nhưng chủ yếu đó sẽ là những nhà văn hoá
và những nghệ sĩ ưu tú, tiến bộ trong đó có tác giả Xuân Hương truyện.
Truyện Nàng Xuân Hương hay gọi tên nguyên văn là Xuân Hương truyện (春
香傳, 춘향전) hay là Xuân Hương ca (春香歌, 춘향가), không có tác giả cụ
thể, gọi là tác phẩm khuyết danh, lúc đầu là diễn xuôi một vở pansori (판소리.
Tác phẩm có lẽ đã xuất hiện sớm nhất khoảng triều Túc Tông đại vương, tức là
thế kỉ XVII, nhưng hiện bán đảo Cao Ly chấp nhận hết các văn bản thời Túc
Tông, Anh Tổ và Chính Tổ, vì nội dung hầu như không đổi. Vào thời tông chủ
tập quyền những truyện ái ân tình tự bị liệt hạng dâm thư và cấm lưu hành, giới
thư ấn phải tìm cách tránh nhà chức trách. Ngoài ra, do vấn đề phân liệt chính
thể nên tại đôi miền Cao Ly có hai lối diễn giảng Xuân Hương truyện, nhưng
tựu trung đều thừa nhận kiệt tác và đáng tham khảo nhất để kiến tạo ngôn ngữ
Cao Ly hiện đại.
Trong cuốn Hàn Quốc lịch sử và văn hóa, khi giới thiệu với độc giả một cách
khái quát về những đặc điểm nổi bật của văn học Hàn Quốc, Xuân Hương truyện
được giới thiệu đến như là một đỉnh cao trong số các tiểu thuyết châm biếm và
lãng mạn ở thời kỳ đó
2.2. Tóm tắt truyện
2.2.1 Nhân vật

 Sung ChunHyang (成春香 성춘향, Thành Xuân Hương): Ái nữ nhà


Walmae. Nàng rất xinh đẹp và có tài thi họa. Chun-yang đem lòng yêu
chàng công tử MongRyong
 Lee MongRyong (李夢龍 이몽룡, Lý Mộng Long) là con trai của quan
huyện. Chàng có dung mạo tuấn tú, khôi khô và chàng cũng đem lòng yêu
ChunHyang
 HyangDan (香丹 향단, Hương Đan) là tỳ nữ nhà ChunHyang.
 BangJa (房子 방자, Phòng Tử) là nô bộc của MongRyong.
 Walmae (月梅 월매, Nguyệt Mai) xuất thân là kỹ nữ và là mẹ của
ChunHyang.
 Biện Học Đạo là huyện lệnh Nam Nguyên.
Phiên bản Đại Hàn

 Lý Hàn Lâm là cha Lý Mộng Long.


Phiên bản Bắc Triều Tiên

 Lý phu nhân là mẹ Lý Mộng Long.


 Lan Châu là kỹ bang trưởng.
 Vĩnh Thế là tên thật của Phòng Tử.

2.2.2 Tóm tắt truyện

1. Mở đầu: Sự gặp gỡ giữa Xuân Hương và chàng trai Lý Mộng Long với lời
ước hẹn bách niên giai lão.

2. Triển khai: Sự tạm biệt của đôi lứa. Xuân Hương gặp viên huyện quan Biện
Học Đồ kiêu căng, tàn ác, thô bạo. Nàng bị giam giữ vì đã từ chối lời ép buộc
làm nàng hầu của hắn. Chàng trai Lý đậu khoa cử, trở thành mật sứ của Vua.
3. Nguy biến: Xuân Hương bị đánh đập gần chết trong tù.
4. Đỉnh điểm: Chàng trai Lý, là mật sứ của Vua, xuất hiện giữa bữa tiệc sinh
nhật của viên quan Biện, cứu nàng và cách chức của Biện.
5. Kết thúc: Cô Xuân Hương trở về Seoul và trở thành "Trinh liệt phụ nhân" vợ
của Lý Mộng Long
2.3. Giá trị nội dung - nghệ thuật
2.3.1 Nội dung truyện
* Mở đầu
Khoảng thời Chính Tổ, Nam Nguyên huyện Toàn La đạo có kì nữ Thành Xuân
Hương con cựu kĩ xướng Nguyệt Mai thạo cả cầm kì thi họa, không ai sánh kịp.
Nhân tiết Đoan Ngọ, mẹ sai con hầu Hương Đan rước nàng đi chơi hội.
Lúc đi ngang Ô Thước kiều, Xuân Hương bắt gặp ánh mắt công tử Lý Mộng
Long đang ngao du tới Quảng Hàn lâu ngoạn cảnh ngâm vịnh. Xuân Hương và
Hương Đan bèn lánh đi, nào ngờ Lý công tử bảo thằng hầu Phòng Tử ép Xuân
Hương cho chàng kiến diện. Nhưng Xuân Hương khẩn khoản khước từ, lại cho
một câu thơ đáp lại.

Quảng Hàn Lâu (광한루)


Đây được xem là nơi nổi tiếng nhất ở Namwon, xây dựng vào năm 1419 và
là nơi gặp gỡ lần đầu tiên của nàng Xuân Hương cùng chàng Lý Mộng
Long.

Buồn bực, đang đêm Mộng Long lẻn vào vườn sau nhà Xuân Hương, bà Nguyệt
Mai thấy bất tiện đành hạ cố mời chàng vào tán dăm câu truyện. Về đến nhà,
suốt mấy hôm liền Mộng Long thao thức vẩn vơ chỉ tưởng đến Xuân Hương,
mới đánh liều rào trước đón sau sang nhà Xuân Hương dạm hỏi. Rốt cuộc, bà
Nguyệt Mai vì muốn con được gá vào chỗ danh giá, đành ban hôn cho Mộng
Long Xuân Hương, lại đòi Lý công tử làm mấy câu thơ làm tin.
*Triển khai

Bấy giờ, huyện sử đạo Lý Hàn Lâm (cha Mộng Long) nhận mệnh vua triệu lai
kinh gấp, bèn giục Lý phu nhân và Mộng Long sửa soạn đi trước. Trong tình thế
bức ép, Mộng Long đành lộ truyện cưới hỏi cho mẹ, phu nhân khuyên con hủy
hôn vì cái thân phận hèn kém của Xuân Hương. Cực chẳng đã, Mộng Long lại
sang nhà bà Nguyệt Mai tỏ thực hư. Bà Nguyệt Mai đành để Mộng Long và
Xuân Hương lìa nhau. Hai người ướm hẹn rằng, Mộng Long về kinh phải gắng
học để thi đỗ làm quan, lúc ấy mới danh chính ngôn thuận nối lại tơ tình.

Suốt hai năm đằng đẵng, Lý công tử không gửi một lá thư nào, trong khi Xuân
Hương vẫn vào trông ra ngóng, vả chăng có lắm kẻ dạm hỏi nàng. Bà Nguyệt
Mai sinh phẫn chí, suốt ngày chì chiết con.
* Nguy biến

Bấy giờ, tân sử đạo Biện Học Đạo khét tiếng gian tham tàn nhẫn, đến một đấu
thóc bị thiếu cũng nọc dân ra đánh trối chết. Sau khi đã chán chê bọn kĩ xướng
trong vùng, Biện sử đạo bèn dòm dỏ Xuân Hương. Nhưng hỏi cưới Xuân
Hương mãi không được, quan sử đạo sai dịch lại bắt nàng về tra khảo, đánh đập
rồi đóng gông tống ngục.
* Đỉnh điểm

Vĩnh Thế (Phòng Tử)- nô bộc của Mộng Long bèn khăn gói lên đường, định
bụng tới Hán Dương tìm Lý công tử. Đi được nửa quãng thì gặp một gã ăn mày,
hóa ra là Lý công tử. Y đưa thư Xuân Hương cho công tử, lại chắc mẩm phen
này nàng khó thoát vì Lý công tử hình dung tơi tả thế đâu có làm được gì.

Nào ngờ Lý công tử nay đỗ cao, được bổ làm tuần án ngự sử, vì bận công vụ
quá mà quên biên thư cho Xuân Hương. Lý Mộng Long bèn ngầm hẹn toán
thuộc hạ đợi đúng ngày huyện đường bày tiệc mừng sinh thần quan sử đạo,
cũng là lúc xử trảm Xuân Hương, thì hội nhau tại Quảng Hàn lâu đánh úp một
trận, lại hạ lệnh phải bắt giam Vĩnh Thế vì cái cớ vu vơ để y đừng bép xép.

Chờ sẩm tối, Mộng Long cứ thế tản bộ về nhà Xuân Hương, đi ngang những địa
điểm hai người từng hò hẹn với đầy ắp kỉ niệm. Lúc gặp bà nhạc ( mẹ Xuân
Hương), Mộng Long vẫn giấu biệt tung tích, khiến bà than khóc vì ngỡ chàng
bất tài bỏ mặc con bà chết đến nơi. Mộng Long bèn xin bà Nguyệt Mai và
Hương Đan dẫn chàng vào tận ngục thất thăm Xuân Hương. Hai người hội ngộ,
Xuân Hương rắp tâm đón kết cuộc hẩm hiu nhất.

Hôm khánh thọ quan sử đạo, trong lúc mọi người ca vũ chè chén tưng bừng, Lý
Mộng Long giả đò ăn mày vào xin miếng cơm thừa. Dù lấy làm khó chịu nhưng
Biện sử đạo đành chiếu cố cho chàng ghé vào dùng bữa. Quan sử mới ra một
câu đố nhằm có cớ đuổi gã ăn mày dơ dáy đi, Mộng Long bèn làm theo rồi rũ áo
bước ra.

Hình lại Vân Phong phát hiện tờ giấy gã ăn mày để lại là một bài thơ hàm ý
trách móc Biện sử đạo, bèn lẳng lặng cáo lui. Các quan khác đọc được cũng
chạy hết, trơ lại Biện đại nhân với mấy ả kĩ xướng.

Đúng lúc đó, Lý Mộng Long hiện hình là tuần án ngự sử, cầm quân xông vào.
Người trong huyện đường mạnh ai nấy chạy, riêng Biện sử đạo toan chui vào
váy mụ kĩ bang trưởng Lan Châu hòng trốn tội. Rốt cuộc, Biện Học Đạo bị
Vĩnh Thế cầm chày đánh chết.

Lý Mộng Long lại vận quan phục nhưng che mặt, sai lính điệu Xuân Hương ra
pháp trường. Sau khi nghe những lời tận đáy lòng nàng, Mộng Long bèn chạy
lại đỡ lấy và lộ thân phận. Bấy giờ, mọi người mới biết Lý công tử nay đã nên
quan, còn nàng Xuân Hương vẫn vẹn tiết trinh.
* Kết thúc

Lý Mộng Long rước vợ về kinh triều kiến, vua liền ban cho Xuân Hương
làm Trinh liệt phu nhân. Mộng Long Xuân Hương chung sống tới già.
Truyện Nàng Xuân Hương là một kiệt tác trong tiểu thuyết Hàn Quốc nói riêng,
văn học Hàn Quốc nói chung, bởi vậy, bất kể người Hàn Quốc nào, dù ở trong
nước hay hải ngoại đều biết về câu chuyện này.
Qua câu chuyện Nàng Xuân Hương, chúng ta có thể nhận rõ một số vấn đề sau:

Một là, cho dù ở một xã hội mang đậm dấu ấn Nho giáo như ChoSun thì một
tình yêu vượt giai cấp vẫn xảy ra. Mối tình chung thủy, sắt son của đôi trai tài
gái sắc vượt lên trên mọi ràng buộc khắt khe về thân phận, giai cấp, sang hèn,
vượt lên trên sự trói buộc của quan niệm phong kiến “môn đăng hộ đối”.
Hai là, câu chuyện đã vạch trần sự thối nát, tham lam của đám quan lại tham
nhũng, đam mê tửu sắc.
Ba là, sự kết thúc có hậu của câu chuyện đã có tác dụng khuyến thiện trừng ác
rõ rệt. Sự sắt son và lòng chung thủy của nàng Xuân Hương đã được đền đáp.
Một mối tình ngang trái đã được hóa giải bằng tình yêu đích thực của đôi trai
gái vượt qua những gian nan thử thách của cuộc đời. Sự tham lam và tàn ác của
Biện phủ sứ đã phải trả giá nhãn tiền.
Bốn là, Truyện Nàng Xuân Hương phản ánh cả văn hóa tầng lớp trên lẫn tầng
lớp dưới nên có thể coi là tác phẩm văn học nhân dân và nó sống mãi với thời
gian. Cho đến tận ngày nay, tác phẩm này vẫn được đông đảo nhân dân Hàn
Quốc ưa chuộng.

You might also like